HN Khâu tầng sinh môn kiêng ăn gì?

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi kiennguyen00, 24/11/17.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. kiennguyen00

    kiennguyen00 Member

    Tham gia ngày:
    15/11/17
    Bài viết:
    82
    Đã được cảm ơn:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Rạch và khâu tầng sinh môn sau sinh là thủ thuật y khoa đơn giản và rất cần thiết đối với hầu hết phụ nữ sinh thường. Vì vậy vấn đề kiêng khem và chăm sóc thế nào để vết thương mau lành rất quan trọng. Bài viết sau đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích giải đáp thắc mắc khâu tầng sinh môn kiêng ăn gì và một số lưu ý về cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh.
    Vết khâu tầng sinh môn nằm ở vùng kín, lại thường xuyên tiếp xúc với dịch âm đạo, nước tiểu nên việc chăm sóc chắc chắn khá khó khăn, niêm mạc khu vực này lại nhạy cảm và lâu lành hơn bình thường. Vùng kín nữ giới lại thường tiết dịch âm đạo và được giữ kín nên ẩm ướt không được không thoáng và dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, chị em phụ nữ nên tự chuẩn bị các kiến thức cơ bản về cách chăm sóc vết thương này, khâu tầng sinh môn kiêng ăn gì... để chủ động chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân.

    Khâu tầng sinh môn kiêng ăn gì?

    Để giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh lành hơn và đảm bảo sức khỏe cho chị em phụ nữ sau sinh, bên cạnh việc tăng cường các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng ngày, chị em cũng nên chú ý kiêng khem các loại thực phẩm sau đây:

    -Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món chiên xào, thịt mỡ. Các món ăn này có chứa hàm lượng calo cao, ngon miệng, nhanh no nhưng thực tế ít chất dinh dưỡng, hàm lượng choresterol rất cao nên không tốt cho các vết thương hở ngoài da. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu choresterol cũng không tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch của con người nói chung.


    - Kiêng các loại chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng

    - Không nên ăn các loại thực phẩm khó tiêu hóa, khó nhai, nhất là các loại thực phẩm dễ gây táo bón vì áp lực mạnh lên vùng hậu môn, đáy chậu sẽ tác động tới vết thương, thậm chí có thể làm rách vết khâu tầng sinh môn. Vì vậy, chị em trong thời kỳ này nên ăn những loại thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa .

    - Hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm lên men như: dưa chua, cà muối, kim chi, đồ uống có gas... vì chúng sẽ làm cho vết thương lâu lành đồng thời có thể kích thích vi khuẩn gây nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.

    - Kiêng đồ nếp, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: thịt bò, thịt gà, hải sản, trứng... vì chúng có thể đẩy mạnh quá trình tái tạo tế bào hơn mức bình thường, hình thành sẹo lồi rất xấu ở vùng kín.

    - Chị em nên ăn uống điều độ, hợp lý các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ vì nếu ăn quá nhiều sẽ gây kích thích hệ tiêu hóa, đi vệ sinh nhiều lần trong ngày sẽ kích ứng vết khâu tầng sinh môn.


    [​IMG]
    Khâu tầng sinh môn kiêng ăn gì?​


    Bên cạnh việc chú ý kiêng cữ trong ăn uống hàng ngày, để vết khâu tầng sinh môn nhanh chóng lành lại, chị em cũng nên chú ý kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 – 2 tháng sau khi sinh và rạch tầng sinh môn để vết khâu lành lại hoàn toàn. Quan hệ tình dục quá sớm khi vùng kín của chị em chưa thực sự khỏe mạnh sẽ làm vết thương dễ bị rách ra, nhiễm trùng rất nguy hiểm.

    Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh thế nào cho đúng cách?

    Chị em phụ nữ cần hết sức chú ý về cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh vì không chăm sóc cẩn thận sẽ rất lâu lành lặn, dễ bị nhiễm trùng và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Một số điều cần lưu ý như sau:

    Vùng kín phải được giữ sạch sẽ hàng ngày, rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm rồi lau khô bằng khăn mềm. Nếu cần thiết, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng loại dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên dụng giúp việc vệ sinh hiệu quả hơn.

    Nên nằm nghiêng nhiều hơn thay vì nằm thẳng và nằm co người để giảm bớt áp lực lên tầng sinh môn. Nằm nghiêng cũng sẽ giúp chị em cảm thấy bớt đau nhức hơn.

    Tâm lý thoải mái là điều rất quan trọng, chị em cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, giữ cho đầu óc thư thái để hồi phục sức khỏe tốt hơn.

    Không nên cho em bé bú ở 1 tư thế quá lâu, nhất là tư thế ngồi khoanh chân. Chị em có thể dùng một chiếc gối để lót dưới mông và 1 chiếc gối tựa lưng khi ngồi cho con bú, vừa để giảm áp lực lên vùng đáy chậu, tầng sinh môn, vừa giúp cơ thể đỡ mỏi và thoải mái hơn.

    [​IMG]

    Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, để cơ thể dễ chịu hơn, không nên dùng quần lót ôm sát sẽ cọ vào vết rạch rất đau đớn.Sau mỗi lần đi tiểu, chị em nên dùng nước ấm rửa qua, tránh làm nước tiểu đọng lại ở vết thương sẽ có cảm giác rất xót da. Sử dụng vòi hoa sen khi tắm cũng sẽ giúp giảm đáng kể cảm giác đau nhức ở vết khâu tầng sinh môn.

    Nếu cần phải dùng thuốc, hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và báo ngay với bác sĩ hoặc đi khám nếu có dấu hiệu sưng đau, nhiễm trùng ở vết khâu tầng sinh môn.

    Hi vọng rằng những lời khuyên về thắc mắc khâu tầng sinh môn kiêng ăn gì và cách chăm sóc vết thương sẽ giúp chị em biết cách chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của mình. Nếu có thắc mắc liên quan, chị em vui lòng gọi tới số hotline02438.288.288 hoặc tới Phòng khám đa khoa Bảo Anh – 59 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội để được hỗ trợ trực tiếp nhé!
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này