[Kinh dị] Blood Moon 2014 1080p WEB-DL DD5.1 H264-RARBG ~ Trăng Máu | George Blagden, Tom Cotcher, B

Thảo luận trong 'WEB-DL, HDTV' bắt đầu bởi v0minh, 18/9/15.

  1. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    212,593
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    [TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center]

    Blood Moon 2014 1080p WEB-DL DD5.1 H264-RARBG




    [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]
    Trăng Máu

    (George Blagden, Tom Cotcher, Barrington De La Roche)

    [​IMG] Ratings: 4.1/10 from 146 users



    [/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]

    Thông tin phim. Click HERE:
    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]
    Blood Moon 2015 kể về một tay súng và 2 tên tội phạm đến một thị trấn khai thác mỏ bị bỏ hoang đúng vào ngày xuất hiện Mặt Trăng Máu. Trong hầm mỏ bị bỏ hoang này có một quái vật chỉ xuất hiện vào đêm có Mặt Trăng Máu, họ không may đã gặp nó và cuộc săn đuổi bắt đầu.​

    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    [video=youtube;jF4sPT0g9d8]http://www.youtube.com/watch?v=jF4sPT0g9d8[/video]​


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    Blood.Moon.2014.1080p.WEB-DL.DD5.1.H264-RARBG
    FORMAT .......: Matroska
    RUNTiME ......: 1h 25mn
    RELEASE SiZE .: 2.94 GiB
    CODEC ........: V_MPEG4/ISO/AVC [email protected]
    BiTRATE ......: 4 429 Kbps
    RESOLUTiON ...: 1920x794
    ASPEC RATiO ..: 2.418
    FRAMERATE ....: 24.000
    CODEC ........: AC3
    BiTRATE ......: 384 Kbps
    CHANNEL(s) ...: 6
    LANGUAGE(s) ..: English .
    SUBTiTLE(s) ..: .


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]

    Tại sao mặt trăng chuyển sang màu đỏ khi có nguyệt thực toàn phần?
    Theo thông tin được đưa trên báo chí thì ngày hôm nay (10/12/2011) sẽ có nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực sẽ bắt đầu xảy ra vào lúc 11h33 giờ GMT (19h45 theo giờ Hà Nội) và kết thúc vào lúc 17h30 giờ GMT. Tổng cộng, hiện tượng nguyệt thực sẽ kéo dài trong 51 phút 8 giây. Nguyệt thực toàn phần sẽ đạt cực đại vào lúc 21h33 theo giờ Việt Nam. Ở tại một số nơi sẽ thấy mặt trăng chuyển sang màu đỏ (còn được gọi là mặt trăng máu – blood moon)

    [​IMG]

    Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất che phủ hoàn toàn ánh sáng chiếu từ mặt trời tới mặt trăng. Trái Đất của chúng ta đủ lớn để có thể che được một mặt trời to gấp 3 lần mặt trời hiện tại, vậy tại sao khi nguyệt thực toàn phần xảy ra chúng ta không nhìn thấy trăng màu đen mà thay vào đó lại có màu đỏ máu?

    Câu trả lời được các nhà khoa học lý giải là do ngay cả khi Trái Đất chặn tất cả các tia sáng đến từ mặt trời chiếu tới mặt trăng thì các tia sáng này vẫn có thể “lượn” qua bề mặt của Trái Đất và phản chiếu lên mặt trăng. Màu đỏ của mặt trăng đến từ các tia sáng phản chiếu bởi bầu khí quyển của Trái Đất (có nghĩa là các tia sáng từ mặt trời đập vào bầu khí quyển của Trái Đất rồi lại đi tới Mặt Trăng) và tạo ra màu đỏ giống với màu đỏ của bình minh. Bầu khí quyển của chúng ta đóng vai trò giống như một kính lọc đã lọc toàn bộ ảnh sáng xanh và chỉ để các ánh sáng đỏ/cam có thể đi tới mặt trăng.

    Mặt trăng sẽ có các màu khác nhau trong quá trình nguyệt thực (chuyển dần từ xám sang cam và cuối cùng là hổ phách. Theo NASA, màu sắc này bị ảnh hưởng khá lớn bởi ‘kính lọc’ là bầu khí quyển của Trái Đất + việc các nguồn sáng bất thường đến từ Trái Đất (ví dụ núi lửa phun trào) sẽ làm cho mặt trăng đỏ đậm hơn mức bình thường.

    Hiện Tượng Mặt Trăng Máu
    Phải Chăng Hiện Tượng “Mặt Trăng Máu”
    Là Dấu Hiệu Chính Thức của Ngày Tận Thế?


    Dr. David Reagan
    Sáng Lập Viên và Giám Đốc “Lamb & Lion Ministry
    Lê Nguyễn Vân Anh Chuyển Ngữ


    Vào khoảng năm năm trước, một Ra-bi (Giáo sư Thánh Kinh) của Giáo Hội Đấng Ma-si-a (Giáo hội của những người Do-thái tin nhận Đức Chúa Jesus Christ – Ma-si-a có nghĩa là Đấng Cứu Thế trong tiếng Hê-bơ-rơ), ở Tacoma, bang Washington, tên là Mark Biltz, bắt đầu giảng dạy rằng, sự tái lâm của Đấng Ma-si-a rất có thể sẽ xảy ra vào mùa thu năm 2015. Sự phỏng đoán này dựa trên mô hình của một hiện tượng thiên văn mà ông ta đã phát hiện.

    Sự suy đoán của Mark Biltz được những người nhạy cảm về Lời Tiên Tri của Thánh Kinh tiếp nhận ngay. Họ là những người chuyên xoáy sâu vào những chủ đề như vậy. Kết quả là lý thuyết của Ra-bi Biltz đã trở thành một đề tài nhạy cảm trên Internet.

    Nền tảng của lý thuyết Mark Biltz – nhưng chưa phải là kết luận cuối cùng của ông – bây giờ đã được chính thức hợp thức hóa qua việc cuốn sách “Four Blood Moons” (Bốn Mùa Trăng Máu) của Pastor John Hagee được xuất bản (Worthy Publishing, 2013).

    Những Báo Động Đỏ

    Nhưng lý thuyết của Mark Biltz có thật sự là hợp lý chăng? Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm là nguồn gốc của lý thuyết này. Mark Biltz không phải là Ra-bi của Giáo Hội Đấng Ma-si-a chính thống. Thật ra, ông ta hoạt động trong một phong trào được gọi là “Hebrew Roots Movement” (Phong trào Nguồn Cội Hê-bơ-rơ). Đây là một phong trào Do-thái hoá, chống nghịch Cơ-đốc nhân, có rất nhiều đặc điểm của một tà giáo. Các thành viên của phong trào đã tích cực tìm cách vô hiệu hóa những sự dạy dỗ của Sứ Đồ Phao Lô. Họ xem Phao Lô là một kẻ bài Do-thái, bởi vì những lời giảng của ông dạy rằng, Luật Pháp của Môi-se đã bị vô hiệu hóa bởi thập tự giá.

    Dấu hiệu cảnh báo thứ hai là Biltz tham dự trong việc thiết lập ngày và giờ. Ma-thi-ơ 24:26 và Ma-thi-ơ 25:13 đều khẳng định rằng, chúng ta không thể biết ngày hay giờ Chúa trở lại. Liên quan đến ngụ ngôn về các trinh nữ khôn ngoan và các trinh nữ khờ dại trong Ma-thi-ơ 25:1-13, Biltz đã bác bỏ cảnh báo của Chúa Jesus trong câu 13 rằng: Không ai biết ngày hay giờ Ngài trở lại. Ông ta diễn giải rằng, lời cảnh báo của Chúa là dành cho những người như những “trinh nữ khờ dại” chứ không phải dành cho những người như “những trinh nữ khôn ngoan.” Tuy nhiên, không có chỗ nào trong dụ ngôn xác chứng cho kết luận này của Biltz.

    Về tuyên bố tương tự của Chúa Jesus trong Ma-thi-ơ 24: 36, Biltz cố gắng giải thích lãng đi bằng việc nói rằng, lời ấy liên quan đến Lễ Thổi Kèn; bởi vì, hàng năm đều có một ngày dành cho lễ hội này, nhưng không ai biết chính xác khi nào lễ hội bắt đầu, vì phải dựa trên việc nhìn thấy mặt trăng mới (new moon – đánh dấu cho ngày đầu tháng). Một lần nữa, không có một lý do chính đáng nào theo bối cảnh của văn mạch cho lời giải thích quái lạ này.

    Dấu hiệu cảnh báo thứ ba, sự tái lâm của Đấng Christ không thể nào diễn ra vào mùa thu năm 2015 được; vì còn quá nhiều lời tiên tri phải được ứng nghiệm trước khi Chúa trở lại. Vài sự kiện điển hình là:

    • Sự cất lên của Hội Thánh Chúa phải xảy ra.

    • Thời kỳ bảy năm gọi là Kỳ Đại Nạn phải xảy ra.

    • Đền thờ Do-thái phải được tái thiết.

    • Anti-Christ phải lộ diện.

    • Cuộc tàn sát diệt chủng người Do Thái lần thứ hai phải xảy ra.
    Điều đáng khen là John Hagee không thiết lập ngày cho sự tái lâm của Chúa trong cuốn sách mới, “Bốn Mùa Trăng Máu,” của ông. Thay vào đó, ông chỉ đơn giản dựa vào sự phát hiện của Biltz và lập luận rằng, đó là một điềm báo về một sự kiện trọng đại sẽ xảy ra – một sự kiện rất có thể sẽ tác động quan trọng lên dân tộc Do-thái.

    Mặt Trăng Đỏ

    Vậy, điềm báo mà Biltz và Hagee nghĩ đến và cũng là điều mà họ gọi là “Bốn Mùa Trăng Máu” thật ra là gi?

    Từ ngữ “mặt trăng máu” thường được dùng để gọi hiện tượng nguyệt thực toàn phần, là sự kiện xảy ra khi trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng, khiến cho mặt trăng hoàn toàn ở trong cái bóng của trái đất. Mặt trăng vào thời điểm đó thường có màu đỏ (nhưng không phải luôn luôn như vậy), vì đường đi của ánh sáng bị bẻ cong chung quanh bầu khí quyển của trái đất, làm tán xạ các sóng ngắn của ánh sáng (từ màu xanh lá cây cho đến màu tím), và để lại các sóng dài hơn của ánh sáng (đỏ, vàng, và cam). Đó là lý do tại sao bầu trời vào lúc bình minh hay hoàng hôn thường có màu đỏ.

    Nguyệt thực toàn phần tương đối hiếm khi xảy ra. Trong thế kỷ 20, có tất cả là 229 lần nguyệt thực các loại, nhưng chỉ có 81 lần là nguyệt thực toàn phần (mặt trăng hoàn toàn bị che khuất bởi cái bóng của trái đất). Số lần còn lại là nguyệt thực một phần. Trong thế kỷ này sẽ có tổng cộng 228 lần nguyệt thực đủ loại, và có 85 lần là nguyệt thực toàn phần.

    Nhưng điều hiếm có hơn nữa chính là cái gọi là “bộ tứ” (tetrad). Đây là một chuỗi bốn lần nguyệt thực toàn phần diễn ra liên tiếp trong khoảng thời gian hai năm. Từ thời của Đấng Christ đã có 87 lần xảy ra hiện tượng “bộ tứ,” bao gồm lần gần đây nhất là vào khoảng thời gian của năm 2003 và 2004. Trong thế kỷ này, chúng ta có lịch trình để kinh nghiệm tám “bộ tứ,” là số lần xảy ra nhiều nhất trong khoảng thời gian của một thế kỷ (có những thế kỷ đã không xảy ra hiện tượng này lần nào).

    Điều hiếm hoi hơn nữa là hiện tượng mà Mark Biltz đã khám phá. Trong số 87 “bộ tứ” đã xảy ra từ thời của Đấng Christ, chỉ có bảy lần rơi vào các ngày lễ hội của Do-thái. Bảy lần này đã xảy ra trong các năm như liệt kê sau đây: 162-163, 795-796, 842-843, 860-861, 1493-1494, 1949-1950 và 1967-1968.

    Điển hình về ý nghĩa của sự kiện “bộ tứ” xảy ra trùng hợp vào các ngày lễ hội của Do-thái là bộ tứ của hai năm 1967-1968:

    1 . Lễ Vượt Qua, ngày 24 tháng Tư năm 1967 – Trăng Máu.

    2 . Lễ Lều Tạm, ngày 18 tháng Mười năm 1967 – Trăng Máu, (có thêm hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra vào ngày 2 tháng Mười Một năm 1967).

    3 . Lễ Vượt Qua, ngày 13 tháng Tư năm 1968 – Trăng Máu.

    4 . Lễ Lều Tạm, ngày 6 tháng Mười năm 1968 – Trăng Máu.

    Cả Biltz và Hagee đều nhấn mạnh đến dữ kiện: trong ba lần sau cùng “bộ tứ” đã rơi vào những ngày lễ hội của Do-thái, nhằm lúc có các biến cố quan trọng xảy ra giữa dân tộc Do-thái.

    1. 1493-1494 – “Bộ tứ” này theo sau việc trục xuất người Do-thái khỏi Tây-ban-nha trong năm 1492.

    2. 1949-1950 – “Bộ tứ” này theo sau việc tái lập quốc của quốc gia Israel trong năm 1948 (Thứ Sáu 14.05.1948).

    3. 1967-1968 – “Bộ tứ” này khởi đầu ngay trước khi Cuộc Chiến Sáu Ngày xảy ra trong năm 1967 (từ ngày 5 đến ngày 10 tháng Sáu năm 1967).

    Lưu ý rằng, có hai trong số các “bộ tứ” này theo sau các biến cố quan trọng. Chỉ một lần (vào thời kỳ 1967-1968) có phần nào được xem như là sự báo hiệu một biến cố. Và lưu ý rằng, không có một biến cố quan trọng nào trong lịch sử Do-thái khi bốn “bộ tứ” đầu tiên xảy ra trùng hợp với các ngày lễ hội của Do-thái.

    Một Dấu Hiệu Chính Thức?

    Như vậy, điều đó có nghĩa gì? Có phải “bộ tứ” của thời kỳ 2014-2015 là sự báo hiệu cho biến cố lớn nào sẽ ảnh hưởng đặc biệt lên Israel?

    Rất có thể là vậy. Thánh Kinh cho thấy rằng, Đức Chúa Trời phán truyền qua các dấu hiệu thiên nhiên, bao gồm cả các dấu hiệu trên các tầng trời. Chương đầu tiên của Thánh Kinh đã khẳng định sự thật này: “Thiên Chúa lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, để phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định mùa, ngày và năm” (Sáng Thế Ký 1:14).

    Thánh Kinh đã đề cập đến “trăng máu” nhiều lần. Một vài chỗ hàm ý “trăng máu” khi nói đến sự kiện mặt trăng trở nên tối tăm (Ê-sai 13:10, Giô-ên 2:10, Giô-ên 3:15, và Ma-thi-ơ 24:29). Các phân đoạn khác đặc biệt đề cập đến một mặt trăng “chuyển sang màu máu” (Giô-ên 2:31 và Khải Huyền 6:12).

    Nhưng một điểm chung của tất cả các câu Thánh Kinh này, là chúng đều đề cập đến Sự Đến Lần Thứ Nhì của Đấng Cứu Thế, và bởi vì sự đến ấy không thể nào xảy ra vào năm 2015, cho nên: “Bộ tứ” xảy ra vào thời kỳ 2014-2015, nếu có mang bất cứ một ý nghĩa tiên tri quan trọng nào, thì cũng không thể là một dấu hiệu về sự Đấng Cứu Thế sẽ trở lại trái đất vào lúc đó. Phải là một ý nghĩa Thánh Kinh đặc biệt nào khác, nếu quả thật nó là điềm báo, như Hagee đã lý luận.

    Lời Cảnh Báo

    Tôi nghĩ rằng, chúng ta phải rất cẩn trọng trong việc đề cập thái quá đến các dấu hiệu như “bộ tứ” trùng với những ngày lễ hội Do-thái. Những “dấu hiệu” như thế thường đưa đến những kết cuộc “đoán mò” xấu hổ. Hãy nhớ lại sự cuồng nhiệt trong năm 1982 về việc“Hiệu Ứng Sao Mộc.” Sự xếp hàng của các hành tinh được cho rằng sẽ gây ra những trận động đất và sóng thần dữ dội. Năm đó trôi qua mà không có một biến cố quan trọng nào. Từ đó trở đi, chúng ta đã chứng kiến những sự cuồng nhiệt tương tự như vụ Sao Chổi Hale-Bop năm 1997, vụ “khủng hoảng” máy tính Y2K của năm 2000, và vụ Lịch của Người Maya trong năm 2012.

    Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào những lời tiên tri chính xác trong Thánh Kinh về thời kỳ cuối cùng, là những điều đã và đang ứng nghiệm chính xác trong ngày và giờ của chúng ta – khẳng định rõ ràng rằng, chúng ta đang sống trong thời kỳ của sự trở lại của Chúa.

    Một điều khác nữa – những dấu hiệu trên trời liên quan đến sự trở lại của Chúa, như Thánh Kinh đề cập, có thể không phải là thiên tượng xảy ra bình thường chút nào. Thay vào đó, có thể chúng sẽ được chứng minh là những hiện tượng siêu nhiên do Đức Chúa Trời làm ra để báo hiệu sự tái lâm của Con của Ngài.

    Đó là điều tôi tin đã xảy vào Lần Đến Đầu Tiên của Đấng Cứu Thế. Tôi không tin rằng, “ngôi sao” dẫn đường cho các nhà thông thái đến Bết-lê-hem thực sự là một ngôi sao. Chữ được dịch là “ngôi sao” trong nguyên ngữ Hy-lạp của Ma-thi-ơ 2:2 (aster) cũng có nghĩa là “sự tỏa sáng.” Tôi tin rằng “sự tỏa sáng” dẫn đường này chính là Sự Vinh Hiển của Thiên Chúa (Shekinah). Nếu không, làm sao nó có thể dẫn đường cho họ, rồi đứng yên trên thành Bết-lê-hem (Ma-thi-ơ 2:9)?

    Dr. David Reagan
    Sáng Lập Viên và Giám Đốc “Lamb & Lion Ministry
    Lê Nguyễn Vân Anh Chuyển Ngữ
    03.11.2013

    Nguyệt thực toàn phần hay trăng máu, gọi thế nào cho đúng?
    Trăng máu là cách gọi khác ấn tượng của Nguyệt thực toàn phần nhưng chúng ta không nên lạm dụng nó vì có thể hiểu sai về bản chất hiện tượng.



    Thế giới chào đón Nguyệt thực toàn phần

    Vào chiều tối ngày 4/4, người dân Việt nam cùng cư dân của một số vùng trên thế giới sẽ có cơ hội quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần đầu tiên trong năm.

    Bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian rất ngắn chỉ khoảng 443, từ 18h57 tới 19h02 (theo giờ VN). Thời điểm cực đại của nguyệt thực toàn phần diễn ra vào lúc khoảng 19h.

    [​IMG]

    Nguyệt thực toàn phần năm ngoái tại Mỹ. Ảnh: The Virtual Telescope Project

    Trừ châu Âu, châu Phi và một phần nhỏ khu vực châu Á, thì các vùng còn lại đều có thể quan sát được nguyệt thực toàn phần hay một phần. Đặc biệt, các nước ở khu vực Bắc Mỹ và Úc và Đông Á sẽ có điều kiện quan sát thuận lợi nhất sự kiện lần này.

    Chia sẻ của anh Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC), đây có lẽ là lần nguyệt thực toàn phần ngắn nhất của thế kỷ 21.

    [​IMG]

    Theo tìm hiểu, thuật ngữ “Trăng máu” (tiếng Anh là Blood Moon) có thể được dùng để nói về:

    1. Hunter’s Moon (Trăng của người thợ săn)

    Trong văn hóa dân gian của một số vùng miền ở phương Tây, mỗi lần trăng tròn đều có tên riêng. Mỗi tên đặc thù này thường có liên quan với các tháng trong năm, hay theo mùa. Một trong những tên nổi tiếng nhất là Hunter’s Moon, đây là lần trăng tròn ngay sau Harvest Moon, lần trăng tròn gần nhất với Thu phân trong năm.

    Tại sao đôi khi Hunter’s Moon (Trăng của người thợ săn) lại được gọi là “Trăng máu”? Có lẽ bởi vì tại các vùng này nét đặc trưng của những lần trăng tròn trong mùa thu (ở Bắc bán cầu, có vĩ độ cao) là chúng xuất hiện gần như là tròn và mọc lên ngay sau khi mặt trời lặn, trong vài đêm liên tục. Tức là ngay sau khi mặt trời lặn ở thời điểm trăng tròn thì Mặt trăng luôn mọc ở ngay chân trời.

    Nhiều người sẽ quan sát Mặt trăng ở thời điểm này, khi nó ở gần chân trời; chính hiệu ứng “ảo ảnh quang học” làm cho Mặt trăng dường như trông rất to, và có màu đỏ hay đỏ cam. (do gần chân trời nên ánh sáng tới từ Mặt trăng phải đi qua lớp không khí dày hơn so với khi nó ở đỉnh đầu, các ánh sáng màu khác bị bầu khí quyển tán xạ chỉ còn ánh sáng đỏ-cam tới được mắt người quan sát, do ánh sáng bước sóng càng ngắn thì bị tán xạ càng mạnh). Do đó mặt trăng có màu đỏ, một liên tưởng tới màu của máu, và “Trăng máu”.

    Lần Nguyệt thực liền trước ngày 8/10/2014 thì Nguyệt thực toàn phần diễn ra trùng với Hunter’s Moon, do đó cái tên “Trăng máu” đã được dùng để gọi cho sự kiện này.

    2. Mặt trăng khi xảy ra một Nguyệt thực toàn phần cụ thể hay Nguyệt thực toàn phần nói chung

    Khi diễn ra Nguyệt thực toàn phần, Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Do đó thuật ngữ “Trăng máu” này cũng đôi khi được dùng để chỉ một lần Nguyệt thực toàn phần cụ thể hay Nguyệt thực toàn phần nói chung. Theo Earthsky, các tác giả về thiên văn thường gọi màu đỏ Mặt trăng khi Nguyệt thực toàn phần diễn ra là “đỏ máu- blood red”. Nguyệt thực toàn phần là một hiện tượng tự nhiên ấn tượng, mà trong tự nhiên thì không có màu đỏ nào ấn tượng bằng màu của máu. Do đó “đỏ máu” đôi khi được dùng trong “trăng màu đỏ máu” nhằm nhấn mạnh sự ấn tượng cho màu đỏ của Mặt trăng khi diễn ra Nguyệt thực toàn phần.

    3. Các nhà khoa học hoàn toàn không rõ lý do vì sao trong thời gian gần đây rất nhiều người dùng thuật ngữ “Trăng máu”để chỉ 4 lần Nguyệt thực toàn phần liên tiếp (lunar tetrad), lần lượt diễn ra là 15/4/2014; 8/10/2014; 4/4/2015 và cuối cùng là 28/9/2015.

    Định nghĩa về “lunar tetrad” như sau: là bốn lần Nguyệt thực toàn phần liên tiếp, mà giữa chúng không hề có một Nguyệt thực một phần nào, và mỗi lần cách nhau 6 lần trăng tròn. Có lẽ nguồn gốc của việc này là từ tôn giáo, theo đó, có 2 mục sư Cơ đốc giáo (Christian) là John Hagee và Mark Blitz đã dùng định nghĩa này gắn với thuật ngữ “Trăng máu”, chính Hagee đã góp phần phổ biến thuật ngữ này trong cuốn sách của ông năm 2013 (Four Blood Moons: Something Is About to Change).

    [​IMG]

    Ảnh nguyệt thực toàn phần chụp vào ngày 8/10/2014 tại Illinois (Ảnh: Greg Lepper/Earthsky).

    Theo 2 ông này, 4 lần nguyệt thực toàn phần liên tiếp là điềm báo cho lời tiên tri ghi trong Kinh thánh. Theo đó, Mặt trăng được cho rằng sẽ chuyển sang màu đỏ máu (và Mặt trời trở nên tối tăm) trước thời điểm tận thế diễn ra. Và “Trăng máu” được gán cho các lần trăng tròn trong 4 lần “nguyệt thực toàn phần” liên tiếp kể từ 2014 tới 2015.

    Hoàn toàn không hề có cơ sở khoa học nào giữa định nghĩa về “lunar tetrad” với thuật ngữ Blood Moon và thời điểm tận thế. Do vậy, không thể khẳng định rằng “Trăng máu” đi đôi với bất kỳ lần Nguyệt thực toàn phần nào trong chuỗi 4 lần liên tiếp, hay có liên quan tới lễ “Vượt qua- Passover” hay “Lễ lều- Tabernacles” của người Do Thái.

    Có lẽ do ảnh hưởng này, thuật ngữ “Trăng máu” được dùng chủ yếu để thu hút sự chú ý của người đọc mà thôi.

    Như vậy, chúng ta hiểu được vì sao thuật ngữ “trăng máu” lại xuất hiện. Do đã nhấn mạnh ở trên, “Trăng máu” liên quan tới 4 lần nguyệt thực toàn phần liên tiếp không có cơ sở khoa học mà chỉ được lan truyền nhằm thu hút sự chú ý nhất định mà thôi. “Trăng máu” theo đó chủ yếu bắt nguồn từ màu đỏ của Mặt trăng khi diễn ra nguyệt thực toàn phần hay màu đỏ (cam) mà Mặt trăng có khi nó ở sát chân trời (ứng với Hunter’s moon), chứ bản chất không phải là bắt nguồn từ lời tiên tri. Nếu xét cả lời tiên tri trong Kinh thánh thì cũng là do “Mặt trăng chuyển sang màu đỏ máu trước thời điểm tận thế” mới có “Trăng máu”

    Nguyệt thực toàn phần là một hiện tượng tự nhiên ấn tượng, mà trong tự nhiên thì không có màu đỏ nào ấn tượng bằng màu của máu. Do đó “đỏ máu” đôi khi được dùng trong “trăng màu đỏ máu” nhằm nhấn mạnh sự ấn tượng cho màu đỏ của Mặt trăng khi diễn ra Nguyệt thực toàn phần và là một tên gọi tạo ấn tượng cho sự kiện. Nhưng hãy tránh lạm dụng tên gọi này quá nhiều, hãy trả đúng tên là “Nguyệt thực toàn phần” cho sự kiện, và “Trăng máu” chỉ là một cách gọi “ấn tượng” khác đôi khi được dùng mà thôi", anh Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm HAAC bày tỏ.

    Tào Nga


    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Link download[/TD][/TR]
    [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    Dung lượng: 2.9 GiB (1 link)

    [​IMG]
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!



    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Phụ đề[/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    http://subscene.com/subtitles/blood-moon


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Các bản encode của phim[/TD][/TR][TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    WEB-DL:
    Blood Moon 2014 1080p WEB-DL DD5.1 H264-RARBG - {2.9 GiB} Fshare [​IMG]


    [/TD][/TR][/TABLE]
     
    fsvnhd cảm ơn bài này.

Chia sẻ trang này