[TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center] Chernobyl Diaries 2012 1080p NOR Blu-ray AVC DTS-HD MA 5.1-NoSence (ISO) [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC] Nhật Ký Tử Địa {Phụ đề tiếng Việt} (Jesse McCartney, Jonathan Sadowski, Olivia Taylor Dudley) Ratings: 5.0/10 from 49,883 users [/TD][/TR][/TABLE] Thông tin phim. Click HERE: Spoiler [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR] [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] Một nhóm sáu du khách trẻ đã thuê một hướng dẫn viên du lịch để đưa họ tới thành phố bị bỏ hoang từ lâu, Pripyat. Đây chính là nơi ở của các công nhân làm việc tại lò phản ứng hạt nhân Chernobyl 25 năm trước. Trong quá trình thám hiểm họ đã sớm nhận ra rằng họ không hề đơn độc ở đây. [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR] [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] [video=youtube;Pq47T48u8Zo]http://www.youtube.com/watch?v=Pq47T48u8Zo[/video] [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR] [/TABLE] DISC INFO: Disc Title: CHERNOBYL DIARIES Disc Size: 20,762,159,770 bytes Protection: AACS BD-Java: No Extras: 50Hz Content BDInfo: 0.5.8 PLAYLIST REPORT: Name: 00002.MPLS Length: 1:28:02.694 (h:m:s.ms) Size: 20,643,981,312 bytes Total Bitrate: 31.26 Mbps VIDEO: Codec Bitrate Description ----- ------- ----------- MPEG-4 AVC Video 27124 kbps 1080p / 23.976 fps / 16:9 / High Profile 4.1 AUDIO: Codec Language Bitrate Description ----- -------- ------- ----------- Dolby Digital Audio English 640 kbps 5.1 / 48 kHz / 640 kbps / DN -4dB DTS-HD Master Audio English 1775 kbps 5.1 / 48 kHz / 1775 kbps / 16-bit (DTS Core: 5.1 / 48 kHz / 1509 kbps / 16-bit / DN -4dB) SUBTITLES: Codec Language Bitrate Description ----- -------- ------- ----------- Presentation Graphics Swedish 18.821 kbps Presentation Graphics Danish 21.850 kbps Presentation Graphics Norwegian 14.091 kbps Presentation Graphics Finnish 15.652 kbps [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Link download[/TD][/TR] [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC] Dung lượng: 19.3 GiB (1 link) Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link! Other encode Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link! [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Phụ đề[/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC] (đã có bản tiếng Việt) http://subscene.com/subtitles/chernobyl-diaries-aka-terror-en-chernobyl [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Các bản encode của phim[/TD][/TR][TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] Blu-ray: Chernobyl Diaries 2012 1080p NOR Blu-ray AVC DTS-HD MA 5.1-NoSence (ISO) - {19.3 GiB} Fshare [/TD][/TR][/TABLE]
Ðề: [Kinh dị] Chernobyl Diaries 2012 1080p NOR Blu-ray AVC DTS-HD MA 5.1-NoSence (ISO) ~ Nhật Ký Tử Địa | Jesse McCartney, Jonathan Sadowski, Olivia Taylor Dudley https://vi.wikipedia.org/wiki/Thảm_họa_Chernobyl Cơn ác mộng Chernobyl xảy ra như thế nào? Spoiler Vụ tai nạn ngày 26/4/1986 tại nhà máy điện Chernobyl đã gây ra thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Sai lầm trong thiết kế và điều khiển tạo thành vụ nổ mạnh đến mức thổi bay cả phần nóc nặng nghìn tấn của lò phản ứng số 4, phát tán vô số chất phóng xạ vào môi trường sống. Hiện trường vụ nổ tại lò phản ứng số 4 nhà máy Chernobyl (Ayrshire). Con số thiệt hại về nhân mạng trong thảm họa cho đến nay vẫn còn là điều gây tranh cãi. Đây là tai nạn nghiêm trọng hơn nhiều so với sự cố tại nhà máy hạt nhân tại Three Mile Island của Mỹ năm 1979, từng làm một số chất phóng xạ rò rỉ. Báo cáo năm 2005 của Chernobyl Forum - tổ chức được thành lập bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên Hợp Quốc và chính phủ các nước Belarus, Nga, Ukraina - kết luận rằng, khoảng 50 người chủ yếu là công nhân trong nhà máy đã chết do phơi nhiễm phóng xạ. Họ ước tính 4.000 người khác có thể cũng chết sau đó do nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, tổ chức Hoà bình Xanh cho rằng, con số này cao hơn nhiều và lên đến 93.000 người. Trong khi đó, theo số liệu chính thức chỉ có 31 nạn nhân thiệt mạng tức thì sau tiếng nổ. Một khối bê tông cốt thép trông như một chiếc quan tài khổng lồ vội vàng được xây lên, để lấp chiếc lò phản ứng bị nổ. Nhưng nó đang suy yếu theo thời gian và dự kiến sẽ phải thay thế vào năm 2007. Nhưng trước khi nó được xây chất phóng xạ đã kịp lan từ Ukraina sang nước láng giềng Belarus và nhiều nơi khác ở châu Âu. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện thêm 14 năm sau thảm hoạ và chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của quốc tế. Một vùng cách ly có bán kính 30 km được thiết lập quanh Chernobyl và đây là một trong những điểm nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên hành tinh hiện nay. Cỗ quan tài bê tông che phủ lò phản ứng số 4 ở Chernobyl hiện nay (BBC). Ngày định mệnh Một trong 4 lò phản ứng tại nhà máy Chernobyl, cách Kiev 110 km, phát nổ lúc 01h23' giờ địa phương, ngày thứ bảy 26/4/1986. Chỉ hai ngày sau, bụi phóng xạ được phát hiện tận Thuỵ Điển, Na Uy và Phần Lan, cách đó hơn 1.600 km. Riêng tại Thuỵ Điển, sự tăng đột biến của mức độ phóng xạ đủ lớn đến mức cho ban bố tình trạng báo động. Lúc đầu nước này tưởng rằng đã xảy ra tai nạn tại một trong những lò phản ứng của họ bên bờ biển Baltic. Lệnh di tản 600 công nhân tại đây được phát ra, trước khi các chuyên gia phát hiện nguồn chất phóng xạ đến từ Liên Xô. Dù vậy, Liên Xô vẫn bưng bít không chịu công nhận xảy ra sự cố tại Chernobyl. Mãi tới 9h tối ngày 28/4, sau khi bị Thuỵ Điển gây sức ép dữ dội Matxcơva mới chịu ra một tuyên bố vỏn vẹn có 5 câu đề cập đến thảm hoạ trên: "Một tai nạn đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Một trong các lò phản ứng bị hư hại. Các biện pháp đang được thực hiện để giải quyết hậu quả. Những nạn nhân đang được cứu trợ. Chính phủ thành lập một uỷ ban về tai nạn này". Từ "hư hại" không phản ánh đúng sự thật về việc một lõi lò phản ứng hạt nhân đang tan chảy, phát tán vô số chất phóng xạ vào khí quyển. Theo các chuyên gia ước tính, lượng phóng xạ từ vụ nổ Chernobyl cao gấp hàng trăm lần hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945. Không gì đen tối hơn số phận người dân sống ở Pripyat, thành phố dành cho các nhân viên nhà máy cùng gia đình cách lò phản ứng 2 km. Cuộc sống tại đây vẫn diễn ra bình thường sau vụ nổ. Hầu hết người dân đều vô tư ra ngoài vào sáng hôm đó để "hưởng" kiểu thời tiết ấm áp khác thường. Có 16 đám cưới vẫn diễn ra vui vẻ trong ngày cuối tuần 26/4/1986. Thành phố Pripyat chỉ nhận lệnh sơ tán sau khi vụ nổ đã xảy ra được 36 giờ. Trong khi đó, các ngôi làng lân cận phải vài ngày sau mới được di tản xong. Còn tại thủ đô Kiev cách đó hơn 100 km, người dân vẫn nô nức đón chờ cuộc diễu hành nhân ngày Quốc tế lao động mà hoàn toàn không ý thức gì về lượng phóng xạ khổng lồ đang ụp lên đầu họ. Thổi phồng thông tin Phải hai tuần sau vụ nổ tại nhà máy Chernobyl, chính quyền Liên Xô mới chính thức thừa nhận về một thảm hoạ hạt nhân đang tồn tại ở Ukraina. Sự bưng bít thông tin dẫn đến sự hoang mang của người dân khi người ta bắt đầu biết được một vài điều. Lúc đó xuất hiện căn bệnh tâm lý sợ nhiễm phóng xạ radiophobia ở Ukraina. Hơn nữa, thông tin thiếu chính xác cũng gây ra sự thổi phồng và nhầm lẫn trong giới truyền thông của phương tây. Hãng thông tấn UPI trích một nguồn tin ở Kiev cho biết, có tới 2.000 người thiệt mạng ngay lập tức trong vụ nổ và con số này đã xuất hiện trên rất nhiều trang nhất các báo lớn. Giới chức Mỹ cũng đưa ra những thông tin sai lầm dựa vào các bức ảnh chụp từ vệ tinh. Một nguồn tin Lầu Năm Góc tiết lộ với kênh truyền hình Mỹ NBC hôm 29/4/1986 rằng, con số 2.000 người chết "có vẻ đúng vì có 4.000 người làm việc tại nhà máy Chernobyl". Dự án tương lai nhằm cách ly lò phản ứng bị nổ với môi trường (BBC). Những người anh hùng Tới những ngày đầu của tháng 5/1986, các nhóm trực tiếp giải quyết hậu quả vụ nổ đưa ra cảnh báo về lượng phóng xạ bị rò rỉ bắt đầu tăng trở lại. Họ lo ngại lõi lò phản ứng bị tan chảy sẽ thiêu đốt cả hệ thống nền móng và làm nó bị sập, đồng thời khiến số nhiên liệu hạt nhân bên trong bị nổ lần nữa. Các chuyên gia lo sợ vụ nổ thứ hai này sẽ còn lớn hơn nhiều so với vụ đầu tiên. Từ đó lõi lò phản ứng sẽ tiếp tục chìm sâu xuống lòng đất, có thể gây ô nhiễm cả nguồn nước sạch cung cấp cho thủ đô Kiev, nơi đang có 2,5 triệu dân sinh sống. Bất chấp cái chết nhìn thấy rõ vì lượng phóng xạ cực mạnh, những người tham gia khắc phục hậu quả tại lò phản ứng số 4 vẫn dũng cảm lao vào cuộc. Họ là những người dập tắt ngọn lửa, bơm nước vào lò phản ứng và làm sạch nó bằng nitơ lỏng. Dũng cảm không kém là những người thả cát và chì từ trực thăng vào lò phản ứng, lặn xuống hồ nước bên dưới để mở cửa cống, hoặc đào dưới chân móng lò phản ứng để lắp đặt một hệ thống ống dẫn. Hàng nghìn con người dành cả mùa hè năm 1986 để dựng lên cỗ quan tài bằng bê tông bịt kín lò phản ứng cũng xứng đáng được vinh danh vì lòng dũng cảm. Điều đáng nói là rất nhiều công nhân tham gia khắc phục hậu quả tại Chernobyl đều trong tình trạng bị phơi nhiễm chất phóng xạ. Những người này, gồm nhiều tình nguyện viên, không hề được trang bị thiết bị đo phóng xạ tại nơi mình làm việc để ý thức được môi trường ở đó nguy hiểm như thế nào. Trước nguy cơ đe doạ sự sống trên quy mộ rộng lớn như vậy, chính quyền Liên Xô đã huy động gần như toàn bộ sức người, sức của và trí tuệ đến Chernobyl để ứng cứu. Hơn 600 nghìn người được tập trung đến đây để tham gia chiến dịch dọn chất độc phóng xạ. Sai lầm chết người Nhiều năm sau thảm hoạ người ta mới biết rằng, không hề có biện pháp nào trong nỗ lực ngăn chặn sự tan chảy của lõi lò phản ứng sau vụ nổ thực sự có hiệu quả . Hầu hết số vật liệu thả từ trực thăng xuống đều đi trệch mục tiêu. Trong khi đó, chiến dịch dùng nitơ lỏng cũng được ngừng lại ngay sau khi mở màn. May mắn là đã không xảy ra một vụ nổ lớn thứ hai như nhiều chuyên gia lo ngại. Thay vào đó là việc hình thành nên một khối đá bọt tại lò phản ứng. Số nhiên liệu hạt nhân còn lại đã chảy vào những khoang trống bên dưới lò phản ứng và hoá cứng tại đây. Nhưng hiện còn 160 tấn chất phóng xạ vẫn đang nằm trong lòng đất Chernobyl và không ai dám chắc quả bom hẹn giờ ấy có phát nổ hay không hoặc sẽ phát nổ vào lúc nào. Việc đầu tiên sau khi những nguy hiểm tức thì đã qua là việc truy tìm nguyên nhân tai nạn. Nhiều chuyên gia đồng ý với nhau rằng, sai sót của con người chính là nguyên nhân dẫn tới thảm hoạ. Đó là thiết kế không chính xác trong hệ thống làm mát của lò phản ứng và dẫn đến vụ nổ phá huỷ lò. Những sai lầm nghiêm trọng của các nhân viên điều hành nhà máy cũng là tác nhân dẫn đến tai nạn. Họ đã vi phạm các nguyên tắc an toàn sản xuất và thực hiện một số động tác không được phép trong quá trình thử nghiệm thiết bị điện tại lò phản ứng số 4. Hậu quả của thảm hoạ Chernobyl có thể hình dung qua thực tế rằng, thế hệ gây ra tai nạn này không thể tự mình giải quyết tận gốc được. Họ chỉ đủ sức kìm chế những tác hại và chờ thế hệ mai sau có cách giải quyết dứt điểm. Đình Chính (theo BBC) Thảm họa Chernobyl - 20 năm nhìn lại Spoiler Vào lúc 1 giờ 23 phút ngày 26 tháng 4 năm 1986 tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, thuộc nước Cộng hoà Ukraina của Liên Xô cũ, đã xảy ra tai nạn có một không hai trong lịch sử ngành năng lượng nguyên tử thế giới. Tiến sỹ El Baradei, Giám đốc Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA), gọi đây là “một thảm hoạ nhưng là một bước ngoặt quan trọng đối với IAEA”. Nó làm lay chuyển niềm tin của cả thế giới vào sự an toàn của năng lượng nguyên tử, nguồn năng lượng sạch khổng lồ mà nhân loại hy vọng rằng nhờ đó loài người chẳng bao giờ còn phải lo lắng về sự thiếu hụt năng lượng nữa. Vùng ảnh hưởng của thảm họa chernobyl, những vạch ngang là nơi bị ô nhiễm phóng xạ cao. (ki4u.com) Trước năm 1986 ít người bình thường nghĩ rằng có thể xảy ra sự cố điện hạt nhân. Người ta tin vào khoa học, tin vào sự lắm chữ nghĩa và tinh thần trách nhiệm hoàn hảo của các chuyên gia ngành khoa học cao siêu này. Nhưng ngày nay Chernobyl đã thành một từ cửa miệng. Báo chí viết về nó nhiều và mâu thuẫn, tạo ra một áp lực tâm lý nặng nề lên dân cư từng sống gần nơi tai nạn, lên cư dân sống ở các nước khác có nhà máy điện hạt nhân, và cả lên những nhà hoạch định chính sách năng lượng của các quốc gia. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi năm 2004, 18 năm sau vụ tai nạn, Liên hợp quốc phải tổ chức một hội thảo quốc tế với sự tham gia của IAEA và tất cả các cơ quan có liên quan thuộc tổ chức này, cùng các nước Nga, Ukraina, Belarus để sàng lọc tất cả các tin tức, phân biệt đúng sai, đưa ra một tổng kết trình lên Đại hội đồng. Diễn đàn quốc tế này đã "cung cấp các tin tức trung thực có trách nhiệm về tình hình thực tế hậu Chernobyl", tức là để người ta phân biệt được những tin tức bịa đặt mà trong thời bùng nổ thông tin ngày nay thì nhiều như nấm sau mưa. Nhưng thật ra, ngay trong giới các nhà chuyên môn, sự đánh giá về phạm vi ảnh hưởng và mức độ tai hại của thảm hoạ này cũng còn rất khác nhau. Tai nạn đã diễn ra như thế nào? Trình bày, dù thật sơ lược, diễn biến và nguyên nhân của tai nạn Chernobyl là khó viết và hơn nữa cũng khó đọc. Nó liên quan đến nhiều khái niệm và thuật ngữ không nhiều người biết. Nôm na thì thế này. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl trang bị loại lò phản ứng được thiết kế đầu tiên ở Liên Xô, trên cơ sở phát triển các lò chế tạo plutoni dùng cho mục đích quân sự trước đây. Thiết kế của loại lò này tiềm ẩn một số nguy hiểm. Có một cách so sánh dễ hiểu. Viên bi nằm dưới đáy một hố sâu được gọi là ở trạng thái cân bằng bền, vì nếu có tác động nào gây ra sự dịch chuyển thì nó sẽ tự lăn về vị trí cũ. Các lò phản ứng hạt nhân ở các nước phương tây được thiết kế sao cho sự điều chỉnh về trạng thái an toàn có thể tự diễn biến, giống như viên bi tự lăn được về đáy hố sâu vậy, nếu có tác động nào làm cho nó bị dịch chuyển khỏi trạng thái đó. Nguyên lý thiết kế đó tạo ra yếu tố an toàn nội tại của lò phản ứng. Ngay từ đầu những năm 70, nhiều nhà chuyên môn đã chỉ ra rằng loại lò phản ứng đặt ở Chernobyl không có yếu tố quan trọng đó. Nhưng Quy phạm An toàn hạt nhân ở Liên Xô cũ không đảm bảo được rằng các lò phản ứng được xây dựng buộc phải có yếu tố an toàn nội tại, phải ổn định ở các vùng công suất khác nhau, phải tôn trọng nguyên tắc "phòng ngự chiều sâu" để đề phòng tai nạn. Điều tệ hại nhất là ở Chernobyl không có hệ thống nhà lò bảo vệ (containment), yếu tố quyết định của chiến lược "phòng ngự chiều sâu", để khi lò phản ứng bị vỡ, chất phóng xạ bị giam giữ trong đó mà không thoát ra ngoài. Nhưng các sai lầm thiết kế cũng chỉ đóng vai trò nguy cơ tiềm ẩn mà thôi. Chính thói quen coi thường pháp luật của con người mới biến được các nguy cơ ấy thành hiện thực. Sau thảm hoạ Chernobyl, thuật ngữ "văn hoá an toàn" (safety culture) đã ra đời và sự xây dựng nền văn hoá ấy được IAEA coi là công việc đặc biệt quan trọng của các quốc gia đã có hoặc sẽ có điện hạt nhân. Lúc bấy giờ, người ta muốn làm một thí nghiệm khi lò chạy ở mức công suất rất thấp (so với công suất danh định). Vì lò hoạt động không ổn định ở vùng công suất thấp, hệ thống dập tắt lò tự động sẽ hoạt động để tránh sự cố. Để có thể tiến hành thí nghiệm người ta đã đưa ra quyết định liều lĩnh chết người, không kể gì đến văn hoá an toàn, là khoá hệ thống tín hiệu dập lò tự động. Chính vì thế, khi công suất lò tăng nhanh, do tính không ổn định ở vùng công suất thấp, đã không thể đưa được lò về trạng thái an toàn. Công suất tăng nhanh đến mức nước là chất tải nhiệt không đủ sức làm nguội mà bốc hơi dữ dội. Một vụ nổ hơi lớn phá vỡ mái vòm nặng khoảng 1000 tấn của lò phản ứng và một phần gian nhà lò. Ở nhiệt độ cao hơi nước phân huỷ hoặc bị khử ôxi tạo thành khí hyđrô. Vì không có nhà lò bảo vệ lò phản ứng, hàng rào bảo vệ cực kỳ quan trọng của lò phản ứng hạt nhân, không khí từ ngoài tràn vào gây ra vụ nổ hyđrô và đốt cháy hàng nghìn tấn chất làm chậm graphit trong suốt 10 ngày đêm kinh hoàng, nhiệt độ lên tới 2000oC . Không phải là nổ hạt nhân, thuần tuý chỉ là nổ hơi, nổ hoá học thôi, nhưng không có nhà lò bảo vệ, lượng phóng xạ gấp khoảng từ 100 đến 400 lần của quả bom nguyên tử mà người Mỹ thả xuống Hirosima, được vụ nổ hoá học và sự cháy graphit tung lên cao hàng nghìn mét. Đám mây bụi tử thần này được gió mang đi, về phía Bắc xa tới 500km, để lại hậu quả đến tận giờ. Có bao nhiêu người chết trong thảm hoạ Chernobyl? Chỉ có 31 người chết, theo số liệu của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA). Số người chết không khác nhiều so với một vụ đổ xe, nhưng hậu quả khủng khiếp của thảm hoạ nằm ở chỗ khác. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tuy mang tên của thị trấn nhỏ 12 500 dân này nhưng còn cách xa nó 15km. Cận kề với Nhà máy, chỉ 3km, là thị trấn Pripyat nơi có dòng sông Pripyat hiền lành chảy qua để đổ vào hồ chứa nước Kiev. Toàn bộ 49.360 dân cư của thị trấn xinh đẹp và bất hạnh ấy phải hấp tấp rời bỏ nhà cửa, tài sản của họ trong vòng 36 giờ sau tai nạn. Trong khoảng một vài tháng sau, thêm 67.000 người phải chuyển về chỗ ở mới theo sắp xếp của chính phủ, nâng số cư dân buộc phải ra đi lên 116.360. Nếu kể cả những người tự rời bỏ các vùng lân cận do sợ hãi ảnh hưởng của chất phóng xạ, người ta ước đoán rằng tổng số người ly hương có thể tới khoảng 200.000. Cũng chưa hết. Cho đến năm 2004 người ta thống kê được ít nhất 1.800 trường hợp trẻ em, ở độ tuổi từ 0 đến 14 lúc tai nạn xảy ra, bị ung thư tuyến giáp trạng. Một tỷ lệ cao hơn đáng kể so với bình thường, vì tuyến giáp của trẻ em dễ nhiễm iôt phóng xạ, tác nhân kích thích ung thư. May sao chưa phát hiện được sự tăng các dạng ung thư khác, ngay cả ở đội ngũ những người làm công việc giải quyết hậu quả của tai nạn. Vùng nhiễm xạ rộng bao nhiêu? Có tài liệu cho rằng chỉ khoảng 18.000 km2 đất canh tác bị nhiễm xạ, không được phép canh tác và chừng 35.000 km2 rừng bị ảnh hưởng của chất phóng xạ. Nhưng nhiều chuyên gia và tổ chức bảo vệ môi trường lại khẳng định rằng phải tới 150.000km2 ở Belarus, Nga và Ukraina, tức là gần bằng nửa diện tích nước ta, bị nhiễm xạ. Vùng đất nằm trong khoảng cách 30km từ Nhà máy, tính ra khoảng 3 lần diện tích Thủ đô Hà Nội, được coi là vùng cấm. Nhiều đột biến đối với động thực vật đã xảy ra sau tai nạn. Lá một số cây thay hình và nhiều động vật sinh ra bị dị dạng. Người ta giải quyết hậu quả của tai nạn như thế nào? Không có con số chính xác về lực lượng tham gia giải quyết hậu quả tai nạn. Nước Nga đưa ra danh sách gần 400.000 người tham gia công việc khó khăn này cùng với gần 600.000 người liên quan tới các hoạt động đó. Họ tháo dỡ các khu đổ nát, xây dựng các kho giữ chất thải, đập chắn, hệ thống lọc nước, làm sạch khu vực nhà máy và vùng phụ cận... Bằng “phương pháp cánh tay dài” người ta xây ngôi mộ khổng lồ, chôn cất toàn bộ lò phản ứng số 4 để ngăn không cho chất phóng xạ tiếp tục phát tán ra ngoài. Nhưng ngày nay khối bê tông khổng lồ này lại đã rạn nứt, đòi hỏi được xử lý nhằm tránh rò rỉ phóng xạ và cả những biến cố khác. Nấm mồ phóng xạ đắp vội vàng khi xảy ra tai nạn khác rất xa các chuẩn mực về chôn cất nhiên liệu đã cháy. Các thanh nhiên liệu sau sử dụng, nếu không đưa vào tái chế, phải chôn giữ trong các kho thải nằm sâu chừng dăm trăm mét dưới lòng đất, tại những nơi có cấu trúc địa tầng, điều kiện địa chất - thuỷ văn phù hợp, cùng với nhiều hàng rào bảo vệ có độ bền vững vài vạn năm. Việc sử dụng vùng đất bị nhiễm xạ để canh tác đã đòi hỏi nhiều hỗ trợ quốc tế. Các nhà khoa học của các nước tiên tiến tập trung vào phương hướng trồng các loại cây có nhiều khả năng tập trung chất phóng xạ vào thân, cành, lá, vỏ, nhưng hạt không chứa chất phóng xạ vì vậy vẫn có giá trị kinh tế. Chẳng hạn Tổ chức Lương nông thế giới (FAO) đã cung cấp kỹ thuật tách cesi ra khỏi sữa và thịt. FAO cũng giúp Belarus chọn phương án trồng cây cải dầu trên đất nhiễm xạ. Chất phóng xạ tập trung vào thân và vỏ hạt của loài cây này, không có trong hạt, vì thế dầu hạt cải vẫn có thể dùng làm thực phẩm. Nhưng chẳng có gì chữa chạy được nỗi đau ly hương của hàng chục vạn người đã buộc phải rời bỏ xóm làng thân thuộc. Cũng chẳng ai trấn an được hàng triệu người, đã sống trong vùng tai nạn hoặc đã tham gia khắc phục hậu quả, luôn khắc khoải về một ngày bất hạnh nào đó bệnh tật sẽ phát tác trên cơ thể họ hoặc con cháu họ. Có người tự sát vì tuyệt vọng. Nhiều cặp vợ chồng không dám sinh con vì sợ đứa trẻ ra đời dị dạng. Còn niềm tin của nhân loại vào năng lượng hạt nhân thì chắc còn lâu mới khôi phục được. Chernobyl giờ ra sao? Quang cảnh nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa, năm 1986. (chemcases) Khi thảm hoạ xảy ra, trong lò phản ứng số 4 có 200 tấn nhiên liệu urani. Người ta đánh giá rất khác nhau về lượng urani thoát ra khi xẩy ra thảm hoạ. Các nhà đương cục Ukraina quả quyết rằng, các nghiên cứu suốt 15 năm của họ cho thấy 95% nhiên liệu urani vẫn ở lại trong lò phản ứng sau vụ nổ. Nhiều người khác ước đoán lượng nhiên liệu thoát ra nằm trong khoảng 3-20%. Nhưng năm 2002, hai nhà vật lý có tên tuổi, Konstantin Checherov của Viện Kurchatov ở Maxcơva và Sebastian Pflugbeil, Giám đốc Cơ quan Bảo vệ phóng xạ Berlin lại công bố trên Đài Truyền hình Quốc gia Đức (ZDF) rằng, hầu hết nhiên liệu đã thoát ra khỏi lò phản ứng, phần còn nằm lại là không đáng kể. Dù đánh giá thế nào thì hơn 100 nguyên tố phóng xạ đã được tung vào khí quyển với số lượng vào khoảng 1 phần trăm đến 1 phần nghìn lượng bụi phóng xạ mà các cuộc thử vũ khí hạt nhân trong các thập kỷ 60 và 70 tạo ra. Phần lớn các nguyên tố này có đời sống ngắn và nhanh chóng biến mất. Nhưng stronti 90, cesi 137 có thời gian bán huỷ 29 năm và 30 năm, tức là sau 29, 30 năm độ phóng xạ của chúng mới chỉ giảm đi một nửa, vẫn còn nguy hiểm đến bây giờ và nhiều thập kỷ sau đây nữa. Nhưng ngày nay, bất chấp mức phóng xạ còn cao, nhiều loài động vật hiếm đã trở về vùng cấm với số lượng lớn như hải ly, nai sừng tấm, lợn rừng , chó sói, thú dữ ăn thịt và rất nhiều giống chim muông. Những con đập do các gia đình hải ly dựng lên làm cho mực nước dâng cao, mở rộng các đầm hồ, làm phong phú cuộc sống thuỷ sinh. Rừng lấn các đồng cỏ và làng mạc cũ. Một số cư dân, nhất là những người già, không chịu nổi nỗi đau ly hương, nhớ thương những kỷ niệm của mình, đã tự ý quay về vùng cấm. Nhưng không có trường học dành cho trẻ em ở vùng này để tránh ảnh hưởng của chất phóng xạ đối với người trẻ tuổi. Khách tham quan cũng đã được phép vào thăm nơi xảy ra tai nạn. Lời cuối Để đáp ứng nhu cầu điện năng tăng lên nhanh chóng trong quá trình công nghiệp hoá, trong điều kiện của nước ta, điện hạt nhân có lẽ sẽ được lựa chọn như một tất yếu. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất điện khá kinh tế và ít phát thải khí nhà kính này cũng làm nhiều người sợ. Có chỗ do thiếu thông tin và kiến thức, nhưng nhiều chỗ có lý. Các chuyên gia hạt nhân thì khẳng định rằng kỹ thuật đã tiến bộ nhiều lắm so với vài chục năm trước đây, rằng thiết kế của các lò phản ứng ngày nay đảm bảo yếu tố an toàn nội tại, rằng vì thế không bao giờ có thể có lại một Chernobyl nữa. Nhiều người tin và chắc ai cũng mong rằng điều đó là xác đáng. Một số nhà khoa học khác lại "khôn ngoan" tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách rằng nên sử dụng chiến thuật "chờ xem sao", mà nội dung cơ bản của nó là chưa đưa ra kết luận gì cụ thể về lựa chọn các nguồn năng lượng của tương lai, đẩy càng xa càng tốt cái ngày phải nghĩ đến điện hạt nhân, chờ đợi sự ra đời của các thế hệ lò phản ứng mới với những tiến bộ kỹ thuật mới. Lý lẽ cũng thật thuyết phục. Nhưng nguyên nhân chủ yếu của thảm hoạ năm 1986 dường như không phải là trình độ yếu kém của công nghệ hạt nhân lúc bấy giờ mà ở luật lệ và con người. Người ta cho rằng một nhà nước pháp quyền mạnh cần có ba yếu tố: Pháp luật phải được khẳng định về lý luận và minh chứng bằng thực tế là tối thượng; Pháp luật phải được xây dựng hoàn hảo, tức là phải đầy đủ, chính xác, khả thi, không mâu thuẫn và tường minh; Và dân chúng có thói quen chấp hành pháp luật. Chernobyl xảy ra vì quy phạm an toàn lỏng lẻo tạo điều kiện cho những thiết kế kém an toàn được phép xây dựng, còn người vận hành thì coi thường luật lệ, tức là thiếu ít nhất hai trong ba yếu tố trên. Cũng cần nói thêm rằng, năm 1983, tức là chỉ trước thảm hoạ Chernobyl có 3 năm, một sự cố tương tự, tại một lò phản ứng cùng loại với lò phản ứng ở Chernobyl, đã xảy ra ở Lituania, may mà hậu quả không lớn lắm. Tiếc rằng những người có trách nhiệm đã không để tâm đến sự cảnh báo này. Vì thế, xây dựng nhà nước pháp quyền mạnh chính là tạo ra tầng bảo vệ quyết định ngăn chặn các sự cố như chernobyl, không chỉ riêng cho ngành hạt nhân mà thôi. Đỗ Quý SơnViện năng lượng nguyên tử Việt Nam 6 điều có thể bạn chưa biết về thảm họa hạt nhân Chernobyl Spoiler 1 biển cảnh báo phóng xạ cũ ở Chernobyl (Ảnh: Wiki) Cái tên Chernobyl mang theo nó một sức nặng nhất định và vẫn có thể làm mọi người lạnh sống lưng khi nhắc đến. Khu vực xung quanh tàn tích của nhà máy hạt nhân này đã hoàn toàn bị bỏ hoang. Cần 20.000 năm nữa để nó an toàn trở lại. Còn hiện tại, khu vực này đang là một địa điểm hoang tàn lặng lẽ tràn ngập trong phóng xạ, minh chứng cho cái giá con người phải trả do sai lầm của mình. Ngay cả nếu thảm họa này đã được nhiều người biết đến, một số phương diện xung quanh nó vẫn bị che khuất phía sau. Chúng ta sẽ liệt kê một số phương diện này dưới đây: Đây không phải là tai nạn hạt nhân đầu tiên của Liên Xô Chernobyl và Fukushima là những thảm họa có mức độ nghiêm trọng lên đến cấp độ 7 và được coi là một sự cố thảm họa kinh hoàng. Ngay sau đó là thảm họa cấp độ 6Kyshtym. Thảm họa này xảy ra vào năm 1957 tại một trong những thành phố đóng cửa của Liên Xô là Chelyabinsk-40 (trước đây là Ozyorsk). Bởi vì thành phố này không tồn tại chính thức trên bản đồ nên họ đặt tên cho thảm họa này theo tên của thị trấn gần nhất. Vì Chelyabinsk-40 là nơi đặt một nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân chuyên sản xuất plutonium cấp độ vũ khí, mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn đã được chủ định giữ bí mật. Sự cố bùng phát vào ngày 29/9/1957 khi hệ thống làm mát cho một trong những bình chứa chất thải phóng xạ bị hỏng mà không ai biết. Sức nóng và áp suất tích tụ được đã tạo nên một vụ nổ thổi bay nóc bê tông nặng 160 tấn. Lớp mây phóng xạ phát ra đã bao phủ một diện tích rộng 20.000 km2. Các nguồn tin cho biết khoảng 10.000 người dân địa phương đã được di tản trong vòng 2 năm sau đó nhưng số người bị ảnh hưởng trực tiếp cao hơn rất nhiều. Điều thú vị là CIA có biết về vụ tai nạn này nhưng lại im hơi lặng tiếng để bảo vệ ngành công nghiệp hạt nhân mới nổi của Hoa Kỳ. Liên Xô muốn giấu diếm thảm họa này Điểm trọng tâm trong thảm họa Chernobyl là sự phát nổ của lò phản ứng hạt nhân số 4, chỉ một giờ sau thời khắc nửa đêm vào ngày 26/4/1986. Một đám mây phóng xạ khổng lồ về cơ bản đã lan tỏa ra khắp Châu Âu vào ngày 28/4, khi chính quyền Liên Xô phát một đoạn thông báo dài 20 giây, trong đó không đưa ra thông tin chi tiết về mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn này. Thế giới đã phải tự đi tìm câu trả lời cho chính mình. Ba ngày sau vụ nổ, một nhà máy năng lượng hạt nhân ở Thụy Điển cách Chernobyl cả nghìn km đã thu được mức độ phóng xạ khiến cảnh báo của nó gióng chuông lên liên hồi. Kỹ sư hạt nhân Cliff Robinson nói rằng khi đó các chỉ số đo được cao đến nỗi ông thiết tưởng một cuộc chiến tranh hạt nhân đã nổ ra. Giống như một đứa trẻ làm vỡ bình hoa, Liên Xô chỉ thừa nhận vụ việc này khi bị gặng hỏi. Họ cũng đã cố gắng hết sức che giấu thông tin về quy mô của thảm họa này. Mưa Chernobyl Không gì có thể khiến chúng ta phải nghi ngờ nhiều hơn ngoại trừ những cơn mưa màu đen đổ xuống từ những bầu trời tối sầm. Nếu bỏ qua yếu tố ẩn dụ trong câu trên, thì đây chính xác là điều mà người dân Belarus đã phải chứng kiến sau khi thảm họa này bùng phát. Họ đã phải đối mặt với nồng độ phóng xạ cao gấp 20-30 lần thông thường, và ảnh hưởng của nó vẫn còn rất rõ rệt cho đến tận ngày nay. Vào dịp kỷ niệm 20 năm sau thảm họa, Đại tướng Alexei Grushin đã lên tiếng sau gần hai thập kỷ im lặng khi giải thích rằng cơn mưa màu đen hồi đó là do các phi công của Liên Xô tạo ra. Họ bay qua khu vực Chernobyl và Belarus, phát phóng hợp chất bạc iotua vào những đám mây, khiến nó đổ mưa xuống. Họ làm như vậy để bảo vệ các thành phố chủ chốt như Moscow, Voronezh và Nizhny Novgorod. Vậy là, những người có tuổi đó đã hy sinh thiểu số để bảo vệ rất nhiều kỹ thuật của họ. Ai cũng được lợi, ngoại trừ những người phải hy sinh. Những thợ lặn Trong khi các phi công chiến đấu với bầu trời tràn ngập chất phóng xạ, thì có ba thợ lặn tình nguyệnđã sẵn lòng ký vào bản án tử hình của mình khi lặn xuống bể chứa nước bên dưới lò phản ứng hư hại. Để ngăn chặn một vụ nổ hơi nước, lượng nước đó phải bị thoát ra để tránh tiếp xúc với các mảnh vỡ đang cháy âm ỉ. Bên trên bể chứa nước, ngọn lửa đã cháy trong vài ngày và sự hòa trộn giữa graphit và nhiên liệu đã bắt đầu cháy qua lớp sàn của lò phản ứng. Nếu nó nóng chảy ra đến vị trí những bể chứa nước, một vụ nổ khác sẽ xảy ra và thậm chí sẽ có nhiều vật chất phóng xạ hơn bị tràn vào bầu khí quyển. Sau vụ nổ thứ nhất, các ống làm mát bị vỡ sẽ làm ngập nhà máy bằng vật chất phóng xạ và nước. Ba thợ lặn đã mở được cửa cống để tháo nước. Nhưng ngay sau khi trở về, họ đã xuất hiện các triệu chứng bị nhiễm độc phóng xạ. Họ qua đời không lâu sau đó. Khu rừng bất tử Bao xung quanh nhà máy hạt nhân từng có một rừng thông gọi là Khu rừng Wormwood. Sau vụ tai nạn, những cây thông đó đã hấp thụ một lượng lớn chất phóng xạ, chết và khoác lên mình một sắc màu củ gừng khá kỳ dị, khiến người dân đặt tên cho nó là Khu rừng đỏ. Điều kỳ lạ là gần ba thập kỷ sau đó, những cái cây đã chết vẫn còn ở đó. Việc tiếp xúc với phóng xạ đã làm tiêu hủy những sinh vật đóng vai trò phân giải các chất trong cây. Tình trạng tích tụ các bụi cây chết này có khả năng trở thành tác nhân cho một cơn cháy rừng khủng khiếp nếu tốc độ phân hủy thực vật không phục hồi lại. Nơi tự nhiên phát triển một cách không tưởng Bất cứ nơi nào con người đặt chân đến, tự nhiên đều phải nhường đường. Tự nhiên cũng rất nhanh chóng giành lại bất cứ nơi nào bị con người bỏ hoang, ngay cả nếu đó là địa điểm diễn ra một vụ tai nạn hạt nhân. Ở khu vực xoay quanh Chernobyl, hàng trăm con hươu, gấu, lợn rừng, hải ly, và chim hoang dã đã sinh sống trên lãnh thổ này và chúng dường như vẫn rất ổn. Kỳ lạ hơn nữa, sự sống còn có thể sử dụng vật chất phóng xạ làm nguồn thực phẩm của mình. Vào năm 2002, một robot được gửi vào lò phản ứng có nồng độ hạt nhân cao đã mang về nhiều mẫu vật nấm đen. Chúng chứa nồng độ cao chất melanin và dường như có thể sinh trưởng trong môi trường bên trong lò phản ứng. Cũng giống như diệp lục sẽ giúp biến đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học, chất melanin trong nấm sẽ sử dụng bức xạ ion hóa để sản sinh ra nguồn năng lượng. Phát hiện này có thể góp phần tạo ra những kỹ thuật làm sạch mới có khả năng tự lực và ít có ảnh hưởng gây hại hơn đến môi trường. Chernobyl 26 năm sau thảm họa Spoiler Những gì còn sót lại ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl là minh chứng kinh hoàng nhất cho thảm họa xảy ra 26 năm trước. Hơn 1/4 thế kỉ đã trôi qua, nhưng cơn ác mộng hạt nhân vẫn ngự trị ở Pripyat. ‘Đột nhập’ nấm mồ hạt nhân Chernobyl 26 năm sau thảm họa Những gì còn sót lại ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl là minh chứng kinh hoàng nhất cho thảm họa xảy ra 26 năm trước. Hơn 1/4 thế kỉ đã trôi qua, nhưng cơn ác mộng hạt nhân vẫn ngự trị ở Pripyat. Ngày 26/4/1986 đã đi vào lịch sử nhân loại khi sự cố xảy ra ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử, gấp 400 trăm lần lượng phóng xạ từ quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945. 26 năm sắp sửa trôi qua, nhưng những tàn tích của thảm họa hạt nhân từng khiến Liên Xô cũ và thế giới chao đảo ấy vẫn còn hiện rõ ở thị trấn Pripyat, Ukraina. Từ một nhà máy điện hạt nhân hiện đại, Chernobyl hiện nay chỉ còn là một khu nhà bị bỏ hoang, với những thiết bị bằng kim loại rỉ sét và nồng độ phóng xạ chết người. Bảng điều khiển của nhà máy, trung tâm đầu não một thời của Chernobyl hiện thời chỉ còn là những khối kim loại im lìm, hệ thống hành lang bên trong nhà máy hạt nhân đã hoen rỉ và hư hại gần như hoàn toàn, những đường ngầm sâu hun hút le lói ánh đèn vàng, khiến nhà máy vốn đã đầy ẩn họa chết người trở nên ma quái và đáng sợ hơn. Pripyat trở thành khu đô thị ma, nhưng ẩn sâu trong nó vẫn có những con người đang bám trụ để giám sát lượng phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Họ là những chuyên gia về nguyên tử của Ukraina, đang có mặt ở Chernobyl để đảm bảo “con quái vật hạt nhân” không thể đội được lớp bê tông dày hàng chục mét chôn vùi lò phản ứng số 4 cùng với toàn bộ các thanh nhiên liệu bị nóng chảy trong vụ tai nạn thoát ra. Chỉ hơn một tháng nữa là sự kiện hạt nhân kinh hoàng ở Chernobyl sẽ tròn 26 năm. Thế nhưng, những người làm nhiệm vụ giám sát nhà máy vẫn phải trang bị dụng cụ bảo hộ hiện đại nhất, nhằm tránh bị phóng xạ ảnh hưởng tới cơ thể. Dù có sự hiện diện của con người, nhưng khối lượng máy móc khổng lồ cùng với hàng ngàn công trình bị bỏ hoang vẫn khiến Pripyat trở thành một khu đô thị ma không hơn không kém. Những ngôi nhà ven thị trấn Pripyat bị cây cối mọc lan bao phủ. Hệ thống điều khiển, trung tâm đầu não một thời của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nằm im lìm 26 năm kể từ ngày xảy ra thảm họa. Dù hơn 1/4 thế kỉ đã trôi qua, nhưng nồng độ phóng xạ chết người vẫn khiến những người bám trụ tại nhà máy phải mang dụng cụ bảo vệ. Những hành lang rỉ sét và sắp sập là hiện trạng chung ở nhà máy điện Chernobyl. Hành lang sâu hun hút leo lắt ánh đèn vàng càng khiến cho nơi đây trở nên đáng sợ. Bên ngoài nhà máy, dấu vết từ cuộc chạy đua với tử thần, khống chế “con quái vật hạt nhân” 26 năm trước vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, lượng phóng xạ quá lớn thoát ra từ vụ lò phản ứng bị hư hại đã khiến toàn bộ thị trấn Pripyat, nơi sinh sống của hơn 300.000 dân chủ yếu làm việc tại nhà máy trở thành một khu đô thị ma khổng lồ. Những tòa nhà cao tầng nằm im lìm dưới tuyết là minh chứng rõ nét nhất cho thảm họa từng khiến Liên Xô cũ chao đảo. Những dấu tích từ lần sơ tán 26 năm trước vẫn còn nguyên vẹn trong từng căn nhà. Hồng Duy Những hình ảnh ám ảnh về thảm họa hạt nhân Chernobyl Spoiler NLĐO) - Ngày 26-4 năm nay đánh dấu kỷ niệm 28 năm ngày xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở thành phố Pripyat - Ukraine bị nổ. Sự cố cháy nổ bắt nguồn từ lò phản ứng số 4 sau khi một thử nghiệm thất bại hôm 26-4-1986. Thảm họa đã khiến một khu vực rộng lớn của Liên Xô bị bụi phóng xạ bao phủ. Nhiều khu vực khác tại châu Âu như Na Uy, Thụy Điển, Ý, Áo, Thụy Sĩ cũng bị ảnh hưởng. Chính quyền Liên Xô khi đó đã ra lệnh sơ tán toàn bộ thành phố Pripyat trong nỗ lực khắc phục hậu quả thảm họa hạt nhân tồi tệ này. Lò phản ứng số 4 sau vụ nổ (ảnh chụp hồi tháng 5-1986). Ảnh: Reuters Hoạt động khử xạ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Ảnh: RIA Novosti Phương tiện quân sự hoạt động trong khu vực nhà máy cũng phải được khử xạ. Ảnh: RIA Novosti Nhân viên tham gia hoạt động khắc phục hậu quả. Ảnh: RIA Novosti Sau khi lệnh sơ tán toàn bộ thành phố Pripyat được đưa ra, khoảng 50.000 người dân đã rời khỏi đó trong vòng 3 giờ. Chính họ cũng không biết rằng mình có thể không bao giờ trở lại quê nhà. Trong khi lò phản ứng số 4 đã bị hư hỏng không thể sửa chữa thì những khu vực khác của nhà máy vẫn hoạt động bình thường không lâu sau vụ nổ. Lò phản ứng số 1, 2 và 3 đã được khởi động lại từ giữa tháng 10-1986 đến tháng 12-1987. Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện hạt nhân cho đến tháng 12-2000 . Thảm họa đã để lại nhiều hậu quả thảm khốc cho sức khỏe người dân và khiến Pripyat giờ đây không khác gì một thành phố "ma". Bé gái Olga Derzhutskaya, 6 tuổi bị ung thư do ảnh hưởng của thảm họa (ảnh chụp năm 1996). Ảnh: Reuters Hai đứa trẻ bị ung thư do tác động của thảm họa được điều trị tại một bệnh viện đặc biệt ở Minsk - Belarus năm 1996. Ảnh: Reuters Khung cảnh hoang tàn ở Pripyat sau thảm họa hạt nhân. Ảnh: RT Thiên nhiên hoang dã quanh nhà máy hạt nhân Chernobyl Spoiler Sau thảm họa hạt nhân 1986, không còn bóng dáng con người, khu vực quanh Chernobyl trở thành nơi sinh tồn và phát triển của một thế giới động thực vật. Từ sau thảm họa hạt nhân, dân cư ở khu vực có phạm vi 30 km quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đều đã rời đi. Các khu vực cấm và nhiễm phóng xạ giờ là một thế giới thiên nhiên hoang dã. Các động vật, đặc biệt là chim, biến các tòa nhà trống trong vùng thành "nhà" của mình. Nhiều nhà sinh thái học cho biết sự biến mất của con người đã dần dần tạo ra sự đa dạng sinh học quanh Chernobyl. Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu cũng nói rằng có những bằng chứng cho thấy ô nhiễm phóng xạ tạo nên những ảnh hưởng ngầm đối với thiên nhiên nơi đây. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát tại rừng Đỏ và kết luận một vài nơi tại đây có mức nhiễm xạ cao. Geir Rudolfsen thuộc Cơ quan bảo vệ phóng xạ Na Uy, nghiên cứu khả năng sinh sản của loài chim, cho biết các cánh rừng đều khá yên tĩnh. Nhóm nghiên cứu tạo ra những cái tổ giả để thu hút chim. Trong hình là giáo sư Boratynski đang thực hiện một đo độ phóng xạ ở vị trí ông đặt bẫy chim. Tại khu trại dã chiến, Tim Mousseau and Anders Moller, các nhà khoa học dẫn đầu cuộc nghiên cứu này, đang tiến hành đo cân nặng, lấy mẫu máu cho những con chim họ bắt được ở các bẫy. Một chú ngựa Przewalski bị bỏ lại trong khu vực nhiễm xạ năm 1998. Loài ngựa này được hy vọng sẽ phát triển mạnh trong khu vực không có bóng dáng của con người này. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn lo ngại chúng là mục tiêu của nạn săn trộm. Nhóm nghiên cứu cũng làm việc tại một số khu vực trong phạm vi dưới 1 km quanh nhà máy hạt nhân. Các nhà nghiên cứu cho biết có ít động vật sinh sống ở các khu vực nhiễm xạ hơn khu vực không bị ảnh hưởng. Tại Kopachi, một trong những ngôi làng gần nhất với nhà máy hạt nhân, một nhà trẻ đã bị bỏ đi là tòa nhà duy nhất còn tồn tại. Trong tòa nhà này, đồ chơi, bút vẽ, sách vẫn còn sót lại khi những đứa trẻ đi di tản. Pripyrat là thị trấn lớn nhất ở khu vực bị bỏ đi. Hơn 50.000 người đã di tản khỏi nhà của mình để tránh nguy hiểm từ thảm họa hạt nhân. Hiện nay, rất khó để xác định giới hạn của thị trấn này và vùng ngoại ô quanh nó. Đu quay Ferris nổi tiếng của Prippyat không còn được sử dụng nữa. Công viên của thị trấn cũng chỉ mới mở vài ngày trước khi thảm họa xảy ra. Ngày nay, hầu hết khách du lịch đến thăm "thị trấn ma" này đều phải đeo mặt nạ để tránh hít phải bụi phóng xạ. <>Anh Ngọc (Ảnh: BBC) Bên trong 'cỗ quan tài bê tông' ở Chernobyl Spoiler Suốt nhiều năm qua các kỹ sư Ukraina vẫn cần mẫn vào bên trong cỗ "quan tài bê tông" bao phủ lò phản ứng bị nổ của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl để kiểm tra kết cấu và nồng độ phóng xạ. Cảnh tượng nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Ukraina. Ảnh:blogspot.com. Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ tung, gây nên thảm họa nguyên tử tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Sau đó một công ty nhà nước đã bịt kín lò phản ứng này bằng 200 m3 bê tông, chôn vùi nguồn chất độc hại chết người đó. Ngày nay cũng công ty này chịu trách nhiệm kiểm tra "quan tài bê tông" thường xuyên. “Chúng tôi phái người tới đó ít nhất một lần mỗi tuần”, Volodymyr Kashtanov, phó giám đốc công ty, nói với phóng viên AFP, một phần tư thế kỷ sau thảm họa hạt nhân. Nhiệm vụ của các chuyên gia là kiểm tra lớp vỏ bê tông và khoảng 200 tấn nhiên liệu hạt nhân bên trong nó. Ngay sau thảm họa nhiên liệu hạt nhân biến thành chất nhão có nồng độ phóng xạ cực cao trước khi cứng lại dưới dạng gốm. Vài năm trước, quan tài bê tông suýt sụp đổ, nhưng từ đó tới nay nó đã được gia cố đáng kể. Giới chức Ukraina muốn thay thế nó bằng một lớp vỏ thép mới vào năm 2015. Quá trình xây dựng lớp vỏ thép đã được tiến hành từ năm ngoái. Trước khi tiến vào quan tài bê tông, các chuyên gia mặc quần, áo và đeo găng tay. Tất cả những thứ đó đều được làm từ vải cotton. Họ cũng mặc trang phục bằng vải không thấm ở bên ngoài. Họ thở qua bình dưỡng khí và đeo các thiết bị đo phóng xạ. Thiết bị phát ra âm thanh báo động mỗi khi họ tiến vào khu vực có nồng độ phóng xạ cao hơn ngưỡng an toàn. Những công cụ bảo hộ khác bao gồm: áo khoác và giày bao để xỏ bên ngoài giày thường bằng nhựa, tấm che ngực và găng tay bằng chì, xi lanh chứa oxy, để dự phòng khi bình khí oxy cạn. “Thứ duy nhất mà chúng tôi không có là trang phục của phi hành gia”, Kashtanov đùa. Để làm việc trong quan tài bê tông, các kỹ sư phải có giấy chứng nhận rằng họ không mắc bất kỳ căn bệnh nào. Sau khi được tuyển họ sẽ được đào tạo theo quy trình đặc biệt. “Bạn cần phải biết lối đi an toàn trong quan tài bê tông”, Sergui Sverchkov, một thành viên trong nhóm kỹ sư, nói. Phòng điều khiển lò phản ứng số 4. Ảnh:markresnicoff.com. Mỗi kỹ sư chui vào bên trong lớp áo quan khoảng 15 tới 20 phút. Khoảng thời gian “tuần tra” phụ thuộc vào nồng độ phóng xạ mà họ tiếp xúc. “Những thợ hàn từng gia cố lớp bê tông làm việc theo ca, mỗi ca chỉ kéo dài trong 7 phút. Người đầu tiên hàn trong 7 phút rồi chạy ra ngoài và người tiếp theo thế chỗ của người thứ nhất”, Sverchkov kể. Sverchkov mô tả cảnh mọi thứ bên trong quan tài bê tông đều bị hỏng và dây cáp buông thõng ở mọi nơi. Các kỹ sư kiểm tra kết cấu bê tông, đo nồng độ phóng xạ trong không khí, xem xét các hệ thống điều khiển việc phân tán bụi và thoát nước nhiễm phóng xạ. Nước trong lò phản ứng hỏng tích tụ từ mưa, tuyết và quá trình ngưng tụ hơi nước. Hơn 60% diện tích lò là vùng cấm xâm nhập do nồng độ phóng xạ quá cao hoặc lối vào bị chắn bởi các mảng đổ nát. Các kỹ sư mới đây đã khoan các lỗ vào tường bao quanh các khu vực mà họ không thể xâm nhập để nhét các cảm biến phóng xạ và cảm biến nhiệt độ vào trong lỗ. Chúng giúp họ theo dõi tình hình bên trong những khu vực ấy. Kashtanov mô tả tình hình bên trong lò phản ứng hỏng “tương đối ổn định”, song ông lo ngại một phản ứng hạt nhân dây chuyền có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ông cũng xác nhận lượng chất phóng xạ phát tán vào không khí và đất “tương đối lớn” song nồng độ phóng xạ không vượt quá mức cho phép. Kỹ sư Sverchkov thừa nhận rằng anh luôn cảm thấy hồi hộp mỗi khi phải làm ca đêm trong lò phản ứng. “Chúng tôi biết rõ về chất phóng xạ, nhưng mỗi khi đi một mình trong lò phản ứng vào ban đêm, bạn sẽ cảm thấy không thích thú chút nào. Một số khu vực không có ánh sáng và bạn phải bật đèn pin. Thỉnh thoảng chúng tôi nghe thấy những âm thanh giống như tiếng đập hay nứt”, anh nói. Nhưng Igor Kabachenko, một kỹ sư khác, nói rằng anh đã học được cách chế ngự nỗi sợ hãi mỗi khi vào bên trong quan tài bê tông. “Sau hai năm tìm hiểu quan tài này, nỗi sợ hãi của tôi đã nhường chỗ cho sự thích thú. Tôi nghĩ tôi không thể làm việc tại bất kỳ nơi nào khác nữa. Có vẻ như tôi đã yêu nơi này rồi”, anh nói. Việt Linh Chùm ảnh vụ tai nạn hạt nhân ở Chernobyl Spoiler Thảm hoạ Chernobyl đã xảy ra 20 năm nhưng vẫn chưa thể đánh giá hết hậu quả. Thế hệ ngày nay đang cố kiềm chế tác hại của nó để đợi thế hệ mai sau giải quyết. Đây là những bức ảnh về vụ tai nạn sẽ còn ám ảnh loài người trong nhiều năm nữa. Hiện trường vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ngày 26/4/1986. Một trong bốn lò phản ứng của nhà máy, nằm cách thủ đô Kiev của Ukraina 110 km, nổ tung vào lúc 01h23' sáng theo giờ địa phương (Memorywiki). Ban đầu, chính quyền Liên Xô không thừa nhận có bất cứ điều gì bất thường xảy ra trong nhà máy. Họ chỉ bắt đầu cho sơ tán người dân sống xung quanh Chernobyl 36 tiếng sau tai nạn. Trong ảnh là một cảnh sát giao thông đang hướng dẫn các xe phun nước tham gia khử nhiễm xạ tại hiện trường. (BBC) Những người tham gia giải quyết hậu quả của thảm hoạ hạt nhân đang trên đường tới nhà máy điện Chernobyl (Memorywiki). Nhân viên nhà máy, lính cứu hoả và các quân nhân tìm mọi cách để kiểm soát lại lò phản ứng số 4 vừa bị nổ. Các máy bay trực thăng được huy động để thả cát và chì nhằm nỗ lực ngăn chặn hiện tượng lõi lò phản ứng bị chảy tan làm phát tán chất phóng xạ (BBC). Các binh sĩ thu dọn những mảnh vỡ nhiễm xạ chết người tại hiện trường vụ nổ (Memorywiki). Khi cơn nguy hiểm tức thì đã qua thì việc ngăn chặn sự phát tán rộng của phóng xạ trở thành thách thức chính. Hàng nghìn người được đưa tới khu vực lò phản ứng số 4 để dọn sạch khu vực bao quanh và xây một chiếc quan tài khổng lồ bằng bê tông cốt thép, bịt kín phía trên lò phản ứng để cách ly nó với mưa gió (BBC). Khi khu vực cấm vào được thiết lập trên đất Ukraina và nước láng giềng Belarus quanh Chernobyl đã đẩy khoảng 300.000 người địa phương rời khỏi nhà cửa. Đây là một ngôi làng mới ở Ternopilske được xây dựng cấp tốc, dành cho những người phải sơ tán khỏi khu vực nhà máy điện Chernobyl (BBC). Hai thập kỷ sau thảm hoạ hạt nhân Chernobyl, người ta vẫn chưa nhận thức được chính xác những ảnh hưởng đầy đủ mà những người bị phơi nhiễm phóng xạ sẽ phải hứng chịu. Ước tính số người chết vì tai nạn này sẽ dao động từ 9.000 đến 93.000 người (BBC). Đây là công trường xây dựng chiếc quan tài bê tông tại lò phản ứng số 4, nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất và sẽ bị nhiễm phóng xạ trong nhiều thế kỷ. Tuy vậy, con người vẫn có thể trở lại sinh sống ở nhiều vùng bị bỏ hoang quanh Chernobyl trong vòng vài thập kỷ nữa (BBC). Tổ chức Chernobyl Forum cho biết, khu vực cách ly 30 km quanh nhà máy điện hạt nhân sẽ vẫn được duy trì. Nhưng họ gợi ý nên xây dựng lại đường xá tại các nơi khác và khuyến khích người dân trở về an cư. Đây là bức ảnh sử dụng công nghệ quang phổ quanh Chernobyl, trong đó thảm thực vật được thể hiện bằng màu đỏ (BBC). Toàn cảnh chiếc quan tài bê tông bao quanh nơi từng xảy ra tai nạn. Theo các nhà khoa học, một chiếc quan tài mới sẽ sớm phải xây dựng do chiếc cũ được xây quá vội vàng và đang bị phân huỷ. Vào lúc xảy ra nổ đang có tới 200 tấn uranium trong lò phản ứng này (Memorywiki). Đ.C. (st)