HCM-Toàn quốc Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng

Thảo luận trong 'Chợ cũ' bắt đầu bởi dinhduongluaviet, 28/2/18.

?

ý kiến của bạn

  1. tốt

    0 phiếu
    0.0%
  2. chưa tốt

    0 phiếu
    0.0%
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. dinhduongluaviet

    dinhduongluaviet New Member

    Tham gia ngày:
    28/2/18
    Bài viết:
    7
    Đã được cảm ơn:
    0
    Theo ý kiến của một số chuyên gia, kỹ sư đầu ngành tại Đại Học Thuỷ sản Nha Trang , và Bà con nuôi tôm nhiều năm tại Đồng Bằng SCL, thì Tôm thẻ chân trắng có khả năng nuôi ở mật độ cao, năng suất và hiệu quả. Song, nghề nuôi tôm chịu nhiều rủi ro về thiên tai và dịch bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc quản lý tảo độc, bà con khi nuôi tôm cần lưu ý ngoài việc chọn số vụ và tuân thủ lịch thời vụ, nhất thiết phải thực hiện nghiêm ngặt mộ số khâu kỹ thuật. Công Ty Dinh Dưỡng Lửa Việt xin tổng hợp và chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng giúp Bà con áp dụng hiệu quả cho công việc nuôi tôm.

    [​IMG]

    - Xử lý mầm bệnh: Đối với các ao bị thiệt hại, cần xử lý triệt để mầm bệnh còn xót lại trong ao nuôi bằng các Chlorine (30 kg/1000 m3), formol (3-5 l/1000 m3, thuốc tím (0,5-1 l/1000 m3)…Sau 3-5 ngày mầm bệnh đã được xử lý triệt để bà con có thể tiến hành xả nước ra ngoài.



    - Cải tạo ao: Sau đó sên vét, loại bỏ lớp bùn đen ra khỏi ao. Tiến hành bón vôi CaO hoặc CaCO3 với liều lượng khuyến cáo từ 700 – 1000 kg/ha (pH đất > 6), phơi ao 7 – 10 ngày với mục đích tiêu diệt hết mầm bệnh của vụ nuôi trước.

    [​IMG]


    - Lấy nước và xử lý: Tiến hành cấp nước vào ao nuôi thông qua túi lọc Sau 3 – 5 ngày tiến hành diệt tạp bằng saponin (15 – 20 kg/1000 m3); diệt khuẩn, virus trong ao bằng BKC (2 – 3 l/1000 m3), formol (20 – 30 l/1000 m3)…Cần bố trí ao lắng chiếm khoảng 30% tổng diện tích canh tác để chủ động việc cấp, thoát nước.

    - Gây màu nước trong ao nuôi tôm: Bà con nên sử dụng các sản phẩm gây màu sản phẩm có chứa các nhóm vi sinh vật có lợi như: Lucca Zeo cải tạo màu nước, các vitamin, axit amin thiết yếu…. Theo dõi chất lượng khi đạt các tiêu chuẩn độ trong (30 – 40 cm), pH (7,5 – 8,5), độ kiềm (80 – 120 ppm), khí độc (<0,1 ppm)…màu nước vàng khuê, xanh lục thì có thể thả giống.
    - Chọn tôm giống: Tôm giống đạt chuẩn Post 10-12. Sau khi chọn tôm giống thông qua phương pháp cảm quan: kích cỡ đồng đều, đường ruột to, tỉ lệ ruột/cơ đạt chuẩn ¼, bơi lội linh hoạt…tiến hành gây sốc bằng độ mặn (giảm đột ngột xuống 1/2), formol (nồng độ 200 ppm) trong 1 giờ nếu tỉ lệ sống tôm trên 90% là đạt yêu cầu. Sau đó đem tôm giống đi xét nghiệm PCR để chọn được tôm giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.
    - Chăm sóc quản lý tôm nuôi: Định kỳ xử lý, quản lý chất lượng nước bằng chế phẩm vi sinh, khoáng chất được phép lưu hành. Quản lý việc cho ăn, xử lý chất lượng bằng việc ghi chép sổ nhật ký hằng ngày. Trong quá trình nuôi không sử dụng hóa chất, kháng sinh để tránh ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi.

    Ngoài ra bà con cần quản lý chất lượng nước trong ao nuôi, trong quá trình nuôi sử dụng Men xử lý ao và tuyệt đối không sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật (cypermethrin) để xử lý nước.

    - Sử dụng chạy quạt bằng hệ thống điện có ưu điểm hơn là có thể nuôi với mật độ cao từ 200 – 220 con/m2, đảm bảo cung cấp oxy cho tôm nuôi trong suốt vụ, tôm thu hoạch đạt được kích cỡ lớn và có giá cao.

    - Hệ thống, trang thiết bị được vệ sinh, tuyệt trùng cẩn thẩn để đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh, mối nguy bất lợi đến vụ nuôi kế tiếp.

    - Chọn tôm giống tại những trại được cơ quan nhà nước quản lý, đạt kích cỡ từ Pl 10 trở lên và chất lượng được đảm bảo thông qua xét nghiệm PCR. Trong quá trình nuôi hạn chế sự can thiệp của kháng sinh để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

    Tóm lại : kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng phải dựa vào các yếu tố chọn giống tôm,xử lý cải tạo ao hồ,quản lý mầm bệnh, quản lý tảo độc..

    Cách gây màu nước trong ao nuôi tôm ,Gây màu nước bằng cám gạo
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này