Đã lâu mrkoyeu không up phim rùi nhỉ Ngày khởi chiếu: *Nhật: 25/8/1950 *Mỹ: 26/12/1951 Nước sản xuất: Nhật Đạo diễn: Akira Kurosawa Kịch bản: Ryunosuke Akutagawa (stories Rashomon and In a Grove) Akira Kurosawa Shinobu Hashimoto Đánh giá: 8,5/10 Phân loại: PG-13 Thể loại: Crime / Drama / Mystery / Thriller Sản xuất và phát hành: * Daiei Motion Picture Co. Ltd. * Daiei Studios * The Criterion Collection * RKO Radio Pictures Dài: 88 phút IMDb: http://www.imdb.com/title/tt0042876/ Năm 1950, ngay lúc mới ra đời, bộ phim Lã Sanh Môn đã trở thành “đứa con lạc loài” của điện ảnh Nhật Bản, bị khán giả quê nhà ngoảnh mặt làm ngơ, sau đó có một phái đoàn điện ảnh người Ý tình cờ phát hiện bộ phim bị “bỏ rơi” này và mang ra giới thiệu với khán giả thế giới. Khi trình chiếu trên màn ảnh quốc tế, Lã Sanh Môn đã trở thành người “anh hùng danh dự” của xứ sở Hoa anh đào, được các nhà phê bình điện ảnh thế giới đánh giá là kiệt tác của điện ảnh nhân loại, nó khiến cả thế giới phải thay đổi cái nhìn về người Nhật, họ không hẳn chỉ là những kẻ hiếu chiến, ngang tàng mà họ cũng có khả năng cảm thụ sâu sắc về nghệ thuật, lòng nhân bản, để tạo ra một tuyệt tác được lưu trong danh mục “Những bộ phim hay nhất mọi thời đại”. Nguyên tác Câu chuyện mở màn là cảnh một vị hòa thượng, một ông tiều phu và một người ăn xin đang trú mưa trước cổng ngôi miếu Lã Sanh Môn. Trong lúc ngồi chờ mưa tạnh, ba người họ đã bàn luận về vụ án mạng đang gây xôn xao dư luận trong vùng. Vụ án này cũng chính là nội dung của bộ phim... Những người dính líu đến vụ án này là: vợ chồng anh võ sĩ, tên cướp Tajomaru và ông tiều phu. Tên cướp Tajomaru từ lâu đã say mê sắc đẹp của vợ anh võ sĩ, một hôm hắn lừa anh võ sĩ cùng đi lên rừng tìm kho báu, rồi bắt trói anh vào một cành cây. Sau khi quay về cưỡng hiếp vợ anh võ sĩ, Tajomaru dẫn cô ta đến nơi anh võ sĩ bị trói, rồi không hiểu vì lý do gì mà anh võ sĩ bị chết... Trong vụ án tình này, có một ông tiều phu tình cờ lên núi đốn củi đã chứng kiến toàn bộ sự việc, nên ông được mời đến công đường làm nhân chứng, xem ai đã giết anh võ sĩ. Nhưng, điều kỳ lạ là lời khai của những nhân vật này đều không khớp nhau, kể cả hồn anh võ sĩ nhập vào xác của bà đồng... Lời khai của tên cướp Tajomaru: Khi đã thỏa mãn dục vọng, nghe theo lời vợ của anh võ sĩ rằng cô chỉ có thể chọn một trong hai người đàn ông, Tajomaru đã thách đấu kiếm với anh võ sĩ để xem ai thắng cuộc sẽ chiếm được người đẹp. Thế là Tajomaru cởi trói cho anh võ sĩ và đấu kiếm với anh 23 hiệp. Cuối cùng, Tajomaru là người chiến thắng, còn anh võ sĩ thì mất mạng... Lời khai của người chồng nhập vào xác bà đồng: Sau khi làm nhục vợ anh võ sĩ, tên cướp muốn bỏ đi, nhưng vợ anh đã tình nguyện đi theo tên cướp và bảo tên cướp giết anh. Tên cướp nghe xong rất bất bình trước sự độc ác của người vợ, hắn đã cởi trói cho anh và quay ngược lại đuổi giết vợ anh... Đau khổ và nhục nhã trước sự bạc tình của vợ, anh đã rút kiếm tự sát. Lời khai của người vợ: Bị tên cướp cưỡng hiếp, cô không còn mặt mũi nhìn mặt chồng nữa, nên nhặt con dao găm lên cắt dây trói cho chồng, rồi cô đưa con dao cho chồng và cầu xin anh hãy giết cô đi. Gào thét một hồi thì cô ngất đi, khi tỉnh dậy cô phát hiện chồng mình đã bị chết với lưỡi dao đâm sâu vào ngực. Lời khai của ông tiều phu: Thực hiện xong hành vi đồi bại, tên cướp đề nghị vợ của anh võ sĩ hãy đi theo hắn. Nhưng vợ anh võ sĩ dứt khoát không chịu, cô nàng cắt dây trói cho chồng, nhưng không ngờ người chồng lại sỉ nhục cô thậm tệ. Đau lòng, uất ức khi bị chồng miệt thị, vợ anh võ sĩ khiêu khích hai người đàn ông đánh nhau. Kết quả, anh võ sĩ bị chết, người vợ thì chạy thoát. Người duy nhất biết rõ chân tướng vụ án này là ông tiều phu, nhưng vì ông đã ăn cắp thanh kiếm quý giá của anh võ sĩ nên không dám nói ra sự thật, vì sợ chuốt họa vào thân. Sau khi làm chứng ở công đường, trên đường về nhà, ông tiều phu vào trú mưa tại ngôi miếu Lã Sanh Môn. Cùng trú mưa với ông trong miếu còn có một gã ăn xin và một vị hòa thượng. Câu chuyện kể đến đây thì ba người nghe thấy tiếng khóc của trẻ sơ sinh, họ liền chia nhau đi tìm. Gã ăn mày là người đầu tiên tìm thấy đứa trẻ, gã giựt lấy chiếc khăn lụa đẹp – thứ đáng giá nhất trên người đứa trẻ rồi chạy đi. Hành động của gã ăn mày khiến cho vị hòa thượng cảm thấy con người thật đê hèn, ngay cả một đứa trẻ sơ sinh yếu ớt mà người ta cũng nhẫn tâm làm hại nó. Thấy vậy, ông tiều phu định bồng đứa bé lên thì bị vị hòa thượng mắng cho một trận, vì hiểu lầm ông muốn lấy luôn chiếc áo đứa bé đang mặc. Lúc này, ông tiều phu mới phân trần: “Tôi đã có 6 đứa con, nên không ngại nuôi thêm một đứa nữa, hãy để tôi mang đứa bé này về nhà nuôi”, khiến nhà sư thay đổi cách nghĩ, thì ra trên đời vẫn còn người có lòng hảo tâm. Nghệ thuật đặc sắc của bộ phim Ý nghĩa của bộ phim: Con người là sinh vật duy nhất trên trái đất này biết cách che đậy và thoái thác trách nhiệm về những lỗi lầm mình đã gây ra. Con người hiếm ai có đủ can đảm để sống thực với chính mình, họ luôn tìm cách này, cách khác để thể hiện mặt tốt của mình, ngay cả người đã khuất như anh võ sĩ cũng nói dối, để đề cao cái chết của mình. Tính ích kỷ đã hiện hữu trong con người ngay từ khi mới lọt lòng, nhưng tùy theo môi trường trưởng thành của từng người mà mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bộ phim Lã Sanh Môn đã lột tả tột cùng mặt trái nhân cách của con người. Bối cảnh xã hội: Lã Sanh Môn là bộ phim điện ảnh trắng đen, không sử dụng bất cứ kỹ xảo nào, kinh phí làm phim rất thấp, xuyên suốt bộ phim chỉ có tám nhân vật được bao phủ trong một bầu không khí ảm đạm, thê lương của xã hội Nhật Bản vào thế kỷ 11: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh... Qua đó, người xem đã tìm được sự thương xót, đồng cảm đối với sự túng quẫn của người dân Nhật thời đó. Lối dẫn chuyện sinh động: Khi bộ phim được trình chiếu ở nước ngoài, giới phê bình điện ảnh phương Tây đã vô cùng kinh ngạc trước lối dẫn chuyện hết sức mới mẻ và cuốn hút của phim Lã Sanh Môn, nó đã tạo nên một nét chấm phá độc đáo cho nghệ thuật dựng phim điện ảnh, khiến các nhà làm phim phương Tây được mở mang tầm mắt về sự sáng tạo của người Châu Á nói chung, hay của người Nhật nói riêng. Bố cục hình ảnh: Đã 56 năm trôi qua, sở dĩ Lã Sanh Môn vẫn được nhắc đến và được dùng hai chữ “kiệt tác” để hình dung, là vì những cống hiến của nó cho nghệ thuật thứ bảy còn tồn tại mãi đến ngày nay. Đạo diễn Akira Kurosawa là người có công rất lớn khi nghĩ ra phương pháp dựng phim bằng cách cho các cảnh hồi tưởng đan xen với nhau về một sự việc. Kỹ thuật dựng phim này đã được vô số phim truyện, những tác phẩm kinh điển sau đó sử dụng lại, thậm chí nó còn được đưa vào giáo trình học của các trường lớp đào tạo đạo diễn chuyên nghiệp ở phương Tây. Nghệ thuật quay phim: Tất cả các nhà phê bình điện ảnh phương Tây khi xem bộ phim này đều trầm trồ ca ngợi trí tưởng tượng phong phú của đạo diễn Akira Kurosawa, càng xem lại nhiều lần, họ càng thấy sự tài hoa của ông trong việc khai phá và tận dụng những điều bình dị nhất của thiên nhiên, tạo nên vẻ đẹp chưa từng có cho đứa con tinh thần của mình. Akira Kurosawa như một họa sĩ trứ danh cảm thụ sâu sắc nét biểu cảm của thiên nhiên, những miền sáng tối của ánh sáng trong rừng đã thể hiện được mặt trái – phải trong lòng con người, việc ông đặt góc độ quay phim di chuyển từ sau lưng theo bước chân của ông tiều phu, như một điệp khúc thôi miên đưa người xem bước vào thế giới kỳ bí của Lã Sanh Môn Trước những lời khai đầy mâu thuẫn của các bị can và nhân chứng của vụ án mạng trong rừng, quan địa phương không thể phán xét được hung thủ thật sự là ai? Là tên cướp Tajomaru? Hay vợ của nạn nhân? Hay là anh võ sĩ đã tự sát? Thành công của Lã Sanh Môn chính là ở câu trả lời nằm ngoài dự đoán của khán giả, hung thủ thật sự không phải là tên cướp, cũng không phải vợ của anh võ sĩ, mà là một ngọn gió vô hình. Sau khi tường thuật lại động cơ giết người của mình, tên cướp Tajomaru đưa ra lời biện hộ: “Tất cả là tại cơn gió...”. Lời nói hoang đường này khiến những người có mặt ở công đường nghĩ rằng, Tajomaru muốn trốn tránh trách nhiệm nên mới biện minh như thế, nhưng đây lại chính là mấu chốt của vụ án. Sự thật là nếu không có ngọn gió ấy, có lẽ chuyện đáng tiếc đã không xảy ra. Hung thủ thật sự có phải là ngọn gió? Vào buổi chiều định mệnh hôm ấy, thời tiết vô cùng oi bức, Tajomaru đang thiu thiu ngủ, thì từ xa vọng lại tiếng vó ngựa mỗi lúc một gần, nhưng hắn không quan tâm, chỉ hé mắt liếc nhìn một cái rồi lại ngủ tiếp, nhưng anh võ sĩ thì nhìn hắn với ánh mắt cảnh giác. Bỗng một cơn gió từ đâu thổi đến làm Tajomaru mát rượi cả người, mở mắt ra thì hắn thấy được gương mặt xinh đẹp và đôi chân trắng nõn của vợ anh võ sĩ khi gió hất tung tấm khăn che mặt và vạt áo dài của cô lên. Dù sự việc ấy chỉ diễn ra trong tíc tắc, nhưng đã lọt vào tầm mắt của tên cướp, Tajomaru gần như ngây dại trước sự quyến rũ của vợ anh võ sĩ, hắn vụt đứng dậy... Chỉ một cơn gió thoảng qua đã làm khơi dậy lòng ham muốn dục vọng của Tajomaru, bởi hắn cũng là một người bằng xương bằng thịt, dục vọng thúc giục hắn phải chiếm đoạt người phụ nữ ấy. Tuy vậy, hắn không định giết chết người chồng, những việc sau đó diễn ra là ngoài ý muốn của hắn... Đối chiếu lại lời khai của những bị can trong vụ án - Tên cướp Tajomaru: Trong bảng khẩu cung của Tajomaru có một số điểm đáng lưu ý... 1. Hắn vốn không có ý giết anh võ sĩ, hắn chỉ muốn thỏa mãn dục vọng, nên hắn lừa anh võ sĩ vào rừng sâu rồi trói lại, sau đó tìm vợ anh ta thực hiện hành vi đồi bại của mình. 2. Khi Tajomaru tiến đến gần vợ của anh võ sĩ, chị ta đã dùng con dao ngắn mang bên người để chống cự, nhưng việc đó càng khiến tên cướp trở nên hung hăng hơn. 3. Sau khi bị cưỡng bức, vợ của anh võ sĩ rất tủi nhục, nhưng chồng cô ta chẳng những không cảm thông, còn khinh khi cô. Trong lúc đau khổ, cô ta nói khích để chồng mình và tên cướp đánh nhau, ai chiến thắng, cô sẽ đi theo người ấy. Tajomaru nghe xong vội vàng rút kiếm ra, khiêu chiến với anh võ sĩ. Cuối cùng, anh võ sĩ bị mất mạng. Tajomaru không phủ nhận tội ác của mình, đã cưỡng hiếp vợ của anh võ sĩ và giết anh ta, nhưng cuối cùng hắn lại thốt lên: “Nếu không có cơn gió ấy, thì người đàn ông sẽ không chết”, việc hắn giết anh võ sĩ chỉ là ngộ sát, chứ không phải cố tình mưu sát. - Vợ của anh võ sĩ: Do không thể chịu đựng nỗi nhục khi thể xác bị ô uế, càng không thể nhìn mặt chồng, cô cầm con dao đề nghị anh chồng hãy giết mình đi. Sau đó, vì quá kích động, cô đã ngất đi, khi tỉnh dậy, cô thấy chồng mình đã chết. Khi ấy, trong đầu cô hoàn toàn trống rỗng, cô không biết chuyện gì xảy ra, cô hoang mang đi đến một con suối định trầm mình xuống với hy vọng dòng nước mát lạnh này sẽ giúp mình rửa sạch thân xác nhơ nhuốc, nhưng việc cô tự vẫn không thành. - Lời khai của anh võ sĩ nhập vào xác bà đồng: Vợ của anh ta sau khi bị Tajomaru làm nhục, liền đề nghị tên cướp giết chết chồng mình để không ai biết cô đã bị ô danh, nhưng tên cướp không đồng ý. Anh võ sĩ nghe được những lời bạc bẽo của vợ, anh tự thấy tủi thân và phẫn uất, nên cầm con dao ngắn của mình lên tự vẫn. Con dao ấy – tang vật quan trọng của vụ án lại biến mất một cách bí ẩn, đây là đầu mối lý giải vì sao ông tiều phu phản bác lời khai của anh võ sĩ, bởi chính ông là người đã lấy trộm con dao ấy. Sau khi đến công đường làm nhân chứng, ông tiều phu về nhà với tâm trạng hoang mang, lo lắng, giữa đường thì gặp mưa, ông chạy vào trú mưa tại miếu Lã Sanh Môn. Cuối cùng, sự bất an và ray rức trong lòng đã khiến ông nói ra toàn bộ sự việc mà mình đã chứng kiến cho vị hòa thượng cùng trú mưa trong miếu. Trên công đường, vì muốn tránh phiền phức nên ông đã khai gian, thật ra ông đã trông thấy Tajomaru quỳ trước người phụ nữ, van xin cô tha lỗi cho hắn. Vì cô, hắn sẵn sàng nhảy vào dầu sôi lửa bỏng, rửa tay gác kiếm không làm cướp nữa. Nhưng, người phụ nữ nói cô không có quyền lựa chọn, sau đó cô cởi trói cho chồng mình... Không ngờ, vừa được vợ cởi trói, người chồng liền nói anh ta không muốn hy sinh tính mạng vì một người đàn bà đã bị nhơ nhuốc thể xác, rồi mắng rủa vợ: “Tại sao cô không tự vẫn đi”. Câu nói vô tình vô nghĩa ấy đã khiến người vợ nhận ra bộ mặt hèn nhát của chồng mình. Sự thất vọng, hụt hẫng khiến cô căm hận chồng, cô khích bác để hai người đàn ông lao vào cuộc chiến một sống một còn. Và rồi, Tajomaru đã giết chết anh võ sĩ, nhưng người phụ nữ đã bỏ đi từ lúc nào... Sự thật sáng tỏ Xét theo từng bảng khẩu cung, thì lời khai của ông tiều phu tại miếu Lã Sanh Môn là đáng tin cậy nhất, vì ông chỉ là người chứng kiến sự việc, đứng trước vị hòa thượng, ông chẳng có lý do gì để nói dối. Theo lời của ông tiều phu, tên cướp Tajomaru chỉ có võ nghệ tầm thường, chẳng có gì là ghê gớm, nhưng hắn cũng không hẳn là một kẻ mất hết nhân tính, sau khi làm tổn hại người phụ nữ, hắn đã cầu xin cô tha thứ và mong muốn được bù đắp lỗi lầm mình đã gây ra. Khi hai người đàn ông đấu kiếm với nhau, người phụ nữ chợt bừng tỉnh, và hiểu ra rằng, họ chém giết nhau là vì sĩ diện đàn ông, chứ không phải vì yêu cô, nên cô lẳng lặng bỏ đi. Trở lại lời khai của Tajomaru và anh võ sĩ, người nghe sẽ nhận ra ngay lời nói của họ có giọng điệu tự đề cao bản lĩnh đàn ông của mình. Nhưng ở đây lại có một dấu chấm hỏi khác, là tại sao lời khai của vợ của anh võ sĩ và ông tiều phu không khớp với nhau? Nếu lời khai của ông tiều phu là thật, vậy thì việc gì vợ của anh võ sĩ lại phủ nhận lời nói của ông, lý do duy nhất khiến cô ta nói dối là để bảo vệ danh dự và muốn tìm sự đồng cảm của mọi người. Ngọn gió định mệnh Quay trở về ngọn gió – “hung thủ” gián tiếp gây ra vụ án. Ngay từ đầu, chính ngọn gió ấy đã khơi dậy dục vọng xấu xa của tên cướp, nhưng cũng chính ngọn gió ấy mang lại sự mát mẻ, sảng khoái cho ông tiều phu đang đốn củi trong rừng, khiến ông đảo mắt thưởng thức phong cảnh núi non để rồi chứng kiến cảnh tượng. Việc ông tiều phu chứng kiến quá trình vụ án diễn ra có thể nói là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng cũng có thể nói là sự sắp xếp của vận mệnh. Ngọn gió định mệnh ấy đến từ vũ trụ bao la, nhưng được hình thành từ trong lòng mọi người, nó đến từ tiềm thức của mỗi người, khiến con người không thể tự làm chủ mình. Khi Tajomaru đứng đối diện với người phụ nữ xinh đẹp, trong lòng hắn đang tự hình thành lên một cơn gió, làm cho hắn mất hết lý trí, chỉ khao khát muốn được chiếm hữu vợ của anh võ sĩ. Theo lời kể của ông tiều phu, vợ chồng anh võ sĩ cũng đã làm theo bản năng của mình, sự ích kỷ của họ lóe lên một cách vô thức, khiến họ quên đi tình nghĩa vợ chồng, đánh mất chính mình. Cái gì gọi là vận mệnh? Vận mệnh được hình thành trong hàng ngàn hàng vạn điều ngẫu nhiên. Ngọn gió mát thổi lên tấm ngực trần của Tajomaru, đồng thời thổi tung chiếc khăn che mặt và vạt váy dài của người phụ nữ, đó đều là số mệnh. *Các diễn viên chính: Toshirô Mifune .... Tajômaru Machiko Kyô .... Masako Masayuki Mori .... Takehiro Takashi Shimura .... Woodcutter Minoru Chiaki .... Priest Kichijiro Ueda .... Commoner Fumiko Honma .... Medium Daisuke Katô .... Policeman *Các giải thưởng: -Blue Ribbon Awards 1951: Best Screenplay -Mainichi Film Concours 1951: Best Actress for Machiko Kyô -National Board of Review, USA 1951: +Best Director for Akira Kurosawa +Best Foreign Film -Venice Film Festival 1951: +Golden Lion +Italian Film Critics Award source from DATG Mã: Rashomon.1950.720p.BluRay.x264-CiNEFiLE http://www.imdb.com/title/tt0042876 IMDB Rating.: 8.5/10 30,742 votes Release Date: 02/14/2009 Video.......: x264 6450 kbps Audio.......: Japanese 2.0 AC3 640kbit/s Subtitles...: English Length......: 88 min 13 sec Size........: 4.37 gigs Mã: http://mega.1280.com/file/2TO4NK2Y9A/ http://mega.1280.com/file/JS7BWPAJOK/ http://mega.1280.com/file/VLJZYXNRHA/ http://mega.1280.com/file/S61XBIJ85V/ http://mega.1280.com/file/EBXU1NGGLL/ http://mega.1280.com/file/G4NI1V3YJ2/ http://mega.1280.com/file/RZVF0XBVGR/ http://mega.1280.com/file/ESN77Z5CNC/ http://mega.1280.com/file/IYLPMYAJ95/ http://mega.1280.com/file/H8OIOBLG22/ http://mega.1280.com/file/QCBY06PEO0/ http://mega.1280.com/file/AOCIHRSQZK/ http://mega.1280.com/file/U4AXRJX4G9/ http://mega.1280.com/file/C2ICVC88ZF/ http://mega.1280.com/file/RVLDOCHQEI/ http://mega.1280.com/file/L94AINQP7X/ http://mega.1280.com/file/772PGSIDUF/ http://mega.1280.com/file/94SO0ZBDMM/ http://mega.1280.com/file/B0VH0VSGFX/ http://mega.1280.com/file/P22HMGGVV5/ http://mega.1280.com/file/BWDSFEOYYX/ http://mega.1280.com/file/V6KMXNQ0F1/ http://mega.1280.com/file/158NAOYW4E/ Password: Mã: http://tehparadox.com
Ðề: [Lã Sanh Môn] Rashomon.1950.720p.BluRay.x264-CiNEFiLE[imdb top250 #86] Bro review rất hay....quat cũng có film này...film kinh điển có tính triết lý, rất hay
Ðề: [Lã Sanh Môn] Rashomon.1950.720p.BluRay.x264-CiNEFiLE[imdb top250 #86] source from DATG, thông tin sưu tầm mà bác , em cop paste thui... Chưa đủ trình độ nhận xét như vậy đâu
Ðề: [Lã Sanh Môn] Rashomon.1950.720p.BluRay.x264-CiNEFiLE[imdb top250 #86] Có 1 sub nhưng mà là m-HD, bác nào test hộ e xem khớp không nhé Mã: [url]http://subscene.com/Downloads/Temporary/Subtitles/rashomon.1950.m-hd.x264_3516454.zip[/url]
Ðề: [Lã Sanh Môn] Rashomon.1950.720p.BluRay.x264-CiNEFiLE[imdb top250 #86] Link liên kết part 20 hỏng rồi bạn ơi, pls reup again. Thanks
Ðề: [Lã Sanh Môn] Rashomon.1950.720p.BluRay.x264-CiNEFiLE[imdb top250 #86] Hôm trước download thì nó báo là link file này k còn tồn tại, hôm nay thì được lại rồi, chẳng hiểu
Ðề: [Lã Sanh Môn] Rashomon.1950.720p.BluRay.x264-CiNEFiLE[imdb top250 #86] Chào mọi người sau đó người Mỹ họ có làm lai phim này tựa : "The Outrage (1964)".Tôi có link bên netkingvn.com (mediafire) có cả phụ đề tiếng anh rất khớp ..Bạn nào giỏi sinh ngữ hoặc BQT nếu có nhã ý vui lòng dịch qua tiếng việt thì tốt biết mấy...Thân ái Mã: http://www.mediafire.com/?sharekey=b7b6e5328b1eb1a96e7203eb873681290123c68777e22a6a515d15c8b368bfbe Mã: pass unlock :netkingvn.com Sao không thấy động tĩnh gì cả ? Phiền bác "ivy86" giúp cho
Ðề: [Lã Sanh Môn] Rashomon.1950.720p.BluRay.x264-CiNEFiLE[imdb top250 #86] phim này có vẻ hay, bác nào có sub việt thì cho em xin nhé
Ðề: [Lã Sanh Môn] Rashomon.1950.720p.BluRay.x264-CiNEFiLE[imdb top250 #86] NHư vậy là HDVN đã có 3 tác phẩm của Đại cao thủ Võ sĩ đạo A.Kurasawa nhưng rất tiếc lại thiếu sub VN 2 phim là 7 chàng võ sĩ đạo và phim ni .Rất mong các bác hoàn chỉnh giúp cho những ai mê A.K như tôi.Thanks
Ðề: [Lã Sanh Môn] Rashomon.1950.720p.BluRay.x264-CiNEFiLE[imdb top250 #86] Phim này có sub việt ko các bác ?
Ðề: [Lã Sanh Môn] Rashomon.1950.720p.BluRay.x264-CiNEFiLE[imdb top250 #86] Vậy rốt cuộc hung thủ là ai?