Mặt nạ là sản phẩm bổ sung dưỡng chất hoặc điều trị tức thì cho làn da. Bạn sẽ khó thấy hiệu quả nếu chỉ đắp mặt nạ một cách thưa thớt. Nhưng nếu sử dụng nó thường xuyên, đúng cách và đúng liều lượng, những miếng mặt nạ sẽ mang đến điều khác biệt. Đắp mặt nạ vốn là một phương thức làm đẹp cải tạo làn da, bổ sung dưỡng chất mà những loại kem dưỡng chưa đáp ứng được. Tuy nhiên, vẫn có những sai lầm “chết người” mà không phải ai cũng biết khi đắp mặt nạ khiến cho da không những không hề đẹp lên mà còn có xu hướng ngày một xấy đi, đó là… 1. Những loại mặt nạ có thể đắp thường xuyên – Lotion mask Lotion mask chính cách đơn giản nhất để khóa ẩm làn da sau khi rửa mặt, đem lại trạng thái căng mọng, mướt mịn cho tế bào da. Mỗi ngày, đắp lotion mask 3 phút sau khi làm sạch da, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi đáng kinh ngạc. Cách làm: nhúng miếng mặt nạ giấy vào lotion hoặc nước cân bằng, đắp lên mặt. – Mặt nạ lòng trắng trứng Lòng trắng trứng chúa rất nhiều protein, lipid và cả collagen. Mặt nạ lòng trắng trứng là một trong những cứu tinh của các cô gái khi muốn loại bỏ những đốm mụn đầu đen đáng ghét. Nữ diễn viên Song Hye Kyo cũng từng tiết lộ rằng bí quyết sở hữu một làn da trắng mịn không tỳ vết của cô là nhờ việc đắp mặt nạ lòng trắng trứng mỗi ngày. – Mặt nạ lô hội Gel lô hội là loại mặt nạ có thể đắp hàng ngày để làm dịu đi những vết cháy nắng, côn trùng cắn hoặc sưng tấy do mụn. Chỉ cần đắp một lớp gel dày chừng 3-5mm, để trên mặt khoảng 15-20 phút và rửa sạch, da sẽ được làm dịu đáng kể. Xem thêm: Sản phẩm của Công ty Botania giúp trị mụn hiệu quả như thế nào 2. Những sai lầm cần tránh khi đắp mặt nạ – Đắp mặt nạ quá dày Lớp mặt nạ quá dày sẽ bịt kín các lỗ chân lông, làm da trở nên bí. Da có thể dễ dàng nổi mụn hoặc trở nên mẫn cảm với chính các thành phần có trong mặt nạ. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng những miếng mặt nạ giấy có sẵn thấm vào dung dịch để kiểm soát liều lượng hoặc chỉ nên dàn một lớp mỏng vừa đủ, không quá 2mm để đảm bảo các dưỡng chất vừa có thể thẩm thấu mà vẫn không làm da bị “ngộp thở”. – Đắp mặt nạ quá lâu Thông thường, thời gian tiêu chuẩn dành cho việc đắp mặt nạ sẽ kéo dài từ 15 – 20 phút/lần tùy vào độ lỏng, đặc của mỗi loại mặt nạ, trừ mặt nạ ngủ có thời gian sử dụng qua đêm. Nếu để mặt nạ lưu lại quá lâu trên da sẽ xảy ra hiện tượng mao dẫn. Mặt nạ sẽ trở nên khô căng và khi ấy, chúng hút ngược lại độ ẩm và dưỡng chất từ da để cân bằng. BoniSnow thành phần những gì? – Đắp mặt nạ quá thường xuyên Trừ một số loại mặt nạ đặc biệt được nhắc đến bên trên thì hầu hết các sản phẩm mặt nạ đều được các chuyên gia khuyên dùng là không nên đắp quá 2-3 lần/tuần nếu không muốn da bị thừa dưỡng chất, cản trở việc thẩm thấu của các sản phẩm dưỡng da khác hoặc nặng hơn là nổi mụn. – Chỉ đắp duy nhất một loại mặt nạ Nếu bạn đang quen dùng một loại mặt nạ để điều trị mụn thì không có nghĩa là khi hết mụn bạn vẫn cứ nhất nhất dùng loại mặt nạ ấy. Cách tốt nhất là sử dụng linh hoạt các loại mặt nạ với nhau. Ví dụ: trong tuần, dùng kết hợp một loại mặt nạ trị mụn với mặt nạ làm sáng da, trị thâm… Hoặc có thể đắp các loại mặt nạ khác nhau lên các vùng da khác nhau nếu như bạn sở hữu làn da hỗn hợp. – Ăn uống, cười nói khi đắp mặt nạ Thói quen này không những khiến mặt nạ xô lệch mà còn dễ hình thành các nếp nhăn. Vậy nên, cách tốt nhất là bạn nên nằm thư giãn hoàn toàn, hạn chế đi lại và nghe một bản nhạc trong quá trình đắp mặt nạ để đảm bảo một làn da thực sự tươi trẻ, căng mịn.