HCM Mâm quả trầu cau trong ngày cưới và những điều cần biết

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi bunduongmqc10, 10/10/15.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. bunduongmqc10

    bunduongmqc10 New Member

    Tham gia ngày:
    4/10/15
    Bài viết:
    0
    Đã được cảm ơn:
    0
    Cưới Hỏi là một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta, và mâm quả trầu cau là vật phẩm không thể thiếu trong các mâm sính lễ. Nhưng không nhiều người biết được ý nghĩa đặc biệt của mâm quả trầu cau là gì? Dưới đây là nguồn gốc về mâm quả trầu cau trong ngày Cưới và những điều cần biết:
    Mâm quả trầu cau trong Ngày Cưới bắt nguồn từ truyện cổ tích:

    Thưởng thức trầu cau từ xa xưa đã trở thành thú vui của dân ta. Trầu cau thường xuất hiện trong cuộc sống thường nhật, trong ca dao, câu hát như:

    “Trầu này trầu tính trầu tình

    Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta”.

    [​IMG]


    Chúng ta vẫn thường được nghe ông bà nói rằng:

    “Miếng trầu là đầu câu chuyện”

    hay:

    “Miếng trầu ăn kết làm đôi

    Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng

    Trầu xanh, cau trắng, chay hồng

    Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên…”

    Trầu cau là sự thể hiện sự gắn bó son sắt giữa vợ chồng, anh em, làng xóm. Một mâm trầu cau đầy ắp, không chỉ thể hiện sự quý trọng mối tơ duyên của Cô Dâu và Chú Rể mà còn thể hiện ước nguyện cho hạnh phúc son đỏ như nước trầu. Sau đám cưới, nhà trai thường chia trầu cau thành nhiều gói và phát cho hàng xóm như một lời thông báo rằng gia chủ đã có con hiền dâu thảo.

    Những điều cần biết về mâm quả trầu cau trong Ngày Cưới:
    Mâm quả trầu cau trong Ngày Cưới thường được gia đình nhà trai chuẩn bị rất kĩ lưỡng, gồm 1 buồng cau và lá trầu xanh, mỗi quả cau thường đi kèm 2 lá trầu cho có đôi có cặp. Số quả cau trong buồng cũng được chọn theo phong tục dân gian (105 quả biểu trưng cho 100 năm hạnh phúc, 60 quả tượng trưng 60 năm cuộc đời…).

    Đối với người miền Bắc, trầu cau được têm cánh phượng, riêng lá trầu thì phải là loại trầu cay, dày và được phết vôi trắng đi kèm thuốc lào. Còn với người miền Nam, têm trầu phải theo kiểu bánh ú, với loại lá trầu ngọt và phết vôi đỏ.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này