HN Mẹo sử dụng tủ đông tủ mát công nghiệp hiệu quả trong mùa hè

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi cuzing, 6/10/15.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. cuzing

    cuzing Member

    Tham gia ngày:
    8/1/14
    Bài viết:
    50
    Đã được cảm ơn:
    0
    Mẹo sử dụng tủ lạnh công nghiệp hiệu quả trong mùa hè không chỉ giúp bảo quản tốt thực phẩm mà còn làm tăng tuổi thọ của máy và tiết kiệm được điện năng tiêu thụ. Sau đây là các lưu ý khi bảo quản tủ lạnh:
    [​IMG]
    [h=2]Chọn vị trí đặt tủ:[/h]Vì tủ lạnh cần tỏa nhiệt nên phải chọn vị trí thoáng mát để đặt tủ, nhằm làm mát tốt giàn ngưng tụ. Mỗi bề phải cách tường ít nhất 10cm để đảm bảo không khí đối lưu tự nhiên tốt.
    Nên đặt tủ ở nơi cao ráo, trên chân giá bằng nhựa là tốt nhất. Quanh tủ không nên đặt các chướng ngại vật cản trở không khí đối lưu.
    Đối với loại tủ đông tủ mát dùng quạt gió (giàn lạnh gián tiếp) khoảng cách đặt tủ với tường có thể nhỏ hơn do hệ thống dàn nóng được đặt ngay trong thân tủ.
    [h=2]Điều chỉnh nhiệt độ trong tủ:[/h]Có thể điều chỉnh nhiệt độ trong tủ nhờ núm vặn rơle nhiệt độ. Tủ thường gồm 2 ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm còn ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Ngăn đông có nhiệt độ - 60C, -120C hoặc -180C. Ngăn lạnh có nhiệt độ giống nhau từ 00C đến 100C tuỳ vị trí.

    Nếu đặt ở số 1 (ít lạnh nhất) vào mùa đông, nhiệt độ trong ngăn đông đạt khoảng - 180C; nhiệt độ ngăn lạnh khoảng 20C - 50C; còn nhiệt độ ngăn rau quả đạt 70C - 100C.

    Đây là nhiệt độ phù hợp để bảo quản thức ăn ngắn hạn. Nhưng vào mùa hè, muốn duy trì nhiệt độ đó cần phải điều chỉnh núm nhiệt độ lên số 4 hoặc 5 vì khi nhiệt độ bên ngoài tăng lên thì nhiệt độ trong tủ cũng tăng lên theo.
    Lưu ý là điều chỉnh nhiệt độ với tủ lạnh chỉ là thao tác nhằm làm cho thời gian động cơ chạy lâu hơn để đạt đến độ lạnh cần thiết,do vậy khi trời nóng,cần tạo không gian thông thoáng để tủ lạnh làm lạnh nhanh hơn,tránh lãng phí điện.
    [h=2]Bảo quản thực phẩm trong ngăn đông[/h]Thực phẩm kết đông (rắn thành đá) ở nhiệt độ -180C được bảo quản trong ngăn đông. Thời gian bảo quản từ vài tháng đến 1 năm. Cần bảo quản trong túi bảo quản dùng cho tủ lạnh nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh.
    Khi mang ra sử dụng, không nên rã đông bằng cách ngâm vào nước nóng hoặc cho vào lò vi sóng vì việc rã đông thô bạo làm mất dịch tế bào, giảm dinh dưỡng, chất lượng cũng như hương vị sản phẩm. Nên để rã đông tự nhiên với thời gian trước khi chế biến từ 30 phút đến 90 phút.
    Trong khu vực bếp công nghiệp inox, ngăn đông chỉ để bảo quản đông các sản phẩm đã kết đông sẵn. Không nên kết đông thịt tươi ở đây vì quá trình kết đông này là quá trình kết đông chậm. Các tinh thể nước đá lớn hình thành sẽ phá rách màng tế bào làm giảm chất lượng và dinh dưỡng sản phẩm. Nên để trong ngăn lạnh từ 6 đến 10 giờ sau đó cho lên ngăn đông để bảo quản.
    Bảo quản thực phẩm tươi trong ngăn lạnh

    Nhiệt độ ngăn lạnh hợp lý là 20C - 50C. Thức ăn chín chỉ bảo quản 1-2 ngày, thức ăn sống chỉ trong vòng 1 tuần. Bảo quản trong ngăn lạnh chỉ kìm hãm được sự phát triển của vi khuẩn. Để quên 5 - 6 ngày, các thực phẩm này vẫn chứa đầy vi khuẩn gây nấm mốc và vô cùng nguy hiểm cho sức khoẻ.
    Cũng để tránh lây nhiễm, nên sắp xếp các sản phẩm bảo quản đúng theo chỉ dẫn sẵn trên tủ như ngăn bảo quản trứng, bơ, sữa, phomat, thịt, cá sống và chín... Một điều cần lưu ý là đưa thực phẩm vào tủ bảo quản càng sớm càng tốt vì chất lượng và thời gian bảo quản càng được kéo dài.
    [h=2]Vận hành tủ ít tốn điện[/h]Điện tiêu tốn cho tủ lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đặc tính làm việc của tủ lạnh là dừng khi đủ lạnh và chạy khi thiếu lạnh.
    - Nhiệt độ trong tủ cài đặt càng thấp thì hệ số thời gian làm việc càng lớn (thời gian blốc chạy càng lâu, thời gian nghỉ càng ngắn) và tiêu tốn điện càng nhiều. Nhiệt độ đặt trong tủ hợp lý nhất là số 1 (trong 10 số) vào mùa đông và số 3 - 5 vào mùa hè. Thông thường tủ 200 lít mùa đông tốn 1kWh/ ngày đêm, còn mùa hè khoảng 2,5kWh/ ngày đêm.
    - Cần mở cửa tủ càng ít càng tốt và thời gian mở càng nhanh càng tốt vì mỗi lần mở cửa là một lần khoang tủ mất hầu hết không khí lạnh. Máy lạnh phải chạy để đưa toàn bộ khối không khí mới xuống nhiệt độ yêu cầu. Chú ý không để kênh hoặc hở cửa vì như vậy việc mất lạnh còn thậm tệ hơn nhiều, máy phải làm việc liên tục mà tủ vẫn không đủ độ lạnh.
    - Nếu là tủ cũ, tiêu tốn điện năng sẽ cao hơn tủ mới bởi nhiều lý do như blốc kém, cách nhiệt tủ hỏng, đổ mồ hôi trên mặt ngoài tủ, cửa đóng mà đèn trong tủ vẫn sáng, gioăng đệm cửa kém và hở, dàn lạnh đóng tuyết quá dày, chứa quá nhiều thực phẩm, nạp gas thừa hoặc thiếu, tắc ẩm, tắc bẩn...
    Nguồn: http://bepcongnghieppanama.com/su-dung-tu-dong-tu-mat-cong-nghiep-hieu-qua-mua-he/
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này