HCM-Toàn quốc Múa lân: Phong tục dân gian đặc sắc

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi dmttcsk, 9/3/18.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. dmttcsk

    dmttcsk New Member

    Tham gia ngày:
    6/3/18
    Bài viết:
    7
    Đã được cảm ơn:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Múa Lân:
    Một phong tục dân gian đặc sắc mang lại không khí tưng bừng náo nhiệt của nhân dân ta trong ngày lễ lội đó chính là múa lân, múa lân là loại hình văn nghệ dân gian với nhiều ý nghĩa tượng trưng nhất: chúc phúc, thịnh vượng, thanh bình và may mắn cho mọi người.[​IMG]
    Trải qua bao thế hệ, múa lân (múa sư tử, múa lân sư rồng) đã được xã hội hóa để phục vụ và đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng. Ngoài các ngày lễ Tết, lân còn xuất hiện trong các dịp khai trương thương hiệu, các buổi lễ động thổ, liên hoan hoặc chào đón khách quý nước ngoài.
    [​IMG]
    Hình ảnh con lân là con vật thuộc bộ tứ linh (Long – Lân – Quy – Phụng) mang lại nhửng điềm lành, tạo bước khởi đầu tốt đẹp, thuận lợi. Vì vậy, múa lân không thể thiếu trong cácdịp khai trương thương hiệu, các buổi lễ động thổ, liên hoan…
    Múa Lân Sư Rồng (ba nhân vật: lân-sư-rồng) trong các Sự kiện

    Trong khi nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần được khôi phục thì loại hình múa Lân – Sư – Rồng là phát triển mạnh. Trong các Sự kiện Khai trương, Khởi công, Động thổ, Khánh thành, mừng công…, múa Lân – Sư – Rồng thường xuất hiện vì ba con thú này đều tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông… Đây cũng chính là tiết mục gây ấn tượng và được các đối tác nước ngoài rất thích thú trong các chương trình tổ chức sự kiện của Công ty lớn

    Múa Lân – Sư – Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là múa tranh tài với nhau giữa các đội và giữa các quốc gia có nhiều đội Lân – Sư – Rồng.
    Hơn nữa, trong mỗi dịp xuân về, đó đây tổ chức những cuộc vui truyền thống như đánh đu đánh vật, chọi trâu, đua thuyền, hát bộ, hát dân ca, nhưng hình như ai cũng thích xem múa Lân – Sư – Rồng hơn cả, bởi nó mang đậm nét dân tộc, nét văn hóa và nét nghệ thuật, rất truyền thống và rất đặc trưng của Châu Á, rất hợp với sở thích người trẻ lẫn người già. Xuân của đất trời ngàn năm vẫn vậy. Múa Lân – Sư – Rồng vẫn nguyên nét nghệ thuật từ ngàn năm xưa.
    Có nhiều kiểu múa lân:
    * Độc chiếm ngao đầu: Một con lân biểu diễn, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy dũng của một mãnh tướng, một vị anh hùng, một hảo hán,
    * Song hỉ: Hai con lân cùng biểu diễn, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp.
    * Tam Tinh: Ba con lân hợp múa với ba màu đỏ, đen, vàng. Mong muốn mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ.
    * Tam Anh: Ba con lân cùng múa, diễn tả Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết.
    * Tứ Quý hưng long: Bốn con lân cùng múa, gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn phương, bốn mùa, bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự trường thọ, sung mãn, mạnh khỏe và hạnh phúc.
    Chúc bạn có một ngày vui vẻ!
    Vietlink – Cho thue mua lan su rongcho thue nhom mua lan tphcm
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này