Mụn cóc, mụn cơm nguyên nhân do đâu – cách phòng như thế nào?

Thảo luận trong 'Chợ cũ' bắt đầu bởi quangbinh1986, 2/8/18.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. quangbinh1986

    quangbinh1986 Member

    Tham gia ngày:
    5/6/18
    Bài viết:
    44
    Đã được cảm ơn:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Mụn cóc, mụn cơm là loại mụn xếp vào bệnh về da liễu và theo thống kê của bộ y tế thì trên thế giới có 40% dân số bị mắc loại bệnh này. Đối với những người biết loại bệnh này thì họ có những cách chữa trị phù hợp, nhưng với những người không biết sẽ rất dễ nhầm lẫn loại mụn này với các nốt chai, sần, để lâu sẽ khiến bệnh nặng và khó chữa hơn. Cho nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hãy tìm hiểu qua về loại bệnh này để có cách phòng chống, chữa trị tốt nhất nhé.

    Và trong bài viết này, tôi đề cập đến 5 vấn đề cơ bản mà mọi người cần biết:

    1. Mụn cóc, mụn cơm là gì?

    Mụn cóc hay dân gian còn gọi là mụn cơm. Trước kia mọi người vẫn không hiểu rõ nguyên nhân bị mụn cóc, nghĩ là do chạm vào con cóc hoặc do cơ địa phát sinh. NHưng thực chất mụn cóc, mụn cơm là một bệnh lý do virus Human Papilloma Virus (HPV) gây ra và thường gặp ở độ tuổi từ 15 đến 30, không phân biệt giới tính. Chúng thường có màu giống với màu da hoặc màu đen, nâu, đen xám.

    Mụn cóc, mụn cơm thường mọc trên bàn tay hoặc ngón tay, nếu không được điều trị dứt điểm, nó có thể lây lan đến những bộ phận khác của cơ thể hoặc lây cho người khác.

    Loại mụn này chia làm 4 dạng chính:


    _ Dạng mụn cóc thông thường(verruca vulgaris, wart) do virus HPV tuýp 2 và tuýp 4 gây ra. Khi phát bệnh, trên da sẽ xuất hiện những cục sẩn cứng, nhấp nhô, bề mặt hình tròn, đường kính từ 2 đến vài chục milimét thường có màu xám. Có thể xuất hiện ở bất kì vùng da nào, nhưng thường gặp nhất ở vùng lòng bàn chân, bàn tay do đụng chạm nhiều.

    _ Mụn cóc phẳng (verruca plana). Khi mắc phải loại mụn này, trên da người bệnh sẽ xuất hiện những sẩn nhỏ hơi nhô cao, muốn phát hiện được phải nhìn và sờ kỹ, thường có màu vàng nâu, kích thước từ 1 – 5 mm, bề mặt khá trơn láng. Loại này thường lây lan nhanh, nên sẽ xuất hiện từ vài chục đến vài trăm mụn cóc nhỏ trênda, đôi khi còn mọc thành vệt dài (hiện tượng Koebner). Đây là một trong các dạng mụn cóc thường gặp nhất.

    Mụn cóc phẳng thường mọc ở mặt hay cổ, vùng lưng bàn tay, cẳng tay. Nếu mụn đã lây lan nhiều thì sẽ rất tốn thời gian trong việc điều trị. Tuy nhiênnhững mụn này lành tính chúng không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây mất thẩm mỹ.

    _Mụn cóc ở chân (verruca) Đố là loại mụn cóc thường mọc thành chùm ở lòng bàn chân hay gót chân

    _Dạng mụn cóc sinh dục (Condyloma acuminatum, Verruca acuminata, genital warts), còn gọi là Sùi Mào Gà. Đây là loại mụn cóc do virus HPV tuýp 6 và tuýp 11 gây ra, chúng thường mọc ở các vị trí như bộ phận sinh dục nam và nữ, hâu môn, mọc ở miệng, lưỡi. Nguy hiểm hơn nếu mắc virus HPV tuýp 16 và tuýp 18 có thể gây ung thư cổ tử cung ở nữ và ung thư dương vật ở nam.

    2. Nguyên nhân gây ra bệnh

    Virut xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân qua các vết chầy xước trên bề mặt da. Thường thì trẻ em hay nghịch sẽ dễ có tỉ lệ mắc cao hơn.Trẻ sơ sinh có thể bị lây bệnh từ người mẹ mắc bệnh trong lúc sinh đẻ.

    Khi cắt móng chân móng tay mà dụng cụ cắt không được làm sạch, có thể trước đó người bị nhiễm bệnh đã cắt.

    Những người có hệ miễn dịch kém hoặc mắc các căn bệnh suy giảm miễn dịch dễ bị lây nhiễm và rất lâu khỏi.

    Lây mụn cóc khi sờ vào mụn cóc của người bệnh khác khi có vết thương hở hoặc không vị sinh sau khi sờ vào mụn.

    Sử dụng chung dao cạo, khăn với người người bị bệnh mụn cóc.

    3. Đối tượng dễ mắc bệnh

    Trẻ em là đối tượng mắc mụn cơm mụn cóc khá cao bởi tính hiệu động, hay thích đi chân đất chạy nhảy thường bị trầy xước tạo điều kiện virus xâm nhập.

    Chị em phụ nữ thường xuyên có thói quen đi làm móng, cắt khóe móng tay, móng chân.

    Ngoài ra, những người suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, mắc các bệnh ung thư máu, lymphoma hay nhiễm HIV/AID,… cũng là đối tượng dễ bị mụn cóc.

    4. Bị bệnh mụn cơm mụn cóc nên điều trị thế nào?

    Cuộc sống giờ đây đã hiện đại hơn rất nhiều và có nhiều cách điều trị mụn cóc được áp dụng phổ biến. Tùy vào từng trường hợp và mức độ nặng nhẹ mà các bạn lựa chọn cho mình một giải pháp sao cho phù hợp. Và có 3 cách chữa trị khác nhau tùy vào sở thích và nhu cầu của mỗi người bệnh.

    a. Cách Chữa trị mụn cóc tại nhà

    Dân gian lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm trị mụn cóc, mụn cơm khá đơn giản và dễ thực hiện, có 3 phương pháp mọi người hay dùng

    _Phương pháp trị mụn cóc bằng lá tía tô. Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô khá đơn giản, bạn hãy vò nát hoặc giã nát lá tía tô và đắp trực tiếp lên những nốt mụn. Sau đó, lấy vải (băng) sạch để cuốn lại. Làm liên tục như vậy trong vài ngày và theo dõi kết quả.

    _Phương pháp trị mụn bằng chuối tiêu xanh. Trước tiên bạn chuẩn bị một quả chuối tiêu xanh, lột lấy vỏ. Bạn cắt vỏ thành từng miếng nhỏ,sử dụng nước muối vệ sinh sạch sẽ vùng mụn có, bạn dùng mặt trong vỏ chuối xát mạnh vào những nốt mụn. Lúc này nhựa chuối tiết ra sẽ thẩm thấu vào từng nốt mụn.Bạn để đến khi bề mặt da khô lại thì rửa lại với nước sạch. Chỉ cần kiên trì thực hiện trong 1 tuần, sẽ có kết quả.

    _Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một nhánh tỏi tươi, xắt lát và chà đi chà lại lên mụn cóc để cho tinh chất tỏi ngấm vào mụn. Bạn thực hiện cách này nhiều lần trong ngày để mang lại hiệu quả tối ưu. Lưu ý khi dùng tỏi bạn chỉ để trên da 10-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. VÌ nếu để tỏi trên da lâu sẽ làm bỏng, rát da của bạn.


    Ba phương pháp trên được nhiều người truyền tai nhau để chữa trị khi mắc phải mụn cóc, bởi chúng dễ làm, dễ tìm nguyên liệu, tiết kiệm và khá là an toàn. Tuy nhiên, cách chữa trị bằng mẹo của dân gian không phải lúc nào cũng khỏi, nó con tùy vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người nữa.


    b. Chữa mụn cóc bằng công nghệ laser hoặc tiểu phẫu

    Cũng có một số người không muốn chữa bằng mẹo vì cách chữa đó không nhanh, đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại. Mà cũng đúng vì bây giờ chúng ta có thể ứng dụng khoa học vào việc chữa bệnh nhanh và tiện lợi.

    Khi bạn bị mắc bệnh mụn cóc mụn cơm, điều bạn cần làm là vào các bệnh viện da liễu trung ương, hoặc phòng khám chữa bệnh da liễu uy tín và khám bệnh. Ở đó các đội ngũ y bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh và lập phác đồ chữa trị phù hợp với bệnh của từng người. Đa số khi khám chữa bệnh tại bệnh viện hoặc phòng khám đều khuyên bệnh nhân nên dùng công nghệ laser hoặc tiểu phẫu. Cách chữa trị này nhanh gọn tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số nhược điểm sau:”

    – Giá thành khá cao.

    – Chỉ loại bỏ được mụn cóc tại vị trí tác động, mụn vẫn có khả năng tái phát, lây lan.

    – Gây đau đớn sau tiểu phẫu, có thể bị nhiễm trùng nếu không giữ gìn vệ sinh tốt sau khi tiểu phẫu.

    c. Sử dụng thuốc comax điều trị mụn cóc

    Nếu bạn không thích chữa bằng các bài thuốc dân gian, sợ đi làm tiểu phẫu vì gây đau đớn thì sao không thử tìm hiểu có loại thuốc nào đặc trị bệnh mụn cóc mụn cơm. Trên thị trường thuốc có nhiều loại thuốc trị mụn cóc, mụn cơm, với nhiều giá thành khác nhau, tuy nhiên có một loại thuốc vừa mới được sản xuất và được nhiều người tin dùng với giá cả hợp lí, đó là thuốc đặc trị mụn cóc mụn cơm Comax.

    Thuốc Comax được điều chế từ dung dịch hỗn hợp, khi sử dụng, thuốc sẽ thấm sâu vào chân mụn; giúp tiêu diệt virus HPV và chữa khỏi mụn cơm, mụn cóc, mụn mắt cá chân.Hiện nay phương pháp chữa trị mụn cóc bằng thuốc comax được áp dụng rộng rãi bởi cách sử dụng dễ dàng, không cần kiêng khem, thời gian dứt bệnh nhanh chóng (chỉ 1 – 2 tuần) và giá thành hợp lý. Đặc biệt nhiều người lựa chọn phương pháp này và đều cảm thấy rất hài lòng.

    5. Làm cách nào để phòng tránh mụn cóc hiệu quả?

    Sau khi chữa hết bệnh mụn cóc, mụn cơm thì bạn cũng đừng vội đắc ý và chủ quan, vì loại bệnh này có thể quay trở lại nếu bạn không biết cách phòng tránh đấy. Vì vậy chúng ta nên

    _Lau chùi bồn tắm cẩn thận sau khi tắm, không nên dùng chung khăn tắm. Nếu bị mụn cóc ở chân thì nên dán nốt mụn lại khi đi bơi lội hay vào nhà tắm để tránh lây lan sang cho người khác. Dùng băng keo dán mụn cóc để giúp cho trẻ không cắn hay cào gỡ mụn cóc.

    – Nên chọn những đôi giày/ dép vừa vặn với đôi chân, tránh trường hợp giày quá rộng hoặc quá hẹp. Sử dụng các miếng đế lót giày ở vị trí có mụn cóc để giảm đau và bớt khó chịu

    – Giữ đôi chân, bàn tay luôn khô ráo, rửa sach sẽ sau khi chạm vào mụn cóc.

    – Nếu đi tất tay vào mùa đông hay mùa hè thì nên thay tất thường xuyên.

    – Dụng cụ cắt móng tay, móng chân nên được khử trùng sạch sẽ.

    – Các bậc phụ huynh nên cho con trẻ chơi ở những nơi thoáng mát, ra ngoài nên đi giày dép và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

    Trên đây là những giải đáp về mụn cóc là gì, nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng tránh mụn cóc hiệu quả mà chúng tôi tổng hợp được, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của chuamuncoc.com nhé!

    Nguồn: https://chuamuncoc.com
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này