HN-Toàn quốc Nhận thức đúng về tác dụng của mũ bảo hiểm cho trẻ em

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi thangneymar, 22/6/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. thangneymar

    thangneymar New Member

    Tham gia ngày:
    22/6/16
    Bài viết:
    0
    Đã được cảm ơn:
    0
    Hàng loạt lý do đã được các bậc phụ huynh đem ra biện minh cho việc không đội mũ bảo hiểm (MBH) cho trẻ em khi tham gia giao thông khiến một chủ trương đúng đã không phát huy hiệu quả. Mỗi ngày trôi qua, hàng nghìn trẻ em đang gặp nguy hiểm khi đi xe máy do không được đội MBH.

    Kết quả khảo sát gần nhất của AIP (năm 2014) tại một số địa phương thí điểm triển khai chương trình đội MBH cho trẻ em cho thấy, tại Hà Nội, tỷ lệ trẻ em đội MBH là 23,2% (tăng 5% so với lần khảo sát vào năm 2013). Tương ứng, tại TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ này là xấp xỉ 50% (tăng 4,2%). Tại Đà Nẵng, tỷ lệ này là 37,1% (giảm 1,4%). Trong khi đó, nhiều bậc phụ huynh khi được hỏi đều viện dẫn hàng loạt lý do cho việc không đội MBH cho trẻ khi tham gia giao thông và phổ biến nhất là sợ trẻ ảnh hưởng đến đốt sống cổ; nhà gần, không cần phải đội mũ; ở trường học không có nơi cất mũ…

    Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm cả nước có hơn 1.900 trẻ em tử vong vì tai nạn giao thông, chiếm 24-26% tổng số trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích. Tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi chiếm 13,4% số ca chấn thương sọ não do TNGT, trong đó có gần 50% các trường hợp nạn nhân TNGT bị chấn thương sọ não là do không đội MBH hoặc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng.
    [​IMG]
    Hơn chục năm qua, Việt Nam đã quyết liệt thực hiện chủ trương toàn dân đội MBH khi tham gia giao thông. Riêng chủ trương đội MBH cho trẻ em khi tham gia giao thông đã được Ủy ban ATGT quốc gia, Bộ GD-ĐT phối hợp với Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (AIP) triển khai từ năm 2011. Tuy nhiên, dù rất quyết tâm cải thiện tỷ lệ trẻ em đội mũ, song không phải nơi nào, cơ quan, đơn vị nào cũng thực sự quan tâm. Nhiều cá nhân, gia đình vẫn đang coi đây là chuyện của người khác.
    Đại diện Ban ATGT TP Hà Nội cho rằng, công tác phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và xử lý vi phạm chưa quyết liệt là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trẻ em không đội MBH cao.


    Để giảm thiểu tỷ lệ chấn thương sọ não mỗi khi xảy ra TNGT liên quan trẻ em, trước tiên chúng ta phải thay đổi nhận thức từ chính người lớn. Ông Greig Craft khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần hiểu rằng việc đội MBH cho con là hành động thể hiện tình yêu thương chứ không phải chỉ vì luật pháp quy định.

    Và hãy nhớ rằng đội MBH không bảo đảm chất lượng cũng giống như việc uống thuốc "dởm" khi bị ốm...Hãy tìm đến những công ty sản xuất mũ bảo hiểm uy tín chất lượng nhất để sau này mình không phải hối tiếc
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này