Rối loạn kinh nguyệt - không thể xem thường Rối loạn kinh nguyệt là căn bệnh phụ khoa phổ biến của phụ nữ trong độ tuổi từ giai đoạn dậy thì cho đến thời kì tiền mãn kinh. Rối loạn kinh nguyệt bao gồm những hiện tượng: chậm kinh, tắt kinh, kinh nguyệt ngắn, đau bụng kinh, máu kinh bị biến sắc, vón cục và có mùi. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi tâm sinh lý, căng thẳng, chế độ ăn uống, hoạt động không hợp lý hoặc do một số căn bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, lạc nội mạc cổ tử cung… Kinh nguyệt bất thường gây mệt mỏi, khó chịu, thậm chí báo hiệu một số căn bệnh nguy hiểm đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Với trường hợp kinh nguyệt rối loạn do tâm lý, chế độ ăn và hoạt động quá sức, người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại thực đơn, công việc mỗi ngày, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Đối với trường hợp rối loạn kinh nguyệt bệnh lý, người bệnh cần tới các cơ quan y tế để khám, xác định rõ bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý. Xem thêm biểu hiện bệnh giang mai ở nam giới Viêm âm đạo - căn bệnh phổ biến Âm đạo là một bộ phận bám từ cổ tử cung ra bên ngoài cơ thể và được lót bằng một lớp niêm mạc. Viêm âm đạo là do mất cân bằng tại môi trường vùng kín và bị viêm nhiễm ở vùng âm đạo do các loại vi khuẩn, nấm candida, trichomonas và một số nhân tố bên ngoài khác. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm âm đạo là những triệu chứng khó chịu xung quanh vùng kín. Điển hình là âm đạo có cảm giác nóng, rát, ngứa ngáy, đi tiểu buốt. Thậm chí trong vùng kín có thể xuất hiện các nốt đỏ phồng rộp gây đau nhức. Khí hư ồ ạt ra nhiều, có màu trắng đục, vàng hoặc xanh và mùi hôi, tanh. Nếu thấy một trong số các triệu chứng trên rất có thể bạn đã bị viêm nhiễm vùng kín cần phải chữa trị. Bệnh viêm âm đạo là nguyên nhân dẫn đến hình thành các loại bệnh khác như: viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm nội mạc cổ tử cung…Đây cũng là những căn bệnh phụ khoa thường gặp của phụ nữ, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, có thể dẫn tới hiện tượng vô sinh, hiếm muộn. Ngoài ra viêm âm đạo còn là nhân tố gây cản trở quá trình thụ thai của phụ nữ. Hiện tượng khí hư ồ ạt bất thường, có mùi hôi sẽ cản trở việc tinh trùng gặp trứng gây khó có con. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ bị viêm âm đạo sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị sinh non hoặc bị nấm, viêm giác mạc… Khi mắc bệnh viêm nhiễm vùng kín, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc bôi, thuốc uống kết hợp với thuốc đặt bên trong âm đạo để tiêu diệt tận gốc vi khuẩn và nấm gây bệnh. Một số trường hợp nặng hơn cần áp dụng kĩ thuật hiện đại trong chữa trị viêm âm đạo. Để phòng tránh viêm nhiễm vùng kín, mỗi người cần vệ sinh vùng kín đúng cách, không sử dụng hóa chất thụt rửa âm đạo, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và tuyệt đối không quan hệ tình dục bừa bãi, nạo phá thai…. Tham khảo thêm: biểu hiện của bệnh sùi mào gà Viêm loét cổ tử cung - căn bệnh đáng lo ngại Đây là hiện tượng cổ tử cung bị viêm nhiễm, lở loét hoặc mưng mủ do nấm, vi khuẩn, vi trùng tấn công. Người bệnh thường thấy đau vùng hạ vị, rối loạn kinh nguyệt và xuất hiện khí hư có màu bất thường. Viêm loét cổ tử cung diễn biến theo ba giai đoạn: ban đầu vết loét dưới 1/3 cổ tử cung, lên đến giai đoạn 3 vết loét sẽ lan rộng lên 1/2 cổ tử cung, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn tới hiện tượng vô sinh.Khi vết viêm loét ở dạng nhẹ có thể sử dụng các loại thuốc bôi như Nitrat bạc 25 – 50%, Permanganat 40% hoặc kết tinh acid crom nguyên chất vào chỗ loét để tiêu diệt vi khuẩn. Đối với những vết loét nặng có thể sử dụng các phương pháp kĩ thuật mới như: phương pháp đốt điện, phẫu thuật lạnh, chiếu tia laser và phẫu thuật khoét chóp để hạn chế viêm nhiễm. U xơ tử cung - bệnh lý nguy hiểm khi nào? U xơ tử cung thực chất là căn bệnh phụ khoa lành tính. Đây là sự tăng trưởng của các mô tử cung về kích thước và số lượng. Trong cơ thể phụ nữ có thể xuất hiện một hoặc nhiều khối u xơ với nhiều kích cỡ khác nhau. U xơ có thể chia làm nhiều loại: u xơ ngoài tử cung, u xơ trong tử cung, u xơ dưới lớp niêm mạc tử cung. Theo thống kê khoảng 50% phụ nữ mắc u xơ cổ tử cung không nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Một số biểu hiện các chị em thường bỏ qua như: đau bụng dưới, tiểu nhiều, tiểu rắt, táo bón, đau hạ vị, ra máu âm đạo. Đặc biệt triệu chứng của người mắc u xơ còn thay đổi kích thước u theo chu kì kinh nguyệt. Chính vì vậy đây là căn bệnh phụ khoa ở nữ giới không thể bỏ qua. U xơ hình thành từ nhiều nguyên nhân như: rối loạn nội tiết tố, do viêm nhiễm, do sảy thai hoặc nạo phá thai. Đặc biệt, khi cổ tử cung bị viêm loét sẽ tác động đến niêm mạc tử cung làm hình thành u xơ ở mặt ngoài tử cung gây nhiều biến chứng nguy hiểm. U xơ tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh rong kinh ở phụ nữ, khiến cơ thể người bệnh ốm yếu, mệt mỏi do mất máu nhiều. U xơ tử cung còn gây biến dạng lớp nội mạc tử cung, gây cản trở quá trình làm tổ của trứng khiến khó khăn trong việc thụ thai. Người mẹ mắc u xơ tử cung có thể dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và thai nhi. U xơ tử cung có thể được điều trị bằng thuốc với những khối u kích thước nhỏ dưới 5cm. Tuy nhiên, dùng thuốc làm teo khối u không triệt để, dễ dàng bị tái phát. Do đó, người bệnh phần lớn sử dụng phương pháp thuyên tắc động mạch làm hoại tử khối u từ 6 – 10 cm hoặc phẫu thuật nội soi để bóc tách, hoặc cắt bỏ hoàn toàn khối u. Có thể bạn quan tâm: biểu hiện yếu sinh lý ở nam giới Viêm phần phụ và những dấu hiệu không thể bỏ qua Viêm phần phụ là các căn bệnh viêm nhiễm xảy ra ở vòi trứng, buồng trứng, dây chằng quanh tử cung, âm đạo. Viêm phần phụ được chia làn hai loại: viêm phần phụ mãn tính và viêm phần phụ cấp tính. Ở giai đoạn cấp tính người bệnh luôn ở trạng thái thân nhiệt cao, đau bụng, sốt nhẹ và phát hiện dịch nhầy có mủ ở âm đạo gây rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra nhiều. Khi đến giai đoạn mãn tính, người bệnh thấy sốt cao, đau phần bụng dưới, buồng trứng bị tổn thương gây hiện tượng xuất huyết âm đạo. Những biểu hiện này thường xảy ra rõ rệt sau khi quan hệ hoặc sau kì kinh nguyệt. Nguyên nhân gây viêm phần phụ phần lớn do vùng kín bị nhiễm khuẩn từ việc vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục và phá thai không an toàn, thay đổi nội tiết tố. Viêm phần phụ khiến cơ thể khó thụ thai, luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Chữa trị viêm phần phụ có thể sử dụng thuốc đặt, thuốc bôi, thuốc uống hoặc trực tiếp tiêm vào bắp người bệnh. Nếu tình trạng bệnh nhân không khả quan sẽ phải sử dụng phương pháp can thiệp phẫu thuật để dẫn lưu mủ qua ổ bụng hoặc mở củng đồ. Đặc biệt trong quá trình chữa trị, người bệnh cần phối kết hợp với việc giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tiêu diệt tận gốc mầm bệnh. Bài viết khác: bệnh giang mai