Những chuẩn chung về nội dung và hình thức của phụ đề

Thảo luận trong 'Phụ đề' bắt đầu bởi plimh, 20/12/11.

  1. plimh

    plimh New Member

    Tham gia ngày:
    16/3/11
    Bài viết:
    491
    Đã được cảm ơn:
    48
    Bài viết dưới đây mình lấy từ diễn đàn phudeviet và đã được sự đồng ý của tác giả, xin cám ơn bạn nomad (link nguồn ở cuối bài).

    Cá nhân plimh thấy bài viết này rất hay, thể hiện được tâm huyết và mục đích của người viết, nêu lên được những chuẩn mực cần có cho một phụ đề. Với cùng suy nghĩ này, hi vọng mọi người khi dịch phụ đề hãy cố gắng bám sát những chuẩn dưới đây để tiến tới xây dựng một cộng đồng subber tốt hơn, chuẩn hơn về nội dung và chú trọng hơn về cách trình bày.

    1/ Những tiêu chí quan trọng:
    2/ Chuẩn về chính tả:

    2.1. Viết hoa:

    + Viết in hoa ký tự đầu tiên khi bắt đầu một câu thoại.
    + Tên địa danh, tên riêng, tên quốc gia phải viết in hoa ký tự đầu.

    2.2. Về dấu câu:

    Cuối mỗi câu hoàn chỉnh trong phụ đề đều phải có dấu câu.

    Nhóm 1: dấu chấm (.) dấu hỏi chấm (?) dấu chấm than (!)
    + Viết liền các dấu câu thuộc nhóm 1 với từ liền trước nó.
    + Cách một khoảng trắng và viết hoa từ liền sau các dấu câu thuộc nhóm 1.

    Ví dụ:
    Nhóm 2: dấu phẩy ( , ) dấu hai chấm ( : ) dấu chấm phẩy ( ; )
    + Viết liền các dấu câu thuộc nhóm 2 với từ liền trước nó.
    + Cách một khoảng trắng và không viết hoa từ liền sau các dấu câu thuộc nhóm 2.

    Ví dụ:
    Nhóm 3: dấu gạch ngang (-) dấu ba chấm (…)
    + Dùng dấu gạch ngang giữa các âm tiết của từ phiên âm, ví dụ: tắc-xi, sô-cô-la, ra-đi-ô… (chú ý: không có khoảng trắng giữa các âm tiết)
    + Nếu dấu gạch ngang dùng trong trường hợp như sau thì phải có khoảng trắng trước và sau dấu gạch ngang:

    + Phải có dấu gạch ngang ở đầu câu thoại của mỗi nhân vật, khi xuất hiện hội thoại từ 2 nhân vật trở lên. Từ liền sau dấu gạch ngang phải được cách một khoảng trắng và viết hoa.

    Ví dụ:
    + Viết liền dấu ba chấm với từ liền trước nó.
    + Cách một khoảng trắng và không viết hoa từ liền sau dấu ba chấm (trừ trường hợp từ đó là từ bắt đầu một câu thoại mới)

    Ví dụ:
    Nhóm 4: các dấu ngoặc: dấu ngoặc đơn (abc), ngoặc vuông [abc], ngoặc kép “abc”, ngoặc đơn ‘abc’
    + Viết liền từ đầu tiên với dấu mở ngoặc, liền từ cuối cùng với dấu đóng ngoặc.

    Ví dụ:
    Viết đúng:
    Viết sai:
    + Chú ý, đã mở ngoặc thì phải đi kèm đóng ngoặc.
    + Về cách sử dụng ngoặc kép ("abc"):

    Dùng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại trực tiếp:
    Dùng để thuật lại một danh ngôn, một khẩu hiệu:
    Dùng để dẫn lại với thái độ mỉa mai, một từ hay ngữ do người khác dùng:
    2.3. Hạn chế tối đa dùng chữ số khi gõ phụ đề, trừ các trường hợp sau: năm (1988, 2010…), số phòng khách sạn (phòng 211, phòng 514…), số lượng từ 10 đổ lên (35, 197, 68…)

    3/ Chuẩn về trình bày:

    3.1.In nghiêng, in đậm:

    - Đối với phim nhạc kịch, hoặc có nhiều đoạn nhân vật ca hát, đầu và cuối các câu hát trong phụ đề phải có kí hiệu nốt nhạc (♪). Các câu hát phải được in nghiêng.

    Ví dụ:
    - Khi xuất hiện đoạn hội thoại giữa hai người trở lên, câu thoại của những người không xuất hiện trên phim nhưng vẫn đang nói phải được in nghiêng (để phân biệt với câu nói của người xuất hiện trên phim). Khi người nói xuất hiện thì câu thoại để bình thường.

    3.2. Tách/ngắt câu phụ đề:

    - Một câu phụ đề thông thường nên dài 2-3 giây, trừ trường hợp đặc biệt (câu hát ngân, câu nói dài và nhanh). Một dòng phụ đề chỉ nên dài 5-7 từ, tối đa 10 từ. Một câu phụ đề nên được tách làm 2 dòng, tối đa là 3 dòng trong các trường hợp "bất khả kháng" (ví dụ: kèm chú thích, câu phụ đề nhiều chữ nhưng thời gian hiển thị lại ngắn do nhân vật nói nhanh...)

    - Với những câu phụ đề nhiều chữ, nên gọt giũa, thu gọn câu chữ nhưng vẫn phải đảm bảo ý cho cả câu.

    - Với những câu phụ đề đã thu gọn nhưng có thời gian hiển thị >= 6 giây và vẫn còn nhiều chữ quá, choán cả vào phim, nên tách ra thành 2 câu mới, thậm chí là 3 câu mới.

    - Ngay cả bản thân những câu phụ đề không thuộc trường hợp trên, vẫn nên chú ý tách thành 2 dòng phụ đề sao cho cân xứng, dễ đọc, dễ hiểu. Cách này có lợi khi xem phim, mắt không phải quét từ trái qua phải nhiều mà tập trung được ở chính giữa.
    Ví dụ:
    Nên:
    Không nên:
    Không nên:
    3.3. Sửa lỗi câu phụ đề hiện chồng lên nhau (overlap):

    Dùng phần mềm Subpro ver 3.2 (tác giả Wizard) để fix tất cả các lỗi overlap có trong phụ đề.


    4/ Credit - Thông tin về phụ đề:

    Chỉ nên để credit ở cuối phim hoặc đoạn giới thiệu phim tránh gây khó chịu cho người xem.

    5/ Phần mềm làm phụ đề:

    Nên thống nhất dùng chung phần mềm làm phụ đề, tránh gây conflict phần mềm. Hiện nay, có hai phần mềm rất hữu dụng và có khả năng giải quyết được hầu hết các vấn đề về sub. Đó là Subpro phiên bản 3.2 của tác giả Wizard (diễn đàn hdvietnam) và Aegisub.


    * Subpro có thể dùng để dịch phụ đề hoặc sync theo timeline của sub Eng chuẩn, phát hiện và sửa lỗi overlap. Một tính năng nữa là chèn ký hiệu nốt nhạc (♪) (Chuột phải vào dòng sub Việt muốn chèn ký hiệu nốt nhạc, chọn subtitle B action, chọn Format, chọn Music Signs.)

    * Aegisub có thể dùng để sync theo sóng âm thanh của phần audio demux từ phim, hoặc để convert từ .srt sang .ass hay ngược lại.

    Link nguồn: http://phudeviet.org/showthread.ph
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/12/11

Chia sẻ trang này