Là phụ nữ ai cũng phải trải qua thời kỳ tiền mãn kinh. Có người giai đoạn này đến sớm, có người đến muộn hơn; có người chỉ cảm nhận sự xuất hiện của 1 vài triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh nhẹ nên có thể bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp là có thể cải thiện tình trạng. Ngược lại, có đến 20% phụ nữ không thể chịu được khi gặp hầu hết các triệu chứng của tiền mãn kinh nên phải điều trị bằng thuốc uống. Các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh thường gặp Sự thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ vào độ tuổi tiền mãn kinh có thể gây ra các triệu chứng dưới đây: Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt thất thường, có tháng đến sớm, có tháng đến trễ, có khi 2-3 tháng mới có kinh nguyệt 1 lần do việc phóng thích trứng (dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt) của buồng trứng gặp trục trặc. Tuy nhiên, 1 số bệnh ung thư phụ khoa cũng gây ra triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, do đó chị em phụ nữ cần lưu ý, nếu kinh nguyệt bất thường từ 3 tháng trở lên cần đi khám sức khỏe phụ khoa. Khó thụ thai: Bên cạnh hệ quả rối loạn kinh nguyệt, khi buồng trứng gặp trục trặc trong vấn đề rụng trứng thì việc có thai tự nhiên của phụ nữ tuổi tiền mãn kinh sẽ gặp khó khăn, nhiều trường hợp phải nhờ đến tiến bộ y học hỗ trợ. Cơn bốc hỏa: Xem thêm: Công ty Botania tuyển dụng nhận sự thời kỳ 4.0 Cảm giác nóng bừng từ ngực lên vai, cổ và mặt, thông thường kéo dài trong khoảng 2-3 phút hoặc lâu hơn. Mỗi ngày chị em có thể bị triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh điển hình này ghé thăm nhiều lần, thậm chí cả lúc đang ngủ. Tình trạng này có thế kéo dài vài ba năm cho đến 15 năm. Tính khí thất thường: Triệu chứng tiền mãn kinh rất thường gặp là chị em rất dễ nóng giận, đôi lúc lại nhạy cảm quá mức, hay lo âu, buồn phiền. Dễ tăng cân: Tuổi tác càng tăng thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể càng chậm lại, trong khi triệu chứng căng thẳng, lo lắng, mất ngủ thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh tạo điều kiện cho sự gia tăng tích tụ của các tế bào mỡ trắng, gây tăng cân, đặc biệt là sự mất cân đối về vóc dáng khi mỡ trắng thường tập trung ở vùng eo, bụng, đùi, bắp tay… của phụ nữ. Triệu chứng đau nhức: Sự thay đổi nồng độ các hormone khi phụ nữ bước vào tuổi tiền mãn kinh là nguyên nhân gây tình trạng loãng xương, viêm xương khớp, tức ngực, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Triệu chứng khô âm đạo: âm đạo giảm lượng dịch tiết và độ đàn hồi khiến chị em cảm thấy khó chịu, đau rát vùng kín, đau khi quan hệ tình dục. Giảm ham muốn tình dục: sự thiếu hụt các hormone tạo cảm giác khát khao, kèm theo tình trạng khô âm đạo, bốc hỏa, mất ngủ, khó chịu trong người… khiến chị em nhiều khi không còn thiết tha với chuyện chăn gối. Điều trị triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh bằng cách nào? Có chị em đi qua thời kỳ tiền mãn kinh rất nhẹ nhàng nhưng phần lớni không thể chịu đựng nổi hàng loạt những triệu chứng biến đổi tâm sinh lý kéo đến. Với những trường hợp các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống, chị em có thể cần phải uống thuốc nội tiết để điều trị. BoniBeauty tốt như thế nào cho phụ nữ tiền mãn kinh Tuy nhiên, thuốc nội tiết có thể gây ra một số tác dụng phụ, hơn nữa tùy vào từng trường hợp, việc uống loại thuốc nội tiết nào, liều lượng bao nhiêu, điều trị trong thời gian bao lâu… là phù hợp cần được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tránh những rủi ro gây ra cho cơ thể. Do đó, chị em không nên tự ý uống thuốc điều trị triệu chứng tiền mãn kinh mà cần đến cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa phụ sản đế được kiểm tra sức khỏe và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị. Nên ăn uống như thế nào ở tuổi tiền mãn kinh để cải thiện triệu chứng khó chịu – Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây, các loại hạt để bổ sung chất xơ, vitamin, đặc biệt là các loại rau họ cải lá xanh đậm, hạt lanh, hạt đậu nành, các loại quả mọng như – Nên uống nhiều nước để làm dịu mát cơ thể đồng thời duy trì độ ẩm cho da. Tránh các thức uống có thể khiến cơn nóng bừng tăng cao như uống rượu, uống trà, cafe và các thức uống có nhiều caffeine. – Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo lượng đường trong máu ổn định và có tâm trạng tốt, cần tập thể dục thường xuyên để giảm mệt mỏi, khó ngủ, đau nhức xương khớp.