Tiểu đường tuyp 2 được coi là căn bệnh thời đại, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có nhiều lầm tưởng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng. Tiểu đường là một bệnh mạn tính nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng... Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 9% người lớn từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường và dự báo đến năm 2030, tiểu đường sẽ là một trong 7 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Có nhiều nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến hiệu quả điều trị tiểu đường tuyp 2, phổ biến là những ngộ nhận sau: Không cần kiểm tra đường huyết thường xuyên Nhiều người bệnh chủ quan cho rằng không cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, cơ thể có thể tự cảm nhận được mức đường huyết tăng cao nhờ vào các triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về khả năng cảm nhận lượng đường trong máu của con người đã được thực hiện, và kết quả là hầu hết mọi người đều cảm nhận không chính xác. Nếu không kiểm tra đường huyết thường xuyên, người bệnh có thể gặp tai biến, thậm chí hôn mê và dẫn đến tử vong. Do đó, bệnh nhân tiêm insulin nên thực hiện kiểm tra đường huyết từ 3 tới 4 lần/ngày, bệnh nhân sử dụng thuốc đường uống nên thực hiện 1 lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tiêm insulin sẽ rất đau đớn Đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 thì chắc chắn điều trị tiêm insulin dài ngày, còn đối với đái tháo đường tuýp 2, có giai đoạn phải tiêm insulin hoặc một số trường hợp phải dùng insulin kết hợp với uống thuốc thì người bệnh lo sợ rằng quá trình tiêm insulin sẽ gây đau đớn. Đây là quan niệm sai lầm, bởi nhờ sự phát triển của y học hiện đại, việc điều trị tiểu đường đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Quá trình tiêm insulin sử dụng các kim tiêm nhỏ xíu, máy đo đường huyết cũng cho kết quả nhanh gọn và không hề gây đau. Đã có thuốc nên không cần kiêng khem ăn uống Nhiều bệnh nhân cho rằng đã có thuốc điều trị thì có thể ăn uống thoải mái theo ý thích, mà vẫn kiểm soát được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, những gì chúng ta ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tác dụng của thuốc và số lượng thuốc cần sử dụng, do đó bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Việc kiểm soát cân nặng và giảm cân (từ 5 tới 10% tổng trọng lượng cơ thể) sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Tiểu đường sẽ dẫn đến biến chứng, tàn tật Lầm tưởng lớn nhất của bệnh nhân tiểu đường là một khi đã mắc bệnh thì dù có điều trị thế nào cũng sẽ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như mất thị lực, tổn thương thần kinh, biến chứng thận... Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát được. Bệnh nhân dù phải sử dụng insulin trong nhiều năm nhưng sẽ không gặp phải các biến chứng nghiêm trọng nếu tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường Xem thêm: Bonidiabet là thuốc gì cho bệnh nhân tiểu đường Để kiểm soát tiểu đường hiệu quả, tránh biến chứng, bệnh nhân cần: - Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như rau củ, ngũ cốc nguyên hạt… giúp giữ ổn định đường huyết. Nên ăn ít, chia thành nhiều bữa. - Tránh sử dụng bánh mỳ, bánh ngọt, kẹo, đường, nước ngọt... vì sẽ làm nồng độ glucose trong máu tăng cao, dễ chuyển hóa thành chất béo. Không sử dụng đồ ăn nhanh, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat) - Tập thể dục đều đặn giúp giảm cholesterol, kiểm soát cân nặng, hỗ trợ điều trị tiểu đường. Xem thêm: Bonidiabet là gì ? Có chữa được bệnh tiểu đường không