[Phiêu lưu] The Way Back 2010 720p BluRay DD5.1 x264-VietHD | Internal HDBits, AweSome-HD ~ Đường Về

Thảo luận trong 'Fshare.vn' bắt đầu bởi v0minh, 4/11/15.

  1. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    213,714
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    [TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center]

    The Way Back 2010 720p BluRay DD5.1 x264-VietHD


    [​IMG]
    [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]
    Đường Về

    {Phụ đề tiếng Việt}


    (Jim Sturgess, Ed Harris, Colin Farrell)

    [​IMG] Ratings: 7.3/10 from 82,419 users


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]

    Thông tin phim. Click HERE:
    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]
    Dưới sự che chở của bóng đêm, trong cơn bão tuyết, bảy tù nhân của triều đại Stalin tàn bạo đã trốn thoát khỏi một nhà tù Liên Xô vào năm 1940. Họ, hiện tại là những người tự do, nhưng dĩ nhiên, cũng gần như là đi vào cõi chết, khi đối mặt với hành trình trở về bất chấp việc kế hoạch gần như không có khả năng thành công và hoàn cảnh địa hình hiểm trở một cách không khoan nhượng. Mang theo một ít thức ăn và trang bị, và hiển nhiên là không hề có ý thức về vị trí hay hướng đi cụ thể, họ bước vào một tương lai ngập tràn khó khăn và bi kịch. Được dẫn dắt bởi bản năng - ham sống và sợ chết - cùng với bản tính con người - lương thiện và sự tin tưởng - nhóm đã trải qua những biến đổi hoàn toàn và sâu sắc, đau khổ cùng cực lại hạnh phúc ngất ngây. Và trong toàn bộ quá trình, cả nhóm đều hướng về một mục tiêu: bước tới, tiếp tục bước tới và không ngừng bước tới.​

    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    [video=youtube;87kezJTpyMI]http://www.youtube.com/watch?v=87kezJTpyMI[/video]​


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    The.Way.Back.2010.720p.BluRay.DD5.1.x264-VietHD

    RELEASE SIZE..: 8.27 GiB
    RUNTIME.......: 2h 12mn
    ViDEO CODEC...: x264, CRF=16, [email protected]
    FRAMERATE.....: 24.000 fps
    BITRATE.......: 8 118 Kbps
    RESOLUTION....: 1280 x 546
    AUDIO.........: English AC3 5.1 @ 640 Kbps
    SUBTITLES.....: English (Forced), English
    CHAPTERS......: Included
    SOURCE........: The Way Back 2010 1080p ESP Blu-ray AVC DTS-HD MA 5.1-koletov

    RELEASE.DATE..: 13/10/2014

    .x264 iNFO
    x264 [info]: frame I:1277 Avg QP:14.45 size:135130
    x264 [info]: frame P:37321 Avg QP:16.06 size: 77913
    x264 [info]: frame B:152239 Avg QP:18.17 size: 33926
    x264 [info]: consecutive B-frames: 1.3% 2.1% 5.1% 13.2% 14.0% 49.9% 5.1% 1.8% 7.5%
    encoded 190837 frames, 6.65 fps, 8287.13 kb/s


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE]

    The way back được đánh giá là một bộ phim đầy tham vọng của đạo diễn Peter Weir khi mà nó được tạo dựng dựa trên cuốn sách gây tranh cãi năm 1956 The Long Walk của Slavomir Rawicz. Ông đã đem đến cho người xem một bức tranh sống động, chân thực về một hành trình dài hơn 4.000 dặm để tìm về với tự do, với gia đình.
    Ưu điểm :
    - Tạo hình nhân vật chân thật
    - Nhiều cảnh quay đẹp, hùng vĩ
    - Ý nghĩa phim hay

    Nhược điểm :
    - Mở đầu phim quá nhanh, khó hiểu
    - Phim có nhiều điểm chưa hợp lý

    Đánh giá chung :
    Diễn viên, diễn xuất :
    Diễn xuất của các diễn viên trong phim khá tốt, tuy nhiên nổi bật lên không phải là nhân vật chính Janusz mà lại là bộ ba Valka, ngài Smith và cô bé người Ba Lan. Nhân vật chính Janusz do Jim Sturgess thể hiện không có gì là thú vị để khám phá. Anh chỉ đơn giản là một người tốt xuất hiện trong phim để dẫn dắt mọi người đi đúng hướng.

    Trong khi đó, ngài Smith do Ed Harris thể hiện rất điềm đạm, cẩn thận và dứt khoát. Ông cũng mang đến sự từng trải và an toàn như một người cha cho cô bé cô độc người Ba Lan.

    [​IMG]

    Ngài Smith do Ed Harris thể hiện

    (Ảnh đánh giá phim The way back - một bộ phim hay năm 2010)

    Còn với nhân vật Valka do Colin Farrell thể hiện, đó là một vai diễn rất đáng. Dù là nhân vật phụ nhưng đây lại là một vai khó với những tình cảm phức tạp. Thế nhưng, Colin Farrell lại vào rất thật, rất sống động. Đằng sau vẻ ngông cuồng, đáng sợ của một tên tội phạm chuyên nghiệp, anh lại là một người giàu cảm xúc, tinh tế, hài hước và có phần thật thà. Và cũng giống như ngài Smith và vô bé người Ba Lan, đằng sau những cái cười ngạo nghễ, anh cũng có một bí mật.

    Đánh giá: 7.5/10

    Hình ảnh, âm thanh:
    Trong suốt nửa đầu của phim, các cảnh quay khá tối, và ngột ngạt như chính cuộc sống của các tù nhân ở trại. Phim cũng khiến cho người xem phải rùng mình trước những cảnh lạnh giá tê buốt của mùa đông và tối tăm mịt mùng ở một vùng đất hoang sơ bốn bề là rừng núi.

    Hình ảnh trong phim rất chân thật từ trang phục của các tù nhân, từ vẻ lôi thôi luộm thuộm của những người trốn trại đến những chi tiết rất nhỏ nhưng tinh tế như chân bị phù nề, sưng rộp do phải đi quá nhiều, mặt bị khô mốc lên vì gió và bụi…

    [​IMG]

    Cảnh các tù nhân trong trại tập trung của Liên Xô

    (Ảnh đánh giá phim The way back - một bộ phim hay năm 2010)

    Quang cảnh núi non rất trầm hùng cùng với vẻ mặt đầy tự sự của các nhân vật nhưng phim lại không lồng vào bất kỳ một bản tình ca nào cả. Thay vào đó chỉ là những bản nhạc không lời dồn dập như giục giã họ lên đường nhanh hơn, họ không có thời gian để nghỉ ngơi và chờ đợi. Cũng có thể đây là một trong những ý đồ của tác giả, vì khi quá đói khát, kiệt quệ người ta không có thời gian để kịp nghĩ đến những nỗi đau khác, hay ngôi nhà mà họ đang mơ về đẹp hơn mọi thứ khác trên cuộc đời này.

    Đánh giá: 7.5/10

    Nội dung:

    The way back là một cuộc hành trình trốn chạy khỏi chế độ nhà tù độc tài Liên Xô của một nhóm tù nhân, để tìm về với gia đình, quê hương. Với những khó khăn, vất vả mà họ phải đối mặt trên đường đi, phim đã vẽ nên một bức tranh sinh tồn thật sống động và một tình bạn thật đẹp giữa những người không cùng ngôn ngữ, không cùng lý tưởng.

    Nội dung phim mang nhiều yếu tố chính trị nên sẽ gặp nhiều sự bất đồng của một bộ phận xã hội, đặc biệt là những người ủng hộ chủ nghĩa công sản. Có lẽ chính vì vậy mà đạo diễn đã đưa ra một tuyên bố ngày từ lúc bắt đầu phim, đó là dựa trên một ghi chép có thật. Sự khoanh vùng này đã tăng thêm gánh nặng cho đạo diễn Peter Weir khi xây dựng lại câu chuyện theo cách của mình. Bởi nếu không có nó, ông có thể dễ dàng thêm thắt vào đó những chi tiết giả tưởng mơ mộng là đoàn người đang đói khát kia sẽ được một ai đó giúp đỡ, cứu giúp.

    Tình tiết phim lúc đầu trôi qua quá nhanh khiến người xem chưa kịp hình dung chuyện gì đang xảy ra đã vội phải tiếp nhận những thông tin khác nhau tại nhà tù ở Seberia. Thế nhưng càng về sau, khi thoại giữa các nhân vật trở nên ít hơn nhường chỗ cho các cảnh mệt mỏi rã rời thì mạch phim lại trở nên quá chậm rãi. Điều này vô tình làm loãng đi không khí bi hùng của bộ phim.

    [​IMG]

    Ngài Smith mệt mỏi kiệt sức giữa sa mạc

    (Ảnh đánh giá phim The way back - một bộ phim hay năm 2010)

    Phim cũng tồn tại nhiều điểm vô lý như có thể đi trong bão cát ở giữa sa mạc rộng lớn mà không hề bị lạc đường, hay họ hoàn toàn an toàn khi đi qua Mông Cổ hay Ấn Độ mà không bị dò xét bởi lực lượng quân đội. Đây cũng là một trong những khoảnh khắc lúng túng của The Way Back, và đạo diễn đã cố che nó đi bằng cách chuyển cảnh thật nhanh.

    [​IMG]

    Hình xăm về Stalin trên người của Valka

    (Ảnh đánh giá phim The way back - một bộ phim hay năm 2010)

    Phim lồng ghép khá nhiều thông điệp, nhưng lại không thể truyền tải hết đến người xem nên phần nào đó đã tạo nên sự gượng ép, khó hiểu. Tuy vậy, The way back vẫn là một bộ phim tâm lý xã hội đầy ý nghĩa. Nó là một cuộc hành trình tìm đường trở về, tìm về với tự do. Và bộ phim như một câu trả lời gián tiếp cho việc vì sao liên bang Xô Viết sụp đổ.

    Đánh giá: 7

    Phim này có đáng xem?
    Từ những nhận định ở trên, The way back được đánh giá là một bộ phim rất đáng để xem thử và trải nghiệm. Với một trực quan sinh động và lối dẫn chuyện tuyệt vời, đạo diễn Peter Weir đã tạo nên một cuộc hành trình đầy khủng khiếp và bất ngờ cho người xem.

    [​IMG]

    Các tù nhân trốn trại​


    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Link download[/TD][/TR]
    [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    Dung lượng: 8.3 GiB (1 link)

    [​IMG]
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!


    Other encode
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!



    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Phụ đề[/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    (đã có bản tiếng Việt)
    http://subscene.com/subtitles/the-way-back


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Các bản encode của phim[/TD][/TR][TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    720p:
    The Way Back 2010 720p BluRay DD5.1 x264-VietHD - {8.3 GiB} Fshare [​IMG] [​IMG]


    [/TD][/TR][/TABLE]
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/11/15
    kant1522a, nhutbao, minisoda and 9 others like this.
  2. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    213,714
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Ðề: [Phiêu lưu] The Way Back 2010 720p BluRay DD5.1 x264-VietHD | Internal HDBits, AweSome-HD ~ Đường Về | Jim Sturgess, Ed Harris, Colin Farrell (All 720p BluRay)

    Vượt ngục
    Khi tôi bảo bạn tôi là nhạc của Imagine Dragon nghe rất được, nó khen lấy khen để bài Demons. Một thời gian sau khi phát hành album đầu tay, Demons được dựng clip, trở thành một bài khá hot trên bảng xếp hạng Billboard và được rất nhiều người share, trích lời làm caption cho ảnh. Tình cờ, có thể nói là đánh dấu ngày kết thúc của mùa đông, tôi tìm nghe lại bản cover của bài hát này, mới để ý những câu hát phía sau: “When the day are cold and the cards are fold…” Như việc đọc tiểu thuyết và tìm ra được những câu văn ấn tượng sau màn chào đầu, bài hát có thêm câu này: “I can’t escape this now unless you show me how…” Và bất chợt, từ câu hát ấy, tôi nối một mạch liên kết dài với ba bộ phim mình vừa xem trong độ nửa năm trở lại đây, với những ý định bất chợt nhóm lên rồi vụt tắt trong tôi và cả những gì tôi vừa đọc được trong sách. Hành trình tìm sự giải thoát âu là lại tự lao vào một nhà tù khác, là một chuỗi dài những loay hoay.

    Ba bộ phim tôi muốn nói đều liên quan đến đề tài vượt ngục: The Shawshank redemption (1994), The way back (2010) và O brother, where the art thou? (2000). Đó là ba cuộc phiêu lưu kì vĩ và ba cuộc giải phóng tư tưởng ấn tượng.Cách nhìn, cách khai thác đề tài của từng bộ phim có sự khác biệt rõ rệt. The Shawshank redemption dựa trên cuốn tiểu thuyết của nhà văn Stephen King. Nó là một câu truyện mang tính thơ hiện thực và được đẩy lên thành một tư tưởng chủ đạo. Câu chuyện dễ gây liên tưởng đến bá tước Monte Cristo và có lẽ, nhà văn đã lấy ý tưởng từ một câu chuyện thật. Song, dù sao đi nữa, vì câu chuyện thật đấy chỉ là cảm hứng, nó đã được chuyển thể thành một tác phẩm văn chương, nên tôi không thực sự gắn kết với câu chuyện ấy lắm.

    Nói vậy, không có nghĩa là bộ phim không hay. Chẳng qua, tôi, có thể là bị ám ảnh bởi yếu tố sự thật nhiều hơn, kì vọng yếu tố thật quá nhiều trong một bộ phim và một tiểu thuyết, điều chỉ có nhiều ở phim tài liệu và tác phẩm lịch sử, tiểu sử. Hai nhân vật biểu trưng cho hai kiểu lý trí đối lập. Một bên khao khát tự do, bất bình vì sự hàm oan và điều tiếng, dù anh không thể hiện điều ấy ra ngoài. Một bên hài lòng với sự thể chế hóa. Thời gian ở tù đủ lâu để ông xoay sở, tái kiến trúc cuộc đời mình. Có thể đã bao phen muốn phản kháng, muốn được giải thoát. Nhưng quá nhiều lần bị khước từ đơn ân xá, ông đã cư xử mềm dẻo hơn, chấp nhận tù ngục như là một phần của cuộc đời mình. Ông không nhất thiết phải trở về lại nhà, với gia đình vợ con bạn hữu. Ông tự biến ngục tù thành ngôi nhà của mình và chấp nhận gắn bó.

    Theo tôi, thái độ của hai nhân vật không mâu thuẫn nhau, ý chí của họ cũng không mâu thuẫn nhau. Một bên tự do là thế giới bên ngoài là nơi anh ta có thể tung tác vùng vẫy, kiếm tiền và thực hiện những ước mơ của đời mình. Với người tù nhân già, tự do gần như trở nên đơn giản hơn, ít yếu tố ràng buộc hơn. Chỉ cần hài lòng, chỉ cần có thể tạo ra sự thoải mái, cái mà ông gọi là sự thể chế hóa con người. Đại diện nổi bật nhất của tư tưởng thể chế hóa chính là ông lão thủ thư, con người hiền lành và bác học nhất của nhà tù Shawshank. Ông đã tự gây thêm tội để được ở lại tù. Ông ra tù với tâm thái bất đắc dĩ, đến cuối cùng chọn cái chết như phương cách giải thoát cho cuộc đời mình.

    Thời gian đã bào mòn, đã đơn điệu hóa con người đi rất nhiều. Chính thời gian tạo nên sự già nua, sự ngại thay đổi, sự lạc hậu. Hơi cực đoan, nhưng theo tôi, họ đã chọn hai lựa chọn khác nhau, không có nghĩa là một bên còn nô lệ, một bên có tự do. Chủ quan là từ tâm thái người ta có thấy thoải mái hay không? Tự do đôi khi cũng là một cái lồng sắt ràng buộc con người, mặt khác, đôi khi người ta chấp nhận mình bị giam cầm một ít, bị nô lệ một ít, bị phụ thuộc một ít, bị kiểm soát một ít để yêu thương, để gắn bó, để ở lại trong cõi an nhiên mà thâm sâu muốn đón nhận. Tự do không nghĩa là bay nhảy khắp phương trời, nó cũng nhỏ bé và giản đơn như việc người ta chấp nhận ở lại cùng nhau, dưới một mái nhà và tôn trọng những nguyên tắc chung của nhau vậy.

    Với The Way Back, người ta ít có điều kiện tư tưởng và chiêm niệm về cái tự do và giam cầm hơn. Chỉ có một lựa chọn, là giải thoát, phải giải thoát thì mới được tự do. Bối cảnh câu chuyện chân thực hơn. Một phần, bộ phim không chuyển thể từ tiểu thuyết mà là một câu chuyện thật. Đệ nhị thế chiến là có thật, phát xít và sự tàn sát, xua đuổi là có thật, nhà tù địa ngục ở Siberie cũng không phải là cái mà nhà làm phim tưởng tượng ra. Muốn sống, muốn thoải mái và hạnh phúc, không phải chỉ cần tuân thủ luật lệ của tù ngục là đủ, bởi luật lệ quá khắc nghiệt. Tra tấn nhau, giành giật nhau, súc vật với nhau là những thái độ sống hiển nhiên được chấp nhận. Bởi vậy mà họ phải đi, họ phải thoát khỏi thành lũy của sự giam hãm, cầm buộc. Chuyến hành trình của họ quá dài, quá nhiều hy sinh, quá nhiều mất mát.

    Với người này, nó thực sự tạo nên ý nghĩa lớn, với người kia đơn giản là con đường trả nợ đời – để tha thứ cho mình, với người nọ là một ước mơ dang dở – đau đớn thay, giấc mơ mãi ở đó, sáng lấp lánh như một vì sao xa. Với The way back, người ta không phải đấu tranh nhiều về mặt tư tưởng, không phải chuyện là nên đi hay nên ở, ở thì sao và đi thì sẽ ra thế nào. Lựa chọn đơn giản hơn không có nghĩa là thực tế ít khắc nghiệt hơn. Những con người ấy đều ở thế đường cùng, họ sống trong những mối liên lụy. Tù tội không đơn thuần là hình phạt cho tội ác, hay án oan của riêng bản thân họ. Mà suy cho cùng, có cái án nào là hệ lụy cho một và duy nhất phạm nhân đâu?

    Thay đổi định hướng địa lí không ảnh hưởng đến mục tiêu định đạt ban đầu. Những con người dấn bước trong cuộc đời thực này, họ không tạo ra tư tưởng nhưng người ta vẫn chiêm ngắm và trầm tư về họ, về ý chí, về sự kiên cường. Sự quả cảm, phải chăng là kiên trì cho đến cuối, bởi nếu nói đến chuyện dám bứt phá hay không thì họ đều đã có thừa. Với điều này, thì những người nhỏ con bé họng, những người mỏng mảnh như cô gái duy nhất của The Way Back lại có nhiều hơn cả, chứ không phải là tay ma cô cầm dao giết người, giết chó gà không ghê tay.

    Rồi đến O brother, where the art thou? Trong ba bộ phim thì O brother where the art thou? gây cho người ta cảm giác ngạc nhiên, hoang mang hơn cả. Bộ phim vừa có nhiều yếu tố quá đỗi đời thường vừa thăm dặm vào những mũi kim nhọn của nhân sinh quan. Bộ phim giống như một câu chuyện ngụ ngôn hài hước, nhưng nó lại tạo được hiệu ứng văn chương đậm nét vì góc quay và cảnh quay quá đẹp. Rồi với chất folklore, với những bài hát và bản tin trên radio, với vấn nạn phân biệt chủng tộc (đảng Ku Klux Klan), với chiến dịch tranh cử bang… nó lại một lần nữa trở nên quá thật và đánh động khán giả. Đi ra khỏi ranh giới của một cuộc vượt ngục thông thường, nó thôi thúc nơi người xem những trăn trở về sự giải thoát, về cuộc vượt ngục mà thành lũy không đâu xa, không phải bằng gạch đá sắt thép gì ngoài những mặc cảm, những rào cản, những mệt nhoài của chính bản thân mình.

    Người ta tìm sự tha thứ, sự tha thứ là do tôn giáo, do bản thân hay do luật pháp? Bản thân tôi cho rằng, không hẳn cách đánh giá theo quan điểm vô thần là hoàn toàn đúng. Đúng trên lý lẽ mà bản thân ta còn băn khoăn thì đúng để mà làm gì? Nhưng nhà làm phim đâu cố áp đặt ý tưởng nào cho chúng ta. Chỉ có sự thật phơi bày ra đó cho chúng ta thấy, khi người ta coi tôn giáo là bùa chú tha thứ và trừng phạt, hình thức, trình diễn. Còn sự thật thế nào, chỉ có tòa lương tâm mới định án và tha tội được. Ba kẻ đào tẩu trong câu chuyện nửa thực nửa hư này vừa ngông nghênh mà vừa bình thường hết sức. Một kiểu ngốc nghếch, điên điên dễ gây tò mò. Người ta lại thấy rằng, dầu văn chương song nó không có gì xa vời. Đào tẩu và bị truy nã, lần này lượt khác được tha và chịu án.

    Không có cuộc vượt ngục có tầm tư tưởng, không có thiên anh hùng ca nào ở đây. Chỉ có hai kẻ ngốc bị thằng bạn gian manh lừa, dụ dỗ đi tìm kho báu. Kẻ gian manh cũng chẳng có ý gây ra sự gì, ngoài chuyện phải về nhà gặp vợ, phải can ngăn đám cưới mới của vợ. Danh dự với xã hội không còn thì danh dự của kẻ làm chồng làm cha, lương tâm và tình yêu thương vẫn còn muốn được biểu hiện ra ở dưới mái nhà nhỏ bé đó. Tôi đặc biệt chú mục vào từng lời của ông lão làm việc trên đường tàu. Ông xuất hiện ở đầu phim và trở lại ở cảnh cuối cùng của phim. Tôi muốn tìm cho ra ông là ai, muốn hiểu xem ông đến và đi trong câu chuyện này để làm gì…

    Ba bộ phim là một chuỗi những vấn đề, những giả thiết, những lập luận và chứng minh cho cái gọi là tự do và giam cầm, cho cái giải phóng và nô dịch. Tù ngục là minh họa tốt nhất cho hai khái niệm mâu thuẫn này. Nhưng liệu trở về cuộc sống đời thường, người ta có thôi ngớt nghĩ về nó hay không? Một câu chuyện đơn giản hơn ba bộ phim trên, ngoài “All the saints we see, are all made of gold” – lời ít ý nhiều của Demons, tôi biết có một vlog giản dị tầm dân thường ít tuổi, gần gũi hơn: “Giả thuyết con chim và cái lồng” của nhóm Chuyện 2 giờ sáng trên youtube. Tự hỏi, cái gọi là sự trói buộc hay giam hãm ấy, há chẳng phải là người ta tự tạo ra cho nhau và cho chính mình sao?

    Như người ta vẫn cho rằng yêu đương là một sự ràng buộc, làm việc là một ràng buộc, sống như một công dân là một ràng buộc – ràng buộc bởi một cái hợp đồng lớn mà người ta gọi là khế ước xã hội. Và hỡi ơi, trong tất cả sự sáng tạo đáng hoan nghênh và trân trọng, thì người ta còn sáng tạo ra cả sự ràng buộc này nữa, sáng tạo cũng bị giới hạn theo tư tưởng và trường phái đấy thôi. Hệt như việc nghĩ ra những quỷ kế lừa lọc và giết người hay đàn áp và trấn giữ khác.

    Cho đến bao giờ người ta mới thực sự hát một khúc tự do? Tự do nhất, chẳng phải là lúc ngồi nhìn bầu trời, ngồi ngắm cỏ cây và ngồi hát ru mình vô lo vô nghĩ đấy sao? Tự do nhất, chẳng phải là lúc cứ để mọi băn khoăn chảy đến rồi trôi đi đấy sao? Ta không còn nghĩ đây là đam mê hay là hình phạt nữa, không nghĩ đây là cùng đích hay là tận diệt nữa, ta chỉ làm, làm và không gán ghép một ý nghĩa nào vào đấy. Để cho bản thân sự vật, sự việc được nên trọn vẹn một cách tự nhiên nhất. Tự do là để mọi điều được như nó vốn có thay vì áp đặt những ý định riêng của ta vào. Tự do không chỉ là một quyền của riêng cá nhân mà còn là quyền của tất thảy mọi tạo vật vậy!

    Mỉa may thay, có vẻ như, muốn được tự do, thì không nên nghĩ nhiều về nó nữa!



    Broon

    The way back - Hành trình tìm về với tự do
    The way back được đánh giá là một bộ phim đầy tham vọng của đạo diễn Peter Weir khi mà nó được tạo dựng dựa trên cuốn sách gây tranh cãi năm 1956 The Long Walk của Slavomir Rawicz. Ông đã đem đến cho người xem một bức tranh sống động, chân thực về một hành trình dài hơn 4.000 dặm để tìm về với tự do, với gia đình.
    Ưu điểm :
    - Tạo hình nhân vật chân thật

    - Nhiều cảnh quay đẹp, hùng vĩ

    - Ý nghĩa phim hay



    Nhược điểm :
    - Mở đầu phim quá nhanh, khó hiểu

    - Phim có nhiều điểm chưa hợp lý


    Đánh giá chung :
    Diễn viên, diễn xuất :
    Diễn xuất của các diễn viên trong phim khá tốt, tuy nhiên nổi bật lên không phải là nhân vật chính Janusz mà lại là bộ ba Valka, ngài Smith và cô bé người Ba Lan. Nhân vật chính Janusz do Jim Sturgess thể hiện không có gì là thú vị để khám phá. Anh chỉ đơn giản là một người tốt xuất hiện trong phim để dẫn dắt mọi người đi đúng hướng.

    Trong khi đó, ngài Smith do Ed Harris thể hiện rất điềm đạm, cẩn thận và dứt khoát. Ông cũng mang đến sự từng trải và an toàn như một người cha cho cô bé cô độc người Ba Lan.

    [​IMG]

    Ngài Smith do Ed Harris thể hiện

    (Ảnh đánh giá phim The way back - một bộ phim hay năm 2010)

    Còn với nhân vật Valka do Colin Farrell thể hiện, đó là một vai diễn rất đáng. Dù là nhân vật phụ nhưng đây lại là một vai khó với những tình cảm phức tạp. Thế nhưng, Colin Farrell lại vào rất thật, rất sống động. Đằng sau vẻ ngông cuồng, đáng sợ của một tên tội phạm chuyên nghiệp, anh lại là một người giàu cảm xúc, tinh tế, hài hước và có phần thật thà. Và cũng giống như ngài Smith và vô bé người Ba Lan, đằng sau những cái cười ngạo nghễ, anh cũng có một bí mật.

    Đánh giá: 7.5/10

    Hình ảnh, âm thanh:
    Trong suốt nửa đầu của phim, các cảnh quay khá tối, và ngột ngạt như chính cuộc sống của các tù nhân ở trại. Phim cũng khiến cho người xem phải rùng mình trước những cảnh lạnh giá tê buốt của mùa đông và tối tăm mịt mùng ở một vùng đất hoang sơ bốn bề là rừng núi.

    Hình ảnh trong phim rất chân thật từ trang phục của các tù nhân, từ vẻ lôi thôi luộm thuộm của những người trốn trại đến những chi tiết rất nhỏ nhưng tinh tế như chân bị phù nề, sưng rộp do phải đi quá nhiều, mặt bị khô mốc lên vì gió và bụi…

    [​IMG]

    Cảnh các tù nhân trong trại tập trung của Liên Xô

    (Ảnh đánh giá phim The way back - một bộ phim hay năm 2010)

    Quang cảnh núi non rất trầm hùng cùng với vẻ mặt đầy tự sự của các nhân vật nhưng phim lại không lồng vào bất kỳ một bản tình ca nào cả. Thay vào đó chỉ là những bản nhạc không lời dồn dập như giục giã họ lên đường nhanh hơn, họ không có thời gian để nghỉ ngơi và chờ đợi. Cũng có thể đây là một trong những ý đồ của tác giả, vì khi quá đói khát, kiệt quệ người ta không có thời gian để kịp nghĩ đến những nỗi đau khác, hay ngôi nhà mà họ đang mơ về đẹp hơn mọi thứ khác trên cuộc đời này.

    Đánh giá: 7.5/10

    Nội dung:

    The way backlà một cuộc hành trình trốn chạy khỏi chế độ nhà tù độc tài Liên Xô của một nhóm tù nhân, để tìm về với gia đình, quê hương. Với những khó khăn, vất vả mà họ phải đối mặt trên đường đi, phim đã vẽ nên một bức tranh sinh tồn thật sống động và một tình bạn thật đẹp giữa những người không cùng ngôn ngữ, không cùng lý tưởng.

    Nội dung phim mang nhiều yếu tố chính trị nên sẽ gặp nhiều sự bất đồng của một bộ phận xã hội, đặc biệt là những người ủng hộ chủ nghĩa công sản. Có lẽ chính vì vậy mà đạo diễn đã đưa ra một tuyên bố ngày từ lúc bắt đầu phim, đó là dựa trên một ghi chép có thật. Sự khoanh vùng này đã tăng thêm gánh nặng cho đạo diễn Peter Weir khi xây dựng lại câu chuyện theo cách của mình. Bởi nếu không có nó, ông có thể dễ dàng thêm thắt vào đó những chi tiết giả tưởng mơ mộng là đoàn người đang đói khát kia sẽ được một ai đó giúp đỡ, cứu giúp.

    Tình tiết phim lúc đầu trôi qua quá nhanh khiến người xem chưa kịp hình dung chuyện gì đang xảy ra đã vội phải tiếp nhận những thông tin khác nhau tại nhà tù ở Seberia. Thế nhưng càng về sau, khi thoại giữa các nhân vật trở nên ít hơn nhường chỗ cho các cảnh mệt mỏi rã rời thì mạch phim lại trở nên quá chậm rãi. Điều này vô tình làm loãng đi không khí bi hùng của bộ phim.

    [​IMG]

    Ngài Smith mệt mỏi kiệt sức giữa sa mạc

    (Ảnh đánh giá phim The way back - một bộ phim hay năm 2010)

    Phim cũng tồn tại nhiều điểm vô lý như có thể đi trong bão cát ở giữa sa mạc rộng lớn mà không hề bị lạc đường, hay họ hoàn toàn an toàn khi đi qua Mông Cổ hay Ấn Độ mà không bị dò xét bởi lực lượng quân đội. Đây cũng là một trong những khoảnh khắc lúng túng củaThe Way Back, và đạo diễn đã cố che nó đi bằng cách chuyển cảnh thật nhanh.

    [​IMG]

    Hình xăm về Stalin trên người của Valka

    (Ảnh đánh giá phim The way back - một bộ phim hay năm 2010)

    Phim lồng ghép khá nhiều thông điệp, nhưng lại không thể truyền tải hết đến người xem nên phần nào đó đã tạo nên sự gượng ép, khó hiểu. Tuy vậy, The way back vẫn là một bộ phim tâm lý xã hội đầy ý nghĩa. Nó là một cuộc hành trình tìm đường trở về, tìm về với tự do. Và bộ phim như một câu trả lời gián tiếp cho việc vì sao liên bang Xô Viết sụp đổ.

    Đánh giá: 7

    Phim này có đáng xem?
    Từ những nhận định ở trên,The way back được đánh giá là một bộ phim rất đáng để xem thử và trải nghiệm. Với một trực quan sinh động và lối dẫn chuyện tuyệt vời, đạo diễn Peter Weir đã tạo nên một cuộc hành trình đầy khủng khiếp và bất ngờ cho người xem.

    [​IMG]

    Các tù nhân trốn trại
     
  3. aromat

    aromat Active Member

    Tham gia ngày:
    1/10/09
    Bài viết:
    373
    Đã được cảm ơn:
    110
    Ðề: [Phiêu lưu] The Way Back 2010 720p BluRay DD5.1 x264-VietHD | Internal HDBits, AweSome-HD ~ Đường Về | Jim Sturgess, Ed Harris, Colin Farrell (All 720p BluRay)

    Tôi đã xem phim này. Nó thật sự rất hay và ấn tượng. Chỉ tiếc khi đó phụ đề tiếng Việt chưa hoàn chỉnh.
     
  4. sct70

    sct70 Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/8/10
    Bài viết:
    301
    Đã được cảm ơn:
    417
    Ðề: [Phiêu lưu] The Way Back 2010 720p BluRay DD5.1 x264-VietHD | Internal HDBits, AweSome-HD ~ Đường Về | Jim Sturgess, Ed Harris, Colin Farrell (All 720p BluRay)

    Có phụ đề đồng bộ với bản này rồi đấy bác.
     

Chia sẻ trang này