Đi tìm thành công của một đội tuyển hay CLB, thường chúng ta sẽ rất dễ dàng nhận ra vai trò của một thủ lĩnh trong đội hình, kiểu như Roy Keane của Man United, Patrick Vieira của Arsenal trong quá khứ. Trong cả 2 lần gần nhất Pháp vào tới chung kết World Cup, dấu ấn của những thủ lĩnh có tiếng nói lấn át toàn đội là vô cùng nổi bật. Chúng ta đang nói tới Didier Deschamps của năm 1998 hay Zinedine Zidane tại World Cup 2006. ---------- Đọc thêm: ca do the thao Tuy nhiên, suốt cả hành trình lên ngôi của Pháp tại World Cup 2018, dấu ấn cổ điển này hoàn toàn mất dạng. Rất nhiều câu hỏi đặt ra: Ai đang là thủ lĩnh của Gà trống trên đất Nga? Hugo Lloris, Antoine Griezmann hay Paul Pogba? Tờ L’Équipe rốt cuộc cũng giải mã được sự bí ẩn này. Pháp 2018 đã tạo ra một bộ máy quyền lực kỳ lạ bậc nhất trong lịch sử, khi suy tôn tới… 6 vị thủ lĩnh. Họ là: Hugo Lloris, Raphael Varane, Blaise Matuidi, Paul Pogba, Antoine Griezmann và Steve Mandanda. Mỗi người trong nhóm này chịu trách nhiệm cho những vấn đề khác nhau và sự phối hợp ăn ý, hòa thuận giữa họ đã tạo nên một ĐT Pháp cực kỳ ổn định. Tại sao Pháp không suy tôn một thủ lĩnh duy nhất mà phải là 6 người? Rất đơn giản, vì tập thể Pháp dự World Cup lần này không có một cá tính nổi bật nào để đứng lên thống lĩnh phòng thay đồ. Vậy nên thay vì bị cuốn vào một trận chiến quyền lực vô nghĩa, Pháp chấp nhận thực tế ai giỏi việc gì thì làm việc nấy và phần còn lại nghe lời. Trong bộ máy quyền lực này, Raphael Varane có quyền chỉ huy, sắp xếp các vị trí ở hàng thủ trong những tình huống chống đá phạt. Tiếng nói của Varane ở những tình huống này còn cao hơn cả thủ quân Hugo Lloris. Vậy nếu Varane đã làm thay cả nhiệm vụ của Lloris thì tấm băng thủ quân trên tay Lloris còn ý nghĩa gì? Một Les Bleus giàu cá tính Theo miêu tả của Matuidi, Lloris là mẫu người “nói ít, làm nhiều. Thủ thành này rất có kinh nghiệm đối phó với áp lực, lấy chính bản thân mình làm ví dụ cho sức mạnh tinh thần. Tuy nhiên, Lloris không đủ khả năng đứng lên nói trước toàn đội. Anh ấy là nguồn cảm hứng”. Vậy ai sẽ là người lên dây cót tinh thần cho ĐT Pháp nếu Lloris không giỏi khoản ăn nói? Nhiệm vụ ấy thuộc về Pogba. Nếu bạn có thể vào phòng thay đồ ĐT Pháp, hình ảnh các đồng đội đứng quây quanh Pogba diễn ra rất thường xuyên. Nhờ tài ăn nói, Pogba có thể tập hợp các đồng đội và truyền cảm hứng chơi bóng tới họ. Vai trò của Matuidi trong bộ máy quyền lực này giống như một “đại ca” lâu năm. Anh thích hợp với vai trò đàm phán, truyền tải thông điệp của ĐT Pháp tới LĐBĐ nước này. Matuidi thậm chí từng thay mặt đồng đội đàm phán… tiền thưởng với LĐBĐ Pháp. Griezmann lại càng ít nói hơn so với Lloris, nhưng anh lại tạo ra được ảnh hưởng nóng ngay trên sân cỏ. Các đồng đội sẽ nhìn vào Griezmann để thi đấu. Trong nhóm 6 thủ lĩnh, thủ thành Mandanda là người duy nhất không đá chính. Tuy nhiên, anh được suy tôn như người anh cả trong tập thể, có khả năng truyền lửa tới đám đàn em. Matuidi là “người thương thảo” của Les Bleus Điều quan trọng nhất là HLV trưởng Didier Deschamps hiểu rất rõ vai trò của nhóm 6 thủ lĩnh và chấp nhận san sẻ trách nhiệm, tạo nên sự hòa hợp tối đa trong tập thể ĐT Pháp. Deschamps không đơn thuần là một người thầy, mà còn là người anh cả ở ĐT Pháp. Có thể Pháp thiếu một thủ lĩnh tối cao nhưng việc dựa vào nhóm G6 cho thấy họ có rất nhiều cá tính bản lĩnh biết chung sống hòa hợp, tạo nên bản lĩnh cho Les Bleus.