Phương pháp điều trị sẹo lõm, sẹo lồi sau mụn hiệu quả

Thảo luận trong 'Chợ cũ' bắt đầu bởi DuongGia24, 8/10/21.

  1. DuongGia24

    DuongGia24 Member

    Tham gia ngày:
    28/3/17
    Bài viết:
    217
    Đã được cảm ơn:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Thông thường sẹo mụn là hậu quả của các tổn thương viêm nhiễm như mụn mủ, mụn bọc hay mụn trứng cá Mụn viêm bị vỡ sâu dưới da sẽ tạo thành sẹo là do bên dưới da có một lớp có tên là lớp bì, nơi này có rất nhiều sợi collagen và elastin. Các sợi đàn hồi này sẽ giúp da trở nên săn chắc, không bị chảy nhão. Khi các dịch viêm từ nang lông lan ra lớp bì, chúng sẽ gây hủy các sợi collagen. Sau đó da của chúng ta sẽ bắt đầu tổng hợp các sợi collagen khác để thay thế. Trong trường hợp quá trình tổng hợp sợi mới không được hoàn hảo thì sẽ hình thành nên sẹo mụn.

    Tổn thương viêm càng nhiều, càng sâu dưới da thì khả năng để lại sẹo càng cao. Chẳng hạn các mụn nang lớn sẽ để lại sẹo nhiều hơn các mụn mủ nhỏ.

    Đối với sẹo lõm
    Trường hợp này thường xảy ra nhiều hơn là sẹo lồi. Sẹo lõm là hậu quả của cơ thể sản xuất không đủ các sợi collagen để thay thế. Đồng thời các sợi xơ kéo bề mặt da xuống dưới tạo những vết lõm.

    Sẹo lõm lại tiếp tục chia làm 3 dạng: sẹo đáy vuông, sẹo đáy nhọn và sẹo lượn sóng

    [​IMG]


    Các phương pháp điều trị sẹo lõm
    Lăn kim
    Lăn kim trị sẹo rỗ hay còn gọi là phi kim trị sẹo rỗ là phương pháp sử dụng các đầu kim nhỏ tác động trực tiếp vào vùng da sẹo, tạo những tổn thương giả trên da, kích thích quá trình tự lành thương của cơ thể tăng sinh collagen, elastin mạnh mẽ giúp sẹo rỗ đầy lên hiệu quả. Các vết thương cũng trở thành đường dẫn, giúp dưỡng chất trên da (serum, tế bào gốc,…) dễ dàng thẩm thấu vào sâu trong da và phát huy công dụng.

    Laser
    Sử dụng những tia Laser CO2 có bước sóng 10.600 nm có khả năng tác động sâu vào lớp hạ bì mà không gây xâm lấn vùng da lành xung quanh, tạo những đường dẫn để đưa yếu tố tăng trưởng vào sâu bên trong da nhằm kích thích tăng sinh collagen làm đầy sẹo. Đồng thời cải thiện các vấn đề da mặt, giúp da săn chắc, giảm vết thâm nám, vết nhăn, da mịn màng và tươi trẻ hơn…

    Chemical peel
    Về cơ bản, chemical peel sẽ giúp cải thiện kết cấu da và hỗ trợ các chức năng da hoạt động tốt hơn. Cùng với sự lão hóa của cơ thể, làn da dần suy giảm khả năng tự phục hồi và xuất hiện các nếp nhăn, sẹo, vết thâm nám. Lúc này, liệu pháp peel da sẽ giúp lấy đi lớp da bị hư tổn phía trên và đẩy nhanh sự tái tạo của lớp da mới khỏe mạnh hơn bằng việc hỗ trợ sự sản sinh collagen tự thân và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất. Chemical Peel được ứng dụng trong việc điều trị chứng tăng sắc tố da, mụn, sẹo rỗ do mụn, da lão hóa và cả chàm.

    Có những sản phẩm dùng để peel da mà bạn có thể sử dụng tại nhà, nhưng cũng có những sản phẩm chỉ có thể sử dụng bởi các chuyên gia hoặc bác sĩ. Các loại hóa chất thông dụng nhất để peel da là glycolic acid, salicylic acid, lactic acid, PHA, pyruvic acid, tricloracetic acid (TCA).

    Có 3 mức độ peel chính: bề mặt, nông và sâu.
    Peel bề mặt: Trên lớp sừng của lớp biểu bì.
    Peel da nông: Lột đến lớp cuối cùng sâu nhất của lớp biểu bì.
    Peel da sâu: Tác động đến lớp hạ bì.

    Cắt đáy sẹo
    Cắt đáy sẹo rỗ là phương pháp điều trị nhằm cắt đứt các sợi liên kết dưới chân sẹo, bằng cách sử dụng một đầu kim y khoa với kích thước 18 hoặc 20, đâm xuyên qua lớp hạ bị của da 1 góc 45 độ, sau đó sẽ làm đứt gãy các sợi liên kết giữa lớp biểu bì bên ngoài và lớp mô dưới da.Bề mặt da sẽ được “ giải phóng” khỏi các sợi liên kết “ níu kéo” cứng đầu và tiếp nhận dưỡng chất từ cơ thể, làm đầy sẹo lên và dần làm phẳng bề mặt da.

    Các đường xâm lấn vô cùng nhỏ do kim y khoa tạo nên cũng là những đường dẫn đưa các dưỡng chất thoa lên da, tế bào gốc có thể thấm sâu vào bên trong, nuôi dưỡng và tái tạo vết sẹo.

    Đối với sẹo lồi
    Sẹo lồi là do sự cố gắn chữa lành tổn thương bên dưới da quá mức. Khi đó cơ thể sản xuất quá nhiều sợi collagen sợi xơ viêm sẽ tạo thành sẹo lồi.

    [​IMG]

    Sẹo lồi sau mụn trứng cá

    Các phương pháp điều trị sẹo lồi
    Tiêm sẹo
    Thủ thuật đưa một lượng thuốc thuộc nhóm steroid tác dụng kéo dài vào trong tổ chức sẹo nhằm làm mềm và xẹp sẹo. Độ an toàn và hiệu quả của phương pháp điều trị sẹo lồi tiêm tại chỗ này phụ thuộc lớn của tay nghề, kinh nghiệm của bác sỹ thực hiện. Khi tiêm cần chú ý tiêm chính xác vào trong sẹo, không được tiêm sang vùng tổ chức da lành để hạn chế các biến chứng do thuốc có thể gây ra.

    Laser
    Việc sử dụng Laser để điều trị sẹo lồi có kết quả không nhất quán. Laser Argon được dùng đầu tiên để điều trị sẹo lồi. Phương pháp này có vẻ thành công đối với những sẹo lồi mới, đang sinh mạch. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây không chứng minh bất kỳ sự cải thiện nào của sẹo lồi khi được điều trị bằng Laser Argon ngoại trừ sự giảm ngứa và giảm các triệu chứng khác trong vài tháng.

    – Laser CO2, khi được dùng như đơn liệu pháp, có tỉ lệ tái phát 40-90%. Ngay cả khi được kết hợp với Corticosteroids sau mổ, phương pháp này vẫn còn có tỉ lệ tái phát khá cao. Công dụng chủ yếu của Laser CO2 là làm dẹp sẹo lồi lớn để chúng có thể được điều trị bằng những biện pháp khác.

    – Laser Neodymium “Neodimium Doped Yttrium Aluminum Garnet” 1064nm, Laser Affirm công nghệ CAP “Combined Apex Pulse” dường như có ảnh hưởng đến chuyển hóa collagen.

    – Laser nhuộm màu tia dạng xung PDL (Pulsed Dye Laser) bước sóng 585-595nm cũng đã được dùng để điều trị sẹo lồi với một số thành công bước đầu. Tia Laser hủy mạch máu nuôi dưỡng sẹo, gây thiếu máu cục bộ vùng sẹo, làm mềm, ngưng phát triển và giảm dần kích thước, độ dày của sẹo.

    Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng đã cho thấy phương pháp này gây tốn kém nhiều nhưng hiệu quả chưa cao, không ngăn được sẹo lồi tiến triển và sự tái phát, cần được nghiên cứu thêm.

    Phẫu thuật lạnh (Liệu pháp cryotherapy)
    Phẫu thuật lạnh (cryotherapy) là một dạng phẫu thuật loại bỏ phần da tăng sinh bằng cách sử dụng nhiệt độ cực lạnh. Đây là một trong các phương pháp chữa trị hữu hiệu để loại bỏ các vết sẹo và các tổn thương tiền ung thư.

    Các chất làm lạnh thường được sử dụng

    • Tuyết Dioxide carbon: nhiệt độ -790C.
    • Nitơ oxide: nhiệt độ -750C.
    • Nitơ lỏng
    Các chất làm lạnh khác nhau, dụng cụ, cách thức làm lạnh bề mặt khác nhau sẽ cho nhiệt độ âm khác nhau và gây tổn thương tổ chức ở mức độ khác nhau, tùy theo kích thước vết sẹo.

    Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, an toàn nhất các bạn cần đến những bệnh viện, thẩm mỹ viện uy tín, có đầy đủ giấy phép hoạt động với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có tay nghề cao nhé!

    Xem thêm:

     

Chia sẻ trang này