HN Quản Trị Mạng-Tiềm Năng Của Vị Trí Nhân Viên Quản Trị Mạng

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi hieunv1996, 8/7/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. hieunv1996

    hieunv1996 New Member

    Tham gia ngày:
    7/6/16
    Bài viết:
    0
    Đã được cảm ơn:
    0
    Quản Trị Mạng-Tiềm Năng Của Vị Trí Nhân Viên Quản Trị Mạng


    Cần học gì để trở thành một nhà quản trị mạng?
    Tìm hiểu về nghề quản trị mạng (Network Administrator) từ các nguồn thông tin trên internet, bạn sẽ thấy tương đối “mông lung” khi khái niệm về nghề này khá rộng, phạm vi công việc của người làm trong nghề này cũng không giống nhau tùy theo yêu cầu của mỗi công ty.
    Bên cạnh đó, yêu cầu về trình độ cũng khác nhau, có thể chỉ cần một khóa học 6-8 tháng tại một trung tâm dạy nghề, nhưng cũng có thể cần tới trình độ đại học và cần nhiều chứng chỉ khác liên quan.

    [​IMG]

    Công việc của một nhà quản trị mạng

    Nghề quản trị mạng đòi hỏi phải thực hành nhiều
    Nhân viên quản trị mạng phải có thể tự thiết lập một mạng máy tính, biết cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động của mạng, biết vận hành hệ thống mạng nội bộ và giải quyết các sự cố mạng, hiểu được các phương pháp để bảo vệ mạng trước các tấn công từ virus, worm, trojan, spam, cũng như các giải pháp chống xâm nhập, chống ăn cắp thông tin và phá hoại mạng.
    Công việc cụ thể của mỗi chuyên viên sẽ phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường, các doanh nghiệp ứng dụng CNTT có quy mô lớn như là ngân hàng, công ty bảo hiểm, hàng không, các công ty trên lĩnh vực thương mại điện tử luôn cần tới một phòng quản trị mạng với số lượng nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm nhân viên. Các doanh nghiệp có quy mô vừa thì cần khoảng 4-5 nhân viên, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần một tới hai nhân viên chuyên phụ trách mảng hệ thống mạng. Ở các công ty có quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người quản trị mạng phải biết gần như toàn bộ để có thể duy trì hoạt động thông suốt của mạng, bao gồm cả công việc theo dõi và cập nhật nội dung của website. Còn nếu bạn làm tại các công ty có quy mô lớn, mỗi nhân viên được phân công một công việc cụ thể của quản trị mạng như chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hoặc là chuyên về các bộ phận theo dõi, giám sát và vận hành máy chủ.
    Công việc quản trị mạng văn phòng(http://mangvanphong.com/) thường sẽ chỉ liên quan đến các công việc kỹ thuật mạng và hiếm khi phải hỗ trợ người sử dụng. quản trị mạng thường ở cấp 3 trong việc xử lý sự cố, tức là khi có một sự cố xảy ra thì đầu tiên sẽ được xử lý ở cấp 1 (giải đáp thắc mắc và tư vấn), tới cấp 2 (nhân viên về máy tính và mạng) rồi mới tới cấp 3 là cấp quản trị mạng. Tuy vậy, ở rất nhiều công ty ở Việt Nam hiện nay, thậm chí cả các văn phòng nước ngoài, người quản trị mạng thường đảm nhận tất cả các công việc này. Điều này đặc biệt đúng tại các công ty nhỏ, họ chỉ cần 1 tới 2 nhân viên nhưng phải biết đảm nhiệm tất cả cả ba cấp này.
    [​IMG]

    Nhân viên quản trị mạng - Nhu cầu cao, lương khá
    Hiện nay, hầu như mọi công ty, doanh nghiệp nào cũng đều dùng hệ thống máy tính nối mạng nội bộ và kết nối với internet, chưa kể là có rất nhiều công ty có website riêng hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh trên mạng. Bởi vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân viên quản trị hệ thống mạng và đảm nhiệm quản trị website là khá nhiều.
    Tùy mỗi công ty, mức lương cho vị trí nhân viên quản trị mạng có thể từ 200 - 700USD, một số công ty nước ngoài trả mức lương tới 1.000USD. Theo một thành viên mRrO kể lại thì trong nghề quản trị mạng có rất nhiều ngạch nhỏ, như là quản trị mạng chuyên lo vấn đề bảo mật, chuyên về thiết kế mạng, hoặc quản trị các máy chủ, nên vì vậy mức lương cũng trả tùy theo, nói chung thì lương của một quản trị bảo mật thì cao hơn một chút, trung bình rơi vào khoảng 5-7 triệu đồng/tháng, còn những người có khả năng làm được tất cả các công việc thì dĩ nhiên họ có mức lương rất cao.
    Mặc dù vậy, không phải là cứ học xong là được đi làm luôn, vẫn có người không tìm được việc, lý do được một số chuyên viên lĩnh vực quản trị mạng giải thích rằng: kiến thức về quản trị mạng rất rộng, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường đa năng, đòi hỏi biết rộng, mỗi thứ một chút, nếu chỉ biết chuyên sâu vào một thứ thôi thì cũng khó khăn tìm việc làm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn thế nữa, nghề này đòi hỏi cần phải thực hành nhiều, càng làm nhiều thì càng có kinh nghiệm thực tế trong việc xử lý sự cố, vì vậy trong quá trình học, bạn phải thật sự nỗ lực để nắm chắc được lý thuyết và cố gắng tận dụng các cơ hội để được thực hành.
    Nguồn: http://mangvanphong.com/quan-tri-mang-tiem-nang-cua-vi-tri-nhan-vien-quan-tri-mang/
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này