Đặt Phù điêu mặt tiền, vị trí đặt tranh phù điêu phổ biến, Mang đến thẩm mỹ và tính phong thủy cho ngôi nhà của gia chủ, Tuy nhiên đó không phải chủ đề chính hôm nay, mà chủ đề chính hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Quy trình giả chất liệu cho phù điêu (giả đồng, giả vàng, bạc...) 1. Đối với phù điêu bằng chất liệu nhựa composite (com-pô-sit): B1: Làm nhẵn sản phẩm: - Cần làm nhẵn sản phẩm khi đã đổ khuôn xong (bước này áp dụng cho mọi chất liệu như xi măng, thạch cao...) bằng giấy nhám có độ nhám cao trong khoảng 30-60. Tiếp đến cần ráp lại sản phẩm bằng giấy nhám (giấy ráp) có độ nhám từ 90-120 mục đích: làm cho sản phẩm hết vết trầy, xước, giấy càng mịn dùng cuối để hoàn thiện & tạo độ nhẵn bóng cho sản phẩm Phù điêu mặt tiền B2: Sửa lỗi sản phẩm: - Mọi sản phẩm dù kỹ thuật đổ khuôn và dày kinh nghiệm cũng không thể hoàn hảo 100% được vì thế sản phẩm của chúng ta sau khi tháo từ khuôn ra đôi chỗ sẽ mắc một số lỗi thường gặp như rỗ, mất chi tiết và có thể là rạn sản phẩm bời nguyên do là độ dầy mỏng không đều nhau trên cùng một bức tranh phù điêu hoặc tượng. - Vì vậy ở bức này chúng ta có thể dùng bột trét chuyên dụng hoặc keo chuyên dụng để xử lý những lỗi như vậy. Phù điêu mặt tiền Sửa lỗi và ráp nhẵn sản phẩm - Sau khi đã sửa lỗi xong chúng ta lại thêm một lần chà giấy nhám cho sản phẩm nhẵn mịn không còn dấu vết lỗi nhỏ nào. B3: Sơn lót sản phẩm: - Bước này rất quan trọng, sản phẩm có bền đẹp, không nấm mốc...Lưu ý cần tuân thủ quy trình và yêu cầu kỹ thuật của bên sản xuất để sản phẩm có chất lượng tốt nhất. - Yêu cầu: Chuẩn bị bề mặt sản phẩm sạch nhẵn, không có bui, nước bám & đặc biệt không để dính hóa chất, xăng hoặc dầu nhớt lên bề mặt sản phẩm tránh tình trạng không bám sơn hoặc sơn không khô tại vị trí đó. B4: Sơn mầu hoặc tạo chất liệu trên sản phẩm: - Sau khi lớp sơn lót đã để khô kỹ từ 5-7 tiếng chúng ta bắt đầu làm mầu cho tác phẩm hoặc giả đồng, giả vàng cho tranh. *** Chúng tôi đã có một bài hướng dẫn chi tiết bằng video, quý khách hoặc đồng nghiệp có thể search theo từ khóa chính xác: "Phun sơn PHÙ ĐIÊU HOA SEN, giả đồng phù điêu" để có cái nhìn trực quan hơn. Phù điêu mặt tiền 2. Đối với phù điêu xi măng hoặc thạch cao: B1: Sửa lỗi và vệ sinh sản phẩm: - Với chất liệu xi măng sẽ có độ cứng cao hơn vì vậy chúng ta có thể sẽ dùng đến giấy nhám có độ nhám cao hơn, tùy theo mác vữa mà chọn mức độ nhám cho phù hợp. - Đối với chất liệu thạch cao, như chúng ta đã biết thạch cao mềm, bở, hút nước và dễ vỡ cho nên chỉ nên chọn loại giấy nhám mịn để chà và làm nhẵn sản phẩm. B2: Sơn lót sản phẩm: - Với hai chất liệu này chúng ta dễ dàng chọn loại sơn để sơn lên sản phẩm hơn, rất đa dạng về chủng loại như sơn dầu, sơn nước, mầu vẽ, ve mầu, vôi cho đến phẩm mầu v.v... Bởi vì hai chất liệu có độ thấm hút cao dễ bắt mầu và hút sâu vào bên trong nên độ bền mầu cũng không kém phù điêu composite đã nêu ở trên. Phù điêu mặt tiền B3: Tạo mầu sắc cho sản phẩm: - Như bước 4 của phần 1