Ngải cứu là một loại thảo mộc được trồng nhiều trên khắp thế giới. Nó được biết đến như một loại rau ăn và là thuốc thảo dược. Với nhiều lợi ích sức khỏe mang lại cho con người như: các bệnh tiêu hóa, ký sinh trùng, cải thiện tiêu hóa, miễn dịch, viêm khớp… Bằng nhiều phương pháp chiết xuất dược liệu khác nhau, thảo dược ngải cứu dần được ứng dụng ngày càng nhiều để làm thành phần trong các sản phẩm thực phẩm chức năng. Để tìm hiểu rõ hơn những lợi ích này là gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết này. Các lợi ích của rau ngải cứu 1. Bệnh Crohn Bệnh Crohn gây viêm hệ tiêu hóa và có liên quan đến các triệu chứng khó chịu như đau bụng dữ dội, tiêu chảy và mệt mỏi. Trong một nghiên cứu thử nghiệm cho thấy 65% những người được bổ sung ngải cứu có thể thuyên giảm. Đó là một thành công vượt bậc cho việc làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu hóa mà không cần nhiều steroid. 2. Thoát khỏi ký sinh trùng Các ký sinh trùng như giun kim, giun đũa và sán dây có thể lây nhiễm vào đường ruột của con người và tàn phá sức khỏe hệ tiêu hóa. Trên thực tế công dụng của ngải cứu với ký sinh trùng đã được y học cổ truyền sử dụng tử lâu, nó giúp kích thích loại bỏ run sán, ký sinh trùng ra khỏi cơ thể. Con người đã sử dụng ngải cứu để trừ giun trong ruột từ hàng nghìn năm nay. Trên thực tế, tên gọi cây ngải cứu bắt nguồn từ công dụng truyền thống của nó để loại bỏ ký sinh trùng khỏi cơ thể. 3. Cải thiện tiêu hóa Trong một cuộc khảo sát gần đây cho thấy hơn 60% số người ở Mỹ đều gặp phải các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, đau dạ dày, táo bón và tiêu chảy. Vì 70% hệ thống miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa, nên ngải cứu gián tiếp giúp hỗ trợ và duy trì sức khỏe tổng thể. Trong một nghiên cứu cho thấy rằng ngải cứu giúp kích thích tiêu hóa và giảm co thắt trong đường ruột. Các đặc tính y học của cây ngải cứu làm tăng cảm giác thèm ăn và khuyến khích sản xuất nước bọt và các enzym tiêu hóa khác khuyến khích chuyển động của cơ ruột, giúp thức ăn di chuyển dọc theo đường tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh. 4. Giảm đau, chống viêm Đau có thể làm suy nhược và cản trở cuộc sống hàng ngày, bao gồm khả năng ngủ, làm việc và tận hưởng cuộc sống. Đó là lý do tại sao việc tìm ra các phương pháp kiểm soát cơn đau hiệu quả là rất quan trọng. Một thử nghiệm lâm sàng ho kết quả đầy hứa hẹn rằng ngải cứu có khả năng giảm đau và chống viêm. Trong thử nghiệm với 10 bệnh nhân biết mức độ đau giảm đáng kể sau khi dùng 150mg chiết xuất cây ngải cứu hai lần một ngày trong khoảng thời gian 12 tuần. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng thảo dược này có lợi cho việc giảm đau là nhờ tác dụng chống oxy hóa và chống viêm của chúng. 5. Hỗ trợ miễn dịch và viêm khớp Viêm có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính, đau cấp tính và mãn tính và giảm chức năng miễn dịch. Artemisinin là một hợp chất có trong cây ngải cứu, nó có thể giúp giảm viêm trong cơ thể bằng cách ức chế sản xuất cytokine. Cytokine là các protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể. Nhiều người bổ sung ngải cứu để giảm đau và sưng tấy do viêm khớp. Những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được bổ sung chiết xuất từ cây ngải cứu báo cáo giảm đau khớp đáng kể sau 12 tuần bổ sung ngải cứu. Cây ngải cứu là một loại thảo mộc giàu chất dinh dưỡng đã được chứng minh là có lợi cho những người mắc bệnh Crohn và viêm khớp. Nó cũng có hiệu quả trong việc loại bỏ các ký sinh trùng không mong muốn khỏi cơ thể, chẳng hạn như giun kim và sốt rét, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh. Như với bất kỳ loại nguyên liệu thực phẩm chức năng nào, điều quan trọng là bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng ngải cứu, vì không có hướng dẫn về liều lượng cụ thể và họ có thể hướng dẫn bạn dạng dùng ngải cứu và liều lượng phù hợp cho bạn và nhu cầu sức khỏe của bạn.