[Fshare] [Tài liệu] The Internet's Own Boy: The Story of Aaron Swartz 2014 1080p WEB-DL DD5 1 H264 ~ Đứa con

Thảo luận trong 'Phim tài liệu - Documentaries' bắt đầu bởi v0minh, 5/9/15.

  1. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    213,732
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    [TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center]

    The Internet's Own Boy: The Story of Aaron Swartz 2014 1080p WEB-DL DD5 1 H264




    [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]
    Đứa con của Internet: Câu chuyện về Aaron Swartz

    (Aaron Swartz, Tim Berners-Lee, Cindy Cohn)

    [​IMG] Ratings: 8.1/10 from 6,496 users



    [/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]

    Thông tin phim. Click HERE:
    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]
    Aaron H. Swartz (8 tháng 11, 1986 – 11 tháng 1, 2013) là một lập trình viên, nhà lưu trữ, nhà tổ chức chính trị, và một nhà hoạt động Internet người Mỹ. Swartz là một thành viên trong nhóm hoạt động RSS-DEV, là đồng tác giả cho định dạng RSS phiên bản 1.0, là đồng tác giả cho định dạng Markdown, xây dựng dụng cụ sườn Web site web.py, và kiến trúc cho Open Library. Anh đã thành lập Infogami, một công ty sau này sát nhập với Reddit trong những ngày đầu và trở thành một trong những người đồng sở hữu website đó. Swartz cũng hoạt động trong các lĩnh vực xã hội học và nâng cao nhận thức công dân. Năm 2010 anh là một thành viên trong Trung tâm Đạo đức của Đại học Harvard. Anh cũng đồng sáng lập Demand Progress, một nhóm từng hoạt động chống Dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến. Một hacker chân chính tài hoa bạc mệnh, tự tử năm 26 tuổi.

    Bộ phim về Aaron Swartz – anh hùng của thời đại Internet
    “Đứa con của Internet: Câu chuyện về Aaron Swartz” là bộ phim tư liệu về cuộc đời của một thiên tài lập trình, một nhà hoạt động tự do thông tin: Aaron Swartz. Từ khi Swartz tham gia quá trình phát triển giao thức nền tảng RSS, và đồng sáng lập trang Reddit, dấu vết của Swartz có mặt ở khắp mọi nơi trên Internet.

    Khi học ở Stanford, anh đã thành lập công ty Infogami, góp phần xây dựng Open Library, một thư viện trực tuyến khổng lồ cung cấp đầy đủ tất cả các cuốn sách đã từng được xuất bản. Anh đã thay đổi nền tảng trong lĩnh vực công lý xã hội và tổ chức chính trị bằng việc đấu tranh quyết liệt vì tự do truy cập thông tin. Việc làm này đã khiến anh rơi vào vòng pháp luật trong suốt hai năm ròng. Cuộc chiến pháp luật đó đã kết thúc với cái chết bất thường của anh ở tuổi 26. Câu chuyện của Aaron đã lay động nhiều người, không chỉ trên các cộng đồng trực tuyến, trong đó có các thành viên của Book Hunter. Đây là lý do khiến Book Hunter lựa chọn dịch bộ phim này ra tiếng Việt, để những ý tưởng của Aaron Swartz có thể đến với nhiều người hơn.

    Mời các bạn xem bộ phim tại đây:

    Aaron Swartz đã từng là một đứa trẻ không thể chịu nổi trường học, chán ngán tất cả các giờ lên lớp và mớ kiến thức nhảm nhí của nhà trường cung cấp. Từ nhỏ, anh đã ý thức được rằng tất cả những gì được dậy ở trường, anh có thể tự mày mò tìm hiểu và học hỏi:

    Tôi thật sự nản với trường lớp. Theo tôi, các thày cô chả hiểu chút gì về cái họ đang nói cả. Họ áp đặt và cưỡng ép. Còn bài tập về nhà thì đúng là… chỉ có mỗi một mục đích là khiến học sinh bận rộn với việc thi thố. Và rồi tôi bắt đầu đọc sách Lịch sử về nền giáo dục, về hệ thống ý tưởng của một nền giáo dục và những hệ thống thay thế nó, về phương pháp giáo dục hiệu quả thay vì học vẹt. Điều này đã đưa tôi đến câu hỏi muôn thuở. Sau khi tôi đặt câu hỏi về ngôi trường tôi học, tôi bắt đầu nghi vấn về xã hội tôi đang sống. Tôi tự hỏi về những ngành nghề mà trường học đang đào tạo con người, và chính phủ với vai trò xây dựng và duy trì cả hệ thống này

    [​IMG]

    Đó chính là động lực khiến Aaron Swartz tham gia rất nhiều hoạt động đấu tranh cho Tự do Thông tin trên Internet. Anh tin rằng: “Thông tin là quyền lực, và giống như mọi loại quyền lực khác, có những kẻ sẽ giữ nó cho riêng mình”, vậy nên, “Thông tin cần được chia sẻ miễn phí”. Anh rất quan tâm đến Luật bản quyền và đồng sáng lập Demand Progress, một nhóm hoạt động chống “Dự luật đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến”(SOPA) – một trong những dự luận nhằm kiểm soát Internet với mục đích là ngặn chặn vi phạm bản quyền. Anh cũng đã có nhiều bài phát biểu trong những cuộc biểu tình chống lại dự luận SOPA. Nhờ vậy, dự luật này không được thông qua vì gặp phải quá nhiều sự phản đối. Mặc dù ngăn chặn được dự luật SOPA, nhưng Swartz đã đưa ra cảnh báo rằng “Điều này sẽ còn xảy ra nữa, và sẽ có một tên gọi khác cho dự luật này, có thể những người muốn kiếm soát Internet sẽ viện ra một lý do nào đó khác”. Trong quá trình đấu tranh chống lại dự luật SOPA, Swartz không ngừng phải hứng chịu những đòn tinh thần.

    [​IMG]

    "Không thể có công lý nếu vẫn cứ tuân theo những điều luật bất công" - Aaron Swartz

    Trong vòng từ tháng 9 năm 2010 tới tháng 1 năm 2011, Swartz đã download từ JSTOR khoảng 4 triệu bài báo khoa học thông qua mạng của học viện công nghệ MIT. Nếu như anh tải xuống số lượng lớn này với mục đích phục vụ cho nghiên cứu cho bản thân thì có lẽ không sao, nhưng với cách thức anh tải xuống và mục đích sử dụng thật sự của anh đã làm cho một vài người khó chịu. Anh muốn mọi người trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, đều có thể tiếp cận và đọc chúng. (Đọc thêm “Tuyên ngôn tự do truy cập thông tin” – Aaron Swartz). Sau hành động của anh, JSTOR đã thay đổi, trước khi anh qua đời, tổ chức này đã thông báo cho phép người dùng đọc trực tuyến tiếp cận 4,5 triệu bài nghiên cứu, nhưng giới hạn chỉ được 3 bài trong 2 tuần và cho phép tải xuống có tính phí.

    [​IMG]

    Cái chết của Aaron Swartz đến nay vẫn là một nghi vấn lớn, tất cả những người biết đến anh đều không tin rằng anh tự tử vì không chịu nổi áp lực. Những người thân của anh đã tạo ra một website để tưởng nhớ anh và trên đó có ghi: “Anh ấy đã sử dụng những kỹ năng thần đồng của bản thân để không chỉ nâng cao nhận thức cho anh mà còn muốn biến Internet và thế giới công bằng hơn và tốt hơn”.

    Cái chết của Aaron Swartz không làm những hoạt động của anh bị gián đoạn, thậm chí đã truyền cảm hứng cho rất nhiều hacker khác đấu tranh hơn nữa để tạo lập sự công bằng trên Internet. Những người ủng hộ Aaron đã thúc đẩy sự nghiệp dang dở của anh đó là Open Access, một chương trình nhằm cung cấp truy cập không giới hạn những bài báo khoa học thông qua Internet. Thành viên nhóm hacker Anonymous đã bẻ khóa một trang web thuộc tên miền của MIT và thay thế tên của trang web này bằng một sự tưởng nhớ đến Swartz và kêu gọi các thành viên trên Internet ủng hộ hoạt động truy cập không giới hạn. Chris Soghoian, một nhà công nghệ và phân tích chính sách cho rằng luật pháp hiện hành không phân biệt được đâu là hành động phạm tội vì lợi nhuận (ví dụ như ăn trộm dữ liệu ngân hàng hoặc bí mật của các tập đoàn) và đâu là hành động mà người phá luật chỉ bởi điều luật ấy là bất hợp lý. Chỉ trong vòng 3 ngày, hơn 27.000 người đã ký vào một đơn online gửi tới Nhà Trắng xin cách chức Công tố viên Carmen Ortiz vì đã hành xử thái quá đối với trường hợp của Aaron Swartz. Đến nay có nhiều nghi vấn cho rằng, anh không tự tử mà đã bị bức tử hoặc ám sát.

    Mở đầu bộ phim, các nhà làm phim đã trích dẫn những câu trong “Luật dân sự bất hợp tác” của Henry David Thoreau: “Có nhiều luật lệ không công bằng, chúng ta có nên ngoan ngoãn tuân theo? Hay chúng ta nên đàm phán tìm cách thay đổi chúng? Hay đơn giản là bác bỏ chúng ngay lập tức”. Anh không phải một hacker thông thường kiếm lợi nhuận từ việc hiểu biết về thế giới Internet. Aaron Swartz đã ra đi rất sớm chỉ bởi vì anh đã nỗ lực cho một thế giới tốt đẹp hơn. Anh thật sự là “đứa con của thế giới Internet”, và vì vậy, “thế giới cũ đã giết anh”.

    Khi chúng tôi biết tin về cái chết của anh (11/1/2013), chúng tôi đã quyết định tiếp nối ý tưởng của anh ở một đất nước xa xôi này, một đất nước mà người dân vẫn còn xa lạ với Luật bản quyền, vẫn không hiểu biết về sự bất công trên Internet, vẫn chưa nhận thức được về Tự do thông tin. Giống như anh, chúng tôi nhận ra rằng, nền giáo dục chúng ta đang có là một sự sai lầm lớn và cả xã hội đều đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Internet là một giải pháp, là cơ hội để chúng ta có thể chủ động tìm tòi kiến thức, tự giải phóng mình khỏi hệ thống đã bị các lỗi ăn lan bởi sự kiểm soát của các thế lực tham lam. Cảm ơn Aaron Swartz vì những gì anh đã tạo ra cho thế hệ chúng ta, cảm ơn anh không chỉ vì những gì anh đã tạo ra, mà còn vì ý tưởng mà anh đã trở thành đại diện.

    Tuyên ngôn Tự do truy cập thông tin - Aaron Swartz

    Thông tin là quyền lực, và cũng giống như mọi loại quyền lực khác, luôn có những người muốn giữ nó cho riêng mình. Toàn bộ di sản khoa học và văn hóa, tích lũy qua nhiều thế kỷ, đang nhanh chóng được số hóa và giữ nằm trong vòng kiềm tỏa của các tập đoàn. Muốn đọc những công trình khoa học nổi tiếng vẫn thường được nhắc đến? Hãy kỳ vọng là bạn sẽ phải trả một số tiền lớn cho các nhà xuất bản.

    Có nhiều người đang đấu tranh để thay đổi điều này. Phong trào Open Access đã dũng cảm đấu tranh cho một tầm nhìn mới: đăng các công trình khoa học lên mạng Internet dưới những điều khoản cho phép mọi người đều có thể truy cập, nhưng vẫn đảm bảo rằng các nhà khoa học không mất đi quyền sở hữu trí tuệ của mình. Nhưng kể cả khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp nhất, viễn cảnh này cũng sẽ chỉ xảy ra với những công trình nghiên cứu trong tương lai mà thôi. Chúng ta sẽ không thể dễ dàng có được những công trình nghiên cứu từ xưa đến thời điểm hiện tại. Giá của chúng quá cao.

    Bắt nghiên cứu sinh phải trả tiền để đọc được công trình của đồng nghiệp? Đi scan toàn bộ sách của các thư viện nhưng chỉ cho phép nhân viên ở Google được đọc chúng? Chia sẻ các bài báo khoa học cho những sinh viên các trường đại học tinh hoa ở các quốc gia Thế giới thứ nhất nhưng lại ngăn cấm mọi người ở những quốc gia nghèo? Thật vô nhân đạo và không thể chấp nhận được.

    “Tôi đồng ý với anh, nhưng chúng ta có thể làm được gì?” “Các tập đoàn nắm giữ quyền bản quyền, kiếm được rất nhiều từ việc bắt người dùng trả tiền để truy cập, họ không dễ từ bỏ. Và hiển nhiên là cách của họ là hợp pháp; chúng ta chẳng có cách nào để ngăn cản họ.” Nhưng chúng ta có thể, làm theo cách chúng ta vẫn làm.

    Có những người có quyền truy cập đến những tài nguyên đó-sinh viên, thủ thư, nhà khoa học-được miễn phí đến với kho tri thức đó, trong khi phần còn lại của thế giới thì không. Các bạn không nên, hay một cách có đạo đức hơn, không có quyền được hưởng đặc lợi này. Các bạn có trách nhiệm phải chia sẻ nó với thế giới: chia sẻ quyền truy cập hay download giúp bạn bè của mình.

    Trong khi đó, những người còn lại cũng không thể chỉ trông chờ những người từ bên trong, bạn phải tìm cách vượt rào, giải phóng thông tin đang bị nắm giữ cho mọi người. Những hành động này đều diễn ra một cách thầm lặng và có thể bị coi là ăn cắp. Nhưng chia sẻ sự giàu có về tri thức không hề vô đạo đức, nó khác với việc cướp bóc một con tàu và giết thủy thủ đoàn. Ngược lại, sự chia sẻ này lại là một mệnh lệnh của lương tâm. Chỉ có những người tối mắt vì lòng tham mới từ chối chia sẻ một bản sao thông tin cho bạn của mình.

    Các tập đoàn lớn, hiển nhiên là đã bị lòng tham làm cho mờ mắt. Cách vận hành của họ nhằm đảm bảo cho điều đó, các cổ đông sẽ làm loạn nếu lợi nhuận suy giảm. Và các chính trị gia đã được họ mua chuộc, thông qua những điều luật để đưa cho họ thêm quyền lực để kiểm soát tri thức.

    Chẳng có chút công lý nào trong những điều luật vô lý đó. Và đã đến thời điểm chúng ta cần đứng dậy và đấu tranh chống lại sự hút máu phi lý của các tập đoàn, hướng đến một xã hội văn minh hơn.

    Chúng ta cần tận dụng cơ hội để nắm bắt lấy những thông tin quan trọng, bất kể nơi chúng được lưu trữ, và chia sẻ chúng cho mọi người; bao gồm các thông tin hết hạn bản quyển. Chúng ta cũng cần bỏ tiền để sở hữu những thông tin mật, những tài liệu khoa học và đưa chúng lên các mạng chia sẻ. Chúng ta cần đấu tranh cho Guerilla Open Access.

    Khi đã tập hợp được số lượng đủ lớn thành viên, trải rộng khắp nơi trên thế giới, chúng ta không chỉ gửi một thông điệp có sức nặng đến với các thế lực muốn kiểm soát tri thức, mà chúng ta sẽ có thể khiến điều đó trở thành dĩ vãng. Bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi chứ?

    Aaron Swartz

    July 2008, Eremo, Italy

    ==================================

    Bản gốc: Archive.org

    Aaron Swartz - hacker tài hoa bạc mệnh
    Đồng tác giả công cụ RSS và đồng sáng lập trang Reddit đã ra đi ở tuổi 26 khi tự tử tại nhà tuần trước khiến cộng đồng ngỡ ngàng và ngay cả "cha đẻ" của web Tim Berners-Lee cũng chia sẻ niềm thương tiếc trên Twitter.

    Swartz (8/11/1986-11/1/2013) là lập trình viên và nhà hoạt động Internet người Mỹ. Từ năm mới 14 tuổi, anh đã là thành viên trong nhóm tác giả của RSS - tính năng rất phổ biến hiện nay giúp người dùng theo dõi và cập nhật nội dung từ các trang web và blog. Năm 19 tuổi, anh thành lập Infogami, về sau sáp nhập vào Reddit và trở thành một trong những người đồng sở hữu website này. Swartz cũng là hacker phản đối quyết liệt dự luật quản lý Internet SOPA đầu năm 2012.

    [​IMG]
    Aaron Swartz.

    Tháng 1/2011, anh bị bắt vì sử dụng máy tính của Viện công nghệ MIT để truy cập và tải hàng triệu trang tài liệu hàn lâm từ kho lưu trữ JSTOR (nhưng được tại ngoại sau khi trả tiền bảo lãnh). Swartz cảm thấy bất công khi JSTOR thu phí đọc tài liệu nhưng số tiền đó chỉ được trả cho nhà xuất bản chứ không phải cho các tác giả. Anh này muốn phân phát tài liệu này đến càng nhiều người càng tốt.

    Với nhiều người, Swartz giống như một người hùng, người luôn tin rằng Internet là công cụ giúp con người dễ dàng tiếp cận kho kiến thức khổng lồ của nhân loại. "Thông tin là quyền lực, nhưng giống như các loại quyền lực khác, nó đang bị một số người chỉ muốn giữ cho riêng họ", Swartz từng nói. "Chia sẻ dữ liệu không phải là việc trái đạo đức".

    Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có góc nhìn khác về việc làm của Swartz. Phiên tòa đáng lẽ sẽ diễn ra trong năm 2013 và hacker này phải đối mặt với khoản bồi thường lên tới cả triệu USD và 35 năm tù giam - mức án mà gia đình cho là đã ám ảnh Swartz trong suốt 2 năm, dẫn tới vụ tự sát tại nhà riêng chiều 11/1.

    Hành động lấy tài liệu chia sẻ cho cộng đồng có phải việc làm chính nghĩa hay không còn gây nhiều ý kiến trái chiều, "nhưng vấn đề là phải chăng bên nguyên đã đòi hỏi quá nhiều so với mức độ có tội của bên bị", Giáo sư Lawrence Lessig tại Đại học Luật Harvard (Mỹ), từng mô tả Swartz là một thiên tài web, nhận xét. "Câu hỏi mà chính phủ Mỹ cần trả lời là sao lại phải gán cho Swartz là người phạm tội nghiêm trọng".

    Trong khi đó, Chủ tịch MIT, Rafael Reif, cho hay ông cảm thấy đau lòng nếu MIT đóng bất cứ vai trò nào trong chuỗi các sự kiện dẫn đến bi kịch này. Trang web của viện công nghệ này đã không thể truy cập trong ngày 13/1 và một nhóm hacker đã lên tiếng nhận trách nhiệm.
    Ngay sau tin về cái chết của Swartz được phát đi, cộng đồng mạng đã bày tỏ niềm thương tiếc và sự bất ngờ. Hiệp sĩ Tim Berners-Lee viết trên Twitter: "Aaron chết. Với thế giới, chúng ta mất đi một người thông thái. Với những hacker chính nghĩa, chúng ta có một người nằm xuống. Với các bậc cha mẹ, chúng ta mất đi một người con. Hãy để chúng ta cùng khóc thương".

    Lý do thực sự dẫn đến hành động của Swartz có thể không bao giờ được giải đáp và những việc anh đã làm còn gây nhiều tranh cãi, nhưng điều người ta không thể phủ nhận là Swartz thực sự là một tài năng và báo Wired đã gói gọn chuyện này trong 5 từ: "His death is a tragedy" (Cái chết của anh là một bi kịch).

    Châu An

    Thiên tài máy tính tự vẫn ở tuổi 26
    Cả thế giới hàng ngày vẫn đang hưởng dùng RSS, tính năng theo dõi và cập nhật nội dung từ các trang web và blog, một sản phẩm do Aaron Swartz thực hiện khi mới 14 tuổi.

    Tự vẫn để phản kháng ?

    Aaron Swartz là một biểu tượng trên Internet vì đã dốc cạn sức lực vào việc tạo ra lượng thông tin ảo khổng lồ miễn phí cho tất cả mọi người. Tư tưởng của Swartz được đông đảo cộng đồng mạng ủng hộ. Anh từng tuyên bố: "Toàn bộ khoa học và di sản văn hóa thế giới được xuất bản qua nhiều thế kỷ trong các sách và tạp chí ngày càng được số hóa và bị khóa bởi một số ít công ty tư nhân tư lợi. Chia sẻ không phải là vô đạo đức mà đó là một mệnh lệnh đạo đức".

    Chính vì có tư tưởng "mở", Aaron Swartz đã viết một chương trình cho phép tải về những văn bản quy phạm pháp luật PACER (Hệ thống hồ sơ tòa án điện tử) trong khi chi phí truy cập mỗi trang là 10 cent (tương đương 2.000 đồng). Sau khi đã thâm nhập được kho tài liệu, nhờ có sự hỗ trợ của những hacker khác, Swartz công bố các văn bản này với giá 0 cent.

    Mục đích của chàng trai trẻ này là xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn bằng cách chia sẻ thông tin rộng khắp. Niềm tin đó đã thôi thúc Swartz sáng lập tổ chức phi lợi nhuận DemandProgress. Tổ chức này cũng thực hiện thành công một chiến dịch phản đối Dự luật SOPA (Stop Online Piracy Act - chống vi phạm bản quyền nội dung số) trong hai năm 2011 và 2012. Ngoài ra, Aaron Swartz còn tham gia đăng ký làm thành viên quản trị cấp cao của mạng bách khoa toàn thư mở Wikipedia nhằm đem đến nhiều thông tin hơn cho cộng đồng người dùng trực tuyến.

    Tuy nhiên, với giới chức quyền, hành động của hacker trẻ tuổi này không được khuyến khích. Sau khi sự việc bị phanh phui, tháng 1/2011, anh bị bắt vì sử dụng máy tính của Viện công nghệ MIT để truy cập và tải hàng triệu trang tài liệu hàn lâm từ kho lưu trữ JSTOR (nhưng được tại ngoại sau khi trả tiền bảo lãnh).

    Swartz cảm thấy bất công khi JSTOR thu phí đọc tài liệu nhưng số tiền đó chỉ được trả cho nhà xuất bản chứ không phải cho các tác giả. Anh muốn phân phát tài liệu này đến càng nhiều người càng tốt.

    Aaron Swartz, biểu tượng về người anh hùng hiệp nghĩa đã vĩnh viễn ra đi nhưng tinh thần của anh vẫn còn sống mãi.

    Chính phủ Mỹ có góc nhìn khác về việc làm của Swartz. Anh bị kết án "lừa đảo", "gian lận máy tính" bởi một bồi thẩm đoàn liên bang. Trong bản cáo trạng, Aaron Swartz bị cáo buộc "ăn cắp" hàng triệu bài báo và tạp chí chuyên ngành từ một kho lưu trữ kỹ thuật số của viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Họ kết tội Swartz sử dụng mạng máy tính của MIT để tải và công khai lên mạng hơn 4,8 triệu bài báo từ JSTOR, một dịch vụ lưu trữ và phân phối các bài báo trực tuyến, nguồn cơ sở dữ liệu của học viện dành riêng cho học viên.

    Vào thời điểm đó, JSTOR không đưa ra hành động nào chống lại Swartz khi các bản sao số hóa của những bài viết được trả lại. Phiên tòa đáng lẽ sẽ diễn ra trong năm 2013 và hacker này phải đối mặt với khoản bồi thường lên tới cả triệu USD và 35 năm tù giam.

    Tuy Swartz không nhận tất cả các tội trạng trên nhưng vẫn phải đối mặt với án tù 35 năm và tiền phạt lên đến 1 triệu USD nếu bị kết án. Giai đoạn xét xử được ấn định vào cuối năm nay nhưng rồi phiên tòa sẽ không bao giờ được diễn ra, bởi, anh đã vĩnh viễn ra đi tại chính ngôi nhà của mình vào tuần trước. Chuyên viên khám nghiệm y khoa ở New York nói rằng, Swartz đã chết trong tư thế treo cổ.

    "Aaron buồn chán về vụ xét xử sắp tới. Chúng tôi không hình dung được con mình đã trải qua những nỗi đau như vậy", mẹ Aaron chia sẻ với trang Hacker News. "Aaron tuyệt vời lắm. Trong quãng đời ngắn ngủi của mình, nó đã đóng góp rất nhiều cho thế giới. Tôi tiếc là thằng bé chưa hoàn thành những sứ mệnh đang còn dang dở. Bạn tưởng tượng chúng tôi sẽ nhớ con nhường nào, nỗi đau này không gì có thể bù đắp", bà nói.

    Thông tin từ gia đình Aaron Swartz cũng cho biết, trong những năm trở lại đây, Swartz bị trầm cảm và thường có những suy nghĩ về ý định tự tử. Các tin nhắn trên blog thể hiện rõ nỗi buồn và cảm xúc chán nản của Swartz. Trong văn bản công bố công khai sau cái chết của Aaron Swartz, gia đình anh lên tiếng chỉ trích MIT và bồi thẩm đoàn.

    Thế giới đã mất đi một nhân tài

    Reuters cho hay, khi được yêu cầu bình luận về việc Swartz tự sát, một phát ngôn viên của phòng Công tố Mỹ cho biết, cơ quan này tôn trọng sự riêng tư của gia đình Swartz và cảm thấy "đây không phải là thời điểm thích hợp để bình luận". Trong khi đó, Chủ tịch MIT, Rafael Reif, cho hay, ông cảm thấy đau lòng nếu MIT đóng bất cứ vai trò nào trong chuỗi các sự kiện dẫn đến bi kịch này.

    Trang web của viện công nghệ này đã không thể truy cập trong ngày 13/1 và một nhóm hacker đã lên tiếng nhận trách nhiệm. Ông Rafael Reif đã công bố thư ngỏ đến toàn thể cộng đồng học viên, gửi lời chia buồn đến gia đình và bạn bè Aaron Swartz. Trong thư, ông cũng hứa sẽ điều tra vai trò của MIT trong vụ việc.

    Sau khi Aaron Swartz qua đời, mạng xã hội Twitter ghi nhận hơn 2,5 triệu tin nhắn chia sẻ và tưởng nhớ Aaron Swartz đăng tải cuối tuần qua. Hiệp sĩ Tim Berners-Lee, cha đẻ mạng toàn cầu World Wide Web, bày tỏ tiếc thương về Aaron Swartz trên Twitter: "Aaron đã mất. Với những người lang thang trên thế giới, chúng ta mất một người thông thái, từng trải.

    Với những hacker vì chính nghĩa, chúng ta có một người nằm xuống. Hỡi những bậc làm cha mẹ, chúng ta đã mất một người con. Hãy để chúng tôi nhỏ nước mắt khóc thương".

    Một giáo sư, người đồng sáng lập website Reddit nổi tiếng, là thiên tài máy tính viết về cái chết của Swartz cuối tuần qua là "sự mất mát đối với nhân loại". Không ai có thể phủ nhận việc Aaron Swartz, một thiên tài về máy tính và là một nhà hoạt động Internet nổi bật trong thời đại của chúng ta. Chàng trai trẻ Aaron Swartz được thế giới biết đến trong vai trò đồng sáng lập chuẩn RSS 1.0 vào năm 14 tuổi. RSS (Rich Site Summary hay Really Simple Syndication) là một định dạng luồng tin trên web (feed) cho đến nay vẫn được dùng rộng rãi trong rất nhiều website trên Internet. Nó cung cấp đến người dùng nội dung từ các website cập nhật thường xuyên nội dung như web tin tức hay blog.

    Bên cạnh đó, Swartz cũng đóng vai trò trong việc xây dựng trang web chia sẻ tin tức Reddit khá nổi tiếng. Anh rời công ty sau khi Reddit được Conde Nast, chủ tạp chí Wired, mua lại vào năm 2006. Hành động lấy tài liệu chia sẻ cho cộng đồng có phải việc làm chính nghĩa hay không còn gây nhiều ý kiến trái chiều.

    "Nhưng vấn đề là phải chăng bên nguyên đã đòi hỏi quá nhiều so với mức độ có tội của bên bị. Câu hỏi mà Chính phủ Mỹ cần trả lời là sao lại phải gán cho Swartz là người phạm tội nghiêm trọng", Giáo sư Lawrence Lessig tại đại học Luật Harvard (Mỹ), từng mô tả Swartz là một thiên tài web, nhận xét.

    Lý do thực sự dẫn đến hành động của Swartz có thể không bao giờ được giải đáp. Có lẽ, những việc anh đã làm còn gây nhiều tranh cãi nhưng điều người ta không thể phủ nhận, Swartz thực sự là một tài năng. Báo Wired đã gói gọn chuyện này trong 5 từ: "His death is a tragedy" (Cái chết của anh là một bi kịch). Aaron Swartz được chôn cất ở quê nhà tại bang Illinois (Mỹ) vào ngày 15/1/2013.

    Phát huy tài năng thiên bẩm từ nhỏ

    Swartz sinh ra tại Chicago (Illinois, Mỹ) là con trai của trong một gia đình người Anh gốc Do Thái. Cha anh đã thành lập một công ty phần mềm. Chính vì thế, ngay từ khi nhỏ tuổi, Aaron Swartz đã quan tâm đến máy tính. Khi anh 13 tuổi, Swartz đã thắng Giải ArsDigita, một cuộc thi dành cho những người trẻ tuổi tạo ra những trang web "có tính hữu dụng, giáo dục, và hợp tác" phi vụ lợi. Khi anh 14 tuổi, anh đã hợp tác với các chuyên gia giao thức mạng với vai trò là một thành viên trong nhóm tác giả định dạng RSS phiên bản 1.0. Swartz theo học tại North Shore Country Day School, một trường tư thục nhỏ tại Winnetka, Illinois.

    Thanh Xuân

    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    [video=youtube;RvsxnOg0bJY]http://www.youtube.com/watch?v=RvsxnOg0bJY[/video]​


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    The.Internet's.Own.Boy.The.Story.of.Aaron.Swartz.2 014.1080p.WEB-DL
    FORMAT .......: Matroska
    RUNTiME ......: 1h 44mn
    RELEASE SiZE .: 3.99 GiB
    CODEC ........: V_MPEG4/ISO/AVC [email protected]
    BiTRATE ......:
    RESOLUTiON ...: 1920x1080
    ASPEC RATiO ..: 1.778
    FRAMERATE ....: 23.976
    CODEC ........: AAC LC
    BiTRATE ......:
    CHANNEL(s) ...: 2
    LANGUAGE(s) ..: English .
    SUBTiTLE(s) ..: English .


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]


    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Link download[/TD][/TR]
    [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    Dung lượng: 4 GiB (1 link)

    [​IMG]
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!



    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Phụ đề[/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    http://subscene.com/subtitles/the-internets-own-boy-the-story-of-aaron-swartz


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Các bản encode của phim[/TD][/TR][TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    WEB-DL:
    The Internet's Own Boy: The Story of Aaron Swartz 2014 1080p WEB-DL DD5 1 H264 - {4 GiB} Fshare [​IMG]


    [/TD][/TR][/TABLE]
     
    fsvnhd cảm ơn bài này.

Chia sẻ trang này