[Tâm lý] The 33 2015 1080p WEB-DL AC3 x264-EVO ~ Cuộc giải cứu thần kì | Antonio Banderas, Rodrigo S

Thảo luận trong 'WEB-DL, HDTV' bắt đầu bởi v0minh, 19/11/15.

  1. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    212,437
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    [TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center]

    The 33 2015 1080p WEB-DL AC3 x264-EVO




    [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]
    Cuộc giải cứu thần kì

    (Antonio Banderas, Rodrigo Santoro, Juliette Binoche)

    [​IMG] Ratings: 7.1/10 from 2,574 users



    [/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]

    Thông tin phim. Click HERE:
    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]
    Phim dựa trên ự kiện có thật và chấn động thế giới lúc bấy giờ, khi một hầm mỏ vàng và đồng bất ngờ sụp đổ, giam giữ 33 người thợ mỏ suốt 69 ngày. Đó là quãng thời gian khó khăn với mọi người với những con người bị chôn sống dưới mặt đất, hoang mang, lo lắng mất phương hướng. Đó cũng là quãng thời gian kiệt quệ đau thương của thân nhân ngay phía trên họ, cũng là những ngày cầu khấn của hàng tỉ con người trên thế giới, cho Chile. Cuộc giải cứu thành công trở thành sự kiện bất hủ và hy hữu trên toàn thế giới.​

    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    [video=youtube;U7PX3E9M-1w]http://www.youtube.com/watch?v=U7PX3E9M-1w[/video]​


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    The.33.2015.1080p.WEB-DL.X264.AC3-EVO
    FORMAT .......: Matroska
    RUNTiME ......: 2h 7mn
    RELEASE SiZE .: 4.21 GiB
    CODEC ........: V_MPEG4/ISO/AVC [email protected]
    BiTRATE ......: 4 256 Kbps
    RESOLUTiON ...: 1912x792
    ASPEC RATiO ..: 2.414
    FRAMERATE ....: 23.976
    CODEC ........: AC3
    BiTRATE ......: 384 Kbps
    CHANNEL(s) ...: 6
    LANGUAGE(s) ..: English .
    SUBTiTLE(s) ..: .


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]


    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Link download[/TD][/TR]
    [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    Dung lượng: 4.2 GiB (1 link)

    [​IMG]
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!


    Other encode
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!



    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Phụ đề[/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    http://subscene.com/subtitles/the-33


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Các bản encode của phim[/TD][/TR][TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    WEB-DL:
    The 33 2015 1080p WEB-DL AC3 x264-EVO - {4.2 GiB} Fshare [​IMG]


    [/TD][/TR][/TABLE]
     
  2. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    212,437
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Ðề: [Tâm lý] The 33 2015 1080p WEB-DL AC3 x264-EVO ~ Cuộc giải cứu thần kì | Antonio Banderas, Rodrigo Santoro, Juliette Binoche

    Toàn cảnh cuộc giải cứu bất hủ tại Chile
    Sự kiện 33 thợ mỏ Chile mắc kẹt dưới độ sâu gần 700 mét trong hơn hai tháng đã khiến cả thế giới quan tâm vì ý chí và lòng tin của họ. Cuộc giải cứu chưa từng có trong lịch sử đã kết thúc có hậu, khi tất cả trở về an toàn để lại bài học về lòng quyết tâm và giá trị của tình đoàn kết.
    Lúc 14h địa phương ngày 5/8, đường hầm chính dẫn vào khu mỏ vàng và đồng San Jose ở miền bắc Chile sụp xuống, khiến 33 thợ mỏ kẹt dưới độ sâu gần 700 mét. Tổng thống Chile Sebastian Pinera khi đó tuyên bố nước này sẽ tìm mọi cách để cứu các thợ mỏ. Nhưng Bộ hầm mỏ nước này cho rằng khả năng tìm thấy các công nhân còn sống là rất thấp vì các mũi khoan thám sát đều không có kết quả.

    Thân nhân những thợ mỏ và đất nước Chile không từ bỏ hy vọng, nhưng sau nhiều ngày mất liên lạc họ đã tính đến khả năng xấu nhất là không có ai sống sót. Nhưng đúng lúc tuyệt vọng nhất, ngày 22/8, một máy khoan đã đưa được ống dò xuống độ sâu 688 mét, nơi các thợ mỏ trú ẩn và họ đã viết một mảnh giấy gửi lên mặt đất để thông báo rằng "Chúng tôi 33 người vẫn ổn trong khu trú ẩn".

    [​IMG]
    Tổng thống Chile Sebastian Pinera đón mừng trưởng nhóm thợ mỏ Luis Urzua, thủ lĩnh và cũng là người cuối cùng được giải cứu. Ảnh: AFP

    Chiến dịch giải cứu lịch sử

    Sau 17 ngày mất liên lạc, lực lượng cứu hộ đã kết nối được với những thợ mỏ mắc kẹt từ ngày 22/8. Ngay ngày hôm sau, cuộc giải cứu các thợ mỏ với quy mô lớn bắt đầu. Cùng lúc đó, mặt đất cũng thiết lập đường tiếp tế cho các thợ mỏ thông qua chiếc ống nhỏ của lỗ khoan thăm dò.

    Hàng tiếp tế được gói gọn cho vừa đường ống có tên Pigeon (Chim câu) đã đến kịp lúc nhóm thợ mỏ gần kiệt sức vì không còn đồ ăn để duy trì sự sống. Trong số hàng tiếp tế có thực phẩm đặc biệt dành cho các nhà du hành vũ trụ, các loại thuốc men gồm thuốc chống mất nước và cả những chiếc máy quay video.

    Nhờ đó tới ngày 26/8, truyền hình quốc gia Chile đã nhận được và phát hình ảnh đầu tiên về các thợ mỏ do họ tự ghi lại và gửi lên mặt đất bằng đường ống tiếp tế. Ba ngày sau, các thợ mỏ bắt đầu được nói chuyện với thân nhân trên mặt đất thông qua hệ thống điện thoại vô tuyến.

    Khi đường liên lạc và tiếp tế giữa mặt đất và các thợ mỏ được thiết lập, hy vọng được cứu sống của họ đã thực sự mở ra. Tuy nhiên, những người sống sót phải đối mặt với khoảng thời gian có thể kéo dài tới 4 tháng dưới "hầm mộ", do việc khoan đường hầm giải cứu vô cùng phức tạp và mất nhiều thời gian.

    Trong khi đó, sự sống sót thần kỳ của các thợ mỏ đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông trên khắp thế giới. Các phóng viên bắt đầu đổ về khu mỏ San Jose nằm ở vùng sa mạc hẻo lánh của Chile. Những hình ảnh về những thợ mỏ Chile xuất hiện đều đặn và dày đặc trên các bản tin thời sự.

    Chính phủ Chile thì tỏ rõ quyết tâm cứu các thợ mỏ mắc kẹt bằng mọi giá và họ sử dụng những thiết bị hiện đại nhất vào chiến dịch. Trong số đó, công việc quan trọng nhất là khoan một đường hầm thẳng xuống nơi các thợ mỏ đang trú ẩn nằm dưới độ sâu gần 700 mét.

    Việc khoan đường hầm cứu hộ đầu tiên được thực hiện từ ngày 30/8, sau đó lần lượt có thêm hai mũi khoan khác cùng hoạt động. Đến ngày 20/9, cả 3 mũi khoan cùng vận hành hướng tới các thợ mỏ ở những vị trí khác nhau để đảm bảo đúng tiến độ. Khoảng 350 nhân viên cứu hộ, bác sĩ và lực lượng an ninh túc trực tại hiện trường khu mỏ San Jose. Trong khi hàng trăm thân nhân của các thợ mỏ cũng hạ trại ngay cạnh để chờ tin và khu này được họ gọi là Camp Hope (Trại hy vọng).

    [​IMG]
    33 thợ mỏ chụp ảnh với tổng thống Chile trong bệnh viện sau khi được giải cứu. Cuộc sống của họ đã hoàn toàn đổi khác sau khi trở thành tâm điểm của cả thế giới. Ảnh: AFP

    Chiến dịch giải cứu đi đến cột mốc quan trọng vào ngày 25/9, khi chiếc lồng cứu hộ đặc biệt mang tên Phoenix (Phượng hoàng), nặng 420 kg được các chuyên gia Chile chế tạo với sự trợ giúp của NASA, được đưa tới hiện trường. Đây là thiết bị đặc biệt sẽ được thả xuống đường hầm cứu hộ và đưa từng người lên mặt đất. Do đó cuộc giải cứu 33 thợ mỏ bắt đầu bước vào giai đoạn quan trọng nhất.

    Sau nhiều ngày làm việc không nghỉ, cuối cùng mũi khoan có đường kính đủ rộng một người chui lọt mang tên Drill B đã tới đích trước, khi chạm tới hầm trú ẩn của các thợ mỏ vào ngày 9/10. Cả đất nước Chile vui sướng vì việc giải cứu các thợ mỏ chỉ còn được tính bằng giờ, nhanh hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.

    Khi đó, công việc quan trọng nhất để tiến đến thời khắc bắt đầu đưa các thợ mỏ lên mặt đất là việc gia cố những đoạn hầm cứu hộ không ổn định bằng ống thép và lắp đặt lồng cứu hộ Phượng hoàng vào vị trí. Tới ngày 11/10, các công việc này hoàn tất và các thợ mỏ đã sẵn sàng được đưa lên mặt đất trong sự hồi hộp của không chỉ người dân Chile.

    Đêm 12/10 giờ Chile (sáng 13/10 giờ Hà Nội), tất cả các hãng truyền thông lớn thế giới đều truyền trực tiếp cuộc giải cứu thợ mỏ và cả thế giới đã xúc động khi chứng kiến giây phút thợ mỏ đầu tiên trong số 33 người mắc kẹt là Florencio Avalos được kéo lên mặt đất an toàn bằng lồng cứu hộ Phượng hoàng.

    Các thợ mỏ sau đó lần lượt được đưa lên mặt đất từng người một trong sự đón chào của những người có mặt tại chỗ, bao gồm Tổng thống Sebastian Pinera, và của người dân trên khắp đất nước Chile. Dự kiến ban đầu cuộc giải cứu kéo dài trong 48 giờ, nhưng chỉ mất 22 giờ toàn bộ 33 thợ mỏ cùng 6 nhân viên cứu hộ được gửi xuống hầm đã trở về mặt đất tuyệt đối an toàn. Tổng thống Pinera đặt chiếc nắp đậy bằng sắt lên miệng hầm cứu hộ vào sáng 14/10, đánh dấu chấm dứt chiến dịch cứu hộ hầm mỏ chưa từng có trong lịch sử thế giới.

    Kể từ khi bị mắc kẹt đến khi bắt đầu được giải cứu đêm 12/10, các thợ mỏ Chile đã sống sót 69 ngày dưới lòng đất, lâu hơn bất cứ sự kiện tương tự nào trong lịch sử thế giới. Cũng chưa bao giờ một cuộc cứu hộ lại nhận được sự quan tâm lớn và kéo dài như vậy của giới truyền thông quốc tế. Sự kiện này trở thành niềm tự hào của Chile và là tác nhân đặc biệt thúc đẩy sự đoàn kết của người dân nước này.

    [​IMG]
    Ba mũi khoan hiện đại cùng tham gia cứu hộ, trong đó mũi khoan B mang tên Schramm T130 đã tới đích và cuộc giải cứu diễn ra từ vị trí này. Ảnh: BBC

    Điều kiện sống trong ‘hầm mộ’

    Mỏ đồng và vàng San Jose có đường hầm chính hình xoắn ốc chạy xuống độ sâu 720 mét dưới lòng đất, trong đó nơi 33 thợ mỏ mắc kẹt sâu gần 700 mét. Các bác sĩ mô tả điều kiện sống của các thợ mỏ là cực kỳ khắc nghiệt do nhiệt độ và độ ẩm lớn. Nhiệt độ trong hầm luôn trên 32 độ C và độ ẩm từ 92 đến 93%, khiến cơ thể thợ mỏ bị mất nước rất nhanh. Kỳ tích của các thợ mỏ là họ đã sống sót qua 17 ngày mất liên lạc đầu tiên với khẩu phần ăn là bánh, sữa và cá hộp mang theo vốn chỉ đủ cho 48 tiếng.

    Để giữ được bình tĩnh và nuôi niềm hy vọng, trưởng nhóm thợ mỏ Luis Urzua, 54 tuổi, người sau này được giải cứu cuối cùng, đã đóng vai trò xuất sắc trong việc dẫn dắt mọi người. Chính ông đã khiến cả nhóm dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn vẫn đoàn kết thành một khối, chia lượng thức ăn đủ để cầm cự hơn nửa tháng cho đến khi được mặt đất tiếp tế.

    Mặc dù lối ra vào đường hầm bị sập ở nhiều đoạn, các thợ mỏ mắc kẹt vẫn còn khoảng không gian trong hầm dài khoảng 800 mét. Do đó họ đã chọn một điểm làm hầm trú ẩn chung và tổ chức nơi vệ sinh cá nhân ở một đoạn khác của hầm. Thậm chí họ vẫn còn không gian để chạy bộ tập thể dục hàng ngày chờ đến ngày được giải cứu.

    Hơn nữa, khu mỏ San Jose bị sập là nơi khai thác vàng và đồng nên lượng khí độc không đậm đặc như mỏ than. Bên cạnh đó sự thông khí tự nhiên đã giúp các thợ mỏ có đủ dưỡng khí để tồn tại được trước khi được mặt đất phát hiện và bơm thêm dưỡng khí. Sau khi được tìm thấy, họ đã được tiếp tế thực phẩm, thuốc men và cả những ống đèn phát sáng đặc biệt qua lỗ hầm nhỏ. Những chiếc đèn này cũng được bật vào thời gian ban ngày và tắt đi vào ban đêm để các thợ mỏ duy trì nhịp sinh học bình thường.

    Về đời sống tinh thần, ngoài việc được các chuyên gia hàng đầu tư vấn, các thợ mỏ mắc kẹt còn được lực lượng cứu hộ chuyển xuống máy nghe nhạc, đĩa phim, trò chơi giải trí, màn hình nhỏ để theo dõi tin tức và thể thao, cùng các loại báo chí. Do đó một số người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt trong nhóm đã không bỏ lỡ trận đấu giữa tuyển Chile và Ukraine.

    Từ những người thợ mỏ bình thường, vụ sập hầm đã biến 33 thợ mỏ trở thành tâm điểm của cả thế giới. Hàng trăm nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về khu mỏ San Jose để cập nhật tiến độ cứu hộ và tới ngày giải cứu con số phóng viên đã lên tới khoảng 1.000 người. Hình ảnh các thợ mỏ mắc kẹt và tên đất nước Chile đã xuất hiện dày đặc trên tất cả các hãng truyền thông lớn nhỏ của thế giới. Mối quan tâm của công chúng tới các thợ mỏ chắc chắn sẽ còn kéo dài sau khi họ trải qua cuộc giải cứu đầy cảm xúc.

    [​IMG]
    Người dân trên khắp Chile đổ ra đường ăn mừng sau khi các thợ mỏ được giải cứu. Ảnh: AFP

    Tinh hoa thiết bị cứu hộ

    Theo lời Tổng thống Chile Sebastian Pinera, chiến dịch cứu hộ các thợ mỏ Chile có chi phí khoảng 20 triệu USD. Nhưng ông nhấn mạnh việc giải cứu "đáng đồng tiền bát gạo" khi mọi chi phi bỏ ra đều xứng đáng và sử dụng hiệu quả. Hơn nữa không chỉ riêng chính phủ gánh chịu chi phí này, vì công ty khai mỏ San Esteban Primera quản lý khu mỏ San Jose cũng sẽ bị trừng phạt và phải chia sẻ khoản tiền cứu hộ.

    Chi phí nhiều triệu USD cho cuộc giải cứu phần lớn do chính phủ Chile thể hiện quyết tâm cứu các thợ mỏ bằng cách huy động những thiết bị hiện đại nhất trên thế giới vào cuộc. Trong đó thiết bị đóng vai trò quan trọng nhất là các máy khoan tối tân đến từ nước Mỹ có tốc độ làm việc nhanh nhất hiện nay, như Schramm T130 của nhà chế tạo Schramm Inc có trụ sở tại bang Pennsylvania.

    Ngoài ra, các thiết bị phụ trợ nhưng không thể thiếu trong cuộc giải cứu cũng được huy động với chất lượng tốt nhất. Chiếc lồng cứu hộ mang tên Phoenix (Phượng hoàng) được các kỹ sư Chile nghiên cứu chế tạo với sự trợ giúp của Cơ quan không gian Mỹ (NASA), nơi cho ra đời những khoang đổ bộ của những phi hành gia vũ trụ. Các chuyên gia NASA cũng được Chile mời tới để tư vấn tâm lý cho 33 thợ mỏ sống dưới lòng đất.

    Loại dây cáp sử dụng để đưa lồng cứu hộ Phượng hoàng xuống hầm và chuyển thợ mỏ lên mặt đất do một nhà sản xuất của Đức cung cấp. Một nhà sản xuất camera giám sát của Đài Loan thì cung cấp các thiết bị video kết nối thợ mỏ với trung tâm cứu hộ.

    Trong khi đó, nhà chế tạo kính mắt nổi tiếng Oakley cũng góp mặt khi tặng 35 cặp kích râm có trị giá khoảng 200 USD mỗi chiếc để bảo vệ mắt thợ mỏ khi được đưa lên mặt đất. Theo hãng phân tích Front Row Analytic của Mỹ, với việc các thợ mỏ đeo loại kính này khi xuất hiện trên truyền hình khắp thế giới, hãng Oakley đã được hưởng lợi giá trị quảng cáo tương đương tới 41 triệu USD.

    [​IMG]
    Lồng cứu hộ Phượng hoàng giải cứu các thợ mỏ. Ảnh: AFP

    Đình Nguyễn

    Cuộc giải cứu thần kỳ 33 thợ mỏ Chile năm 2010
    Giới truyền thông cho rằng việc cứu sống 33 thợ mỏ Chile mắc kẹt dưới độ sâu 700 m trong hơn 2 tháng là cuộc giải cứu thần kỳ trong lịch sử, khiến cả thế giới xúc động.

    [​IMG]
    Ngày 5/8/2010, đường hầm chính dẫn vào khu mỏ vàng và đồng San Jose ở miền bắc Chile bất ngờ đổ sụp, khiến 33 thợ mỏ bị kẹt dưới độ sâu gần 700 m, cách lối vào hầm khoảng 5 km. Ảnh: Reuters
    [​IMG]
    Hai ngày sau đó, hầm tiếp tục sập lần thứ hai, làm cản trở lối thoát hiểm ở độ sâu từ 400 đến 500 m. Đội cứu hộ đã phải khoan và chuyển thiết bị thăm dò xuống phía dưới hầm, song các nỗ lực đều thất bại. 17 ngày sau tai nạn, các nhân viên cứu hộ nhận mẩu tin nhắn với nội dung “Ở trong hầm này, chúng tôi vẫn ổn” từ nhóm thợ mỏ bị mắc kẹt gửi lên bằng cách gắn vào que thăm dò. Ảnh: Daloop.com
    [​IMG]
    Hàng tiếp tế đã được gửi xuống hầm cho các thợ mỏ ngay sau đó thông qua chiếc ống nhỏ của lỗ khoan thăm dò. Đợt tiếp tế đã đến kịp lúc 33 công nhân kiệt sức vì không còn đồ ăn để duy trì sự sống. Thông qua đường kết nối, các thợ mỏ cho biết họ đã chia thành 3 nhóm để sinh hoạt. Ảnh: AP
    [​IMG]
    Ngày 26/8, truyền hình quốc gia Chile đã phát những hình ảnh đầu tiên về tình hình của các thợ mỏ do họ tự ghi lại bằng máy quay mà đội cứu hộ gửi xuống. Từ đó, nhóm thợ mỏ đã có thể trò chuyện với người thân, theo BBC. Ảnh: Telegraph
    [​IMG]
    25 ngày sau tai nạn, đội cứu hộ quyết định khoan một đường hầm trực tiếp xuống nơi 33 công nhân bị mắc kẹt. Mũi khoan đầu tiên được thực hiện ngày 30/8 và hai mũi khoan tiếp theo diễn ra chỉ vài ngày sau đó. Lực lượng cứu hộ đã đào cả ba lỗ cùng một lúc để chắc chắn rằng, khi đưa thiết bị tới nơi, các thợ mỏ sẽ thoát khỏi hầm càng nhanh càng tốt. Ảnh: pbs.org
    [​IMG]
    Khi các mũi khoan bắt đầu cắm xuống lòng đất, các kỹ sư đã chế tạo ba khoang cứu hộ bằng thép để đưa các công nhân lên mặt đất. Thiết bị này có tên là Phượng hoàng. Ảnh: AP
    [​IMG]
    Nhân viên cứu hộ đang thử nghiệm lồng cứu hộ Phượng hoàng trước khi đưa chúng xuống dưới lòng đất. Thiết bị này được trang bị bánh xe để di chuyển dễ dàng trong lỗ khoan, có hệ thống cung cấp oxy, đèn, thiết bị liên lạc. Ảnh: Wordpress
    [​IMG]
    Việc giải cứu ghi nhận kết quả khi Phượng hoàng đưa thợ mỏ Florencio Ávalos lên mặt đất vào lúc lúc 23h55 ngày 12/10. Anh trở thành người đầu tiên được giải cứu an toàn. Lồng Phượng hoàng lần lượt đưa các công nhân lên mặt đất ngay sau đó. Hàng trăm phóng viên trên khắp thế giới đã đổ xô tới mỏ San Jose để ghi lại những hình ảnh đầu tiên về nhóm thợ mỏ. Trong ảnh là Tổng thống Chile Sebastian Pinera (phải) vui mừng ôm lấy Florencio sau cuộc giải cứu thành công. Ảnh: REX
    [​IMG]
    Cả đất nước Chile và người dân thế giới đã vỡ òa trong hạnh phúc khi cuộc giải cứu 33 thợ mỏ bị mắc kẹt 69 ngày dưới "địa ngục" đã kết thúc thành công. Ảnh: AP
    [​IMG]
    Những giọt nước mắt của sự đoàn tụ. Vụ sập hầm đã nâng cao tinh thần đoàn kết của người dân Chile. Đây cũng chính là cuộc giải cứu thần kỳ nhất trong lịch sử. Ảnh: Wordtime.com

    Cách giải cứu tai nạn hầm mỏ và phép màu 2010
    Tại các hầm mỏ, thảm họa luôn chực chờ. Những tai nạn gây thiệt mạng xảy ra rất nhiều, nhưng cũng có không ít cuộc giải cứu thần kỳ như phép màu ở Chile năm 2010.

    [​IMG]
    Khoang cứu hộ được đưa xuống lòng đất trong chiến dịch giải cứu ở Chile năm 2010. Ảnh: CSMonitor
    Ở các quốc gia phát triển, luật pháp quy định mỗi hầm mỏ phải có đội ngũ nhân viên cứu hộ riêng, được đào tạo bài bản. Các đội cứu hộ phải nắm rõ quy trình giải cứu công nhân mắc kẹt trong hầm ở từng trường hợp, từ hỏa hoạn, sập hầm, khí độc hay ngập nước.

    Phần lớn nhân viên cứu hộ đều là những thợ mỏ giàu kinh nghiệm, biết rõ địa hình bên trong hầm mỏ.

    Các hầm mỏ bị sập luôn cực kỳ nguy hiểm đối với những nhân viên cứu hộ kinh nghiệm nhất. Bởi khí độc, hơi nước nóng và các bức tường bất ổn luôn có thể cướp đi sinh mạng họ bất kỳ lúc nào.

    Dùng robot để đảm bảo an toàn

    Để đảm bảo sự an toàn cho nhân viên cứu hộ, nhà chức trách các quốc gia phương Tây thường triển khai robot điều khiển từ xa vào hầm mỏ trước để kiểm tra chất lượng không khí và tìm những con đường an toàn cho người sống sót.

    Theo trang New Scienist, hồi tháng 5/2014, Văn phòng Nghiên cứu y tế và An toàn mỏ (OMSHR) đề xuất chính phủ Mỹ triển khai quy định sử dụng robot thăm dò ở độ sâu tới 1.000 m trong các vụ tai nạn hầm mỏ để đảm bảo an toàn cho các đội cứu hộ.

    Nhiều công ty trên thế giới đang thiết kế và sản xuất các loại robot cứu hộ hầm mỏ, đặc biệt là mỏ than. Bởi trước đây các đội cứu hộ hầm mỏ chủ yếu sử dụng robot dò bom, quá nặng và khó di chuyển trong các đường hầm chật hẹp.

    Một ví dụ điển hình là robot Gemini Scout của hãng Sandia National Labs (Mỹ). Tuy nhiên giáo sư Celeste Monforton thuộc ĐH George Washington, cựu cố vấn Cơ quan An toàn mỏ Mỹ, khẳng định điều quan trọng nhất để ngăn chặn các vụ tai nạn hầm mỏ vẫn là thắt chặt các quy định an toàn.

    Chiến dịch giải cứu hầm mỏ nổi tiếng nhất trong thời gian qua là vụ tai nạn mỏ vàng San Jose tại thành phố Copiapo ở miền bắc Chile năm 2010. Ngày 5/8/2010, vụ sập hầm mỏ khiến 33 công nhân mắc kẹt bên trong lòng đất. Họ bị nhốt bên trong một khoảng không gian ở độ sâu 700 m dưới lòng đất.

    Trong vòng 17 ngày, không ai trên mặt đất biết số phận họ ra sao. Nhà chức trách khoan tám lỗ xuống mặt đất để tìm dấu vết các công nhân và phát hiện mẩu giấy viết: “Chúng tôi còn sống và đang trú ẩn, cả 33 người”.

    Phép màu ở Chile

    Một chiếc máy quay tuồn xuống dưới lòng đất cũng quay được hình ảnh của các công nhân. Cả đất nước Chile vỡ òa trong hạnh phúc và người dân yêu cầu chính phủ phải giải cứu cho bằng được họ. Chính quyền Chile lập kế hoạch giải cứu, bao gồm việc triển khai ba đội khoan quốc tế cùng sự hỗ trợ của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).

    Trong khi các mũi khoan bắt đầu cắm xuống lòng đất, các kỹ sư Chile đã chế tạo ba khoang cứu hộ bằng thép để đưa các công nhân lên mặt đất, được mệnh danh là Phượng hoàng. Các khoang Phượng hoàng đều được trang bị bánh xe để di chuyển dễ dàng trong lỗ khoan, có hệ thống cung cấp oxy, đèn, thiết bị liên lạc.

    Vỏ khoang được cường lực để chống nguy cơ đá rơi. Và cuối cùng ngày 13/10/2010, chiếc khoang Phượng hoàng 3 đã đưa cả 33 công nhân thoát khỏi địa ngục dưới lòng đất trong chiến dịch kéo dài 22 giờ. Ông Luis Urzua, người nắm quyền lãnh đạo và tổ chức cuộc sống của các công nhân trong lòng đất, là người lên sau cùng.

    Cuộc giải cứu Chile trở thành sự kiện truyền thông toàn cầu và phản ánh rõ mức độ nguy hiểm của công việc trong các hầm mỏ. Một cuộc giải cứu thành công khác là chiến dịch mỏ Quecreek ở hạt Somerset, bang Pennsylvania (Mỹ) hồi tháng 7/2002. Khi đó 9 thợ mỏ được giải cứu sau khi bị mắc kẹt trong lòng đất 77 giờ.

    Hầm bị ngập đe dọa tính mạng các thợ mỏ. Nhà chức trách đã mở chiến dịch khoan vào hầm và đưa một khoang cứu hộ bằng thép với đồ tiếp tế xuống tới chỗ các thợ mỏ. Và tất cả đều đã thoát chết một cách ngoạn mục.

    Cuộc sống bị lãng quên của 33 thợ mỏ Chile
    Sau khi cuộc giải cứu 33 thợ mỏ Chile kết thúc 1 năm về trước, với sự tung hô của người đời, người ta đã đồn đoán rằng những người được giải thoát một cách thần kỳ sau khi bị kẹt 69 ngày dưới hầm mỏ sẽ trở thành triệu phú và không còn phải làm việc nặng nhọc để kiếm tiền. Tuy nhiên, sự thật là gần nửa trong số họ hiện nay đang thất nghiệp.



    Ngày 13/10 vừa qua, đất nước Chile đã kỷ niệm 1 năm chiến dịch giải cứu thành công 33 thợ mỏ bị vùi sâu dưới lòng đất 69 ngày. Cuộc giải cứu này được xem là vô tiền khoán hậu trong lịch sử của ngành khai khoáng và có lẽ là trong lịch sử Chile trong vòng một trăm năm qua. Ở thời điểm đó, người ta đã hết lời ca tụng những con người tham gia sứ mệnh đặc biệt này và tất nhiên, những điều tốt đẹp nhất vẫn dành cho 33 người thợ mỏ. Tuy nhiên, sau 1 năm, những người từng được coi là anh hùng của đất nước vẫn phải sống trong cảnh thất nghiệp và tinh thần bị rổi loạn.

    Lời hứa của chính phủ bị lãng quên

    Đúng 1 năm về trước, sáng ngày 13/10, cả thế giới đã phải nín thở theo dõi những bước cuối cùng trong chiến dịch giải cứu 33 thợ mỏ tại Chile. Khi người thợ mỏ cuối cùng được kéo lên từ độ sâu 700m, cả đất nước Chilê nói riêng và người dân trênthế giớinói chung đều hạnh phúc đến ứa trào nước mắt. “Từ tận cuối đường hầm tăm tối ở độ sâu 700 mét trong lòng đất, ánh sáng đã rọi chiếu xuống nơi đó và mang về sự tái sinh mầu nhiệm. Đó chỉ có thể là thứ ánh sáng của lương tri, của bản năng sinh tồn nơi con người mà không gì khuất phục. 33 thợ mỏ của chúng ta là những anh hùng”- Tổng thống Chilê Sebastian Pinera đã nói như vậy trong ngày chào mừng 33 con người đã từ cõi chết trở về.

    [​IMG]
    Victor Zamora- một thợ mỏ đang thất nghiệp
    Một năm sau sự cố sập hầm mỏ, thay vì được giúp đỡ như những nạn nhân, họ bị coi là những người nổi tiếng. Họ được sắp đặt để gặp Tổng thống Chile Sebastian Pinera và được mời dự các lễ kỷ niệm hay khai trương nhà bảo tàng.

    Nhiều người trong số 33 thợ mỏ hi vọng vào khoản tiền lương hưu trọn đời 430 USD/tháng mà Tổng thống Pinera nói chính phủ sẵn lòng chi trả, nhưng đến nay mọi chuyện vẫn chưa ngã ngũ. Khoản hỗ trợ duy nhất họ nhận được là khoản tiền trị giá 10.950 USD do Leonardo Farkas, một chủ hầm mỏ người Chile tặng. Ông này đã tổ chức một bữa tiệc xa hoa khoản đãi các thợ mỏ và tặng mỗi người một chiếc xe máy. Tuy nhiên đa phần phần thưởng này cũng đã bị chủ nhân bán đi nhằm trang trải những khó khăn về kinh tế.

    Khi số tiền lương hưu trọn đời chưa được chính phủ Chile trao trả như đúng lời hứa, một số thành viên trong 33 người thợ mỏ đã quyết định khởi kiện, tuy nhiên họ đã vấp phải những lời chỉ trích nặng nề. “Chúng tôi đã được chính phủ hứa và đảm bảo về những quyền lợi, tuy nhiên chúng tôi phải kiện vì mọi người đều có quyền khởi kiện khi các sự việc đã không được thực hiện một cách đúng đắn. Nhưng đối với những người mà đã chịu ơn chính phủ như chúng tôi thì việc làm đó được gọi là vô ơn.”- Luis Urzua người có vai trò cực kì quan trọng trong việc duy trì đoàn kết khi cả nhóm lâm nạn nói.

    Theo tờ thờibáoNew York Times, sau 1 năm trở thành những người anh hùng bất đắc dĩ, 15 trong số 33 người đang thất nghiệp, 7 người thường xuyên đi diễn thuyết, 3 người hái trái và rau dọc các con đường để kiếm sống, 2 người có tiệm bán rau, 4 người làm việc cho các mỏ đồng và vàng, hai người còn lại không có việc làm do bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tâm lý và được nhận một phần tiền lương từ chi trả y tế của chính phủ.

    “Chúng tôi đã bị bỏ rơi”

    Ngày 13/10 năm nay, để đánh dấu 1 năm ngày giải cứu thành công 33 thợ mỏ, những người này đã có buổi gặp mặt tổng thống Chile và xem lại những hình ảnh vẻ vang của họ 1 năm trước. Không những thế, để kỷ niệm 1 năm cả thế giới phải ngưỡng mộ những con người đã viết nên bản sử thi oai hùng trăm năm có một này, tại bảo tàng thủ đô Santiago, người ta đã cho đúc 1 bức tượng bằng đồng về người thợ mỏ. “Bức tượng đó cao 1m2 và được điêu khắc rất tinh xảo. Tuy nhiên, đó chỉ là vẻ bề ngoài hào nhoáng mà thôi”- Edison Pena, một người trong số 33 thợ mỏ nói.

    [​IMG]
    Thợ mỏ Jimmy Sanchez
    Trong buổi gặp mặt này, Edison Pena nói rằng, sau 1 năm hỗ trợ của chính phủ và những tập đoàn lớn như đã hứa hẹn trước đây dường như không được thực hiện. “Thế giới cũng không còn quan tâm tới chúng tôi nữa, vì thế mọi khỏi hỗ trợ để 33 người thợ mỏ hòa nhập với cuộc sống sau chuỗi ngày dài đằng đẵng sống dưới lòng đất cũng đã ít dần đi. Các bạn không biết rằng, gần ½ trong số 33 người đang phải chịu cảnh thất nghiệp. Cũng có người hàng ngày vẫn đang phải điều trị các chứng bệnh tâm thần do vụ sập hầm lò đó”- Edison Pena nói.

    Jimmy Sanchez- 20 tuổi, một trong những người thợ mỏ trẻ nhất đã trở thành “nhà diễn thuyết” khi anh được mời đi khá nhiều nơi trên thế giới để nói về 69 ngày chống trọi với tử thần dưới lòng đất lạnh. Tuy nhiên, 1 năm sau, không còn đi chu du thiên hạ để nói và lấy tiền nữa, giờ đây Jimmy Sanchez cùng với 8 người thợ mỏ khác phải tự bỏ tiền túi để điều trị các chứng bệnh liên quan tới thần kinh. Theo Jimmy Sanchez cho biết, hàng tháng anh phải đáp xe lên thủ đô Santiago 2 lần để điều trị “hậu chấn thương” trong vòng 11 tiếng đồng hồ. “Chúng tôi thường xuyên bị gặp ác mộng và mất ngủ. Hiện tại chúng tôi đều phải sử dụng thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm. Bác sỹ đã khuyên chúng tôi không nên quay trở lại công việc cũ nữa”- Jimmy Sanchez cho biết.

    Omar Reygadas, 56 tuổi, nói mặc dù ông diễn thuyết về ý nghĩa của tinh thần đồng đội, sức mạnh và lòng tin, nhưng “những cơn ác mộng luôn đến với tôi mỗi đêm. Tôi cố gắng đọc sách, làm mình mệt mỏi để có thể chìm vào giấc ngủ”.

    Theo các bác sỹ điều trị cho Jimmy Sanchez và 8 người thợ mỏ khác cùng điều trị thì việc điều trị hậu chấn thương đã tiến hành ngay sau khi những người này được kéo lên khỏi mặt đất. “Bị buộc phải sinh hoạt trong một hầm tối, sâu dưới lòng đất trong một thời gian lâu kỷ lục đã tác động đến tinh thần của một số nạn nhân. Sau vụ tai nạn hy hữu trên, đã có người phát triển các triệu chứng rối loạn tâm lý hậu chấn thương, một phản ứng tâm lý nghiêm trọng xảy ra sau một kinh nghiệm hãi hùng, hoặc là bị đe dọa đến mạng sống, hoặc là sau khi bị chấn thương mạnh. Những người này có thể gặp nhiều khó khăn trong tiến trình tái hội nhập vào cuộc sống bình thường trước kia. Trong các tương quan với những người thân, có người sẽ bị căng thẳng tinh thần cao độ”- Một bác sỹ điều trị cho biết.

    Trong khi đó, vì không muốn quay lại công việc của một người thợ mỏ do lo lắng về tính mạng, hai người thợ mỏ có tên là Victor Zamora và Dario Segovia sau tháng ngày vô vọng chờ đợi sự hỗ trợ từ chính phủ đã quyết định mở tiệm bán táo và rau ngoài chợ. Trong ngày kỷ niệm 1 năm cuộc giải cứu thành công, anh Dario Segovia nói: “Trước đây, người ta đối xử với chúng tôi như những vị anh hùng, nhưng giờ đây vị anh hùng này đang phải đứng sau quầy hàng để bán rau. Thật mỉa mai. Chúng tôi đã bị bỏ rơi”.

    Khởi kiện đòi 27 triệu USD

    Sau khi vụ giải cứu thành công 1 năm về trước, nhiều người cho rằng, 33 người thợ mỏ sẽ giàu lên nhờ vào khoản tiền bồi thường của chính phủ và sự ủng hộ từ nhiều nguồntài chínhkhác. Trên thực tế, hầu hết thợ mỏ Chile vẫn chưa nhận được gì.

    [​IMG]
    Thợ mỏ Edison Pena
    Edison Pena, một trong 33 thợ mỏ thoát chết cho biết: “Tôi đã không đi du lịch, vì sợ phải tốn thêm tiền, mặc dù biết là mọi chi phí đều được trợ cấp. Nhiều khi tôi nghĩ, nếu chúng tôi vẫn mắc kẹt dưới hầm mỏ, biết đâu sau cây thánh giá bia mộ, hình ảnh chúng tôi còn được coi trọng hơn bây giờ”.

    Ngày 16 /7 vừa qua, 33 thợ mỏ đã nộp đơn kiện đòi chủ mỏ đã phá sản bồi thường 10 triệu USD, đồng thời đòi chính quyền trả 17 triệu USD vì không thực hiện đúng quy định về an toàn lao động. Tuy nhiên, đến nay, họ vẫn chưa được bồi thường.Trong đơn, các thợ mỏ nói rằng họ quyết định kiện không chỉ vì tiền, cũng không phải là họ muốn giáng một đòn chí tử vào chính quyền Tổng thống Sabestian Pinera vốn rất tận tâm trong đợt giải cứu họ, mà chỉ mong muốn đặt ra tiền lệ để ngăn chặn những tai nạn tương tự sẽ tái diễn.

    Được biết, số tiền mà mỗi thợ mỏ đòi bồi thường lên tới 541.000 USD. Một số thợ mỏ nói họ không biết cụ thể về số tiền đòi bồi thường mãi đến khitruyền thôngđăng tin. Dẫu vậy, một thợ mỏ có tên là Omar Reygadas nói rằng nhờ vụ kiện mà phần lớn thợ mỏ có thể thoát khỏi nhữngtinđồn, "rằng chúng tôi có rất nhiều tiền". “Nhiều người nghĩ rằng họ tung hô chúng tôi trên ti vi điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều tiền. Với thợ mỏ, cách trở thành triệu phú là xuống hầm, tìm thấy mỏ vàng và đào nó lên”- Anh này nói.

    Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều về việc làm của những người thợ mỏ này. Nhiều người được hỏi cho rằng các thợ mỏ nên biết ơn vì được cứu sống chứ không nên đòi hỏi gì hơn. Một bà nội trợ nói về các thợi mỏ như say: “Họ là những người vô ơn sau khi chính phủ đã bỏ tiền cho cuộc giải cứu” Được biết, để giải cứu 33 thợ mỏ này. Chính phủ Chilê khi đó đã chỉ ước khoảng 20 triệu USD.
    Cũng trong tháng 7 vừa qua, một nhà sản xuất phim đến từ Holywood đã đánh tiếng về việc chuyển tải câu chuyện 69 ngày đêm sống dưới lòng đất của 33 thợ mỏ Chilê thành tác phẩm điện ảnh. Dự tính, bộ phim sẽ được khởi quay vào đầu năm 2012, nhưng vẫn chưa rõ hãng phim nào thực hiện, cũng như ngân sách của toàn bộ tác phẩm điện ảnh này. “Có thể đó cũng chỉ là một lời hứa”- Thợ mỏ Omar Reygadas mỉa mai.

    Hải Hiền(TheoXinhua)
     

Chia sẻ trang này