[TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center] The Big Short 2015 1080p WEB-DL H264 AC3-EVO [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC] Đại Suy Thoái {Phụ đề tiếng Việt} (Christian Bale, Steve Carell, Ryan Gosling) Ratings: 7.9/10 from 87,949 users [/TD][/TR][/TABLE] Thông tin phim. Click HERE: Spoiler [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR] [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] The Big Short, chuyển thể điện ảnh cuốn sách của Michael Lewis về một đám người lạc lõng với hoàn cảnh cách đây một thập niên đã thấy trước bong bóng bất động sản và thế chấp nên kiếm lợi hậu hĩ từ việc bong bóng đó vỡ tan. Đây là một lời giải thích mạnh mẽ nhất về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trên phim. Phim được chuyển thể từ cuốn sách cùng tên viết bởi Michael Lewis. Ông cũng là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng khác cũng được đựng phim như Moneyball: The Art of Winning an Unfair Game do Brad Pitt đóng vai chính hay The Blind Side: Evolution of a Game với sự góp mặt của nữ minh tinh Sandra Bullock. ‘The Big Short’ - Bởi thương trường chính là chiến trường Bộ phim hài đen của Hollywood kể lại cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 trong lòng nước Mỹ và câu chuyện kỳ lạ về những kẻ “ngược dòng” giữa biết bao rối ren ấy. Từ một trong hai sự kiện ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Mỹ thế kỷ XXI Cho đến nay, hai sự kiện được coi là quan trọng nhất đối với xã hội nước Mỹ trong thế kỷ XXI là vụ khủng bố 11/9/2001 và cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007-2008. Nếu như vụ khủng bố 11/9 và hệ lụy trực tiếp của nó là cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan và Iraq đã trở thành đề tài quen thuộc của Hollywood trong hơn một thập kỷ qua, thì diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính, cũng như những hậu quả của nó đối với đời sống kinh tế và xã hội nước Mỹ lại ít được giới làm phim quan tâm. Chưa có nhiều bộ phim kể lại diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 của nước Mỹ. The Big Short (2015) là một tác phẩm hiếm hoi đề cập đến câu chuyện ấy, theo phong cách hài hước nhưng đầy cay đắng. Ngoại trừ dòng phim tài liệu với các tác phẩm khai thác trực tiếp đề tài ấy như Capitalism: A Love Story (2009) của Michael Moore hay Inside Job (2010) của Charles H. Ferguson, bây giờ mới có tác phẩm điện ảnh gần như là duy nhất kể lại những sự kiện trong giai đoạn 2007-2008 là Margin Call (2011) của đạo diễn J.C. Chandor. Có lẽ những số liệu và thuật ngữ tài chính khô khan, rắc rối, cùng hậu quả vô hình khó cảm nhận của cuộc khủng hoảng đã làm khó giới làm phim trong việc tạo ra các tác phẩm vừa mô tả được thực tế, vừa lôi kéo được khán giả. Margin Call chính là bằng chứng cụ thể nhất cho những khó khăn đó, khi mà dàn diễn viên danh tiếng bao gồm Kevin Spacey, Paul Bettany, Stanley Tucci, cộng với phần kịch bản rất chắc tay, cũng không thể giúp bộ phim thực sự trở nên ăn khách hoặc gây ra tiếng vang về mặt nghệ thuật nếu so với những tác phẩm điện ảnh cùng năm có đề tài “mềm” hơn như Hugo của Martin Scorsese hay The Artist của Michel Hazanavicius. Nhưng với The Big Short năm 2015 của đạo diễn Adam McKay, tác phẩm chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của nhà báo tài chính Michael Lewis, Hollywood rốt cuộc đã tìm ra công thức thành công cho đề tài khó nhằn ấy. Câu chuyện kỳ lạ về những kẻ “ngược dòng” Bối cảnh của The Big Short là nước Mỹ trong những năm đầu thiên niên kỷ mới, khi nền kinh tế ổn định cùng chính sách nới lỏng tiền tệ đã giúp giới tín dụng phất lên nhanh chóng, đặc biệt là thông qua việc kinh doanh, môi giới địa ốc. Năm 2005, trong bối cảnh thị trường tài chính và bất động sản phủ đầy màu hồng ấy, Michael Burry (Christian Bale) - một bác sĩ chuyển nghề quản lý quỹ đầu tư lại làm tất cả khách hàng của anh ta sửng sốt khi đưa ra tiên đoán rằng bong bóng địa ốc sẽ vỡ tan chỉ trong vòng hai năm, bởi vậy quỹ đầu tư Scion của anh cần đi ngược lại chiều hướng của thị trường để đặt cược vào các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng CDS (“Credit Default Swap”). Gã bác sĩ chuyển nghề lập dị Burry đưa ra lời tiên đoán không tưởng vào năm 2005. Nhưng những kẻ "ngược dòng" như anh rốt cuộc đã đúng sau đó hai năm. Bằng một việc đơn giản nhưng không mấy ai để ý là đọc kỹ các hợp đồng mua bán địa ốc và tìm ra vô số rủi ro tài chính từ đó, Burry tin chắc rằng việc ký thỏa thuận CDS với các ngân hàng lớn là mối hời không thể bỏ qua, khi các đơn vị tài chính này sẽ phải trả số tiền rất lớn cho quỹ đầu tư của anh trong trường hợp thị trường địa ốc đổ vỡ. Bởi vậy, bất chấp sự phản đối kịch liệt của khách hàng, Burry tung hết tiền của quỹ đầu tư vào các hợp đồng CDS với tất cả tên tuổi lớn nhất của thị trường tài chính Phố Wall trong sự ngạc nhiên và chào đón của giới chủ ngân hàng tham lam, vốn coi thị trường bất động sản là nền tảng không thể tan vỡ của định chế tài chính nước Mỹ. Thoáng nghe được câu chuyện đầu tư “điên rồ” của Burry, Jared Vennett (Ryan Gosling) - một chuyên viên tài chính của ngân hàng Deutsche Bank, nhanh chóng nắm bắt được ý đồ đó và lập tức đi tìm nhà đầu tư để đổ vốn vào thị trường CDS. Người duy nhất chịu tin và hợp tác với Vennett là Mark Baum (Steve Carell) - một chuyên gia giao dịch tài năng nhưng cũng mang nặng trong lòng nỗi tức giận với sự tham lam của giới tài chính Phố Wall. Lời tiên đoán của Burry còn lôi kéo được thêm Jared Vennett và và Mark Baum. Không một ai tin họ khi thị trường tài chính phủ hoàn toàn màu hồng. Cũng bắt nguồn từ ý tưởng của Vennett, hai giao dịch viên trẻ tuổi và vô danh là Charlie Geller (John Magaro) và Jamie Shipley (Finn Wittrock) bắt đầu tìm cách kiếm lời từ thị trường CDS đầy rủi ro với sự hỗ trợ của chuyên gia tài chính về hưu Ben Rickert (Brad Pitt). Lịch sử cuối cùng đã chứng minh rằng những người thuộc phe thiểu số như Burry, Vennett hay Baum đã đúng với những tiên đoán xuất thần của họ về thị trường. Nhưng để đi tới thành công, họ phải trải qua rất nhiều áp lực từ bạn bè, đồng nghiệp, và cả diễn biến kỳ lạ của thị trường với hàng loạt sự kiện mà đến chính những kẻ “ngược dòng” cũng không thể ngờ tới. Sự tài tình của đạo diễn Adam McKay Gây dựng tên tuổi qua các bộ phim hài thành công như loạt Anchorman, Adam McKay có lẽ là lựa chọn bất ngờ của nhà sản xuất Brad Pitt và hãng phim Plan B Entertainment cho một dự án tưởng chừng rất khô khan về tài chính và khủng hoảng kinh tế. Nhưng cũng giống như những kẻ ngược dòng trong phim, đội ngũ nhà sản xuất đã đúng. Dưới bàn tay biên kịch và đạo diễn của McKay, chất hài châm biếm giúp The Big Short trở nên gần gũi, dễ hiểu và lôi cuốn hơn rất nhiều với số đông khán giả vốn không hiểu, và cũng không quan tâm tới những đề tài xa lạ như thị trường tài chính, bong bóng nhà đất… Để giải thích những thuật ngữ dài dòng và rắc rối của giới tài chính, Adam McKay đã cực kỳ sáng tạo khi viện tới những cái tên nổi tiếng nhưng hoàn toàn không phải chuyên gia về lĩnh vực đó như nữ diễn viên Margot Robbie, chuyên gia ẩm thực Anthony Bourdain, hay ca sĩ Selena Gomez để giải thích trực tiếp cho khán giả thông qua nhiều phân cảnh dạng phim tài liệu và những ví dụ đời thường rất dễ nắm bắt. Tham gia diễn xuất, nhưng Brad Pitt còn kiêm nhiệm cả vai trò sản xuất của The Big Short. Anh và hãng phim của mình đã đúng khi chọn Adam McKay cho dự án mang đề tài tưởng chừng khô khan. Bên cạnh đó, chất hài trong phim cũng được gia giảm hợp lý theo nhịp phim, với phần đầu đậm đặc chất hài châm biếm theo phong cách thường thấy của McKay để giúp khán giả làm quen với bối cảnh của nền tài chính nước Mỹ trước khủng hoảng, cho tới phần cuối phim trầm lắng và tập trung vào những diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với từng cá nhân và với cả xã hội. Sự điều tiết tài tình nhà làm phim giúp khán giả có thể nắm bắt được nhịp điệu của tác phẩm và bị cuốn vào những chi tiết, nhân vật đầy màu sắc của đời sống kinh tế nước Mỹ. Không chỉ giúp bộ phim bớt phần nặng nề, nét châm biếm chua cay của The Big Short còn góp phần làm nổi bật hơn sự tham lam đến mức mù quáng, coi thường luật lệ, coi thường số phận người dân bình thường của giới tài chính Phố Wall. Từ những ngân hàng khổng lồ cho tới các quỹ đầu tư nhỏ lẻ, từ những ông chủ lớn nắm trong tay hàng trăm triệu USD, thậm chí là hàng tỷ USD, cho tới những chuyên viên giao dịch địa ốc ở mức thấp nhất, tất cả đều bị màu xanh của đồng đô-la làm mờ mắt. Tới mức ngay cả khi số liệu đã chứng minh hiểm họa cận kề của cơn sốt bất động sản, vẫn không có một ai tin vào những dự đoán rất có cơ sở của Burry, của Baum. Để rồi khi khủng hoảng xảy ra, tất cả lại giẫm đạp lên nhau để tranh giành “miếng” bánh CDS. Sự phức tạp của thị trường tài chính với những cá nhân tham lam nhưng nhưng mưu mô, tính toán được The Big Short khắc họa rất thành công với mạch truyện lôi cuốn, hợp lý, tạo cho người xem cảm giác liền mạch bất chấp việc phim được dựng đa phần với các cảnh ngắn, với phần thoại gọn gàng và nhịp điệu dồn dập từ đầu tới cuối. Bởi thế, không ngạc nhiên khi tác phẩm hiện nhận được rất nhiều đề cử về kịch bản trong mùa giải thưởng điện ảnh 2015-2016 của Hollywood. Dàn diễn viên thượng hạng lên tiếng Một tác phẩm với cốt truyện có phần phức tạp và nhiều tuyến nhân vật xen kẽ như The Big Short chỉ có thể thành công với dàn diễn viên nhập vai và ăn ý. Và đạo diễn Adam McKay đã có được điều đó nhờ hàng loạt các ngôi sao hạng A như Christian Bale, Steve Carell, Ryan Gosling, Brad Pitt hay Marisa Tomei (vai Cynthia Baum, vợ của Mark Baum), cùng một số gương mặt trẻ đầy triển vọng như John Magaro hay Finn Wittrock. Nổi bật nhất trong số đó là Steve Carell trong vai Mark Baum - giọng nói của lương tri và lý trí giữa Phố Wall điên loạn. Luôn muốn tìm hiểu bản chất của mọi iệc, Baum nhanh chóng nắm bắt được dự báo của Burry và Vennett về sự đổ vỡ của thị trường địa ốc. Nhưng rồi cũng chính ông là người nhận ra rằng những đổ vỡ mang tính hiện tượng ấy không thể giúp hàn gắn khuyết điểm cố hữu của định chế tài chính vốn vận hành bởi một mục tiêu duy nhất: tiền, thật nhiều tiền. Với The Big Short,Steve Carell thêm một lần nữa cho thấy mình không đơn thuần chỉ là một danh hài, mà là một ngôi sao có thực lực tại Hollywood. Thành công với vai diễn mới trong The Big Short, hay trước đó là gã quý tộc lập dị John Eleuthère du Pont trong Foxcatcher (2014), Steve Carell cho thấy ông không chỉ là một danh hài, mà thực sự là một diễn viên có thực lực hàng đầu Hollywood. Đối nghịch với sự thâm trầm của Carell là nét lập dị của Bale trong vai bác sĩ Burry - kẻ tiên tri, và sự ngạo đời của Ryan Gosling trong vai Vennett - kẻ cơ hội. Mỗi người mỗi vẻ, bộ ba Carell - Bale - Gosling đã tạo ra bức tranh đa diện, nhiều tính cách, màu sắc về Phố Wall, nơi nắm giữ vận mệnh tài chính của cả nước Mỹ. Thương trường chính là chiến trường. Đây là câu ví von thường được người ta dùng khi nhắc tới nghề kinh doanh hay giới doanh nhân. Nếu sử dụng cách ví von ấy, thì Phố Wall thực sự là một bãi chiến trường khổng lồ, nơi diễn ra cuộc chiến không ngừng nghỉ giữa những trí tuệ thượng hạng nhưng lại dễ dàng trở nên lú lẫn vì đồng tiền. Đáng sợ hơn thế, “thương vong” của cuộc chiến ấy lại là những kẻ ngoài cuộc, hay chính là những người dân thường chỉ mong có được mái nhà yên ổn hay khoản thu nhập ổn định, đủ để trang trải cuộc sống. Nhưng một khi lòng tham vẫn còn thống trị Phố Wall, khi đồng tiền vẫn còn là mục đích sống duy nhất của giới kinh doanh tài chính, thì những cuộc khủng hoảng như giai đoạn 2007-2008 sẽ vẫn còn diễn ra, những người dân bình thường sẽ tiếp tục lại là nhạn nhân. Và đó chính là thông điệp mà The Big Short, một trong những tác phẩm điện ảnh xuất sắc của năm 2015, muốn truyền tải tới công chúng. Zing.vn đánh giá: 5/5 ---------------------- The Big Short (2015) Cho tới nay, hai sự kiện được coi là quan trọng nhất đối với xã hội nước Mỹ trong thế kỷ 21 là Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 và Cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007-2008. Nếu như Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 và hệ lụy trực tiếp của nó là Cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan và Iraq đã trở thành đề tài quen thuộc của điện ảnh Hollywood những năm gần đây thì nguyên nhân và diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính, cũng như những hậu quả của nó với đời sống kinh tế và xã hội Hoa Kỳ lại ít được giới làm phim Mỹ quan tâm đề cập. Ngoại trừ dòng phim tài liệu với các tác phẩm khai thác trực tiếp đề tài này như Capitalism: A Love Story (2009) của Michael Moore, Inside Job (2010) của Charles H. Ferguson, thì cho tới gần đây bộ phim điện ảnh gần như là duy nhất nói về những sự kiện giai đoạn 2007-2008 là Margin Call (2011) của đạo diễn J.C. Chandor. Có lẽ những số liệu và thuật ngữ tài chính khô khan, rắc rối, cùng hậu quả vô hình khó cảm nhận của cuộc khủng hoảng đã làm khó các nhà làm phim trong việc tạo ra các tác phẩm vừa mô tả được thực tế lại vừa lôi kéo được khán giả. Margin Call chính là bằng chứng cụ thể nhất cho những khó khăn này, khi mà dàn diễn viên nổi danh với những cái tên được yêu thích như Kevin Spacey, Paul Bettany, hay Stanley Tucci, cộng với một kịch bản rất chắc tay và tài năng không thể phủ nhận của đạo diễn Chandor vẫn không giúp bộ phim thực sự ăn khách hoặc tạo được tiếng vang về mặt nghệ thuật nếu so với những tác phẩm cùng năm có đề tài “mềm” hơn như Hugo của Martin Scorsese hay The Artist của Michel Hazanavicius. Nhưng với The Big Short của đạo diễn Adam McKay – một tác phẩm chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của nhà báo tài chính Michael Lewis, có lẽ cuối cùng Hollywood đã tìm được một công thức thành công cho đề tài khó nhằn này. Bối cảnh củaThe Big Shortlà nước Mỹ những năm đầu thiên niên kỷ mới khi nền kinh tế ổn định cùng chính sách nới lỏng tiền tệ đã giúp giới tín dụng phất lên nhanh chóng, đặc biệt là thông qua việc kinh doanh, môi giới địa ốc. Năm 2005, trong bối cảnh thị trường tài chính và bất động sản phủ đầy màu hồng ấy, Michael Burry (Christian Bale) – một bác sĩ chuyển nghề quản lý quỹ đầu tư lại làm tất cả khách hàng của anh ta sửng sốt khi đưa ra tiên đoán rằng bong bóng địa ốc sẽ vỡ tan chỉ trong vòng hai năm, bởi vậy quỹ đầu tư Scion của anh cần đi ngược lại chiều hướng của thị trường để đặt cược vào các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng CDS (“Credit Default Swap”). Bằng một việc đơn giản nhưng không ai để mắt tới đó là đọc kỹ các hợp đồng mua bán địa ốc và tìm ra vô số rủi ro tài chính trong các hợp đồng này, Burry tin chắc rằng việc ký thỏa thuận CDS với các ngân hàng lớn là mối hời không thể bỏ qua khi các ngân hàng này sẽ phải trả số tiền rất lớn cho quỹ đầu tư của anh trong trường hợp thị trường địa ốc đổ vỡ. Bởi vậy, bất chấp sự phản đối kịch liệt của khách hàng, Burry tung hết tiền của quỹ đầu tư vào các hợp đồng CDS với tất cả những tên tuổi lớn nhất của thị trường tài chính Phố Wall trong sự ngạc nhiên và chào đón của các ông chủ ngân hàng tham lam vốn coi thị trường bất động sản là nền tảng không thể tan vỡ của định chế tài chính Hoa Kỳ. Thoáng nghe được câu chuyện đầu tư “điên rồ” của Burry, Jared Vennett (Ryan Gosling) – một chuyên viên tài chính của ngân hàng Deutsche Bank nhanh chóng nắm bắt được ý đồ của Burry và lập tức đi tìm nhà đầu tư để đổ vốn vào thị trường CDS. Người duy nhất chịu tin và hợp tác với Vennett là Mark Baum (Steve Carell), một chuyên gia giao dịch tài năng nhưng cũng mang nặng trong lòng nỗi tức giận với sự tham lam của giới tài chính Phố Wall. Cũng bắt nguồn từ ý tưởng của Vennett, hai giao dịch viên trẻ tuổi và vô danh Charlie Geller (John Magaro) và Jamie Shipley (Finn Wittrock) cũng bắt đầu tìm cách kiếm lời từ thị trường CDS đầy rủi ro với sự hỗ trợ của chuyên gia tài chính về hưu Ben Rickert (Brad Pitt). Lịch sử cuối cùng đã chứng minh rằng những người thuộc phe thiểu số như Burry, như Vennett, như Baum, đã đúng với những tiên đoán xuất thần của họ về thị trường, nhưng để đi tới thành công, họ đã phải trải qua rất nhiều áp lực từ bạn bè, đồng nghiệp, và cả diễn biến kì lạ của thị trường – những diễn biến mà đến chính những người đi ngược dòng như họ cũng không thể ngờ tới. Gây dựng tên tuổi với các bộ phim hài thành công như loạt phim Anchorman, Adam McKay có lẽ là lựa chọn bất ngờ của Brad Pitt và hãng phim hãng phim Plan B Entertainment của anh – nhà sản xuất bộ phim này, cho đề tài tưởng chừng rất khô khan về tài chính và khủng hoảng kinh tế. Nhưng thực tế đã chứng minh là dưới bàn tay biên kịch và đạo diễn của McKay, chất hài châm biếm đã lại giúp The Big Short trở nên gần gũi, dễ hiểu, và lôi cuốn hơn rất nhiều với số đông khán giả vốn không hiểu, và cũng không quan tâm tới những đề tài xa lạ với họ như thị trường tài chính, bong bóng nhà đất. Để giải thích những thuật ngữ dài dòng và rắc rối của giới tài chính, Adam McKay đã cực kì sáng tạo khi viện tới những cái tên nổi tiếng nhưng hoàn toàn không phải chuyên gia tài chính như nữ diễn viên Margot Robbie, chuyên gia ẩm thực Anthony Bourdain, hay ca sĩ Selena Gomez giải thích trực tiếp cho khán giả thông quan những phân cảnh dạng phim tài liệu và những ví dụ đời thường rất dễ nắm bắt. Bên cạnh đó, chất hài trong phim cũng được gia giảm hết sức hợp lý theo nhịp phim với phần đầu đậm đặc chất hài châm biếm theo đúng phong cách thường thấy của McKay để giúp khán giả làm quen với bối cảnh của nền tài chính Hoa Kỳ trước khủng hoảng, cho tới phần cuối phim trầm lắng và tập trung vào những diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng với từng cá nhân và với cả xã hội Mỹ. Sự điều tiết tài tình này của Adam McKay đã khiến khán giả bắt được ngay nhịp của bộ phim và cuốn vào những chi tiết, nhân vật rất nhiều màu sắc của đời sống kinh tế nước Mỹ. Không chỉ giúp bộ phim bớt phần nặng nề, nét châm biếm chua cay của The Big Short còn góp phần làm nổi bật hơn sự tham lam đến mức mù quáng, coi thường luật lệ, coi thường số phận của người dân bình thường của giới tài chính Phố Wall. Từ những ngân hàng khổng lồ cho tới các quỹ đầu tư nhỏ lẻ, từ những ông chủ lớn nắm trong tay hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ đô la cho tới những chuyên viên giao dịch địa ốc ở mức thấp nhất, tất cả đều bị màu xanh của đồng đô la làm mờ mắt tới mức ngay cả khi số liệu đã chứng minh hiểm họa cận kề của cơn sốt bất động sản, vẫn không một ai tin vào những dự đoán rất có cơ sở của Burry, của Baum để rồi khi khủng hoảng xảy ra lại giẫm đạp lên nhau để tranh phần miếng bánh CDS. Sự phức tạp của thị trường tài chính với những cá nhân tham lam nhưng cũng hết sức mưu mô, tính toán này đã được The Big Short khắc họa hết sức thành công với truyện phim chắc chắn, hợp lý, tạo cho người xem cảm giác liền mạch bất chấp việc phim được dựng đa phần với các cảnh ngắn với phần thoại gọn gàng và nhịp độ dồn dập từ đầu tới cuối. Việc kịch bản và phần dựng phim được đề cử tại rất nhiều giải thưởng điện ảnh cuối năm của Hollywood chính là minh chứng rõ ràng nhất cho thành công của The Big Short. Một tác phẩm với cốt truyện tương đối phức tạp và nhiều tuyến nhân vật xen kẽ như The Big Short chỉ có thể thành công với một dàn diễn viên nhập vai và diễn ăn ý. Và Adam McKay đã làm được điều đó với một dàn diễn viên tổng hòa của một loạt các ngôi sao hạng A của Hollywood như Christian Bale, Steve Carell, Ryan Gosling, Brad Pitt hay Marisa Tomei (vai Cynthia Baum, vợ của Mark Baum) với những gương mặt trẻ đầy triển vọng như John Magaro hay Finn Wittrock. Nổi bật nhất trong số này có lẽ là Steve Carell trong vai Mark Baum – giọng nói của lương tri và lý trí giữa Phố Wall điên loạn. Luôn muốn tìm hiểu bản chất của mọi sự việc, Baum nhanh chóng nắm bắt được dự báo của Burry và Vennett về sự đổ vỡ của thị trường địa ốc, nhưng rồi cũng chính ông là người đã nhận ra rằng những đổ vỡ mang tính hiện tượng ấy không thể giúp hàn gắn những khuyết điểm cố hữu của định chế tài chính vốn vận hành bởi mục tiêu duy nhất – tiền, thật nhiều tiền. Với thành công của vai diễn trong bộ phim này, hay trước đó là vai John Eleuthère du Pont trong Foxcatcher (2014), rõ ràng Steve Carell đã chứng tỏ rằng mình không chỉ là một ngôi sao phim hài, mà còn là một diễn viên thực lực hàng đầu của Hollywood. Đối nghịch với sự thâm trầm của Carell là sự lập dị của Bale trong vai bác sĩ Burry – kẻ tiên tri, và sự ngạo đời của Ryan Gosling trong vai Vennett – kẻ cơ hội. Mỗi người mỗi vẻ, bộ ba Carell-Bale-Gosling đã tạo nên một bức tranh đa diện, nhiều tính cách, màu sắc về Phố Wall – nơi nắm giữ vận mệnh tài chính của cả nước Mỹ. Không chịu thua kém, dàn diễn viên phụ của phim cũng tỏ ra hết sức ấn tượng với những điểm sáng như Jeremy Strong trong vai Vinny Daniel – phụ tá của Baum, hay diễn viên gạo gội Melissa Leo trong vai diễn nhỏ nhưng hết sức ấn tượng Georgia Hale – đại diện hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's. Thương trường là chiến trường. Đây là câu ví von thường được mọi người dùng khi nhắc tới nghề kinh doanh hay giới doanh nhân. Nếu sử dụng cách ví von này thì Phố Wall thực sự là một bãi chiến trường khổng lồ, nơi diễn ra cuộc chiến không ngừng nghỉ giữa những trí tuệ thượng hạng nhưng lại dễ dàng trở nên lú lẫn vì đồng tiền. Đáng sợ hơn thế, thương vong của cuộc chiến này lại là những người ngoài cuộc – những người dân thường chỉ mong có được một mái nhà yên ổn hay một khoản thu nhập ổn định đủ trang trải cuộc sống. Nhưng một khi lòng tham vẫn còn thống trị Phố Wall, khi đồng tiền vẫn còn là mục đích sống duy nhất của giới kinh doanh tài chính, thì những cuộc khủng hoảng như những năm 2007-2008 sẽ vẫn còn diễn ra, và những người hứng chịu tổn thất vẫn sẽ là những người dân bình thường. Có lẽ đó chính là thông điệp, là lời cảnh báo không bao giờ cũ gửi đến khán giả từ The Big Short, một trong những tác phẩm xuất sắc nhất năm 2015 của điện ảnh Hollywood. ------------------------ “The Big Short”, Ứng cử viên hạng nặng giải Oscar 2016 lại cảnh báo khủng hoảng Vùi đầu vào nghiên cứu các khoản vay thế chấp nhà, các điểm FICO (điểm tín dụng) và phát hiện ra hàng loạt khoản vay trễ hạn thanh toán, gã bác sĩ chuyển nghề lập dị Burry nhanh chóng nhận ra thị trường địa ốc đang rất kỳ lạ và sắp sửa sụp đổ. Bộ phim “The Big Short”, dựa trên câu chuyện có thật nói về cuộc đại khủng hoảng kinh tế nổ ra vào năm 2007 - 2008 có vẻ không mấy hấp dẫn người xem, khi nói về các chủ đề về tài chính khá khô khan. Thế nhưng, Bộ phim này đang nhận được những đánh giá rất cao và đang là ứng cử viên hàng đầu cho giải Oscar năm nay bên cạnh những bộ phim đình đám là The Revenant và Mad Max. Trong diễn biến mới nhất cho thấy cuộc đua tranh giải Oscar 2016 càng trở nên nóng bỏng và khó dự đoán khi , Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ (PGA) trao giải bộ phim về khủng hoảng tài chính The Big Short (Bán khống). Bộ phim với các ngôi sao Brad Pitt, Ryan Gosling, Christian Bale và Steve Carell đánhbại các ứng cử viên nặng ký khác như Spotlight (Đưa ra ánh sáng), Mad Max (Max điên) và The Revenant (Người về từ cõi chết) để giành giải PGA phim hay nhất. Bằng việc sử dụng những nhân vật minh hoạ đa dạng từ chuyên gia ẩm thực Anthony Bourdain cho đến nữ diễn viên tài năng Selena Gomes, “The Big Short” đã thành công trong việc chuyển tải những thuật ngữ phức tạp trước đây của phố Wall khiến cho người ta khó tìm hiểu trở nên đơn giản và dễ hình dung. Chính điều này giúp cho một người dân bình thường đang còn mù mờ về hệ thống ngân hàng và các tập đoàn đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn với nền kinh tế và thị trường nhà đất. Năm 2005, trong bối cảnh thị trường tài chính và bất động sản phủ đầy màu hồng, Michael Burry (Christian Bale) - một bác sĩ chuyển nghề quản lý quỹ đầu tư lại làm tất cả khách hàng của anh ta sửng sốt khi đưa ra tiên đoán rằng bong bóng địa ốc sẽ vỡ tan chỉ trong vòng hai năm. Do đó quỹ đầu tư Scion của anh cần đi ngược lại chiều hướng của thị trường để đặt cược vào các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng CDS (“Credit Default Swap”). Vùi đầu vào nghiên cứu các khoản vay BĐS, các điểm FICO (điểm tín dụng) và phát hiện ra nhiều khoản vay quá hạn thanh toán. Gã bác sĩ chuyển nghề lập dị Burry đưa ra lời tiên đoán thị trường địa ốc sẽ sụp đổ, các trái Trái phiếu được đảm bảo bằng nợ thế chấp BĐS sẽ giảm mạnh. Burry tin chắc rằng việc ký thỏa thuận CDS với các ngân hàng lớn là mối hời không thể bỏ qua, khi các đơn vị tài chính này sẽ phải trả số tiền rất lớn cho quỹ đầu tư của anh trong trường hợp thị trường địa ốc đổ vỡ. Thế nhưng, khi Burry đi gặp các ngân hàng đầu tư để thoả thuận về ký thoả CDS. Những quản lý từ Goldman Sachs (GM) với suy luận thị trường nhà đất sẽ không bao giờ sụp đổ, cho rằng “đây là một vụ đầu tư ngu ngốc nhất trong lịch sử”, kèm theo câu nói “đây là Wall Street, nếu anh cho không chúng tôi tiền chúng tôi sẽ nhận nó”. Rõ ràng, thời điểm đó không chỉ có GM mà rất nhiều ngân hàng đầu tư và các nhà quản lý quỹ khác đều cho rằng Burry đã sai, thế nhưng anh ta đã đúng khi 2 năm sau đó, thị trường nhà đất Mỹ bắt đầu “sụp đổ”. Thoáng nghe được câu chuyện đầu tư “điên rồ” của Burry, Jared Vennett (Ryan Gosling) - một chuyên viên tài chính của ngân hàng Deutsche Bank, nhanh chóng nắm bắt được ý đồ đó và lập tức đi tìm nhà đầu tư để đổ vốn vào thị trường CDS. Người duy nhất chịu tin và hợp tác với Vennett là Mark Baum (Steve Carell) - một chuyên gia giao dịch tài năng nhưng cũng mang nặng nỗi tức giận với sự tham lam của giới tài chính Phố Wall. Luôn muốn tìm hiểu bản chất của mọi việc, Baum nhanh chóng nắm bắt được dự báo của Burry và Vennett về sự đổ vỡ của thị trường địa ốc. Baum cùng cộng sự đi tìm hiểu về thị trường nhà đất họ mới biết rằng, tỷ lệ cho vay đang dần tăng cao và hầu như ai muốn vay cũng được, các khoản vay dễ dàng được chấp nhận vì nó tạo ra nguồn lợi chung từ đơn vị bán hàng cho đến các ngân hàng. Thậm chí, một vũ công cũng dễ dàng nhận được các khoản vay thấu chi khi kê khai là bác sĩ trị liệu và cô ấy còn nói rằng dân ở đây ai cũng giống nhau, mỗi người đều có ít nhất vài căn nhà. Ngay lập tức, Baum quyết định đặt mua ngay 50 triệu CDS từ Jared Vennett. Cũng bắt nguồn từ ý tưởng của Vennett, hai giao dịch viên trẻ tuổi và vô danh là Charlie Geller (John Magaro) và Jamie Shipley (Finn Wittrock) bắt đầu tìm cách kiếm lời từ thị trường CDS đầy rủi ro với sự hỗ trợ của chuyên gia tài chính về hưu Ben Rickert (Brad Pitt). Cuối cùng những người thuộc phe thiểu số như Burry, Vennett hay Baum, Geller đã đúng với những tiên đoán xuất thần của họ về thị trường. Nhưng để đi tới thành công, họ phải trải qua rất nhiều áp lực từ bạn bè, đồng nghiệp, và cả diễn biến kỳ lạ của thị trường với hàng loạt sự kiện mà đến chính những kẻ “ngược dòng” cũng không thể ngờ tới. Khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ lĩnh vực cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ bắt đầu bùng nổ vào tháng 8/2007, tỷ lệ thanh toán chậm đã tăng 36%, đạt kỷ lục cao nhất trong 16 năm qua. Năm 2007, vị thế tài sản của những người sở hữu nhà đã thay đổi từ “thanh toán chậm” đến “tịch thu tài sản” để thế nợ và tỷ lệ này đã tăng gấp đôi so với năm 2006. Kể từ khi cuộc khủng hoảng diễn ra, 5.000 tỷ Usd đã biến mất khỏi các quỹ hưu trí, tiết kiệm, nhà đất và trái phiếu, 8 triệu người mất việc, 6 triệu người mất nhà chỉ riêng tại nước Mỹ. Mặc dù dành được phần thưởng lớn từ thương vụ đầu tư ngược dòng của mình nhưng phần lớn trong họ đều canh cánh bên lòng khi chứng kiến hàng triệu người dân Mỹ mất việc, mất nhà khi khủng hoảng nổ ra. Đó là một bi kịch mà nguồn cơn chính là sự tham lam của cả hệ thống từ ngân hàng, ngân hàng đầu tư và các công ty địa ốc có sự hỗ trợ đắc lực từ cơ quan xếp hạng tín dụng và cuối cùng là nhà các đầu tư. Cảnh báo khủng hoảng Một lần nữa “bóng ma khủng hoảng” lại diện diện trên khắp thị trường tài chính thế giới khi thị trường chứng khoán thế giới những ngày đầu năm 2016 đang chao đảo, hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn đang giảm mạnh so với cuối năm 2015. Nhà đầu tư đang hình dung đến cảnh khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ nổ ra vào giữa năm 2007 mà nguồn gốc ban đầu của cuộc khủng hoảng tồi tệ này được cho là từ sự chứng khoán hoá các khoản cho vay mua nhà không đủ tiêu chuẩn. Cách đây hơn 2 năm nhà kinh tế học Robert Shiller, một trong ba chủ nhân giải thưởng Nobel kinh tế 2013 đã cho rằng gói kích thích kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và những kỳ vọng ngày càng lớn của thị trường đang tạo ra một cơn sốt “bong bóng” bất động sản. Robert Shiller chính là người dự đoán được bong bóng trên thị trường chứng khoán vào năm 2000 với sụp đổ của bong bóng Dot-com . Đến năm 2008, nhờ nắm trong tay chỉ số giá nhà đất S&P/Case-Shiller do mình sáng lập, Shiller tiếp tục đưa ra dự báo không thể nghi ngờ về bong bóng nhà đất mà sau đó đã dẫn đến cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới kể từ cuộc Đại khủng hoảng 1929-1933. Thế nhưng, điều đáng tiếc là các thị trường khác trên thế giới có vẻ như cũng chưa rút kinh nghiệm từ bài học của thị trường Mỹ đồng thời đang đi vào “vết xe đổ” giống như vậy. Cho đến giai đoạn gần đây khi thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt giảm mạnh, những dự đoán của Shiller lại được đề cập đến với những điểm khá tương đồng với giai đoạn cuối năm 2001, khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, FED đã liên tục cắt giảm lãi suất. Chính sách tiền tệ mở rộng đã khuyếch trương các hoạt động kinh tế. Giữa năm 2002, Chủ tịch FED, Alan Greenspan và đồng nghiệp vẫn quyết định giữ nguyên lãi suất chỉ đạo ở mức 1% trong suốt 2 năm 2003 và 2004. Chính vì chính sách lãi suất thấp đã thúc đẩy các NH tìm cách tạo ra các sản phẩm tài chính có mức sinh lời cao hơn bằng việc chứng khoán hoá các khoản cho vay mua nhà không đủ tiêu chuẩn gây nên cuộc khủng hoảng trầm trọng năm 2008. Trở lại với “The Big Short”, phần cuối của bộ phim là một lời cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng tiếp theo. Nếu như cho rằng các CDO (Collateralized debt obligation - Trái phiếu được đảm bảo bằng nợ có bảo đảm) là nguồn gốc ban đầu gây ra khủng hoảng tài chính năm 2008, thì xắp tới có thể đến từ một loại CDO mới với cái tên rất kiêu “Bespoke Tranche Opportunity”. ------------------- Khi khủng hoảng kinh tế trở thành phim hài Cuộc khủng hoảng kinh tế của năm 2007-2008 bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường bất động sản tại Hoa Kỳ, để lại hậu quả lâu dài trên toàn thế giới. Nhưng chắc… Cuộc khủng hoảng kinh tế của năm 2007-2008 bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường bất động sản tại Hoa Kỳ, để lại hậu quả lâu dài trên toàn thế giới. Nhưng chắc chắn không phải ai cũng cũng có giải thích đầy đủ những gì đã xảy ra trong những giai đoạn đó, và cũng có rất ít đạo diễn có thể cụ thể các chi tiết của một sự kiện to lớn như vậy The Big Short là một nỗ lực đáng khen ngợi để giải thích các lý do dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống kinh tế và khiến hàng nghìn người thất nghiệp. Một khía cạnh nhỏ của cuộc khủng hoảng đã được giải quyết nghiêm túc trong bộ phim tài liệu đoạt giải Oscar Inside Job Charles Ferguson trong năm 2010 và đáng chú ý là The Price of Greed JC Chandor một năm sau đó. Tuy nhiên, bộ phim này, lại xây dựng cốt truyện thông qua cái nhìn của một bộ phim hài. Đạo diễn Adam McKay, một cộng tác viên thường xuyên diễn viên hài Will Ferrell, đã nói rằng họ có thể đi xa trong bộ phim này hơn là chỉ tập trung lý giải lý do của sự sụp đổ nền kinh tế. Sử dụng một phong cách năng động và cảm giác hài hước sẵn có, McKay đã biến những gì những thuật ngữ kinh tế, những kiến thức khô khan, buồn ngủ nhất trở thành một câu chuyện ly kỳ, giải thích những thuật ngữ dài dòng và rắc rối của giới tài chính bằng những nhân vật nổi tiếng với từ ngữ hết sức dễ hiểu; nền kinh tế được giải thích bởi một ngôi sao nhạc pop chơi bài hoặc một đầu bếp nổi tiếng chuẩn bị các món hầm. Chất hài châm biếm đã giúp The Big Short trở nên gần gũi, dễ hiểu và lôi cuốn hơn rất nhiều với số đông khán giả vốn không hiểu, và cũng không quan tâm tới những đề tài xa lạ như thị trường tài chính, bong bóng nhà đất… The Big Short đã khắc họa thành công những nhân vật điển hình trong phố tài chính Wall. Đối nghịch với sự thâm trầm của Carell là nét lập dị của Bale trong vai bác sĩ Burry – kẻ tiên tri, và sự ngạo đời của Ryan Gosling trong vai Vennett – kẻ cơ hội. Mỗi người mỗi vẻ, bộ ba Carell – Bale – Gosling đã tạo ra bức tranh đa diện, nhiều tính cách, màu sắc về Phố Wall, nơi nắm giữ vận mệnh tài chính của cả nước Mỹ. Châm biếm, hài hước và sâu cay, McKay đả kích giới tài chính Mỹ nhưng cũng giữ sự tôn trọng đối với các nạn nhân của cuộc khủng hoảng, những người bình thường đã mất tất cả mọi thứ mà không biết tại sao. --------------------- Không khô khan như chúng ta đã nghĩ Sự kính trọng dành cho nạn nhân của cuộc khủng hoảng Bởi BRIAN VINER | Tháng Một 22, 2016 Khủng hoảng kinh tế là một đề tài khó khăn cho các nhà làm phim. Nhưng Adam McKay đã biến những thuật ngữ kinh tế tưởng chừng như khô khan, những kiến thức kinh tế khó hiểu trở nên đơn giản hơn, trở nên gần gũi hơn và làm cho khán giả hiểu thêm và lý do gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007-2008. The Big Short, một trong tám ứng cử cho Phim hay nhất tại giải Oscar tiếp theo, tìm cách để kể câu chuyện của cuộc khủng hoảng ngân hàng với sự hài hước, vênh vang và châm biếm, tất cả đều được xây dựng để làm nổi bật lên sự tham lam, mưu mô và đầy tính toán của giới tài chính phố Wall cùng với sự phẫn nộ của những người dân bình thường, những nạn nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng. Hai nhân vật hấp dẫn nhất trong bộ phim đã được thể hiện hết sức chân thật và gần gũi, tưởng như họ là những nhà đầu tư ngoài đời thực, nhà quản lý quỹ đầu cơ Michael Burry (Christian Bale, người đã được đề cử cho giải Nam diễn viên xuất sắc nhất với vai diễn trong phim), và Mark Baum (Steve Carell, một lần nữa cho thấy rằng, như trong phim Foxcatcher nổi tiếng, ông là một người lão luyện giữ vai trò hài hước, trêu đùa trong một bộ phim chính trị nghiêm túc. McKay biết rằng tất cả những thứ như “CDS”, “thị trường tài chính”, “bong bóng nhà đất” là phức tạp cho những ai không hiểu về tài chính, vì vậy ông chỉ cố gắng đơn giản hóa nó, thêm vào đó sự sáng tạo hài hước để những thuật ngữ đó trở nên đơn giản hơn. Những nhân vật như đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain hay nữ diễn viên Margot Robbie đều đưa ra những thước phim tài liệu và những ví dụ rất đời thường để hướng dẫn người xem hiểu qua những kiến thức tài chính phức tạp. Qua nhiều cách nhìn, The Big Short là một bài giảng kinh tế, là một lời lý giải cho sự kiện kinh tế gấy chấn động thế giới giai đoạn 2007-2008. Đó là lời lên án mạnh mẽ cho sự tham lam vô độ, cho lối sống coi đồng tiền là mục đích sống duy nhất của giới kinh doanh tài chính. Nó còn là sự đồng cảm, sự kính trọng và niềm tiếc nuối cho những người dân bình thường, những nạn nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng. ---------------------- Đúng và sai của The Big Short về bong bóng nhà đất The Big Short, chuyển thể điện ảnh cuốn sách của Michael Lewis về một đám người lạc lõng với hoàn cảnh cách đây một thập niên đã thấy trước bong bóng bất động sản và thế chấp nên kiếm lợi hậu hĩ từ việc bong bóng đó vỡ tan. Đây là một lời giải thích mạnh mẽ nhất về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trên phim. Cảnh báo: Rốt cuộc, kinh tế toàn cầu sụp đổ. Bốn nhân vật chính của The Big Short Phim đã hoàn thành một công việc ấn tượng là chuyển tải được những khái niệm tài chính bí ẩn mà khán giả đại trà nói chung khó mà hiểu nổi. (Hóa ra, cách hay nhất để giải thích nghĩa vụ nợ thế chấp giả tạo liên quan đến cờ bạc và ca sĩ Selena Gomez.) Nhưng một bài học khác, có thể vô tình, của bộ phim thật nổi bật. The Big Short thổi phồng về việc các nhân vật chính của phim nhận biết một bong bóng nhà đất khổng lồ hình thành từ giữa thập niên trước vào cái lúc không ai khác nhìn ra. Nhưng không hẳn đúng vậy. Khi các khoản vay mua nhà không trả trước nhan nhản và giá nhà tăng vùn vụt, thì đã có bàn tán rộng khắp rằng có khả năng nước Mỹ đang gặp bong bóng bất động sản. Vào tháng 8 năm 2005 số lượng tìm kiếm trên Google từ khóa đó đạt đỉnh, theo Google Trends, gần hai năm trước khi khủng hoảng nổ ra. Chỉ riêng năm đó, đã có 1.628 bài báo trên các cấn phẩm lớn của thế giới đưa cơ sở dữ liệu của Nexis sử dụng thuật ngữ “bong bóng nhà đất”. Đúng là những bài viết đó đã dẫn lời chuyên gia kinh tế và các đại diện của ngành bất động sản lập luận rằng không có bong bóng nào cả và không có gì phải sợ, nhưng cũng có những clip thảo luận về khả năng chuyện sẽ kết thúc trong nước mắt. Christian Bale trong một cảnh phim “Giá nhà tăng cao khắp thế giới là bong bóng lớn nhất lịch sử,” The Economist nói trong một bài báo năm 2005. “Hãy chuẩn bị đau thương kinh tế khi nó vỡ.” The New York Times đã xuất bản một bài báo vào tháng 8 năm đó dẫn lời nhà kinh tế Robert Shiller: “Ông lập luận rằng cơn điên nhà đất là một bong bóng khác thể nào cũng kết thúc thê thảm, y như mọi kỷ lục bùng nổ bất động sản khác,” bài báo đó viết, ký tên David Leonhardt. Vậy thì rất nhiều người chí ít đã bàn luận về khả năng một bong bóng nguy hiểm. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa nhận diện ở mức độ vĩ mô về chuyện gì đang xảy ra, với hiểu được hệ thống tài chính cho phép người ta hưởng lợi từ sự thấu suốt đó. Các nhân vật trong The Big Short nhận ra điều người ta không viết về bong bóng nhà đất là nợ xấu từ vay thế chấp đã tiếp nhiên liệu cho bong bóng nhà đất lan khắp những khoản thế chấp được cho là an toàn như thế nào. Hàng tỉ đôla của các trái phiếu được đánh giá cao luân chuyển khắp nơi mà thực chất là vô giá trị, hay ít nhất là kém xa giá trị mà nó được quảng cáo. Cơ chế truyền động đã biến một sự chỉnh sửa đơn giản trên thị trường nhà đất thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu chính là những trái phiếu này. Các ngân hàng toàn cầu đầy ắp những thế chấp tưởng là an toàn, và đều trở nên chịu rủi ro vỡ nợ khi giá trị thật của chúng bị phơi bày. Một số nhà băng nổ tung; số khác phải được cứu trợ. Cách nào đi nữa thì hệ thống tín dụng toàn cầu cũng đóng băng. Steve Carell, thứ hai từ trái qua, và Ryan Gosling trong một cảnh phim Nhưng dù năm 2005 bạn có đủ khôn ngoan để thấy tất cả chuyện này đang đến, cũng không nhất thiết bạn sẽ kiếm được tiền một cách thành công như các nhân vật trong The Big Short. Phán đoán chính xác khoản thế chấp quan trọng ngang ngửa với sự am hiểu căn bản — như thế nào và khi nào nữa. Bộ phim đã nắm bắt tốt điều đó, khi các nhân vật đối mặt với khủng hoảng niềm tin khi việc tịch biên bắt đầu và đặt cược lớn của họ trên những khoản thế chấp chưa được thanh toán. (“Có thể tôi nói sớm, nhưng tôi không sai,” một nhân vật nói, quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm Michael Burry do Christian Bale thủ vai. “Thì cũng vậy thôi,” một nhà đầu tư đa nghi vặn lại.) Thực ra, phim có một sự liên hệ lướt qua về việc chuyển hóa am hiểu căn bản về thế chấp cầm cố này thành lợi nhuận thì khó đến độ nào. Chúng ta biết một tay môi giới ở Morgan Stanley đã biết các khoản thế chấp cầm cố loại B là rủi ro lớn, nhưng lại tin rằng các khoản thế chấp loại AA sẽ ổn thôi, thế nên đặt cược vào thế chập loại AA để bù đắp cho đặt cược của mình vào thế chấp loại B. Chuyện đó khiến Morgan Stanley mất hàng tỉ đôla. Một bài học kiểu hiển nhiên: Rất khó mà làm ra cả đống tiền từ buôn bán tài sản tài chính, dù bạn thông minh xuất chúng. Nhưng có một bài học rộng hơn, giải thích vì sao hầu hết mọi người, kể cả những nhà điều phối (và nhà báo), bị bất ngờ bởi sự khốc liệt của cơn khủng hoảng tài chính này. Brad Pitt trong cảnh phim khi những vụ tịch biên bắt đầu diễn ra Cách đây một thập niên, rất nhiều người nghĩ rằng chắc là đang có bong bóng nhà đất. Ít ai hiểu được mối liên hệ giữa giá nhà với thực hành cho vay kém cỏi; mối quan hệ giữa hoạt động cho vay với các khoản thế chấp phức tạp, được đánh giá cao; mối liên hệ giữa những khoản thế chấp đó với bản cân đối tài sản của các ngân hàng lớn; và hiểm họa cho nền kinh tế khi chỉ một vài trong số ngân hàng đó loạng choạng. Tại mỗi đầu nút của chuỗi liên hệ này, có người nhận thức rằng đã có chuyện gì sai rồi, nhưng không có khả năng ráp nối lại với nhau và liên kết với cho vay nợ xấu ở ngoại ô Florida với nguy cơ tồn tại của những công ty như Bear Stearns và Lehman Brothers. Công việc bất khả thi với những nhà điều tiết (và nhà báo, và các hãng đánh giá tín dụng) trong tương lai là hiểu rõ hơn những mảng trong nền kinh tế và hệ thống tài chính phức tạp vô cùng này kết nối với nhau thế nào. The Big Short là một sự nhắc nhở mạnh mẽ cho thấy điều đó khó đến đâu. Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com Nguồn: The New York Times ------------------------ [Sách hay] The Big Short: Inside the doomsday machine Vài lời phi lộ … Dân tài chính pro thường nói rằng có hai thứ phải thuộc khi bước chân vàoWall Streetđó là: (1) bộ phim Wall Street (phần 1,đạo diễn: Oliver Stone) cho dân equity investment và (2) Liar’s Poker (Micheal Lewis) dành cho dân làm trái phiếu. Tôi cho đó là trước 2010 khi chưa có “The Big Short”. Với những câu chuyện chi tiết, “The Big Short” là một cuốn phim tua lại cuộc đối đầu một mất một còn giữa bên đánh xuống (short) và bên đánh lên ngay trước thềm cuộc khủng hoảng tài chính 2007. Những người đánh xuống đã thành danh và kiếm bộn nhờ việc đánh cược thị trường nhà đất Mỹ sẽ sụp đổ như:Meredith Whitney,Steve Eisman,Greg Lippmann, Cornwall Capital (bắt đầu với$110,000 và tạo dựng$120triệu); John Paulson vàMichael Burry(Scion Capital). Những kẻ đánh lên đã thất bại được biết đến như Wing Chau của Merill Lynch hayHowie Hublercủa Morgan Stanley (được lịch sử Wall Street ghi nhận là trader thua lỗ lớn nhất chỉ với 1 trade: lỗ hơn 9 tỷ USD). Đối với dân tài chính sống chết với nghề, quyển sách mang lại nhiều kinh nghiệm thú vị về cách nhìn nhận cuộc sống, từ làm deal tới đánh giá con người. Đối với những bạn học CFA, quyển sách là một pho lịch sử về “know what, know who” và những điều sách dạy các bạn thực sự được dùng ra sao trong cácinvestment bankscủa Wall Street. Với những bạn sinh viên mới ra trường, hãy vui vì Micheal Lewis trước đặc biệt kỳ thị những gã làm equity analyst (trong Liar’s Poker), nay đã nhẹ giọng hơn một chút và đâu đó cũng cùng quan điểm rằng equity analyst là vị trí cần phải trải qua trước khi trở thành một trader độc lập tại Wall Street. Với những người chưa đọc Liar’s Poker, bạn chỉ cần nhớ rằng Salomon Brothers là công ty đầu tiên đã tạo ra các trái phiếu từ các khoản vay thế chấp, và thu được lợi nhuận ở thời kỳ những năm giữa thập kỷ 80 bằng toàn bộ Wall Street cộng tại. Những mầm mống của các cuộc khủng hoảng tài chính về sau đều bắt nguồn từ sản phẩm tới con người ở đây. Tiêu biểu là John Meriwether, người lead bộ phận trái phiếu của Salomon Brothers, đã thành lập Long-Term Capital Management Hedge Fund và trở thành cái tên bất tử trong sách giáo khoa tài chính về chết vì đòn bẩy. Đối với những người dị ứng với những chỉ trích xã hội về ngành tài chính, các bạn cứ yên tâm vìnhững kẻ thất bại đã kể tên ở trên đều chỉ chịu rời bỏ các investment banks sau khi đã bỏ túi vài chục đến vài trăm triệu USD. Ngay cả Joseph Cassano (AIG) người được coi là tội đồ của cuộc khủng hoảng khi bảo hiểm cho cácCDStrị giá hàng trăm tỷ USD vẫn được nhận 1 triệu USD/ tháng sau khi chính phủ Mỹ phải cứu AIG 85 tỷ USD. Khi Cassano rời bỏ AIG, tổng thu nhập cá nhân trong suốt 20 năm nhận được của gã này là 315 triệu USD. Không ai bị truy tố. Thế giới tài chính vẫn chẳng có gì đổi thay. “Wall Street giống như một con đường, bắt đầu là một dòng sông, còn đầu kia là nghĩa địa” (Liar’s Poker) Các investment banks trên Wall Street làm một nhiệm vụ là trả hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu, chục triệu USD cho nhân viên để đưa những lời khuyên đầu tư. Rất nhiều trong số những nhân viên này, không có kinh nghiệm, chả biết mình thích gì, chưa học qua về tài chính, có thể còn không quản lí nổi tài chính của bản thân mình, vẫn ngồi hàng ngày dự đoán cổ phiếu nào sẽ lên, trái phiếu nào sẽ xuống rồi đưa cho khách hàng. Trước hay sau, sẽ có lời thức tỉnh với Wall Street và hàng nghàn nhân viên tài chính đang dùng tiền nhà đầu tư đánh bạc sẽ phải bay khỏi nghề. Ngày 31/10/2007, Meredith Whitney – nhân viên phân tích của một công ty tài chính không tên tuổi Oppenheimer and Co. đã đưa ra lời dự báo Citigroup có vấn đề, sẽ phải cắt bỏ cổ tức và sụp đổ. Sẽ chẳng ai biết điều gì thực sự diễn ra trong lòng thị trường chứng khoán nhưng vào ngày 31/10/2007 đó, giá cổ phiếu của Citi tụt 8%, thị trường chứng khoán Mỹ mất 390 tỷ USD giá trị. Bốn ngày sau đó, CEO của Citigroup - Chuck Prince từ chức. Hai tuần sau đó, Citi tuyên bố cắt bỏ cổ tức. Người đầu tiên chúc mừng Meredith Whitney là Steve Eisman – người dẫn dắt Whitney vào nghề. Wall Street investment banks giống như các nhà cái casino ở Las Vegas. Họ đặt ra các tỷ lệ cho người chơi, còn người chơi thì tham gia với một điều mặc định trong đầu: nhà cái không thể phá sản. Whitney chắc chắn không phải là người duy nhất nhìn ra nhà cái đặt ra tỷ lệ sai cho chính trò chơi của họ. Trong danh sách khách hàng của Whiney, có nhiều cái tên, trong đó có John Paulson – người kiếm 20 tỷ USD cho khách hàng của mình và 4 tỷ USD cho bản thân khi đánh cược thị trường trái phiếu thế chấp sẽ sụp đổ. Dân làm Wall Street có một biệt tài: khi họ tạo ra một loại sản phẩm nào đó, họ luôn tìm được cái tên khêu gợi người mua. Trái phiếu có bất động sản bảo đảm (mortgage bond) được Salomon Brothers kiến tạo từ thời những năm 80s. Trò này được gọi: nợ của người này là tài sản của người khác, và nay chúng chỉ là những tờ giấy có thể trao đổi mua bán với bất cứ ai. Trái phiếu có kỳ hạn cố định, có dòng tiền từ việc trả nợ của hàng nghàn người mua nhà. Đây là vấn đề cho việc định giá trái phiếu bởi người vay tiền mua nhà được quyền trả trước hạn. Điểm khác biệt giữa những năm 80s và 90s là ở chỗ: trước đây nếu có người mua nhà không trả được nợ, chính phủ sẽ trả thay bởi mức độ tín nhiệm tín dụng của người mua được đánh giá bởi Freddie Mac, Fannie Mae, and Ginnie Mae (thuộc sở hữu Nhà nước). Steve Eisman học luật tại Havard nhưng lại chán ghét nghề luật sư nên chuyển sang làm equity analyst tại Oppenheimer and Co.. Như lời Steve nói: analyst ở các công ty lớn được trả hậu hĩnh chỉ để đồng thuận với nhau, còn ở công ty quá nhỏ này, báo cáo ra phải biết cách “làm ồn”. Steve Eisman bắt đầu chú ý đến các trái phiếu có bất động sản bảo đảm khi các nhân viên phân tích của công ty chỉ nói tốt về chúng. Steve cho rằng với một biểu đồ thu nhập của người dân Mỹ ngày càng dốc (thể hiện sự bất bình đẳng gia tăng). Chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều người rơi vào dạng subprime. Năm 2004, Steve Eisman đạt được thỏa thuận với Morgan Stanley thành lập một hedge fund chuyên vào lĩnh vực tài chính FrontPoint Capital. Sát cánh với Steve Eisman có Viny, tác giả của báo cáo “Mua nhà chỉ dựa vào tiền vay chẳng khác gì đi thuê mà vẫn mắc nợ”. Cho vay dưới chuẩn thời kỳ này đang bùng nổ. Eisman và Viny tìm hiểu kỹ từng hồ sơ của các loại trái phiếu này ở từng bang để đánh giá chất lượng của các trái phiếu và phát hiện khoảng 20% người vay không có hồ sơ. Có những người vay hài hước như: gã nhặt trái cây người Mexico, không nói được tiếng Anh, thu nhập 14,000/ năm nhưng lại mua nhà có giá trị 750,000 USD, có hồ sơ FICO rất tốt (vì chẳng vay bao giờ). Đến mùa hè 2006, Eisman đã hiểu ra trò chơi, về bản chất các investment banks chỉ chơi cuộc chơi định giá tín nhiệm tín dụng người mua và thực sự “Không thể tin được trò này lại là hợp pháp!” Tháng 1/2007, Eisman gặp Wing Chau-CDOmanager của Merill Lynch ở Las Vegas và không thể tin nổi thị trường CDO lại hoang dại đến thế, hoàn toàn không có liên hệ với những gì thực tế đang diễn ra ở ngoài kia. Eisman quyết định bán khống tất cả những CDO liên quan đến Wing Chau. Khi rời Las Vegas, Eisman nâng trạng thái lên 550 triệu USD và short luôn cổ phiếu của Moody ở giá $73,25/share. Sau cùng, Eisman tiếp tục bán khống cổ phiếu Merill Lynch vì theo logic của ông: từ thời kỳ dotcom đến nay, Merill Lynch dính nặng nhất trong tất cả Wall Street investment banks. “Goldman Sachs giống như đứa trẻ lanh lợi, chuyên bày trò cho lũ hàng xóm. Merill Lynch là thằng béo ị, chậm chạp, luôn phải nhận việc tệ nhất”. Micheal Burry (Scion Capital) Scion Capital bắt đầu với 1 triệu usd năm 2001 và liên tục thắng S&P 500. Năm 2001, S&P 500 giảm 11,88%, Scion tăng 55%, 2002: S&P 500 giảm 22,1%, Scion tăng 16,3%, 2003, S&P 500 tăng 22,6%, Scion tăng 50%. Đến cuối 2004, số tiền Scion Capital quản lí đã lên tới 600 triệu USD. Micheal Burry sau khi đọc cả trăm bản cáo bạch về trái phiếu có bất động sản bảo đảm đã nhận thấy rằng Wall Street đã ranh mãnh đóng gói trái phiếu dựa vào điểm FICO trung bình của cả gói để có lợi thế về lãi suất, hơn là dùng tỷ lệ: mức vay/ giá trị tài sản. Điều đó dẫn đến từ đầu 2004, chất lượng tín dụng ngày càng đi xuống. Burry muốn bán khống các loại trái phiếu này. Điểm FICO được e Fair Isaac Corporation phát minh những năm 50s nhằm đo lường độ tin cậy tín dụng của người vay. Điểm cao nhất của FICO là 850, thấp nhất là 300, trung bình của Mỹ là 723. FICO đơn giản đến mức khó tin: nó không phụ thuộc vào thu nhập của người vay nên rất dễ bị xỏ, ví dụ: vừa vay tiền qua thẻ tín dụng và trả ngay lập tức. Nhưng không có công cụ nào để bán khống trái phiếu. Phải tới gần 2 năm sau, Burry mới tìm ra một thứ tương tự: Credit Default Swap. Như đã nói về cách đặt tên của Wall Street, chả có swap gì ở đây, đơn giản chỉ là tiền bảo hiểm. Bạn có một đống trái phiếu 10 năm của GE có face value 100 triệu usd, muốn bảo hiểm, bạn trả hàng năm 200,000 usd. Tối đa 10 năm, bạn mất 2 triệu tiền phí. Nhưng nếu GE phá sản, bạn sẽ nhận đủ 100 triệu usd. Thằng cha bán bảo hiểm cho bạn, lỗ 100 triệu usd. Phần mất được giới hạn, còn upside là hàng trăm lần. Nhưng ở thời điểm này, chưa có CDS cho các mortgage bonds bởi việc defaults không diễn ra trong cả gói, mà chỉ ở một vài người vay. Burry kiên nhẫn gặp từng investment banks để trình bày nhu cầu của mình. Tuy nhiên chỉ Deutsche Bank (“DB”) and Goldman Sachs (“GS”) là quan tâm, còn lại không một ai hiểu tại sao phải làm thế. Phải đến 6/2005, nhóm dealers của DB và GS mới chốt xong tiêu chuẩn của CDS các gói cho mortgage bonds và được ISDA ban hành. Vào lúc này, Burry đã có thể thực hiện được tầm nhìn của mình “không đánh cược vào sự sụp đổ của các trái phiếu này, mà đánh cược vào sự sụp đổ của cả hệ thống”. Sau khi đã có tiêu chuẩn thống nhất từ ISDA, Burry bắt đầu mua các CDS. Cho đến tháng 7/2005, Burry đã mua được lượng CDS cho các mortgage bonds lên tới 750 triệu USD. Hiểu rằng không chỉ có mình mua, Burry khẳng định: thực chất GS không phải là người bán bảo hiểm mà chỉ đứng giữa thu tiền hoa hồng. GS không quá ngu ngốc để có trạng thái naked lớn như vậy. Chắc chắn phải là một ngân hàng triple-A với balance sheet khổng lồ. Quý 2/2005 thị trường tín dụng bắt đầu bộc lộ dấu hiệu bất ổn: giá nhà vẫn tăng lên cao nhất nhưng tỷ lệ default trên thẻ tín dụng cũng đạt mức cao kỷ lục. Burry quyết định gọi thêm vốn thành lập quỹ đánh cược vào sự sụp đổ của suprime mortgage thông qua CDS. Không một nhà đầu tư nào tham gia, "họ chỉ muốn mua cổ phiếu". Trong thư gửi các nhà đầu tư, Burry viết “thị trường mortgage bond còn lớn hơn trái phiếu chính phủ nhiều lần, toàn bộ nền kinh tế đang mất đi sự vững chắc của nó. Báo cáo của FBI cho thấy tỷ lệ lừa đảo ở vay mua nhà tăng cao gấp năm lần so với năm 2000”. Mặc dù Burry không thành công nhưng một nhà đầu tư khác lại làm được: John Paulson. Trong mắt nhìn của GS, Paulson chỉ là "nhà quản lí cho một quỹ hạng ba ở Wall Street”. Gã này đã dành cả sự nghiệp chuyên đi tìm các loại trái phiếu vượt quá giá trị để short, và lần đầu tiên trong đời “Với CDS, Tôi có thể short 25 tỷ USD mà không làm giá của nó thay đổi” (Dám cá là Paulson làm quả mặt spiderman khi nói câu này). Ngày 4/11/2005, Burry nhận được cuộc gọi từ DB: muốn mua lại số CDS cho position 60 triệu USD mà DB đã bán cho Burry. Đó là Greg Lippmann. Greg Lippmann (Deutsche Bank’s trader) Greg Lippmann nhận thấy hầu hết các khoản vay dài hạn đều được thiết kế với lãi suất thấp những năm đầu bởi người đóng gói sản phẩm đều tin rằng giá nhà tiếp tục tăng và người vay sẽ refinance. Thông qua GS, Greg phát hiện ra AIG FP (Financial Products) là người bán các bảo hiểm cho triple-A subprime bonds với giá không thể tốt hơn 0,12%/năm và GS đã chuyển giao 20 tỷ USD subprime bonds sang balance sheet của AIG FP, book ngay lợi nhuận trong khoảng 1,5 tỷ - 3 tỷ USD. GS đã tạo ra một sản phẩm mới có tên: the synthetic subprime mortgage bond-backed CDO. Khác với CDO truyền thống gồm các loại mortgage bonds mà không thể defaults cùng một lúc, CDO mới của GS được tạo ra bởi những loại trái phiếu rủi ro nhất và được các rating agencies đánh giá lại ở mức cao hơn. Đây là cuộc cách mạng, tạo ra dịch vụ rửa tiền tín dụng cho những gia đình thu nhập thấp ở Mỹ. Không cần có người đi vay mua nhà, không cần phát hành trái phiếu, GS chỉ cần tìm những người mua CDS như Burry, và bán bảo hiểm dưới cái tên mỹ miều loằng ngoằng kia. Eugene Xu –analyst thân cận của Greg được mô tả là chỉ biết đến những con số và không nói được tiếng Anh – gửi báo cáo cho thấy: chỉ cần giá nhà không tăng nhanh, tỷ lệ default sẽ tăng từ 4% lên 7% và làm các loại trái phiếu triple-B- về mo. Tuy nhiên, Greg không thể thuyết phục được sếp và các nhà đầu tư tổ chức bởi họ luôn hỏi một cách chế dễu: “Nếu nó hay thế, sao anh lại đưa cho tôi?”. Đến 1/2007, trạng thái CDS của Greg đã đạt cho mức 10 tỷ USD mortgage bonds. Jamie Mai và Charlie Ledly (Cornwall Capital) Năm 2003, Cornwall Capital được thành lập ở một gara với một tài khoản 110,000 USD. Cả hai đều không phải là dân làm tài chính đúng nghĩa. Khi nhìn vào các thị trường tài sản, cả hai ngắm nghĩa công ty thẻ tín dụng Capital One Financial. Công ty này có một lịch sử gần chục năm cho vay những người có điểm tin cậy tín dụng thấp, và làm tốt hơn hẳn các công ty khác. Đến 7/2002, giá cổ phiếu Capital One giảm 60% trong hai ngày bởi thông tin: SEC và các nhà luật pháp vào điều tra công ty. Thị trường nghĩ hóa ra Capital One chẳng phải thông minh hơn các công ty khác. Sáu tháng sau, công ty ra thông báo không bị mất 20 tỷ USD trong cho vay dưới chuẩn trong khi các cơ quan chính phủ chưa kết luận gì. Giá cổ phiếu vẫn đứng im ở $30. Charlie và Mai tính toán rằng: giá của Capital One có thể là 0 nếu công ty lừa đảo, hoặc sẽ là $60. Tình cờ đọc quyển sách "Bạn có thể là nhà đầu tư tài ba", họ phát hiện ra rằng có thể ăn nhiều hơn nếu mua option. Lúc này quyền mua cổ phiếu Capital One ở giá $40 trong 1 năm chỉ có giá $3. Jamie và Mai thấy thật ngớ ngẩn. Trong vài tháng tới nếu các nhà luật pháp ra kết luận thì giá của cổ phiếu này hoặc là 0, hoặc là $60. Tìm hiểu kỹ hơn, họ hiểu ra phần lớn các option được định giá dựa trên mô hình Black-Scholes với giả định giá cổ phiếu trong tương lai sẽ tuân theo phân phối chuẩn. Ngay lập tức, Cornwall Capital mua $26,000 options và chỉ ngay sau đó, giá trị của các quyền chọn này đã lên hơn nửa triệu USD. Sau đó, vẫn chỉ nhờ việc tìm ra những gã khờ trong các mô hình định giá quyền chọn Black-Scholes, Cornwall còn thành công tương tự với một công ty truyền hình với$500,000 quyền chọn tạo ra 5 triệu USD lợi nhuận và một công ty vận chuyển khí oxy tới các gia đình:$200,000 quyền chọn tạo ra 3 triệu USD lợi nhuận. Chỉ 2 năm sau ngày thành lập, Cornwall Capital đã kiếm được 12 triệu USD. Hai chàng trai trẻ bắt đầu nghiên cứu CDS và CDO bởi tính bất cân xứng: chi phí nhỏ, upside là vô cùng. Đến 1/2007, Cornwall Capital đã sở hữu lượng CDS cho position 120 triệu USD. Howie Hubler (Morgan Stanley) Howie Hubler phụ trách bộ phận mua bán trái phiếu có tài sản bảo đảm của Morgan Stanley. Đến 2006, nhóm của Howie làm ra được 20% lợi nhuận cho Morgan Stanley và Howie muốn lập riêng một quỹ. Để giữ Hubler lại, Morgan Stanley đề nghị lập riêng nhóm cho Howie một đội với tỷ lệ chia lợi nhuận 50:50. Chính sách rủi ro của Morgan Stanley là trong quá trình đóng gói và bán các CDO cho khách hàng, traders phải mua bảo hiểm khi chưa bán được. Chính sách này đã tạo ra chi phí bảo hiểm nhanh chóng ăn vào quỹ của Howie. Howie đã làm một side bet liều lĩnh: bán bảo hiểm cho investors khác nhằm lấy tiền nuôi hoạt động. Đến cuối tháng 1/2007, Howie đã bán tổng cộng 16 tỷ USD bảo hiểm và đi ăn mừng ở Las Vegas. Nhận thấy trạng thái của Howie không bình thường, bộ phận quản lí rủi ro của Morgan Stanley đã yêu cầu chạy stress tess cho các tỷ lệ default bất thường nếu xảy ra. Mất 10 ngày, Howie mới trả lời với một câu gọn lỏn “1 triệu người Mỹ không có nhà? Điều đó không thể xảy ra” Morgan Stanley chỉ thực sự thức tỉnh khi nhận được cú điện thoại của Greg Lippmann đòi 1,2 tỷ USD cho trạng thái 4 tỷ USD CDS. Việc cãi nhau về giá cả kéo dài đã khiến Morgan Stanley còn chịu đựng nỗi đau kinh hoàng hơn: ở thời điểm settlement cuối cùng, giá các CDS này chỉ còn 7 cent/ 1 USD face value. Tháng 10/2007, Howie từ chức để lại khoản lỗ hơn 9 tỷ USD cho Morgan Stanley. Thay cho lời kết Chi tiết thú vị cuối cùng: GS thực sự không phải là gã thoát khỏi nhà hát đầu tiên khi có người kêu “cháy” như từng tuyên bố không dính đến các CDOs. Chẳng qua, khi có cháy, GS đã khép cửa, làm lại sổ sách và nhờ may mắn AIG được bailout mà thoát nạn. Tôi nghĩ rằng cuốn sách mang lại nhiều cảm xúc thú vị, giải thích logic tại sao Wall Street lại hành động như vậy. Mặc dù được biên tập dễ đọc hơn nhiều so với Liar’s Pocker, chắc chắn bạn cần đọc ít nhất hai lần để xâu chuỗi toàn bộ các sự kiện. Khi đọc kỹ, bạn sẽ thấy những người thắng cuộc thực sự khác thường và theo đuổi đến cùng quan điểm của mình. Xuyên suốt quyển sách là hành trình của những người đánh cược sự sụp đổ của subprime mortgage bonds đã phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi khó nhất: "Liệu có chúng ta có thực sự smart hơn những investment banks khổng lồ hay họ biết điều gì chúng ta chưa biết?". Micheal Lewis còn là tác giá của nhiều cuốn sách hay, trong đó Moneyball, The Blind Side đã được dựng thành phim. Brad Pitt cũng đã mua bản quyền dựng phim của "The Big Short". Happy reading! [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR] [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] The.Big.Short.2015.1080p.WEB-DL.H264.AC3-EVO FORMAT .......: Matroska RUNTiME ......: 2h 10mn RELEASE SiZE .: 4.39 GiB CODEC ........: V_MPEG4/ISO/AVC [email protected] BiTRATE ......: 4 333 Kbps RESOLUTiON ...: 1916x796 ASPEC RATiO ..: 2.407 FRAMERATE ....: 23.976 CODEC ........: AC3 BiTRATE ......: 384 Kbps CHANNEL(s) ...: 6 LANGUAGE(s) ..: English . SUBTiTLE(s) ..: . [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR] [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] [video=youtube;LWr8hbUkG9s]http://www.youtube.com/watch?v=LWr8hbUkG9s[/video] [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Phụ Đề[/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC] đã có bản tiếng Việt http://subscene.com/subtitles/the-big-short [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Download[/TD][/TR] [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC] Dung lượng: 4.4 GiB Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link! [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Các bản KHÁC[/TD][/TR][TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] DVDrip: The Big Short 2015 DVDScr XVID AC3 HQ Hive-CM8 - {1.5 GiB} Fshare | Phụ Đề WEB-DL: The Big Short 2015 1080p WEB-DL H264 AC3-EVO - {4.4 GiB} Fshare | Phụ Đề [/TD][/TR][/TABLE] __________________________________________________ ________________________________ KHO PHiM HD, BluRay - Update hàng ngày | Xuân Bính thân 2016 Series/Collection | Phim Tài Liệu | HOT/Bom Tân | Blu-ray/Remux | Asia | US-EU | Cô Trang | Sniper | Lông tiêng | VietNam Incest | LGBT | ROCK/DemoWorld | Ghibli Studio | New year/Christmas | Van Damme | Bruce Lee | Diep Van | Hoang Phi Hong Star Wars | 007 | Mad Max | Fast and Furious | The Hunger Games __________________________________________________ ________________________________
Ðề: [Tâm lý] The Big Short 2015 1080p WEB-DL H264 AC3-EVO ~ Đại Suy Thoái | Christian Bale, Steve Carell, Ryan Gosling Thanks bạn, mới vừa coi xong, hoàn thành phim này xong là coi đủ 8 phim tranh Oscar Best Picture năm nay