[Tâm lý|Tình cảm|Cô Trang] Hwang Jin Yi 2015 720p WEB-DL H264 AAC-WEBHD ~ Kỹ nữ Hwang Jin Yi | Korea

Thảo luận trong 'WEB-DL, HDTV' bắt đầu bởi v0minh, 29/12/15.

  1. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    212,416
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    [TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center]

    Hwang Jin Yi 2015 720p WEB-DL H264 AAC-WEBHD




    [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]
    Kỹ nữ Hwang Jin Yi

    [​IMG]

    (Korea)


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]

    Thông tin phim. Click HERE:
    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]
    Cô gái nổi tiếng nhất trong triều đại Joseon là nàng Hwang Jini, một kĩ nữ Hàn Quốc với tên gọi chung là gisaeng (kỹ sinh), vốn là những kỹ nữ chuyên biểu diễn cho hoàng thất và những gia đình quý tộc. Hwang Jini xinh đẹp, tài ba, tinh thông cầm – kỳ – thi – hoạ, bắt đầu thu hút sự quan tâm của người dân cả hai miền Nam – Bắc Triều Tiên. Vì là con của một gisaeng, nên theo luật, Hwang Jini cũng trở thành gisaeng. Hồng nhan thường hay bạc phận, và cuộc đời cô một lần nữa minh chứng cho điều đó. CÔ không những hồng nhan, mà tài sắc vẹn toàn, một người hiếm có được sản sinh trong chế độ phong kiến.

    Câu Chuyện về Hwang Jini - Kỹ nữ danh tiếng nhất thời Jeoson

    Hwang Jini
    Vào cuối thế kỷ 20, câu chuyện về nàng kỹ nữ (gisaeng) Hwang Jini xinh đẹp, tài ba, tinh thông cầm – kỳ – thi – hoạ, bắt đầu thu hút sự quan tâm của người dân cả hai miền Nam – Bắc Triều Tiên. Cuộc đời “hồng nhan bạc mệnh” của cô được miêu tả qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng, như: tiểu thuyết, phim ảnh, kịch nghệ… Trong số những tiểu thuyết viết về Hwang Jini, nổi bật có tác phẩm của nhà văn Bắc Triều Tiên Hong Sok Chung – là tiểu thuyết đầu tiên của tác giả Bắc Triều Tiên đạt giải thưởng văn học của Hàn Quốc. Một tác phẩm khác của nhà văn Nam Hàn Jun Kyung Rin viết về Hwang Jini cũng trở thành tiểu thuyết bestseller trong năm 2004. Hai năm sau, đài KBS hợp tác với công ty chế tác Oliver 9 cho ra đời bộ phim truyền hình Hwang Jini và giao cho nữ diễn viên Ha Ji Won đảm nhận vai chính. Thời gian Hwang Jini phát sóng trên màn ảnh nhỏ cũng là lúc một dự án làm phim điện ảnh cùng tên được bắt tay chuẩn bị. Hwang Jini của màn ảnh rộng sẽ ra mắt khán giả trong tháng 6, người thể hiện vai diễn nàng kỹ nữ danh tiếng này không ai khác ngoài nữ diễn viên khả ái Song Hye Kyo.

    Đôi điều về nhân vật Hwang Jini huyền thoại

    Hwang Jini (1520 – 1560) còn được biết đến với tên gisaeng Myung Wol, là kỹ nữ huyền thoại của triều đại Chosun, sống trong thời trị vì của vua Jung Jong. Cô nổi tiếng với vẻ đẹp hiếm có, trí thông minh và sự hiểu biết hơn người. Nhờ tính cách mạnh mẽ, quyết đoán và độc lập mà cô trở thành biểu tượng văn hoá hiện đại của Hàn Quốc ngày nay.
    Mặc dù tuổi thơ cũng như ngày sinh và ngày mất của Hwang Jini không được biết đến, nhưng các tư liệu hiếm hoi ghi chép về cuộc đời cô cho rằng, cô là con gái của một quý tộc ở Gaesung; nhưng cũng có thông tin nói cô là con của người kỹ nữ mù tên Hyun Hak Geum, nổi tiếng với tài chơi đàn gayageum.

    Vì là con của một gisaeng, nên theo luật, Hwang Jini cũng trở thành gisaeng. Từ nhỏ, cô đã phải tiếp nhận nền giáo dục đặc trưng của gisaeng, học cổ văn Trung Quốc, luật, triết học, văn học, lịch sử song song với một chương trình nặng nề tập trung vào các môn nghệ thuật. Các tư liệu viết rằng, Hwang Jini có biệt tài chơi đàn geomungo và làm thơ sijo siêu phàm, trong khi nhảy múa cũng giỏi không kém. Nhờ tài sắc vẹn toàn, cô nhanh chóng nổi tiếng và trở thành một trong những gisaeng được săn đón nhất lúc bấy giờ. Người ta nói, cô có mối quan hệ với nhiều nhà quý tộc như Ji Jok Ahm và triết gia danh tiếng Suh Kyung Duk.

    Cuộc đời bi kịch của Hwang Jini được xem như một huyền thoại, là nguồn cảm hứng của rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật và phim ảnh. Sử sách viết rằng, vào năm Hwang Jini 16 tuổi, cô và con trai của một vị quan địa phương yêu nhau, nhưng vì cách biệt giai cấp nên họ không được phép cưới nhau. Kết quả là, chàng trai trẻ đã chết trong đau khổ. Một số câu chuyện khác thì kể về Hwang Jini lúc trưởng thành, trải qua nhiều sóng gió mới có được mối tình nồng nàn với một quý tộc khác, nhưng một lần nữa, vì thân phận thuộc giai cấp thấp hèn mà cô không thể trở thành vợ của người đàn ông mình yêu…
    Mở đầu câu chuyện

    Mẹ của Hwang Jini vì không muốn con gái lặp lại cuộc đời đầy đau khổ của mình nên đã giao cô cho một vị sư già sống ở ngôi chùa xa xôi trên núi Sunggeo, trông nom. Nhưng định mệnh của Hwang Jini thì không thể thay đổi. Một ngày kia, cô bé Hwang Jini đi ngang qua một tiệc rượu đình đám có gisaeng hát múa giúp vui. Cô bị mê mẩn bởi vẻ đẹp của các gisaeng và những nhạc cụ tao nhã. Đêm đó, Hwang Jini không tài nào chợp mắt được. Ngày hôm sau, cô chạy trốn khỏi ngôi chùa và đi đến một trường đào tạo gisaeng. Lúc đó Hwang Jini đã 7 tuổi, quá tuổi để nhập học trường gisaeng, nhưng nhiệt huyết và tình yêu vô bờ dành cho những môn nghệ thuật cô yêu thích đã giúp cô trở thành một trong những gisaeng trẻ con giỏi nhất trường Songdo.

    Năm 16 tuổi, Hwang Jini yêu Kim Eun Ho, con trai của một nhà quý tộc. “Anh là em và em là anh” – họ đã thề thốt với nhau như vậy. Nhưng tình yêu giữa gisaeng và quý tộc không được chấp nhận trong thời đại đó. Đối mặt với sự hà khắc của luật lệ, họ đã tìm cách chạy trốn, nhưng cuộc đào tẩu này bị người đứng đầu vũ đoàn Songdo – Baek Moo và mẹ của Eun Ho ngăn chặn.

    Bị buộc cắt đứt mối quan hệ với Hwang Jini, Eun Ho đã chọn cái chết để bảo vệ tình yêu trọn vẹn của đời mình. Khi đám tang đi ngang nhà của Hwang Jini trong cơn mưa nặng hạt, những người phu không thể nào dịch chuyển nổi quan tài của Eun Ho. Có vẻ như cả khi đã chết, linh hồn của Eun Ho vẫn không thể từ bỏ tình yêu dành cho cô. Hwang Jini đã phủ áo khoác của mình lên quan tài, bày tỏ tình cảm thâm sâu và vĩnh cửu dành cho anh, như thể đang cố gắng xoa dịu nỗi đau của người yêu. Chỉ đến lúc này, đám tang mới có thể tiếp tục lên đường. Những ai chứng kiến cuộc chia cắt bi thương của đôi tình nhân trẻ đã phải quay mặt đi để giấu những giọt nước mắt thương cảm, trước cảnh tượng đau thắt lòng này. Mưa tuôn xối xả khi một tình yêu đẹp đi về bên kia thế giới. Ngày hôm đó, Hwang Jini thề sẽ chống lại xã hội và đoàn trưởng Baek Moo – người đã giết chết mối tình đầu trong sáng của cô…

    Các nhân vật trong phim

    Hwang Jini – Ha Ji Won đóng

    Là gisaeng nổi tiếng nhất triều đại Chosun, giỏi cầm – kỳ – thi – hoạ. Cô là kết quả của mối tình bị ngăn cấm giữa nhà quý tộc Hwang Jin Sa và gisaeng mù Hyun Geum, và định mệnh an bài cô phải sống cuộc đời của một gisaeng. Mặc dù có nhiều tài năng thiên phú, nhưng cô vẫn tập luyện chăm chỉ để mài giũa các kỹ năng của mình. Mối tình đầu của cô kết thúc trong bi kịch người yêu của cô đã lấy cái chết để chứng tỏ tình yêu của mình và phản đối luật lệ hà khắc. Khi cô trưởng thành, có ba người đàn ông hết lòng yêu thương cô là Byuk Gye Soo – họ hàng của vua, Kim Jung Han – một quý tộc được vua trọng dụng và Lee Saeng – xuất thân dòng dõi quý tộc, cha làm quan cao trong triều, nhưng bỏ nhà ra đi để làm cận vệ cho Hwang Jini. Thế nhưng, trái tim Hwang Jini chỉ dành chỗ cho Kim Jung Han. Song, mối tình sâu nặng này của cô cũng dẫn đến một kết thúc buồn. Tuy nhiên, càng trải qua nhiều thăng trầm của bi kịch cuộc đời, thì tài năng của Hwang Jini càng thăng hoa…

    Boo Young – Hwang Bit Na đóng

    Sinh ra trong một gia đình nghèo, Boo Young được nuôi lớn và trở thành gisaeng với sự giúp đỡ của Mae Hyang. Cô cố gắng một cách liều lĩnh để được công nhận là giỏi trong tất cả mọi mặt, và nếu không có Hwang Jini, có lẽ cô đã đạt được điều mình mong muốn. Boo Young ganh ghét Hwang Jini vì tài năng của cô không xuất chúng bằng cô bạn đồng nghiệp. Sau này, nỗi hận trong lòng Boo Young càng lớn dần khi những người đàn ông cô yêu đều hướng con tim họ về phía Hwang Jini. Không chỉ vậy, hai người còn là đối thủ đáng gờm của nhau trong cuộc cạnh tranh giành vị trí người đứng đầu đoàn gisaeng nổi tiếng nhất kinh thành. Tuy nhiên, chứng kiến những đau khổ liên tiếp và bi kịch cuộc đời mà Hwang Jini phải chịu đựng, trái tim thù hận của Boo Young thay đổi, cô trở thành người mà Hwang Jini tin cậy trong lúc nguy khốn nhất…


    Lim Baek Moo – Kim Young Ae đóng
    Baek Moo rất bướng bỉnh, bảo thủ và vô cảm. Không ai có thể biết được bà đang nghĩ gì. Đứng đầu vũ đoàn gisaeng Songdo, Baek Moo là người phát hiện tài năng thiên phú của Hwang Jini. Baek Moo quả quyết rằng, gisaeng thuộc một tầng lớp thấp trong xã hội, vì vậy, nếu muốn được người ta tôn trọng phải đạt được một số kỹ năng. Do đó, bà dạy các gisaeng của mình rất nghiêm khắc, bắt họ tập luyện không một phút nghỉ ngơi.

    Bà đã nhẫn tâm bóp chết mối tình đầu của Hwang Jini, ra lệnh vứt xác một gisaeng tự vẫn sau khi qua đêm đầu tiên với khách hàng, vì không thể quên người yêu của mình, mà không cần chôn cất.

    Thế nhưng, có một nỗi đau khổ thầm kín ẩn đằng sau vẻ cứng cỏi, lạnh lùng của Baek Moo. Cảm xúc của bà đã bị giết chết cùng với mối tình đầu năm bà 16 tuổi và phần đời còn lại của bà bị dằn vặt bởi định mệnh và giai cấp. Ai có thể biết được những bí mật này của Baek Moo?

    Mae Hyang – Kim Bo Yeon đóng

    Là người đứng đầu vũ đoàn gisaeng Gobang, đối thủ cạnh tranh của Baek Moo. Trước đây, Mae Hyang và Baek Moo vốn là tỷ muội cùng một sư phụ, nhưng do thầy chỉ truyền dạy điệu múa hồng hạc bí truyền cho Baek Moo nên Mae Hyang không tâm phục khẩu phục, xem Baek Moo như kẻ thù không đội trời chung. Mae Hyang là người nuôi dạy Boo Young để đấu lại Hwang Jini của Baek Moo. Sau này, bà mượn tay Hwang Jini trả thù sư tỷ của mình. Tuy nhiều lúc hơi thủ đoạn, nhưng bản chất Mae Hyang không phải là người xấu, bà là một gisaeng tận tâm với nghề, rất sáng suốt trong việc chọn người kế thừa vị trí của mình…

    Byuk Gye Soo – Yoo Tae Joon đóng

    Là họ hàng của nhà vua đương thời, nhưng Gye Soo không muốn làm quan. Nhưng vì anh không thể làm gì khác, một khi một thành viên của hoàng tộc tỏ ra không có hứng thú với quan trường hay quyền lực chính trị, sẽ dễ bị buộc tội phản bội. Cha Gye Soo dạy cho anh cách nhìn bạn bè của hoàng tộc là tiền, lối sống và đòn bẫy danh vọng. Gye Soo có thể mua mọi thứ bằng tiền và ảnh hưởng chính trị của mình, từ nghệ thuật, đồ sành sứ quý và cả phụ nữ. Với vẻ ngoài bảnh bao và phong cách lịch lãm, nhiều phụ nữ không thể nào cưỡng lại sức hút của Gye Soo. Nhưng một khi đã có được họ, anh sẽ chán ngay. Chỉ có quá trình chinh phục phụ nữ mới tạo cho anh hứng thú. Có lẽ đó là lý do mà anh trở nên bị ám ảnh bởi Hwang Jini, người phụ nữ duy nhất mà tiền bạc và quyền lực của anh không thể nào mua chuộc. Đau khổ vì bị Hwang Jini làm ngơ, nên Gye Soo đã làm mọi cách, kể cả biện pháp hèn hạ, để chiếm được con tim nàng kỹ nữ tài sắc này…

    Kim Jung Han – Kim Jae Con đóng

    Là một cận thần được vua trọng dụng, Kim Jung Han được cử làm nhiệm vụ nghiên cứu, ghi chép lại những bài nhạc hay trong dân gian. Và trong quá trình làm việc, anh đã gặp, ngưỡng mộ tài năng và yêu Hwang Jini. Tuy nhiên, một thời gian dài ban đầu, Hwang Jini vẫn chưa quên được vết thương lòng của mối tình đầu, nên mặc dù có cảm tình với vị quan đức cao trọng vọng này, nhưng cô không tỏ một thái độ gì. Luật lệ triều đình nghiêm cấm quan lấy gisaeng làm vợ, nhưng khi tình yêu đến, Hwang Jini và Kim Jung Han đã bất chấp tất cả để được bên nhau. Điều này khiến nhà vua nổi giận, cho rằng vì một kỹ nữ thân phận thấp hèn mà Kim Jung Han đã phản bội lòng trung thành với vua, nên đã khép anh vào tội chết…

    Kim Eun Ho – Jang Geun Suk đóng

    Tất cả những mối tình đầu đều biến mất như cơn mơ đau lòng ngắn ngủi. Nếu Eun Ho đủ thông minh để nhận biết ngay từ đầu là tình yêu giữa một quý tộc và gisaeng không dẫn đến một kết thúc tốt đẹp, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Có lẽ, anh không chết oan uổng. Cách biệt giai cấp không phải là lý do duy nhất khiến Eun Ho đánh mất tình yêu của mình, mà là vì tình yêu của anh chưa đủ mạnh và chưa đủ quyết tâm. Bị hoang mang trước cơn thịnh nộ của mẹ và bối rối trước kế hoạch của cha Eun Ho đã cho phép tình yêu của mình chịu thua và tình yêu của anh đã trở thành cái chết, vì chỉ khi đó, linh hồn anh mới có thể ở bên cạnh Hwang Jini mãi mãi…

    Lee Saeng – Lee Si Hwan đóng
    Là con trai duy nhất của một vị quan lớn trong triều đình, nhưng Lee Saeng từ bỏ danh phận để tỏ thái độ căm giận người cha đã hại chết người bạn thâm giao của ông là chính trị gia Cho Gwang Jo. Sự phản bội của cha khiến Lee Saeng tin rằng, tình yêu, niềm tin giữa những người bạn, người yêu và thành viên gia đình đều phù phiếm. Một lần tình cờ, chứng kiến Hwang Jini khóc cay đắng, hối hận việc mình đã gây ra cái chết của người thầy cũ Baek Moo, anh xúc động sâu sắc và muốn tống khứ nỗi đau của cô nên quyết định ở lại làm cận vệ cho cô. Rồi anh bị Hwang Jini thu hút một cách tự nhiên, nhưng cũng như cô, anh không thể biết được tình cảm của mình là gì, tình yêu hay tình bạn? Thời gian trôi qua, họ bắt đầu nhìn sâu vào mắt của nhau, vì vậy, có thể xem Lee Saeng là người tình cuối cùng của Hwang Jini…


    Gisaeng biểu tượng văn hoá Hàn Quốc năm 2006
    Gisaeng là tiếng địa phương dùng để chỉ những người phụ nữ mua vui cho khách bằng những bài hát, điệu múa và một số tài nghệ khác. Hình ảnh này đã trở thành biểu tượng văn hoá năm 2006 của nước Hàn và đã có những bộ phim dựng lên kể về những bông hoa đa hương đa sắc này. Chỉ đến cuối năm ngoái, tại nước Hàn những câu chuyện về Gisaeng mới được lôi ra và kể lại ở khắp mọi nơi trên phim ảnh, trong âm nhạc, các vở kịch và truyện tranh. Các nhà sản xuất thi nhau lấy đề tài Gisaeng làm kinh doanh. Có rất nhiều bộ phim lấy đây làm chủ đề chính nhưng nổi trội nhất là “Hwang Jin-I”, bộ phim kể về một nữ hoàng trong thế giới Gisaeng dưới triều Chosun. Gisaeng bieu tuong van hoa Han Quoc nam 2006

    [​IMG]

    Cô không chỉ là một người con gái rót rượu cho các quý ngài, không chỉ là một cô gái mua vui bán thân cho khách mà còn là một hình ảnh thu nhỏ của một Gisaeng lý tưởng: Năng khiếu thơ ca, nghệ thuật viết chữ đẹp và hội họa. Còn gì nữa không? Có, còn một điểm đặc biệt nữa. Cô là một đứa con hoang nhưng muốn khẳng định mình leo lên nấc thang cao nhất trong xã hội có tôn ti trật tự nghiêm ngặt của triều đại Chosun ngày ấy. Tinh thần đấu tranh của cô chống lại sự phân biệt giai cấp đã biến cô trở thành một trong những ví dụ điển hình của tinh thần kháng cự mãnh liệt những bất công trong xã hội.

    Niềm đam mê nằm ẩn sâu bên dưới sự duyên dáng không chỉ là một trong những đặc điểm thú vị của một Gisaeng mà người ta còn có thể tìm thấy một sự kiên cường, bất khuất, một khát vọng sống có ích mạnh mẽ. Gisaeng bieu tuong van hoa Han Quoc nam 2006

    [​IMG]
    Poster của phim truyền hình Hàn Quốc “Hwang Jin-I”

    Trong bộ phim dã sử “Hwang Jin-I”, có sự nhập vai của hai diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc Song Hye-gyo và Yoo Ji-tae. Cùng thời gian bộ phim “Hwang Jin-I” ra mắt, nam diễn viên Heo Joon-ho cũng đang sản xuất một bộ phim âm nhạc về đề tài này. 3 nhân vật sẽ làm nên một Haeohwa “hiểu biết, ngôn ngữ và hoa” – hay còn gọi là một Gisaeng đích thực. Tác phẩm này dựa theo cuộc đời của 4 cô gái trẻ gia nhập trường đào tạo Gisaeng có tên Yegiwon. Buổi diễn thử của bộ phim bắt đầu thứ 2 tới có sự góp mặt của Kim Hee-seon và Park Ji-yoon trong ê-kíp diễn viên. Gisaeng bieu tuong van hoa Han Quoc nam 2006

    [​IMG]
    Kim Hee-seon

    Cuốn truyện tranh mang tên “Story of a Gisaeng”/ Câu chuyện về một Gisaeng của tác giả Kim Dong-hwa chuẩn bị được hãng A-Com International và Showtic Communications chuyển thể thành phim và dựng thành kịch. Gisaeng bieu tuong van hoa Han Quoc nam 2006


    [​IMG]
    Bìa của cuốn truyện tranh “Story of a Gisaeng”, tác giả Kim Dong-hwa

    Các chuyên gia văn hoá cho rằng những cô gái mua vui là một đề tài mang tính tiểu thuyết và có tính cạnh tranh vì ai cũng muốn làm một tác phẩm nghệ thuật nào đó xoay quanh chủ đề này.

    Chủ tịch hãng Showtic Communications, ông kim Jong-heon nói: “Trong điệu nhảy và giọng hát của những người phụ nữ đó có tình yêu và niềm đam mê. Đó đã là một đề tài hết sức thú vị rồi. Đây là thời điểm bản lề chứng kiến sự bùng nổ của kịch nghệ và điện ảnh. Chính vì thế mà chúng tôi cũng muốn góp phần tạo nên làn sóng xanh Hàn Quốc. Tôi tin rằng người nước ngoài sẽ rất thích những bộ phim về đề tài này”.

    [​IMG]

    Gisaeng bieu tuong van hoa Han Quoc nam 2006 Song Hye-gyo

    Cẩm Anh

    Cuộc đời tủi nhục của các Gisaeng

    Từ trước tới nay, nhiều người cho rằng: Gisaeng là từ mà người ta gọi những cô gái chỉ biết rót rượu và phục vụ khách tại các kỹ viện ở thời đại Chonsu của Triều Tiên. Tuy nhiên trong thực tế, các Gisaeng của triều đại này cũng giống như những nghệ sỹ thực thụ vì họ biết hát, biết múa, và biết đánh đàn, ngâm thơ…

    Nhưng ở thời đại mà giá trị của người phụ nữ không được coi trọng, những kỹ nữ tài sắc này phải sống trong một thế giới đầy những đố kỵ và tủi nhục. Thậm chí đôi khi họ bị ép phải bán mình và chấp nhận đau khổ suốt cuộc đời.

    Gái bán dâm cao cấp?

    Cũng như những geisha của Nhật, Gisaeng là những người có vị trí thấp trong xã hội và phải chịu những đạo luật rất hà khắc. Trong khi geisaeng luôn phải coi mình là một nghệ sĩ thực thụ thì xã hội chỉ đơn giản coi họ là những kỹ nữ mua vui.

    Để trở thành một gisaeng thực thụ, thông thường những bé gái ngay từ tuổi khi còn nhỏ đã được gia đình gửi vào các trường đào tạo gisaeng.

    Trong mắt nhiều người, cuộc sống của các Gisaeng là cả một thế giới thần bí khó hiểu, đầy “thâm cung bí sử”, bởi lẽ nó là một loại dịch vụ của nữ giới phục vụ cho nam giới, mà mối quan hệ qua lại giữa hai giới này bao giờ cũng chứa đựng vô vàn bí ẩn. Ai cũng biết là trong xã hội nam quyền, một số phụ nữ vì để kiếm sống mà phải phục vụ tình dục cho nam giới. Bán dâm là loại hình dịch vụ cổ xưa nhất không dân tộc nào và không nước nào là không có. Nhiều nhà sử học Triều Tiên đã cho rằng: “Ở thời kỳ đó, bậc quyền quý thường coi Gisaeng là dạng gái gọi cao cấp”.

    Thời đại Chonshu của Triều Tiên, Gisaeng không chỉ là những người biết rót rượu phục vụ nam giới. Thực chất đây là một loại ả đào cấp cao, nghĩa là loại phụ nữ làm dịch vụ giúp vui cho các buổi vui chơi của nam giới bằng hình thức biểu diễn tài nghệ văn hóa., khi cần vẫn có người đồng ý bán dâm. Vì thế không giống như loại hình Geisha của Nhật chuyên làm vui lòng khách nam giới bằng các hình thức nghệ thuật lành mạnh, cao cấp thì các Gisaeng đôi khi phải bán mình và chấp nhận đau khổ suốt cuộc đời.

    Vào thời đại Chonsu (bắt đầu từ thế kỷ thứ 14), dân chúng ở xứ sở Cao Ly đều rất tôn sùng đạo Phật. Ở những nơi đền chùa miếu mạo không chỉ vào những ngày lề hội, những ngày thường người dân cũng tập trung rất đông tại những nơi thiêng liêng này để cầu mong sự may mắn. Chính vì vậy mà xung quanh những đền chùa miếu mạo này mọc lên rất nhiều những quán trà phục vụ khách. Và để thu hút khách đến với quán của mình, người ta đã tuyển những cô gái xinh đẹp biết múa hát để biểu diễn phục vụ khách hang. Dần dần loại hình này được mở rộng sang các loại hình khác như quán rượu và các kỹ viện.

    Quả thực, việc ra đời loại hình Gisaeng mới đã thu hút được sự chú ý của những đấng nam nhi của đất nước Cao Ly. Các hình thức nghệ thuật của Gisaeng thời đại này phong phú dần, không chỉ có ca múa mà có nhiều thứ khác như trà đạo, ngâm thơ kể chuyện, cách đi đứng duyên dáng, trò chuyện lịch sự khéo léo, cách tiếp khách và đặc biệt là phải biết đánh đàn gayageum (một loại đàn dân tộc 12 dây của Hàn Quốc) và đàn geomungo (một loại đàn dân tộc 6 dây dành cho các cung nữ thời đại Chosun)... Tại nhiều kỹ viện, có những Gisaeng được đào tạo từ bé. Lúc đầu các Gisaeng chủ yếu phục vụ cho tầng lớp bình dân, về sau họ phục vụ cho cả tầng lớp thương nhân, thậm chí là cả giai cấp thống trị ở thời điểm đó.

    Gisaeng và nỗi khổ luyện không tên

    Những ai đã xem phim ““Nàng Hwang Ji In” của điện ảnh Hàn Quốc chắc còn nhớ cảnh gian khổ tập luyện nghệ thuật như hát, múa, thực hành trà đạo, rót rượu, đánh đàn gayageum… và giọt nước mắt tủi nhục của cô khi hành nghề phục vụ cánh đàn ông. Thực chất chỉ có những người trong cuộc mới thấu hiểu được nỗi vinh nhục của cái nghiệp họ theo đuổi.

    Để trở thành một gisaeng thực thụ, thông thường những bé gái ngay từ tuổi khi còn nhỏ đã được gia đình gửi vào các trường đào tạo gisaeng. Ở đây họ phải học rất nhiều thứ, từ ngâm thơ đọc sách kể chuyện, múa cổ điển, hát các bài ca truyền thống, chơi đàn gayageum, geomungo và làm thơ sijo- những loại hình văn hóa riêng của Triều Tiên. Ngoài ra các gisaeng cũng phải học , chơi trống, trà đạo, thư pháp, trò chuyện, trang điểm ... cho tới cách đi đứng yểu điệu, cách cúi người khi chào, cách tiếp rượu... Mỗi geisaeng đều phải khổ luyện để có thể trở thành một kỹ nữ tài năng. Bởi không chỉ cần có sắc đẹp, họ cần phải có tài thì mới mong tồn tại được trong xã hội Triều Tiên khi xưa. Vì thế họ là một bậc thầy về việc giữ gìn sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp và kiên trì trong luyện tập đến mức khó tin.

    Theo các nhà sử học của Triều Tiên cho biết, chương trình đào tạo này sử dụng các kiến thức tâm lý, xã hội-nhân văn rất phong phú. Qua quá trình đào tạo gian khổ, cuối cùng họ trở thành loại người có văn hóa ứng xử lịch sự duyên dáng, khả năng giao tiếp vô cùng tự nhiên và có sức hấp dẫn nam giới. Sở dĩ phải trải qua quá trình khổ luyện này là khách hàng của các gisaeng đa phần đến từ nhiều nhà quý tộc, các công tôn vương tử hoặc những người có địa vị cao trong xã hội khi đó.

    Sau quá trình khổ luyện vài năm, các Gisaeng sẽ được gửi tới các kỹ viện để phục vụ khách. Đa phần trong số này là rót rượu và mua vui cho khách bằng các loại hình nghệ thuật đã được học tại ‘trường”. Nếu khách có nhu cầu, thì có một số Gisaeng sẽ phục vụ “tới bến” để làm hài lòng khách.

    Hwang Jini - gisaeng danh tiếng nhất thời Chonsu

    Sau khi thời đại Chonsun kết thúc, người Triều Tiên cũng ít nhắc về các gisaeng lừng lẫy một thời. Chỉ đến cuối năm 2005, tại Hàn Quốc thì những câu chuyện về Gisaeng mới được lôi ra và kể lại ở khắp mọi nơi trên phim ảnh, trong âm nhạc, các vở kịch và truyện tranh. Các nhà sản xuất thi nhau lấy đề tài Gisaeng làm kinh doanh. Có rất nhiều bộ phim lấy đây làm chủ đề chính nhưng nổi trội nhất là Hwang Jini , bộ phim kể về một nữ hoàng trong thế giới Gisaeng dưới triều Chosun.

    Hwang Jini không chỉ là một người con gái rót rượu cho các quý ngài, hay một cô gái mua vui bán thân cho khách mà còn là một hình ảnh thu nhỏ của một Gisaeng lý tưởng: Năng khiếu thơ ca, nghệ thuật viết chữ đẹp và hội họa. Điểm nổi bật nhất của Gisaeng này chính là ở chỗ mặc dù cô là một đứa con hoang nhưng muốn khẳng định mình leo lên nấc thang cao nhất trong xã hội có tôn ti trật tự nghiêm ngặt của triều đại Chosun ngày ấy.

    Hwang Jini Hwang Jini (1520 – 1560) còn được biết đến với tên gisaeng Myung Wol, là kỹ nữ huyền thoại của triều đại Chosun, sống trong thời trị vì của vua Jung Jong. Cô nổi tiếng với vẻ đẹp hiếm có, trí thông minh và sự hiểu biết hơn người.

    Mặc dù tuổi thơ cũng như ngày sinh và ngày mất của Hwang Jini không được biết đến, nhưng các tư liệu hiếm hoi ghi chép về cuộc đời cô cho rằng, cô là con gái của một quý tộc ở Gaesung; nhưng cũng có thông tin nói cô là con của người kỹ nữ mù tên Hyun Hak Geum, nổi tiếng với tài chơi đàn gayageum.

    Mẹ của Hwang Jini vì không muốn con gái lặp lại cuộc đời đầy đau khổ của mình nên đã giao cô cho một vị sư già sống ở ngôi chùa xa xôi trên núi Sunggeo, trông nom. Nhưng định mệnh của Hwang Jini thì không thể thay đổi. Một ngày kia, cô bé Hwang Jini đi ngang qua một tiệc rượu đình đám có gisaeng hát múa giúp vui. Cô bị mê mẩn bởi vẻ đẹp của các gisaeng và những nhạc cụ tao nhã. Đêm đó, Hwang Jini không tài nào chợp mắt được. Ngày hôm sau, cô chạy trốn khỏi ngôi chùa và đi đến một trường đào tạo gisaeng. Lúc đó Hwang Jini đã 7 tuổi, quá tuổi để nhập học trường gisaeng, nhưng nhiệt huyết và tình yêu vô bờ dành cho những môn nghệ thuật cô yêu thích đã giúp cô trở thành một trong những gisaeng trẻ con giỏi nhất trường Songdo.

    Năm 16 tuổi, Hwang Jini yêu Kim Eun Ho, con trai của một nhà quý tộc. “Anh là em và em là anh” – họ đã thề thốt với nhau như vậy. Nhưng tình yêu giữa gisaeng và quý tộc không được chấp nhận trong thời đại đó. Đối mặt với sự hà khắc của luật lệ, họ đã tìm cách chạy trốn, nhưng cuộc đào tẩu này bị người đứng đầu vũ đoàn Songdo – Baek Moo và mẹ của Eun Ho ngăn chặn.

    Bị buộc cắt đứt mối quan hệ với Hwang Jini, Eun Ho đã chọn cái chết để bảo vệ tình yêu trọn vẹn của đời mình. Khi đám tang đi ngang nhà của Hwang Jini trong cơn mưa nặng hạt, những người phu không thể nào dịch chuyển nổi quan tài của Eun Ho. Có vẻ như cả khi đã chết, linh hồn của Eun Ho vẫn không thể từ bỏ tình yêu dành cho cô. Hwang Jini đã phủ áo khoác của mình lên quan tài, bày tỏ tình cảm thâm sâu và vĩnh cửu dành cho anh, như thể đang cố gắng xoa dịu nỗi đau của người yêu. Chỉ đến lúc này, đám tang mới có thể tiếp tục lên đường. Những ai chứng kiến cuộc chia cắt bi thương của đôi tình nhân trẻ đã phải quay mặt đi để giấu những giọt nước mắt thương cảm, trước cảnh tượng đau thắt lòng này. Mưa tuôn xối xả khi một tình yêu đẹp đi về bên kia thế giới. Ngày hôm đó, Hwang Jini thề sẽ chống lại xã hội và đoàn trưởng Baek Moo – người đã giết chết mối tình đầu trong sáng của cô…

    Trong suốt cả cuộc đời mình sau này, Hwang Jini gần như cống hiến tất cả cho tình yêu và niềm đam mê nghệ thuật. Đến khi từ giã cõi đời, nàng đã để lại nhiều tuyệt phẩm thơ ca, âm nhạc do mình sáng tác cùng nhiều bí mật mang theo. Không những thế, tinh thần đấu tranh của Hwang Jini chống lại sự phân biệt giai cấp đã biến cô trở thành một trong những ví dụ điển hình của tinh thần kháng cự mãnh liệt những bất công trong xã hội Triều Tiên khi đó.

    Hải Hiền (Theo Wanbao)

    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    Hwang.Jin.Yi.2015.720p.WEB-DL.H264.AAC-WEBHD

    FORMAT .......: MPEG-4
    RUNTiME ......: 1h 38mn
    RELEASE SiZE .: 2.27 GiB
    CODEC ........: AVC [email protected]
    BiTRATE ......: 3 000 Kbps
    RESOLUTiON ...: 1280x720
    ASPEC RATiO ..: 1.778
    FRAMERATE ....: 29.970
    CODEC ........: AAC LC
    BiTRATE ......: 180 Kbps
    CHANNEL(s) ...: 2
    LANGUAGE(s) ..: .
    SUBTiTLE(s) ..: .


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Link download[/TD][/TR]
    [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    Dung lượng: 2.3 GiB (1 link)

    [​IMG]
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!


    Other encode
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!



    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Các bản encode của phim[/TD][/TR][TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    WEB-DL:
    Hwang Jin Yi 2015 720p WEB-DL H264 AAC-WEBHD - {2.3 GiB} Fshare [​IMG]


    [/TD][/TR][/TABLE]
     

Chia sẻ trang này