HN Tham khảo kiến trúc nhà ở Việt Nam qua các thời kỳ

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi hdvquoc, 20/8/18.

  1. hdvquoc

    hdvquoc Member

    Tham gia ngày:
    1/2/16
    Bài viết:
    106
    Đã được cảm ơn:
    3
    Nền kiến trúc Việt nam đã được hình thành từ thời các Vua Hùng dựng nước (giai đoạn năm 207 trước công nguyên), là sự kết hợp của nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc, hay còn còn được gọi là nền văn minh lúa nước, thời kỳ nổi tiếng với kỹ thuật đúc đồng – cũng gọi là thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Trong thời kỳ này, ta có thể thấy rõ hai loại hình kiến trúc cổ Việt Nam rất phổ biến, đó là trống đồng Ngọc Lũ và nhà sàn. Đó được xem là nền kiến trúc truyền thống nổi tiếng lâu đời và phù hợp với môi trường tự nhiên của Việt Nam, phù hợp với thời tiết khí hậu vùng nhiệt đới nóng ẩm Việt Nam.
    [​IMG]
    Đến thời kỳ Bắc thuộc (từ năm 207 đến năm 906 trước công nguyên) gồm có các loại hình nổi bật là thành quách, mộ tang, dinh lũy, nhà ở dân gian. Khi nền Phật giáo du nhập vào Việt Nam thì ta có thêm kiến trúc chùa. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nền Kiến trúc nhà ở Việt Nam qua các thời kỳ nổi bật.
    Kiến trúc đời nhà Lý (Thế kỷ 11-12)

    Có thể nói rằng kiến trúc phát triển khá mạnh mẽ dưới thời nhà Lý và cũng chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo. Cung điện, các lâu đài, thành quách, những chùa tháp và cả đền thờ đều được xây dựng với quy mô rất lớn. Thành Thăng Long được xem là một công trình xây dựng tương đối lớn trong triều đại phong kiến xưa. Thành gồm có hai vòng dài 25km. Đồng thời, thành còn có 1 quần thể cung điện, rất nhiều điện gác cao từ 3-4 tầng.
    [​IMG]
    Thành Thăng Long
    Nhìn chung, nền kiến trúc thời Lý có một số đặc điểm cơ bản sau: tính quần thể khá cao, phong cách kiến trúc và cả chi tiết kiến trúc giàu có về sức biểu hiện (thể hiện rõ ở kiến trúc mái, hay bộ cửa, bậc tam cấp, lan can, các tượng tròn, hình thức hoa văn của gạch, ngói). Tất cả đều mang một phong cách nhẹ nhàng, sự khiêm tốn và rất phù hợp với khí hậu và tập quán của Việt Nam. Riêng phố phường, các chợ quán, nhà đất và kiến trúc nhà sàn trong nền kiến trúc dân gian Việt Nam phát triển song song cùng với kiến trúc cung đình.

    Kiến trúc đời nhà Trần


    Đến thời nhà Trần, kiến trúc hầu như là cung điện, các chùa tháp, một số đền, thành quách, nổi bật như công trình tháp Bình Sơn (thuộc Vĩnh Phúc), tháp Phổ Minh (thuộc Nam Định), chùa Thái Lạc (thuộc Hưng Yên). Tháp Bình Sơn – tương truyền gồm 15 tầng tuy hiện nay chỉ còn 11 tầng, nó được xây từ thời Trần và đây là ngọn tháp đất nung cao nhất của Việt Nam còn xót lại đến ngày nay. Tháp Phổ Minh chiều cao gần 22m, bao gồm 14 tầng nối tiếp tạo nên kiến trúc đặc sắc.
    [​IMG]
    Bên cạnh đó, kiến trúc cung điện thời xưa thường có gác, hành lang nối các nhà tạo nên hệ thống không gian mở thuận tiện cho sinh hoạt. Phố xá bấy giờ tuy đông vui nhưng nhà cửa vẫn dùng tre gỗ là chính.
    Kiến trúc đời nhà Lê

    Thế kỷ 15 khi triều Lê trị vì, kiến trúc cũng ghi nhận thêm 2 loại hình phát triển chính: cung điện & lăng mộ. Công trình độc đáo phải kể đến là vào Thế Kỷ 15 có ngôi đình thờ Đức thánh Dương Tự Minh nằm thuộc xã Xuân Phương – huyện Phú Bình. Đây là di tích mang đặc trưng của kiến trúc thời Lê, cùng với mái đình làm bằng ngói mũi, bốn góc thiết kế cong vút và ẩn hiện dưới tán cây đa cổ. Gác chuông xây 3 tầng, đình dựng lên bởi 48 cột lim, trên mái được trang trí theo hình thức “Lưỡng long chầu nguyệt”. Phía trong đình, phía trên dưới các đầu trụ, xà ngang, các xà dọc được trang trí hoa văn và chạm trổ “Tứ linh” tỉ mỉ và khéo léo.
    [​IMG]
    Sang thế kỷ thứ 16 và 17, nền kiến trúc tôn giáo và nền kiến trúc thế tục, ví dụ như đền, chùa, đình đều có những thành tựu mới. Đáng chú ý nhất là chùa Bút Tháp (thuộc Bắc Ninh) với phong cách kiến trúc chùa, kỹ thuật xây dựng và trang trí tượng vô cùng đặc sắc. Còn vào thế kỷ thứ 18, nghệ thuật xây dựng chùa chiền và đình làng cũng tiếp tục được đẩy mạnh ở mức cao mới. Hai viên ngọc quý của nền kiến trúc bấy giờ có thể kể đến là Đình Bảng và kiến trúc chùa Tây Phương.
     

Chia sẻ trang này