Thủ tục cấp mới Giấy phép lao động trong trường hợp đặc biệt

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi wphoabinh, 7/5/19.

  1. wphoabinh

    wphoabinh Member

    Tham gia ngày:
    17/7/18
    Bài viết:
    928
    Đã được cảm ơn:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    1. Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vụ trí công việc ghi trong giấy phép lao động, hồ sơ cần những tài liệu sau:
    – Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (mẫu 07)

    – 02 ảnh màu 4×6

    – Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật;

    – Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài (tùy từng trường hợp cụ thể theo quy định: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động, công văn chấp thuận sử dụng lao động,…)

    – Giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.


    2. Người lao động nước ngoài đã được cấp giấp phép lao đông và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động, hồ sơ cần những tài liệu sau:
    – Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (mẫu 07)

    – Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật;

    – 02 ảnh màu

    – Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật;

    – Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài (tùy từng trường hợp cụ thể theo quy định: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động, công văn chấp thuận sử dụng lao động,…)

    – Giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.

    3. Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2012 mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động, hồ sơ cần những tài liệu sau:
    – Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (theo mẫu);

    – Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ;

    – Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp; được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ;

    – 02 ảnh màu ( kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

    – Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật;

    – Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài (tùy từng trường hợp cụ thể theo quy định: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động, công văn chấp thuận sử dụng lao động,…)

    – Văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động.

    4. Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài thuộc các trường hợp trên đã được cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
    Đây thường là các trường hợp cấp lại giấy phép lao động do hết hạn, ngoài những giấy tờ theo thủ tục cấp lại giấy phép lao động, cần có thêm văn bản chứng minh đáp ứng yêu cầu theo quy định pháp luật. Cụ thể như sau:

    – Chuyên gia là người lao động nước ngoài:

    + Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài;

    + Có bằng đại học trở nên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

    – Nhà quản lý, giám đốc điều hành là người lao động nước ngoài thuộc một trường hợp sau:

    + Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam hoặc người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức;

    + Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

    – Lao động kỹ thuật là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo.

    * Để biết thêm thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc khác trong thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Quý khách vui lòng liên hệ:

    0904 677 628

    Nguồn: workpermit.vn
     

Chia sẻ trang này