HN TÌm hiểu nội dụng của khái niệm, chức năng về thu nhập

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi tungttcd, 5/6/18.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. tungttcd

    tungttcd Member

    Tham gia ngày:
    5/2/18
    Bài viết:
    45
    Đã được cảm ơn:
    0
    Giới tính:
    Nam
    1/ Khái niệm về thu nhập
    Trong cơ chế thị trường với sự hoạt động của thị trường, sức lao động trở thành hàng hóa, loại hàng hóa đặc biệt. Giá cả sức lao động chính là tiền lương, tiền công. Đó là khoản tiền mà người sử dụng sức lao động phải chi trả cho người lao động sau quá trình lao động. Thu nhập (tiền lương) là một phạm trù kinh tế, là kết quả của sự phân phối của cải trong xã hội ở mức cao.

    Có rất nhiều khái niệm về tiền lương khác nhau:

    “Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính nào, có thể biểu hiện và được ấn định thông qua thỏa thuân giữa người sử dụng lao động và người lao động” – Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

    “Tiền lương là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động” – K.Marx

    “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và đươc trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc” – Bộ Luật Lao động, 1994.


    Tuy có nhiều khái niệm về tiền lương nhưng đều thống nhất và có thể hiểu một cách khái quát: “Tiền lương là lượng tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động sau khi hoàn thành một công việc nhất định hoặc sau một thời gian lao động nhất định. Tiền lương được biểu hiện bằng giá cả sức lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào số lượng lao động cũng như mức độ phức tạp, chất độc hại của công việc… để tính lương cho người lao động.”

    Ngoài ra, tiền lương không chỉ là sự trả công cho những gì người lao động đóng góp cho doanh nghiệp mà còn là khoản người sử dụng lao động phát trả trước để xứng đáng với những gì mà họ cho rằng người lao động có thể đóng góp trong tương lai, Vì vậy để thu hút được lao động giỏi, doanh nghiệp phải đầu tư khá nhiều tiền bạc vào tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo và việc đánh giá năng lực của người lao động trở nên rất quan trọng để doanh nghiệp có thể có những đầu tư đúng đắn.

    [​IMG]

    2/Chức năng của thu nhập

    - Thước đo giá trị của lao động.
    Tiền lương là giá cả sức lao động, là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, vì thế tiền lương phải là thước đo giá trị sức lao động, phản ánh giá trị sức lao động. Thực hiện chức năng này đòi hỏi việc xác định tiền lương phải dựa trên cơ sở giá trị sức lao động và xác định đúng giá trị sức lao động.
    - Duy trì và phát triển sức lao động.
    Trong quá trình lao động, sức lao động của con người bị tiêu hao. Tái sản xuất sức lao động chính là khôi phục lại sức lao động đã mất để duy trì quá trình lao động tiếp theo của con người phải tiêu phí một số tư liệu sinh hoạt nhất định, nếu không thực hiện được chức năng này thì sức lao động hay khả năng làm việc của người lao động ngày càng bị giảm sút, sức khỏe người lao động ngày càng suy sụp và sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất.
    - Kích thích lao động.
    Tiền lương là nguồn thu chủ yếu của người lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức. Vì vậy, trên phương diện quản lý, tiền lương được ví như một đòn bẩy kinh tế để kích thích người lao động.
    Để thực hiện được chức năng này, nghĩa là tiền lương vừa phải đủ để người lao động có thể bù đắp được các chi phí của họ; vừa phải thực hiện tốt việc trả lương để có thể phân biệt được người nào làm tốt và người nào làm không tốt. Tiền lương có hai mặt đối lập: tích cực (kích thích sản xuất) và tiêu cực (kìm hãm sản xuất). Khi mặt tích cực của tiền lương bị hạn chế thì mặt tiêu cực sẽ nổi lên và ngược lại
    - Chức năng tích lũy
    Tiền lương không chỉ được người lao động tiêu dùng trong quá trình làm việc mà còn được tích lũy để phòng những bất trắc có thể xảy ra khi người lao động không thể làm được nhưng vẫn phải tiêu dùng.
    -Chức năng xã hội của thu nhập.
    Xem thêm: luận văn kế toán chi phí sản xuất , đơn xin việc
    Xem đầy đủ:các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này