Ngoài nhiều tranh vẽ, hình chạm trổ trang trí bên trong nhà làng truyền thống (gươl) nghệ nhân đồng bào Cơ Tu còn có nhiều tác phẩm điêu khắc phù điêu gỗ rất đẹp hay những bức Tranh phù điêu xi măng chẳng hạn, Dưới đây bạn có thể tham khảo chi tiết hơn Tranh phù điêu nhà gươl tái hiện thiên hình vạn trạng cuộc sống bản làng và thiên nhiên nơi đây. Đề tài phù điêu gỗ trong tranh cũng giống như điêu khắc gỗ nhưng có phần phong phú, đa dạng hơn nhờ sự phối hợp giữa tranh và phù điêu, giữa mô- típ hoa văn với màu sắc và nhịp điệu. Những họa sĩ dân gian Cơ Tu với trí tượng tượng phong phú, tâm huyết và đam mê của mình đã góp phần tạo dựng đường nét thẩm mỹ cho ngôi nhà của cộng đồng bằng những bức tranh màu sống động. Trên xà nhà, tấm ván thưng, cột phụ… là nơi lý tưởng để các họa sĩ Cơ Tu thả hồn bay bổng khắc họa hình tượng con người, thế giới thiên nhiên và cuộc sống xã hội, tạo nên những bức tranh đa dạng. Sinh hoạt lễ hội cộng đồng luôn là đề tài chủ đạo mà tranh dân gian tập trung phản ánh. Người phụ nữ múa điệu tung tung da dá quanh cây nêu, quanh con trâu trong lễ hiến tế thần linh được miêu tả cô đọng, giàu cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau. Với lợi thế của nghệ thuật hình họa kết hợp cùng tượng và phù điêu, các nghệ nhân đã tạo nên không gian sinh động và đầy bí ẩn cho nhà gươl. Đó là những hình tượng: người phụ nữ múa (da dá) xen giữa hình tượng người đàn ông nhảy hội (tung tung) với vũ khí trên tay, người thì trong tư thế chuẩn bị đâm trâu, người múa võ, xen vào đó là hình tượng cây nêu, con trâu, điểm xuyết thêm những hoa văn, hoa lá, trời mây… Tranh phù điêu xi măng Nhà gươl là nơi lưu giữ, truyền đạt tri thức bản địa liên quan đến hầu hết đến đời sống tộc người Cơ Tu như lao động sản xuất, săn bắn hái lượm, tín ngưỡng, lễ hội… Các ngôi nhà làng ở vùng cao Tây Giang, Nam Giang đều có những bức tranh màu phối hợp với phù điêu chiếm vị trí nổi bật. Điều thú vị là bên cạnh các bức tranh mô tả động thực vật, núi non, sông suối, cuộc sống lao động hằng ngày như dệt vải, giã gạo, tỉa lúa…, nghệ nhân điêu khắc phù điêu Cơ Tu còn khắc họa trong ngôi nhà làng những hình ảnh của quá khứ như nhân vật trong truyện cổ, truyền thuyết dân gian với cảnh chàng trai tay không bắt voi, bắt rồng; thủy quái, cô gái mình cá mặt người giống như nàng tiên cá; các trò chơi dân gian đã thất truyền như trò đâm củ nâu, xỏ vòng mây, đấu vật… Tranh phù điêu xi măng Với phong cách cổ điển và phong phú, nhiều bức tượng phù điêu nghệ thuật của đồng bào Cơ Tu chứa đựng cả hình thức của hội họa khiến cho nhà gươl trở nên độc đáo. Đó chính là đặc trưng của nghệ thuật trang trí, mỹ thuật dân gian của đồng bào Cơ Tu thu hút sự quan tâm của người trong giới và khách du lịch. ( Theo : Báo Mới )