Thiet ke san vuon nhà kiểu nông thôn là kiểu nhà được xây dựng, thiết kế theo phong cách truyền thống. Thay vì lên tầng thì sẽ ưu tiên cho sân vườn. Khi xây dựng kiểu nhà truyền thống như thế này, người ta thường sử dụng các vật liệu như gạch đất nung, cát, vữa… Nhà vườn nông thôn là gì? Nhưng hiện nay, để có thể tiết kiệm được chi phí và rút ngắn thời gian thi công mà còn đảm bảo được tính năng sử dụng và tính thẩm mỹ thì người ta ưu tiên cho việc sử dụng thép tiền chế. Kiến trúc nhà vườn nông thôn theo vùng miền 1. Kiến trúc nhà vườn vùng đồng bằng Bắc Bộ Theo quan niệm của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, ngôi nhà không chỉ là nơi để che nắng che mưa mà còn là nơi gìn giữ phong cách sinh hoạt văn hóa, tâm linh thuần Việt. Thiet ke san vuon Mẫu nhà vườn ở vùng đồng bằng Bắc bộ đẹp Kiến trúc nhà vườn ở vùng đồng bằng Bắc bộ được thiết kế là những ngôi nhà một tầng đơn sơ, nền sát mặt đất tạo nên sự thanh thoát, mát mẻ cho không gian. Vật liệu chủ yếu để xây dựng nhà vườn là họ tận dụng những thứ có sẵn ở địa phương như tre, nứa lá, rơm rạ... Kiến trúc của ngôi nhà gồm từ bên ngoài bao quanh bằng tre làng sau vào cổng nhà, đến vườn cây, đến sân rồi vào đến nhà chính, nhà phụ, nhà bếp, khu vệ sinh, chuồng nuôi, vườn, ao, hàng rào bao quanh, Đây giống như một không gian sinh thái khép kín, vừa tiện dụng, vừa tạo môi tạo môi trường thoáng đãng, thẩm mỹ cho ngôi nhà. Thiet ke san vuon Mẫu nhà vườn tận dụng rơm rạ để lợp mái Theo quan niệm ông cha ta ngày xưa, trong quá trình xây dựng nhà cửa cần chú ý từ việc chọn đất, chọn hướng nhà đến xây dựng, thiết kế phải được tính toán một cách hợp lý. Ngôi nhà của cư dân Bắc Bộ thường được xây dựng kết cấu ba gian hai trái, còn đối với những gia đình khá giả thì có thể nhiều gian hơn và nguyên vật liệu làm khung là những loại gỗ tốt, chủ yếu là gỗ mít, xoan. Trước khi được sử dụng, gỗ được ngâm dưới nước một thời gian để tăng độ bền và tránh mối mọt. Người ta thường thiết kế mái nhà dốc để có thể thoát nước mưa và tránh dột, ngoài ra có thể tận dụng không gian từ độ dốc để làm gác, lửng để sử dụng làm kho chứa thóc, ngô... vừa giúp tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào trong nhà. Chất liệu lợp mái của ngôi nhà được lựa chọn có thể là ngói hoặc tranh tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình khác nhau. Thiet ke san vuon Nhà vườn truyền thống Bắc Bộ lợp mái ngói Trồng những giàn cây leo quanh sân vườn nhà như mướp, bầu bí…vừa có thể che nắng, tránh nóng một cách tự nhiên, vừa có thể tận dụng lấy rau quả làm thức ăn. Người ta còn biết cách tận dụng triệt để việc trồng cây xanh quanh nhà, lựa chọn các loại cây rau củ, hoa vừa là vườn có thể tạo bóng mát, trang trí thêm cho ngôi nhà vừa có thể tận dụng vào việc khai thác giá trị kinh tế. 2. Kiến trúc nhà vườn Huế Kiến trúc nhà vườn Huế có rất nhiều nét đặc sắc riêng. Có nhiều loại cây phong phú, bể cá, chuồng chim cảnh...tạo cho không gian nhà vườn Huế thêm sinh động. Vừa có thể tạo nên nét thẩm mỹ cho không gian, vừa có thể tăng thêm giá trị kinh tế cho gia đình. Thiet ke san vuon Về tổng quan, nhà vườn Huế được chia làm ba loại: nhà vườn trong nhà ở, nhà vườn trong các công trình tín ngưỡng tôn giáo và nhà vườn trong triều đình. Trong kiến trúc nhà vườn trong nhà ở, khuôn viên vườn là một phần không thể tách rời. Đây có thể là nơi tăng gia sản xuất và vừa có thể là môi trường để thư giãn, nghỉ ngơi. Nhà vườn thường trồng rất nhiều loại cây như cam, quýt, xoài, nhãn, ... vừa tạo nên sự gần gũi với thiên nhiên, tạo nên bóng mát, vừa đáp ứng được nhu cầu giá trị kinh tế thường ngày, vừa có thể là nơi để chủ nhân nghỉ ngơi, quan trọng là thể hiện được nét văn hoá đặc sắc của người dân Huế. Có rát nhiều ngôi nhà vườn ở Huế đã trở thành những địa điểm du lịch đặc sắc không thể bỏ lỡ, đặc biệt hệ thống nhà vườn ở Phú Mộng - Kim Long.