Tiểu đường hay đái tháo đường là một trong những bệnh lý mạn tính gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Để kiểm soát bệnh và sử dụng đúng phương pháp điều trị, trước tiên chúng ta cần phải biết loại bệnh tiểu đường đang mắc phải. Vậy bệnh tiểu đường có mấy tuýp ? Hiện nay có nhiều cách phân loại tiểu đường khác nhau nhưng theo cách phân loại phổ biến nhất thì bệnh lý này bao gồm 3 nhóm chính là tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường typ 1 Bệnh tiểu đường typ 1 là tình trạng thiếu Insulin tuyệt đối do tế bào Beta đảo tụy bị tổn thương và mất chức năng tiết hormon. Đây là một bệnh lý nặng thường xuất hiện ở người trẻ tuổi ( thường dưới 30 tuổi). Bệnh thường do nguyên nhân rối loạn tự miễn gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường trong máu. Bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột, cấp tính với nhiều triệu chứng xuất hiện rầm rộ như tiểu nhiều, khát nhiều, gầy nhiều… Bệnh nhân đái tháo đường typ 1 bắt buộc phải được điều trị bằng Insulin. Tiểu đường typ 2 Đây là tình trạng bệnh lý liên quan đến kháng Insulin và rối loạn tiết Insulin thường gặp ở người lớn tuổi ( trên 30 tuổi ). Bệnh thường khỏi phát từ từ, âm thầm rất khó phát hiện sớm và thường chỉ nhận biết khi có những dấu hiệu bất thường. >>> BoniDiabet giúp bệnh nhân tiểu đường không còn lo biến chứng Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 không thừa cân có biểu hiện giảm tiết insulin là chính, ngược lại đái tháo đường týp 2 có béo phì thì tình trạng kháng insulin lại là chính. +Rối loạn tiết insulin: Khi mới bị đái tháo đường týp 2 thì insulin có thể bình thường hoặc tăng lên nhưng tốc độ tiết insulin chậm và không tương xứng với mức tăng của glucose máu. Nếu glucose máu vẫn tiếp tục tăng thì ở giai đoạn sau, tiết insulin đáp ứng với glucose sẽ trở nên giảm sút hơn. +Kháng insulin: là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan đích với insulin. Cơ chế của kháng insulin hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên khả năng cao là do bất thường tại các vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể insulin ở mô đích, giảm số lượng thụ thể insulin, có kháng thể kháng thụ thể insulin. Tiểu đường thai kỳ Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra trong giai đoạn mang thai của phụ nữ. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormon khi mang thai làm giảm sự nhạy cảm của insulin với tế bào. Tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát với chế độ ăn và luyện tập khoa học, nhưng nếu đường huyết tăng cao kéo dài thì người mẹ cần được tiêm insulin. Thông thường tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau khi sinh nhưng cũng có nhiều trường hợp tiến triển thành tiểu đường typ 2. Qua bài viết “bệnh tiểu đường có mấy tuýp này” hy vọng rằng mọi người có thêm nhiều kiến thức bổ ích về những loại bệnh đái tháo đường. Cho dù đang mắc phải loại nào thì người bệnh phải luôn ghi nhờ tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp điều trị cũng như kết hợp với lối sống sinh hoạt lành mạnh cùng chế độ ăn uống khoa học. BoniDiabet từ Canada có thành phần gì?