Đục cơ là căn bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng, bênh gây ra nhiều thiệt hại cho bà con nông dân bởi căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống của tôm.Vậy bệnh đục cơ ở tôm thể chân trắng là gì ? Nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bị đục cơ Bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng thường xuất hiện trên tôm thẻ tuef 10 ngày tuổi cho đến khi trưởng thành, tùy vào từng giai đoạn phát triển và môi trường ao nuôi sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. - Một trong những nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bị đục cơ là do là do vi bào tử trùng hoặc do virus IMNV gây ra, khi nhiễm bệnh các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu xuất hiện ở cuối phần đuôi rồi lan dần sang các bộ phận khác, trong một khoảng thời gian dài có thể gây chết khoảng 40 – 70% tôm trong ao nuôi. >> bệnh mềm vỏ ở tôm Một trong những nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bị đục cơ là do là do vi bào tử trùng hoặc do virus - Đục cơ do thiếu chất : Do thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước, hoặc bị sốc bởi yếu tố môi trường nên dẫn đến tôm bị bênh đục cơ. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng - Đục cơ do nhiệt độ : Vào bạn ngày cho tôm ăn, khi nhấc nhá lên khỏi mặt nước tôm trong nhá sẽ nhảy lên búng mạnh, lúc này gặp nhiệt độ cao đuôi tôm sẽ uốn cong chạm đến phần giáp ngực, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết sau thời gian ngắn những con khác bị nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường. Biện pháp để hạn chế hiện tượng này là không sử dụng nhá, vó để kiểm tra tôm trong ao khi thời tiết nắng nóng. Bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng có nhiều nguyên nhân gây ra - Đục cơ do oxy thấp : Lượng oxy trong ao nuôi cũng là một trong những nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bị đục cơ, theo kinh nghiệm, bà con nên lắp đủ các dàn quạt khí để đáp ứng cung cấp đủ oxy cho ao nuôi. => mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng Biện pháp phòng ngừa bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng Trước khi nuôi bà con cần phải lựa chọn tôm giống chất lượng, không mang mầm bệnh. Có thể sử dụng PCR để phát hiện bệnh trên tôm Duy trì mực nước ao ở mức 1.2 – 1.5 m và tránh cất vó, đánh bắt tôm ở những ngày nắng nóng hoặc giá rét để tôm không bị sốc nhiệt Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu vào phần thức ăn hàng ngày của tôm nuôi. Thường xuyên kiểm tra màu nước và gây màu nước trong ao khi cần thiết để tạo chất dinh dưỡng và thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi. Bổ sung các men vi sinh để àm sạch môi trường nước, khử khí độc và xử lý đáy ao nuôi và cung cấp thêm cho tôm nguồn thức ăn tự nhiên cùng các lợi khuẩn tốt cho hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy tôm phát triển nhanh và khả năng chống chịu với môi trường cao hơn. Bệnh đục cơ trên tôm càng xanh nói riêng là một căn bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc đặc trị mà thiệt hại do bệnh gây ra là tương đối lớn. Do vậy hy vọng qua bài viết ngắn vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bà con trong công tác nuôi trồng thủy sản. Xem thêm: nước ao nuôi tôm bị đục Nguồn: https://sanxuattomantoan.com/tim-hieu-ve-nguyen-nhan-tom-chan-trang-bi-duc-co.html