Bệnh tểu đường thai kỳ được xác định là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết trong thời kỳ mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt tiểu đường thai kỳ với tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 Thế nào gọi là tiểu đường thai kỳ Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết bất thường ( có rối loạn dụng nạp đường huyết) sau khi sử dụng sản phẩm có glucozo. Tình trạng này thường không có triệu chứng cụ thể nên rất khó phát hiện, và sẽ biến mất sau sinh khoảng 6-7 tuần Đái tháo đường thai kỳ chiếm tỷ lệ khoảng 3-5% tổng số phụ nữ có thai. Nếu không được điều trị đúng cách, sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé Đối tượng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ 1. Tiền căn bản thân: - Đã từng bị ở những lần mang thai trước. - Tiền căn sẩy thai liên tiếp ở những lần mang thai trước mà không rõ nguyên nhân - Sinh con trước có dị tật bẩm sinh, con trên 4kg 2. Tiền căn gia đình - Trong gia đình có người bị tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ 3. Tình trạng thai kỳ - Sản phụ tiểu nhiều, uống nước nhiều, nước tiểu có đường, bị nhiễm nấm tái phát nhiều đường - Mẹ tăng cân nhanh và nhiều (>20kg) - Mang thai khi hơn 35 tuổi, nước ối nhiều, thai to Tất cả những phụ nữ có biếu hiện trên nên đến cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết để làm các xét nghiệm phát hiện bệnh ở 3 tháng đầu thai kỳ và sau đó thời điểm giữa từ 24-28 tuần Mối nguy với mẹ và bé cũng như điều nên làm để phòng tránh Xem thêm: BoniDiabet mua ở đâu dành cho bệnh nhân tiểu đường Hậu quả: 1. Đối với mẹ - Nguy cơ mổ lấy thai cao - Dễ bị tăng huyết áp, phù tay chân, tiền sản giật - Nhiễm trùng 2. Đối với thai nhi, trẻ sơ sinh - Thai to, sinh khó, dễ bị chấn thương khi sinh - Hạ đường huyết, hạ canxi máu, bệnh đa hồng cầu, vàng da khi sinh - Tăng nguy cơ sinh non, suy hô hấp và tử vong sau sinh Các điều nên làm - Khám định kỳ và được tư vấn bởi các chuyên gia tư vấn - Theo dõi đường huyết khi đói và sau ăn 2 giờ thường xuyên - Chế độ ăn: ăn theo chế độ đái tháo đường mà bác sĩ tư vấn nhưng vẫn phải đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé: thức ăn giàu canxi (sữa), chất sắt (thịt), acid folic (rau xanh, quả có màu vàng). Đường huyết thường tăng cao vào buổi sáng nên sau ăn sáng sản phụ cần đi bộ trong 20 phút để ngừa việc đường huyết tăng cao - Dùng Insulin: Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục nhẹ nhàng không kiểm soát tốt đường huyết thì phải điều trị bằng Insulin dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa - Tập thể dục hàng ngày là điều cần thiết giúp giảm stress, cải thiện sức khỏe và sự dẻo dai, kiểm soát cân nặng, giúp hổi phục sức khỏe sau sinh