Viêm họng là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, không nên chủ quan khi tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng bởi có thể gây biến chứng Những biến chứng nguy hiểm của viêm họng Viêm họng thường là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, trong đó hơn 80% là do virus gây ra. Các yếu tố khác như môi trường ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, thời tiết thay đổi thất thường… cũng là những yếu tố thuận lợi khiến bệnh dễ dàng phát triển hơn. Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A. Đây là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp là những bệnh khá nguy hiểm hoặc viêm họng cấp do nấm. Biến chứng viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm lan tỏa không mưng mủ ở tất cả các cầu thận của hai thận. Bệnh diễn biến cấp tính với biểu hiện phù, tăng huyết áp, tiểu ra máu và protein niệu. Các triệu chứng của trường hợp này diễn ra điển hình nên có thể dễ dàng phát hiện sớm và khắc phục hoàn toàn sau 6 tuần điều trị. Biến chứng thấp khớp cấp là tình trạng viêm cấp tính các khớp lớn xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn. Các khớp bị viêm có biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau. Thường hay bị ở khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay. Tình trạng viêm có hiện tượng di chuyển từ khớp này đến khớp tiếp theo, sau khi di chuyển tới khớp mới, tình trạng viêm tại khớp cũ sẽ không còn. Biến chứng này nếu không được điều trị sẽ gây hỏng màng khớp và ảnh hưởng tới chức năng vận động sau này Biến chứng thấp tim là tình trạng viêm tim có thể xảy ra ở màng trong tim, cơ tim, màng ngoài tim hoặc viêm tim toàn bộ. Đây là biến chứng để lại hậu quả nặng nề nhất vì nó gây tổn thương van tim, màng ngoài tim. Nó là tiền đề cho hàng loạt các bệnh tim mạch về sau như hẹp van tim, hở van tim, viêm màng trong tim… gây nguy hiểm cho tính mạng. Biến chứng tại chỗ bao gồm việc gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng. Biến chứng gần có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra, viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả khí quản, phế quản hoặc viêm phổi. Xem thêm: http://benhvienanviet.com/kham-tai-mui-hong-cho-be-o-dau-uy-tin-an-toan/ Cần phòng ngừa viêm họng tránh để bệnh trở nặng Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu bị viêm họng nên tránh tiếp xúc với người khác và nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Cần thăm khám, điều trị sớm, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ đảm bảo quá trình điều trị viêm họng đạt hiệu quả. Chú ý uống thuốc đủ liều, tránh tình trạng ngưng thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm, giảm liều dùng, tự ý sử dụng thêm các loại thuốc ngoài chỉ định. Việc điều trị thuốc không đúng chỉ định sẽ gây nhờn thuốc, khiến bệnh kéo dài, gây khó khăn cho những đợt điều trị sau. Xem thêm: http://benhvienanviet.com/mo-amidan-mat-bao-lau/ Để phòng ngừa viêm họng cấp, chúng ta cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em. Súc miệng với nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn miệng họng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa lạnh sau khi tắm xong. #benh_vien_an_viet #khoa_tai_mui_hong_an_viet #khoa_tai_mui_hong_benh_vien_an_viet #1e_truong_chinh_ha_noi #cach_phong_ngua_viem_hong #trieu_chung_viem_hong_do_thoi_tiet #bien_chung_viem_hong_do_thoi_tiet