Tư vấn: Câu hỏi nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp vùng đặc biệt khó khăn hay không?

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi giaytoxinviecpr, 2/11/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. giaytoxinviecpr

    giaytoxinviecpr New Member

    Tham gia ngày:
    23/12/15
    Bài viết:
    10
    Đã được cảm ơn:
    0
    Ông Hà Đình Trọng (trongc2thitran@...) đề nghị giải đáp thắc mắc liên quan đến chế độ đối với cán bộ công tác tại vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ.

    Bạn của ông Trọng là giáo viên đang giảng dạy tại Trường Tiểu học Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thuộc vùng bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn. Từ tháng 11/2008, mỗi năm bạn ông đều ký lại hợp đồng lao động với UBND huyện. Tháng 8/2010, bạn ông được UBND huyện Diễn Châu ký hợp đồng 2 năm, hệ số lương 1,86.

    Ông Trọng hỏi trường hợp bạn ông có được tính hưởng chế độ công tác vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP không? Vào thời điểm Nghị định có hiệu lực thi hành mà nghỉ sinh con thì có được hưởng chế độ theo Nghị định này không, nghỉ thai sản có được hưởng lương không?

    Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp ông Trọng như sau:

    Khoản 1, Điều 2, Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định: Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là đối tượng áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.

    Phụ cấp thu hút


    Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 116/2010/NĐ-CP thì đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.

    Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút được quy định như sau:

    - Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

    - Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

    Phụ cấp công tác lâu năm

    Điều 5 của Nghị định này quy định phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau:

    - Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm.

    - Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm.

    - Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

    Không được hưởng trong thời gian nghỉ thai sản

    Điểm c, Khoản 1, Điều 8 Thông tư Liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31/8/2011 của Liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn, cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP trong các khoảng thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Tham khảo cách làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản.

    Trường hợp ông Hà Đình Trọng có người bạn đang làm việc tại Trường Tiểu học Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An thuộc vùng bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn, theo chế độ hợp đồng ký với UBND huyện từ tháng 11/2008 cho đến nay. Hợp đồng ký lần thứ ba đang thực hiện có thời hạn 2 năm bắt đầu từ tháng 8/2010, sẽ kết thúc vào tháng 8/2012. Như vậy bạn ông Trọng là đối tượng áp dụng chính sách quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP.

    Về phụ cấp thu hút, bạn ông Trọng đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (ngày 1/3/2011).

    Tuy nhiên vào thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành bạn ông Trọng nghỉ sinh con hưởng trợ cấp thai sản bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả, nên trong thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội không được hưởng khoản phụ cấp này. Khi trở lại làm việc bạn ông sẽ được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định cho đến khi kết thúc thời hạn hợp đồng vào tháng 8/2012. Sau đó, nếu được ký hợp đồng mới hoặc được tuyển dụng vào viên chức thì bạn ông Trọng tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm.

    Về phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bạn ông Trọng bắt đầu công tác ở vùng đặc biệt khó khăn từ tháng 11/2008, tính đến thời điểm này (tháng 6/2012) chưa đủ thời gian hưởng chế độ phụ cấp này. Nếu tiếp tục làm việc thì từ khi đủ 5 năm đến dưới 10 năm thực tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bạn ông sẽ được hưởng phụ cấp công tác lâu năm với mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. Xem chi tiết cách tính bảo hiểm thai sản.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này