HN Uống rượu ngâm thuốc phiện - lợi bất cập hại

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi anhtuan1593, 22/10/18.

  1. anhtuan1593

    anhtuan1593 Member

    Tham gia ngày:
    5/10/16
    Bài viết:
    415
    Đã được cảm ơn:
    7
    Giới tính:
    Nam
    Theo dược học cổ truyền, cây thuốc phiện có vị chua sáp, tính bình, có độc, và được ba đường kinh Phế, Thận và Đại tràng, có công dụng liễm phế, chỉ khái (giảm ho), sáp tràng, chỉ thống (giảm đau) thường được dùng để chữa các chứng bệnh như ho kinh niên, đi lỏng và kiết lỵ lâu ngày, thoát giang (sa trực tràng), đại tiện ra máu, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần, bạch đới (khí hư màu trắng) và các chứng đau. Thuốc phiện được xếp vào nhóm thuốc bệnh có tác dụng thu sáp, chỉ khái, bình suyễn chứ không phải là thuốc bổ khí huyết hay bổ âm dương và càng không phải là thuốc có công năng tăng cường sinh lý cho đàn ông.

    [​IMG]

    Y học hiện đại đã chứng minh, trong cây thuốc phiện, đặc biệt là quả, có chứa mocphin, codein, nacotin, naxein, acid meconic, acid tactric, acid citric và một ít papaverin, có tác dụng giảm đau, an thần, giảm ho, làm giãn mạch máu, gây co thắt cơ trơn đường mật, co đồng tử, dễ gây nghiện và táo bón. Thuốc phiện hoàn toàn không có ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố và cơ quan sinh dục.

    Theo bác sỹ Nguyễn Minh Hiếu - Bệnh viện E cho biết, khi sử dụng rượu ngâm hoa, quả, cây thuốc phiện, người dùng có khả năng bị nghiện. Việc sử dụng loại rượu này liên tục, trong một thời gian dài sẽ tác động xấu đến sức khỏe, khiến người sử dụng có khả năng bị tê liệt thần kinh, giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, việc lạm dụng loại rượu này có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, kèm theo đó các bệnh về tim, mạch và tiêu hóa cũng như một số cơ quan nội tạng khác. Với người sử dụng rượu có ngâm quả thuốc phiện, khi xét nghiệm sẽ cho kết quả dương tính với ma túy.

    Bên cạnh đó, nếu dùng rượu ngâm cây thuốc phiện với nồng độ đậm đặc và quá liều có thể gây ngộ độc dẫn đến chết người. Trước đây, trong một số bài thuốc đông y đã dùng quả thuốc phiện khô để trị một số bệnh về đường ruột song chỉ với một liều lượng nhất định, nếu không sẽ gây nghiện. Đến nay, do có nhiều loại thuốc thay thế nên Đông y đã không dùng những vị thuốc liên quan đến cây thuốc phiện nữa. Do chưa có nghiên cứu, tài liệu nào chứng minh nên những lời quảng cáo, đồn thổi về công dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý của loại rượu ngâm rễ, hoa quả, cây thuốc phiện là không có cơ sở.


    Bác sỹ Đặng Thị Như Hoa, người có nhiều năm nghiên cứu về Y học cổ truyền cho biết: Trong cây thuốc phiện có chứa moocphin và heroin nên khả năng gây nghiện rất cao. Sử dụng loại rượu này nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và sức khỏe. Bên cạnh đó, thuốc phiện có thể gây ra táo bón, nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc dẫn đến chết người.

    Chia sẻ: Bí quyết giải rượu bằng BoniAncol

    Thuốc phiện là thứ nguy hiểm, tạo cho người dùng thần kinh ảo gây nghiện. Cây thuốc phiện cũng là một loại cây nằm trong danh mục cây thuốc chữa bệnh. Nhưng ngay trong việc dùng cho mục đích chữa bệnh cũng phải thận trọng. Thông qua các nhà chuyên môn để bào chế thành thuốc mới có thể dùng chứ không thể dùng trực tiếp từ cây tươi. Vậy nên những lời quảng cáo về loại rượu ngâm rễ cây thuốc phiện là hoàn toàn không đúng và không có tính khoa học.

    Việc tác dụng của loại rượu giúp tăng cường sinh lực này, các nhà chuyên môn khẳng định có hại cho sức khỏe và khuyến cáo người dân không nên tìm mua và uống. Các cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp cụ thể, không để tin đồn về loại rượu này lan rộng và được mua bán rộng rãi. Rất cần thiết phải xây dựng các chế tài xử lý đối với những người lén lút bán loại rượu này
     

Chia sẻ trang này