Văn phòng luật sư tư vấn Nguyễn Trần

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích' bắt đầu bởi pttuan410, 2/2/18.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. pttuan410

    pttuan410 New Member

    Tham gia ngày:
    30/11/17
    Bài viết:
    10
    Đã được cảm ơn:
    0
    Việc khai nhận di sản thừa kế phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Theo đó, đối với mỗi loại thừa kế khác nhau và đối với mỗi loại tài sản khác nhau như: Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản trong ngân hàng...sẽ có những thủ tục riêng biệt.

    Giấy tờ cần chuẩn bị gồm có:

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng là tài sản thừa kế (Bản gốc)

    - Giấy tờ tùy thân của những người thừa kế, người được hưởng thừa kế theo di chúc (chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân) (Bản gốc)

    - Sổ hộ khẩu gia đình (Bản gốc)

    - Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con đối với người đã mất (Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu) (Bản gốc)


    - Di chúc (Nếu có) (Bản gốc)
    [​IMG]
    - Giấy chứng tử của người chết (bản gốc)

    - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của người chết (bản gốc)

    Trình tự thực hiện khai nhận di sản thừa kế:

    - Những người được hưởng di sản thừa liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản.

    - Niêm yết công khai thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND phường, xã nơi có di sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 30 ngày.

    - Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.
    Thành phần hồ sơ:

    1. Hồ sơ pháp lý của những người được hưởng thừa kế gồm:

    - CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người.

    - Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao).

    - Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng người để lại di sản (bản chính kèm bản sao)

    - Hợp đồng ủy quyền (bản chính kèm bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện).

    - Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.

    2. Hồ sơ pháp lý của người để lại thừa kế như:

    - Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao)

    - Di chúc (nếu có)

    3. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như:
    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm bản sao);
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này