[TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center] Young Detective Dee: Rise of the Sea Dragon 2013 ViE 1080p 3D Blu-ray AVC DTS-HD MA 7.1 - MRC.VAV (ISO) [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC] Địch Nhân Kiệt: Rồng Biển Trỗi Dậy {Thuyết Minh} {Phụ đề tiếng Việt} (Phùng Thiệu Phong, AngelaBaby, Triệu Hựu Đình ,Lâm Canh Tân, Lưu Gia Linh) Ratings: 6.5/10 from 2,505 users [/TD][/TR][/TABLE] Thông tin phim. Click HERE: Spoiler [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR] [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] Câu chuyện của Địch Nhân Kiệt 2013 diễn ra trước khi Địch Nhân Kiệt được nhận vào Đại Lý Tự - cơ quan điều tra của nhà Đường lúc bấy giờ. Trong kinh thành lúc đó đang dấy lên nỗi sợ hãi về Long vương – “Rồng biển” đã phá hoại tàu chiến của quân đội, Võ Tắc Thiên lệnh cho Uy Trì Chân Kim – người đứng đầu Đại Lý Tự lúc đó – trong một tuần phải điều tra ra chân tướng của Long vương. Địch Nhân Kiệt với mưu trí vô song của mình đã giúp Uy Trì Chân Kim hoàn thành nhiệm vụ, cũng như giúp đỡ cho mối tình cả kĩ nữ Ngân Duệ Cơ và công tử hào hoa Nguyên Chẩn. Sherlock Homes Trung Hoa – Thần thám Địch Nhân Kiệt Thần thám Địch Nhân Kiệt, một vị quan phá án nổi tiếng của Trung Quốc, tài năng của ông được một số người so sánh với vị thám tử nổi tiếng Sherlock Homes. Địch Nhân Kiệt (630-700[1]), tự Hoài Anh, còn gọi là Lương Văn Huệ công, là một quan lại của nhà Đường cũng như phò tá triều đại Võ Chu do Võ Tắc Thiên lập ra. Ông là vị quan có tiếng liêm minh, một người văn võ song toàn, vừa phải mềm mỏng biết cách để làm dịu tính khí của quốc vương, ngay thẳng, chính trực duy trì công lý, và cùng lúc giải quyết các vấn đề nan giải khác. Với năng lực phá án tài tình, mọi vụ án ông điều tra đều có cái kết bất ngờ thông qua việc điều tra ra những tình tiết rất tinh tế khiến người người bội phục, ngợi ca và gọi ông là Địch Công Tất cả những vụ việc, biến chuyển xảy ra trong triều đại nhà Đường Trung Quốc đều được sách sử theo dõi, ghi chép một cách nghiêm túc, hình tượng thần thám Địch Nhân Kiệt được biết đến với một hình thức điều tra thông minh liêm khiết. Ông có một lối khai thác phá án nổi tiếng ghi dấu ấn trong nền văn hóa Trung Quốc, những vụ án của ông được ghi chép lại trong tác phẩm “Địch Công Án” với một chuỗi các câu chuyện tiểu thuyết được viết bởi một tác giả vô danh của thế kỷ 18, bộ sách được dịch sang tiếng Anh trong những năm 1940. Trước khi trở thành quan nhân triều Đường, Địch Nhân Kiệt là con trong một gia đình viên chức. Địch Nhân Kiệt sau khi thi đỗ kỳ thi Minh Kinh năm 656, qúa ấn tượng với tài năng của ông, ngay lập tức ông được bổ nhiệm làm phán tá Biện Châu. Nhưng trong khi đảm đương chức quan tại đây ông bị một viên quan vì ghen tỵ đã vu khống kết tội khiến ông bị giam vào tù. Hoàng hậu Võ Tắc Thiên chiếm đoạt ngai vàng, thiết lập một hệ thống nội gián và mật vụ. Bà thậm chí còn bị nghi là giết chết 2 đứa con ruột để thúc đẩy tham vọng quyền lực của mình. Tuy nhiên bà là một hoàng hậu có khả năng quản lý đất nước. Sự cai trị hà khắc của bà kết thúc sau một cuộc đảo chính, được vạch ra bởi chính Địch Nhân Kiệt. Từ đó, triều đại nhà Đường được khôi phục. Bức hình được lấy từ bộ ảnh thế kỷ 18, tuyển tập chân dung 86 vị hoàng đế Trung Quốc, với các ghi chú lịch sử. Một dịp tình cờ, Công bộ Thượng thư Diêm Lập Bổn trong khi tuần thú Hà Nam đã nhận tra xét vụ án của ông. Sau khi giải oan cho Địch Nhân Kiệt, ông cũng nhận ra được tài năng và đức độ của vi quan viên trẻ này. Diêm Lập Bổn đã lập tức tiến cử Địch Nhân Kiệt làm Pháp tào tại Tịnh Châu đô đốc phủ. Vài năm sau, Địch Nhân Kiệt lại bị quan quân vu khống hãm hại, vì am hiểu luật pháp nên khi biết rằng không có chứng cứ minh oan, ông đã nhận tội về mình để tránh bị đánh đập tra khảo. Việc đó khiến ông lần nữa bị bỏ tù. Ngày qua ngày, người ta thường thấy ông hay lẩm bẩm và làm những cử chỉ kỳ quặc trong xà lim. Sau nhiều tháng giam trong tù ông đã nhanh trí chớp lấy thời cơ khi lính canh quản lý giờ giấc lơi lỏng. Ông xé chăn viết một bản cáo trạng, giấu kỹ trong lớp áo quần của mình, nhờ cai ngục đưa cho người nhà giặt hộ. Người nhà ông lập tức gửi đơn kiện giúp ông minh oan. Trong truyền kì phá án của mình, ông nổi tiếng với vụ điều tra cái chết của một cô dâu bị đầu độc; và một vụ án khác, ông vạch mặt kẻ sát nhân của một “xác chết lạ” trong ngôi làng vắng vẻ. Các vụ án khác liên quan đến sự can thiệp siêu nhiên, gợi ý cho ông từ những giấc mộng. Địch Nhân Kiệt thường cải trang mình thành một thầy thuốc để tìm manh mối, những suy luận của ông có được nhờ vào những đầu mối tính tế và sự thẩm vấn cẩn thận. Vào cuối sự nghiệp Địch Nhân Kiệt thực sự nổi tiếng bởi sự đức độ và tài năng phá án như thần khiến người người ngưỡng mộ, bội phục. Sau nhiều năm làm thẩm phán, ông được hoàng hậu Võ Tắc Thiên chọn làm tể tướng, và trở thành cánh tay phải của bà. Võ Tắc Thiên là một trong những vị vua gây tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ban đầu, bà là một người thiếp của hoàng đế Thái Tông, một trong những người sáng lập triều nhà Đường, bà tự phong cho mình là Nữ Hoàng sau cái chết của con trai của Thái Tông nhà Đường. Đây là một động thái chưa từng trong lịch sử Trung Quốc trước đó. Bà lấy quốc hiệu là Chu, và sắp xếp cho cháu trai lên kế vị chứ không phải vị hoàng thái tử (con ruột của bà) từng bị bà giáng làm thứ dân. Địch Nhân Kiệt được mọi người nhớ đến như một cố vấn tài năng, chính trực xưa nay hiếm thấy khi phụng sự bên một vị nữ hoàng nóng tính và xảo quyệt này. Nhưng cũng chính vì tài năng và sự chính trực của ông mà khiến bà rất mực nể trọng, gọi ông thân tình là “Quốc lão”- ngay cả khi ông chống đối lại mình. Thời kì đầu của triều nhà Chu, Địch Nhân Kiệt chấp nhận sự tiếm ngôi của bà; bởi lẽ, không có sự lựa chọn nào khác. Giặc ngoại xâm đang đe dọa, trong khi Trung Quốc cần ổn định. Tuy nhiên, Địch Nhân Kiệt cũng như nhiều bá quan văn võ coi triều đại nhà Chu về cơ bản là không chính thống. Ông đã kiên nhẫn từng bước củng cố bộ máy quan viên. Tuyển dụng và tiến cử các quan chức ngay thẳng, trung thành với triều đại và hoàng đế nhà Đường. Trong nhiều năm, họ che dấu tâm nguyện của mình, lặng lẽ sắp đặt sự việc cho cuộc đảo chính. Vào ngày 20 tháng 2 năm 705 SCN, quân đội vũ trang do tể tướng Trương Giản lãnh đạo bao vây Trường Sinh Điện của Nữ hoàng, tiến hành đảo chính. Khi đó Võ Vương cũng đã 82 tuổi già yếu nên không thể ngăn chặn nổi. Quyền lực trong tay bà đành phải kết thúc vào ngày hôm đó, bà buộc phải ký sắc lệnh thoái vị và lui về làm Thái Thượng Hoàng. Cuối năm đó, một ngày, bà mệt mỏi lảo đảo bước về phòng, ngồi xuống, nhắm mắt xuôi tay và khép lại một thời trị vì. Năm năm sau khi Địch Nhân Kiệt tạ thế, cũng là năm đảo chính. Tuy nhiên, trước lúc ra đi, ông đã khôn khéo sắp đặt mọi thứ đâu vào đấy, chuẩn bị lực lượng khôi phục lại nhà Đường. Tuy nhiên Nữ hoàng không một chút mảy may nghi ngờ. Bởi đó là một màn tung hứng quá thông tuệ, quá tinh tế đến nỗi Võ Vương dẫu biết rằng không thể vãn hồi cũng chỉ biết thán phục mà thôi. Theo VisionTimes ‘Young Detective Dee: Rise of the Sea Dragon’ - Địch Nhân Kiệt: Rồng Biển Trỗi Dậy * Đạo diễn: Hark Tsui * Tác giả truyện: Chia-lu Chang, Kuo-fu Chen, Hark Tsui * Diễn viên: Angelababy, Mark Chao, Kun Chen * Thể loại: Hành Động, Phiêu Lưu, Kinh Kịch * Quốc gia: Mỹ - Châu Âu * Điểm IMDB: 6,4/10 từ 797 phiếu bầu * Thời lượng: 134 Phút * Năm sản xuất: 2013 Chúng ta đã khá quen thuộc với phong cách “bay lượn” của phim kiếm hiệp Trung Quốc và công nghệ 3D hiện nay đã giúp phong cách này càng “ảo diệu” hơn nữa với sản phẩm mới nhất được trình làng với khán giả Việt Nam: Địch Nhân Kiệt – Rồng biển trỗi dậy. Câu chuyện của Địch Nhân Kiệt 2013 diễn ra trước khi Địch Nhân Kiệt được nhận vào Đại Lý Tự - cơ quan điều tra của nhà Đường lúc bấy giờ. Trong kinh thành lúc đó đang dấy lên nỗi sợ hãi về Long vương – “Rồng biển” đã phá hoại tàu chiến của quân đội, Võ Tắc Thiên lệnh cho Uy Trì Chân Kim – người đứng đầu Đại Lý Tự lúc đó – trong một tuần phải điều tra ra chân tướng của Long vương. Địch Nhân Kiệt với mưu trí vô song của mình đã giúp Uy Trì Chân Kim hoàn thành nhiệm vụ, cũng như giúp đỡ cho mối tình cả kĩ nữ Ngân Duệ Cơ và công tử hào hoa Nguyên Chẩn. Đạo diễn Từ Khắc đã vận dụng tối đa công nghệ 3D để tăng hiệu ứng về hình ảnh và để truyền tải bộ phim. Từ việc đặc tả các khả năng của Địch Nhân Kiệt như khả năng đọc khẩu hình, hình dung bản đồ trong đầu, ghi nhớ các thẻ bài… đến những màn trình diễn công phu đầy biến ảo của Uy Trì Chân Kim và các nhân vật phản diện. Kinh đô nhà Đường cũng được tái hiện cực kì sống động và hoành tráng. Và không thể không nói đến vẻ gớm ghiếc và chân thực đến kinh ngạc của “Long Vương”. Về mặt diễn xuất, cặp diễn viên đã phối hợp diễn xuất rất tốt, nhất lại là hai người đàn ông vừa là địch thủ vừa là đồng môn Địch Nhân Kiệt và Uy Trì Chân Kim. Triệu Hựu Đình đã xuất sắc thể hiện vẻ điềm tĩnh của thám tử xuất sắc nhất nhà Đường mà không quá lố để bị cứng nhắc trong diễn xuất. Trong khi đó Phùng Thiệu Phong lại đem đến một sự thể hiện khác hẳn, một Uy Trì Chân Kim tuy công phu cao cường như lại cực kì nóng nảy, tuy kiêu hãnh ngất trời nhưng cũng bừng bừng một tấm lòng chân thành vì bạn bè, vì đất nước. Angelababy đã hoàn thành tốt vai trò “mỹ nhân” của mình trong phim, cùng với tài tử xứ Hàn Kim Bum xây dựng một chuyện tình ngọt ngào nho nhỏ, tô điểm thêm cho bộ phim vốn thiên về trinh thám và kỳ ảo. Địch Nhân Kiệt- Rồng biển trỗi dậy là một bộ phim giải trí đúng nghĩa, nhưng là một trong những bộ phim giải trí đã mắt đã tai nhất trong thời điểm hiện tại. Đạo diễn Từ Khắc và các biên kịch của mình đã mạnh dạn sử dụng những yếu tố ảo tưởng ngay trong những phút đầu như một lời khẳng định, toàn bộ phim là đều là hư cấu và hãy để trí tưởng tượng của bạn bay xa thật xa. Không cần phải khắt khe đòi hỏi một lời giải thích khoa học, khán giả hoàn toàn có thể tận hưởng một cuộc “săn rồng” diễn ra cách đây hơn 1000 năm, với những hình ảnh hoa mỹ mà lại rất “phê” qua bàn tay đạo diễn tài ba Từ Khắc. Thoáng kiếm hiệp và những rong chơi ngày cũ… Tôi yêu kiếm hiệp, và từng mơ ước được làm kiếm sĩ. Những cuộc rong chơi bật tận với kiếm trên tay, đầu đội trời, chân đạp đất cùng những tà áo bay bay. Với thế giới ngày xưa, cuộc đời phân biệt rạch ròi người tốt kẻ xấu. Sẽ chém hết kẻ xấu, sẽ đẩy lùi bất công. Chỉ biết vậy thôi, không quan tâm đến tình yêu, chẳng quan tâm đến bá chủ. Chỉ mộng được làm người hùng ẩn dật nhưng tuyệt đối là cao thủ. Thấy rằng ngày xưa bản thân rất ngây thơ nhưng cũng đã có tí cụ non để cảm sơ sơ triết lý ẩn dật của mấy anh cao thủ viết truyện chưởng rồi. Khi lớn đủ để biết đời chẳng thể thành kiếm sĩ thì đã quá vội để học và làm nên bỏ quên giấc mơ xa vời vợi ấy. Để rồi, cứ đôi lần xem được một phim chưởng ưng ý thì những mộng cũ lại ùa về. Vẫn muốn được lãng du trong thế giới kiếm hiệp xưa cổ ấy, để được bay miết tận trời xanh, để được ngao du cùng trời cuối đất. Dẫu rằng giờ đây đã biết đời là gì, đã biết rằng sẽ chẳng thể thành toàn mong ước viễn vông thì tôi vẫn cứ muốn mơ, vẫn cứ muốn đắm mình vào hư mộng. Ngày xưa, có lẽ, mơ chỉ là mơ. Còn bây giờ, mơ, có lẽ, mang cả tâm tình hồi cố về ấu thơ, vụng dại, vô ưu, ngác ngơ, phiên phiến lòng… Địch Nhân Kiệt chi Thần đô long vương thật sự thì tôi vẫn chưa ưng lắm, vẫn lấn cấn đôi chỗ đấy. Tuyến truyện còn chưa thông suốt, hướng đi còn rời rạc và thiếu cảm xúc vương đọng. Phim thuần đánh đấm pha chút trinh thám giải trí hợp thời, kết hợp với những cú slow-motion tuyệt đẹp về võ thuật mà thôi. Nhưng trên hết, nó mang lại cho tôi vẻ man mác một nỗi nhớ kiếm hiệp xưa, mơn man một chút chất uy hùng nào đó của anh hào. Thế đối với tôi là đủ rồi, để tôi mơ tưởng chút hương chưởng xưa, trong thời buổi mà phim cổ trang đã dần thay đấu kiếm bằng đấu tình… Và điểm mạnh của Địch Nhân Kiệt chi Thần đô long vương phải nói còn nằm ở dàn diễn viên ưa nhìn. Dàn trai xinh gái đẹp tương đối biết diễn của phim mang đến sự dễ chịu cho khán giả. Triệu Hựu Đình thủ diễn Địch Nhân Kiệt cơ mưu trẻ trung, Phùng Thiệu Phong vai Uý Trì Chân Kim sắc lạnh hay Lâm Canh Tân đóng Sa Đà Trung dễ thương, thậm chí là vai diễn chỉ thoáng qua của Kim Bum (Nguyên Chấn) và Agelababy ( Duệ Cơ) cũng để lại chút dấu ấn để tô vẽ thêm sắc tình cho câu chuyện trinh thám, khi mà tuyến truyện chỉ đơn thuần là câu chuyện phá án của thám tử mà thôi. Sự phân vai hợp lý, mỗi nhân vật đảm nhận những tính cách riêng để dung hòa câu chuyện không để cái gì quá cả, đều vừa vặn và hợp lý trong chuỗi tình tiết hài hước có một chút, ly kỳ có một tí, ướt át cũng có một tẹo để đáp ứng được thị hiếu của khán giả bây giờ. Thật ra nói Địch Nhân Kiệt là dạng trinh thám kiếm hiệp thì cũng chẳng phải. Bởi vì yếu tố trinh thám thì cũng chẳng tròn trành gì cho đặng, kiếm hiệp thì cũng chẳng cam, chỉ vu vơ đỡ buồn mà thôi. Nhưng cái mới của Địch Nhân Kiệt là đã cho câu chuyện đột biến gen vào cho câu chuyện trinh thám thêm tính tân thời, đâm ra nó dễ dàng tiếp cận với số đông khán giả. Phim mới ở chỗ đấy, khi giải thích kiếm hiệp theo … khoa học, chứ không còn là cách giải thích chấp nhận thần thoại, truyền thuyết rồng bay phượng múa bị áp đặt. Con rồng phim này chỉ là cách ví von, chứ theo cảm nhận của tôi nó giống con cá đuối gai độc sù sì khổng lồ hơn, nhằm tạo hiệu ứng một cách khác lạ mà thôi. Và chúng ta biết đâu được chuyện đột biến gen sẽ tạo nên con Ngao Hoàng như thế ẩn sâu trong đại dương, để phim ảnh có tí thảm họa khiến người ta được làm anh hùng… Những lời cuối cùng có lẽ sẽ là lời khen dành cho Từ Khắc với những khuôn hình mê hoặc những kẻ yêu kiếm hiệp. Những khuôn hình bao quát được sự mênh mông của đất trời, cũng như chi tiết được từng đường kiếm thế võ để đưa một thế giới chuyển động hơn đối với khán giả. Vẫn còn đó những kỹ xảo chưa thể nào so sánh với Hollywood, nhưng cũng đủ để đưa thế giới kiếm hiệp sống động hơn bù đắp những mất mát mà kiếm hiệp đã tiêu tan dần đi khi phải chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa độc tôn. Ngay chính hình ảnh của phe đối lập trong Địch Nhân Kiệt cũng là một góc nhìn đậm chủ nghĩa Hán tộc. Nhưng đó là chuyện tôi nghĩ cũng phải chấp nhận nếu quyết định xem Địch Nhân Kiệt, bởi vì bộ phim này là một sản phẩm của Trung Quốc. Tôi lơ qua những góc nhìn ấy chỉ để quan tâm đến thế giới kiếm hiệp mà tôi yêu quý. Và để tôi tìm lại chút gì đó của Từ Khắc đưa mình về lại với thời đại đã qua, với những chấp chới tiêu dao sâu vào lòng những sự đổi thay, của cuộc đời, cũng như của chính tôi, như thể được lơ lửng chấp nhận thế giới lửng lơ… ohanamivn --------------------------------- [paste:font size="4"]Những lý do giúp 'Địch Nhân Kiệt 2' thành bom tấn thu 2013 [paste:font size="6"] Hình minh họa Địch Nhân Kiệt Chính nhờ truyền thống của gia đình, ngay từ nhỏ, Địch Nhân Kiệt đã được ông và cha huấn luyện rất nghiêm khắc để trở thành một quan viên lý tưởng. Ở tuổi thiếu niên, Địch Nhân Kiệt đã tham gia khoa thi Minh Kinh do triều đình tổ chức và bắt đầu bước chân vào đường hoạn lộ một cách thuận lợi. Ngay từ những năm đầu làm quan, Địch Nhân Kiệt đã tỏ ra là một tài năng xuất chúng. Sau này, khi họ Địch làm chức quan Tham quân ở Biện Châu đã có người vu khống và bị bắt giam vào ngục. May mắn cho Địch Nhân Kiệt, lúc bấy giờ, Công bộ Thượng thư là Diêm Lập Bản được phong làm người đứng đầu đoàn khảo sát tuần thị vùng Hà Nam đã thụ lý vụ án này. Họ Diêm không những giúp Địch Nhân Kiệt chứng minh được sự trong sạch của mình, mà còn phát hiện ra Địch Nhân Kiệt là một người không chỉ có tài năng mà còn có cả đức hạnh. Diêm Lập Bản ca ngợi Địch Nhân Kiệt là “viên ngọc quý dưới đáy biển” rồi viết thư tiến cử Địch Nhân Kiệt làm chức Pháp tào Tham quân ở Bính Châu. Bị kẻ xấu vu khống, những tưởng tội chết tới nơi, không ngờ lại được đề bạt, điều này chứng tỏ dù còn rất trẻ tuổi, Địch Nhân Kiệt vẫn tỏ ra có thực tài hơn người, và dù vận đen thế nào cũng không thể che lấp được tài năng của vị pháp quan trẻ tuổi này. Trong thời gian làm Pháp tào Tham quân ở Bính Châu, Địch Nhân Kiệt đã có cơ hội đọc toàn bộ các sách và điều luật liên quan tới binh pháp, hình phạt và tác phong của quan lại… Điều này giúp Địch Nhân Kiệt có được nền tảng cơ bản cho con đường trở thành một vị thần thám lừng danh của triều đại nhà Đường. Tài năng của Địch Nhân Kiệt nhanh chóng tới tai Đường Cao Tông. Vào năm Nghi Phượng thứ nhất, tức năm 676 sau Công Nguyên, Địch Nhân Kiệt được Đường Cao Tông phong làm Đại Lý Thừa (chức Thẩm phán cao nhất của Pháp viện), nắm toàn bộ đại quyền hình pháp của quốc gia. Địch Nhân Kiệt nổi tiếng là người tham công tiếc việc. Nhậm chức được một năm, Địch Nhân Kiệt đã xử lý toàn bộ các vụ án tồn đọng của những người tiền nhiệm, liên quan tới hàng chục nghìn người. Địch Nhân Kiệt không chỉ có tài năng phá án mà xử lý cũng rất nghiêm minh, đã giải phóng cho hàng vạn người bị án oan. Chính nhờ vậy, danh tiếng của Địch Nhân Kiệt được người dân khắp nơi biết tới. Người ta gọi Địch Nhân Kiệt là “Thanh thiên đại lão gia” với khả năng phá án như thần. Những câu chuyện được ghi chép trong cuốn “Địch Công án” mà người ta biết tới sau này hầu hết là những câu chuyện phá án của Địch Nhân Kiệt trong thời gian giữ chức Đại Lý Thừa này. Là một vị pháp quan nổi danh, Địch Nhân Kiệt cũng nổi tiếng là người rất tôn sùng pháp luật. Để bảo vệ việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh và “đúng người đúng tội”, Địch Nhân Kiệt thậm chí đã phạm tội cả Hoàng đế. Chuyện kể rằng, một lần, Tả uy vệ Đại tướng quân Quyền Thiện Tài và Hữu lâm môn Trung lang tướng Phạm Hoài Nghĩa không biết đã chặt nhầm một cây bách cây ở Chiêu Lăng (Lăng mộ của Đường Thái Tông), Đường Cao Tông biết chuyện đã vô cùng giận dữ, hạ lệnh lập tức mang hai vị tướng quân ra xử chém. Địch Nhân Kiệt thấy vậy bước lên nói: “Pháp luật quốc gia đã có ghi chép rất rõ. Căn cứ theo pháp luật thì tội của hai vị tướng quân không tới mức phải khép vào tội chết”. Đường Cao Tông đang cơn giận muốn giết người cho hả, nay lại gặp “kỳ đà cản mũi” càng giận hơn, quát: “Chúng hại ta thành kẻ bất hiếu, không chết không được!” Địch Nhân Kiệt không những không sợ hãi, còn gan lì nói: “Không đáng tội chết mà vẫn khép vào tội chết, lại chỉ vì một cây bách mà giết đi hai vị tướng quân. Người đời sau sẽ bình luận về bệ hạ là một ông vua ra sao đây? Thần không thể để bệ hạ trở thành một ông vua vô đạo được!” Đường Cao Tông nghe Địch Nhân Kiệt nói có lý, chợt như tỉnh ngộ, ra lệnh miễn tội chết cho hai vị tướng quân nọ và chỉ trách phạt. Câu chuyện không màng nguy hiểm của bản thân để can gián Hoàng đế đã khiến danh tiếng của Địch Nhân Kiệt lan khắp kinh thành. Sau này, Địch Nhân Kiệt được thăng chức lên làm Độ chi Lang trung (tương đương chức Vụ trưởng trong Bộ Tài chính hiện nay). Sau đó, Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên ra ngoài vui chơi, phái Địch Nhân Kiệt làm Tri Đột Sứ, chịu trách nhiệm toàn bộ công việc tổ chức chuyến du ngoạn đó. Lần đó, tuyến đường du ngoạn của Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên phải đi qua Đố nữ từ (miếu thờ người đàn bà hay đố kỵ). Theo lời kể của những người dân nơi đây thì những người nào đi qua Đố nữ từ mà mặc quần áo lòe loẹt, diêm dúa thì nhất định sau này sẽ gặp chuyện không may. Chính vì thế, quan Trưởng sử Bính Châu là Lý Trọng Huyền đã hạ lệnh cho mấy chục ngàn dân phu gấp rút xây dựng hẳn một con đường mới vòng qua Đố nữ từ để Hoàng đế và Hoàng hậu đi mà không cần phải qua ngôi miếu tai quái này. Tuy nhiên, Địch Nhân Kiệt lại không nghĩ như vậy. Địch Nhân Kiệt nói với Lý Trọng Huyền rằng: “Thiên tử tuần du, thần gió sẽ tới quét sạch bụi, thần mưa sẽ tới rửa sạch đường cho thiên tử, hà cớ gì phải tránh một mụ đàn bà hay đố kỵ?” Địch Nhân Kiệt ra lệnh không làm đường mới mà vẫn để Hoàng đế và Hoàng hậu đi qua đường cũ. Nhờ thế, hàng vạn nông dân được miễn lao dịch nặng nề. Đường Cao Tông nghe chuyện, rất khen Địch Nhân Kiệt, nói: “Địch Nhân Kiệt thực sự là một đại trượng phu”. Một câu nói của Địch Nhân Kiệt vừa tán dương Hoàng đế lại miễn được lao dịch cho dân, có thể nói là “vẹn cả đôi đường”. Chính vì vậy, người thời đó nói rằng, Địch Nhân Kiệt là kẻ rất biết cách làm quan. Khi Võ Tắc Thiên xưng đế, lập ra nhà Chu đã phong cho Địch Nhân Kiệt làm Địa cung (tức Bộ Hộ) Thị lang, sau thăng chức làm Bình chương sự của Loan đài (Môn hạ tỉnh) thuộc Đồng Phong các (Trung thư tỉnh) cũng tức là quan Tể tướng đương thời. Một lần, Võ Tắc Thiên cố ý muốn thử Địch Nhân Kiệt nên nói: “Thành tích của ngươi không tệ, tuy nhiên có người nói xấu ngươi trước mặt ta, ngươi có muốn biết người đó là ai không?” Địch Nhân Kiệt nói: “Nếu như bệ hạ cho rằng thần sai ở chỗ nào thì thần đương nhiên sẽ thay đổi. Còn nếu như bệ hạ biết rõ thần không phạm sai lầm gì thì đó chính là may mắn của thần. Vì thế, ai nói xấu gì thần, thần cũng không muốn biết và cũng chẳng cần phải biết”. Qua cuộc nói chuyện lần đó, đến ngay cả Võ Tắc Thiên cũng cho rằng Địch Nhân Kiệt là một ông quan trung thành mà thẳng thắn. Mặc dù có cả tài năng lẫn sự trung thành, tuy nhiên, lần làm Tể tướng này của Địch Nhân Kiệt rất ngắn ngủi. Bởi lẽ thời điểm đó đang là thời kỳ người ta tìm cách vu khống để hãm hại nhau nhằm tìm được đường tiến thân cho mình. Địch Nhân Kiệt ngồi ở ghế Tể tướng được một năm thì bị một tên quan nổi tiếng tàn bạo lúc bấy giờ là Lai Tuấn Thần vu cáo mưu phản. Căn cứ theo pháp luật lúc bấy giờ, một tội nhân khi mới tra khảo đã thành thật nhận tội thì ngay lập tức có thể miễn tội chết. Từng là một pháp quan lâu năm, Địch Nhân Kiệt nắm rất rõ điều này. Vì vậy, khi Lại Tuấn Thần thẩm vấn Địch Nhân Kiệt, Địch Nhân Kiệt thừa biết những phương cách tàn bạo mà bọn quan lại như Lai Tuấn Thần dùng để đối đãi với phạm nhân nên đã nhanh chóng thừa nhận mình có tội để bọn Lai Tuấn Thần không có cớ hành hạ mình: “Hiện nay là triều đại nhà Chu, ta là cựu thần nhà Đường, ta cam tâm tình nguyện bị giết, ta có tham gia mưu phản”. Lai Tuấn Thần rất vừa ý vì chưa thẩm vấn, Địch Nhân Kiệt đã nhận tội, nhờ vậy, Địch Nhân Kiệt mới thoát khỏi những khổ hình trong ngục tối. Mặc dù linh hoạt như vậy, nhưng nhiều khi Địch Nhân Kiệt vẫn rất cứng nhắc. Có người chạy tới nói với Địch Nhân Kiệt rằng chỉ cần tố cáo một người khác để y bị bắt vào ngục thì có thể giảm được tội trạng. Tuy nhiên, Địch Nhân Kiệt nhất quyết cự tuyệt nói: “Ta có chết cũng không làm những chuyện như vậy!” Nói xong, tự lấy đầu mình đập vào các thanh rào của nhà ngục khiến máu chảy đầm đìa cả mặt. Người tới khuyên Địch Nhân Kiệt thấy thế, mặt cũng chẳng còn giọt máu nào. Địch Nhân Kiệt không hổ danh là một “thần thám”, phá án như thần, biện pháp đối phó với kẻ hại mình rất nhiều. Khi bị giam trong ngục tối, nhân thời gian cai ngục không chú ý, Địch Nhân Kiệt đã xé một mảnh chăn rồi viết thành một bản cáo trạng, giấu trong chiếc chăn của mình. Sau đó, Địch Nhân Kiệt nói với người canh ngục: “Trời bắt đầu nóng rồi, phiền ông mang chiếc chắn này đến cho người nhà tôi để họ vứt bỏ ruột bông đi rồi lại mang chăn vào cho tôi”. Người canh ngục không biết gì về bản cáo trạng, liền mang chiếc chăn của Địch Nhân Kiệt tới nhà, giao cho con trai họ Địch là Địch Viễn Quang. Địch Viễn Quang thấy được đơn kiện, lập tức mang đơn kiện lên trên. Nhận được đơn kiện, Võ Tắc Thiên tự mình cho gọi Địch Nhân Kiệt tới hỏi: “Vì sao ông không mưu phản mà chưa tra khảo đã nhận tội?” Địch Nhân Kiệt nói: “Nếu không nhận tội thì thần sớm đã bị hành hạ mà chết rồi”. Võ Tắc Thiên cũng là một người thông minh, đã hiểu rằng không có chuyện Địch Nhân Kiệt mưu phản, do vậy quyết định tha cho Địch Nhân Kiệt và những người liên quan. Địch Nhân Kiệt dựa vào sự nhanh nhẹn của mình mà thoát được cái chết đang treo lơ lửng trên đầu, tuy nhiên kết cục vẫn bị mất chức. Từ một Tể tướng quyền uy đương triều, Địch Nhân Kiệt bị giáng xuống làm một huyện lệnh. Mối tình đơn phương thầm lặng của Võ Tắc Thiên Với tài năng và bản lĩnh của một Tể tướng, lại chỉ phải làm công việc của một quan huyện, đương nhiên, Địch Nhân Kiệt làm rất tốt. Nhân dân trong huyện mà Địch Nhân Kiệt trị nhậm ai nấy đều cảm ơn ân đức của Địch huyện lệnh. Tuy nhiên, thời gian Địch Nhân Kiệt làm huyện lệnh cũng nhanh chóng kết thúc. Khi người Khiết Đan quấy nhiễu vùng Hà Bắc, Võ Tắc Thiên nhanh chóng cho triệu hồi Địch Nhân Kiệt và giao cho họ Địch chức vụ Thống soái, dẫn đầu quân đội đánh đuổi quân Khiết Đan. Địch Nhân Kiệt không chỉ là một quan văn tài năng mà còn là một tướng quân xuất sắc. Dưới sự chỉ huy của Địch Nhân Kiệt, quân đội của Võ Tắc Thiên đã nhanh chóng dẹp yên được sự quấy nhiễu của quân Khiết Đan. Để thưởng cho công lao của Địch Nhân Kiệt, Võ Tắc Thiên đã tặng cho Địch Nhân Kiệt một áo bào tía, một đai rùa, và hai mươi chữ vàng trên chiếc áo bào màu tía do tự tay mình viết. Tới năm Thần Công thứ nhất, tức năm 697 sau Công Nguyên, Địch Nhân Kiệt lại được gọi về triều đình và rất nhanh sau đó được trở lại với vị trí Tể tướng. Năm Thánh Lịch thứ nhất, tức năm 698 sau Công Nguyên, cháu trai của Võ Tắc Thiên là Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư nhiều lần phái người tới gặp và thuyết phục nữ hoàng họ Võ cho mình trở thành thái tử. Đại thần Lý Chiêu Đức biết chuyện tới khuyên Võ Tắc Thiên, nói rằng từ xưa tới giờ, chẳng có mối quan hệ ruột thịt nào thân tình bằng mối quan hệ giữa mẹ và con, nay nên chọn Lô Lăng Vương Lý Hiển làm thái tử mới phải lẽ. Địch Nhân Kiệt theo Võ Tắc Thiên đã nhiều năm, hiểu rất rõ tính tình cũng như suy nghĩ của vị nữ hoàng này, cũng nhân cơ hội đó nói: “Nếu như bệ hạ lập con của mình làm thái tử thì ngàn vạn năm sau vẫn có thể được con cháu thờ phụng trong thái miếu, còn như lập cháu ngoại làm thái tử thì từ xưa tới nay, chưa từng nghe có người cháu nào lên ngôi vua lại thờ phụng cô của mình trong thái miếu cả”. Võ Tắc Thiên nghe xong cảm thấy rất khó chịu, nói: “Đây là việc riêng của trẫm, khanh đừng có xen vào làm gì”. Địch Nhân Kiệt vẫn ngang, muốn thuyết phục Võ Tắc Thiên bằng được, nói: “Người làm Hoàng đế bốn biển thiên hạ đều là nhà, vậy có việc gì không phải là việc nhà của bệ hạ! Thần là Tể tướng, việc đó làm sao lại không tham gia cho được?” Võ Tắc Thiên sau cùng đã nghe theo ý kiến của Địch Nhân Kiệt, cho triệu hồi Lô Lăng Vương khi đó đang bị đày ngoài biên ải trở về Hoàng cung làm Hoàng thái tử. Nhà Đường nhờ vậy mà tiếp tục được duy trì chứ không chuyển sang nhà họ Võ. Các sử gia đời sau ca ngợi Địch Nhân Kiệt cũng là vì họ Địch đã góp phần vào việc hồi phục và duy trì tông thất nhà Đường. Địch Nhân Kiệt không chỉ văn võ toàn tài, vừa làm Tể tướng quản mọi việc lớn nhỏ trong triều đình, lại vừa dẫn binh phá Khiết Đan mà còn rất biết nhìn người, tiến cử không ít nhân tài. Võ Tắc Thiên nhờ Địch Nhân Kiệt tiến cử không ít tài năng, Địch Nhân Kiệt nói một người quan địa phương tên là Trương Giản vừa có tài lại vừa có đức, ngay lập tức Võ Tắc Thiên phong cho Trương Giản làm Tư Mã Lạc Châu (tương đương chức Phó chủ tịch bây giờ). Một thời gian sau, Võ Tắc Thiên lại nói Địch Nhân Kiệt tiến cử cho mình một người tài để làm tướng quân. Địch Nhân Kiệt nghe xong nói: “Người mà thần tiến cử lần trước, bệ hạ vẫn chưa dùng mà!” Võ Tắc Thiên nói, đã thăng quan rồi. Địch Nhân Kiệt mỉm cười nói: “Người mà thần tiến cử là để làm Tể tướng chứ không phải làm một quan Tư mã”. Nhờ câu nói này của Địch Nhân Kiệt, Trương Giản cuối cùng đã được điều về triều đình, sau nhiều lần đề bạt, điều chuyển, cuối cùng cũng trở thành Tể tướng. Tuy nhiên, lúc ngồi lên chiếc ghế cao nhất trong triều đình thì Trương Giản cũng đã gần 80 tuổi, nhưng Võ Tắc Thiên thì không hề nghi ngại việc họ Trương quá già. Sau khi Địch Nhân Kiệt chết, Tể tướng Trương Giản đã phát động cuộc chính biến trong cung, đưa Trung Tông lên ngôi Hoàng Đế khôi phục quốc hiệu Đại Đường đã bị Võ Tắc Thiên xóa bỏ. Có thể nói, việc tiến cử Trương Giản của Địch Nhân Kiệt một lần nữa trở thành cống hiến gián tiếp cho việc khôi phục tông thất triều Đường. Những người Địch Nhân Kiệt tiến cử như Diêu Sùng, Hằng Ngạn Phạm,… đều là những quan viên xuất sắc, sau này đều trở thành nhưng danh thần của thời Trung Hưng nhà Đường. Có người ca ngợi Địch Nhân Kiệt nói: “Những người tài năng trong thiên hạ đều là môn hạ của ngài cả!” Địch Nhân Kiệt nghe vậy cười nói: “Tôi tiến cử hiền tài là vì quốc gia chứ không phải là vì danh tiếng của bản thân mình”. Một người thẳng tính như Địch Nhân Kiệt, thành ra những người tìm cách bợ đỡ, nịnh hót họ Địch cũng gặp phải không ít khó khăn. Sự tín nhiệm và coi trọng mà Võ Tắc Thiên dành cho Địch Nhân Kiệt có thể khẳng định là không một vị đại thần nào có được. Võ Tắc Thiên – người đàn bà máu lạnh Vị nữ hoàng họ Võ thường xuyên gọi Địch Nhân Kiệt là “Quốc lão” một cách rất thân mật chứ không gọi Địch Nhân Kiệt bằng tên như các đại thần khác. Địch Nhân Kiệt là một người thẳng thắn và có chút ngang tàng. Họ Địch thường xuyên tranh cãi tay đôi với nữ hoàng ngay tại triều đình, trước mặt bá quan văn võ. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử, lại nổi tiếng là người tàn nhẫn, tuy nhiên, vẫn thường xuyên bị Địch Nhân Kiệt thuyết phục. Sau này, rất nhiều lần Địch Nhân Kiệt cáo lão về quê nhưng Võ Tắc Thiên kiên quyết không cho. Mỗi lần Địch Nhân Kiệt vào gặp Võ Tắc Thiên, vị nữ hoàng đều ngăn không cho Địch Nhân Kiệt quỳ lạy mình, nói: “Nhìn ông quỳ, người trẫm lại thấy đau”. Võ Tắc Thiên sợ Địch Nhân Kiệt tuổi tác đã cao không thể chịu việc lao lực quá độ, vì thế nói với các đại thần khác rằng: “Nếu như không phải là việc quốc gia đại sự quan trọng thì không được phiền tới Địch tiên sinh”. Năm Cửu Thị thứ nhất, tức năm 700 sau Công Nguyên, Địch Nhân Kiệt mắc bệnh qua đời, Võ Tắc Thiên đau lòng khóc rằng: “Từ nay triều đường sẽ trở nên vắng vẻ! Ông trời vì sao lại nỡ cướp đi quốc lão của ta như vậy!”. Việc Võ Tắc Thiên sủng tín một vị đại thần như vậy khiến trong dân gian có người đồn đại rằng, nguyên nhân nữ hoàng họ Võ sủng ái Địch Nhân Kiệt đến như vậy là vì Võ Tắc Thiên đã yêu thầm Địch Nhân Kiệt. Người ta nói rằng, Địch Nhân Kiệt không chỉ có tài kinh bang tế thế mà còn là một người đàn ông rất điển trai, chính vì thế, Võ Tắc Thiên đã yêu thầm vị tể tướng họ Địch. Tuy nhiên, dù Võ Tắc Thiên nhiều lần công khai hay ngấm ngầm bày tỏ tình cảm của mình, song đều bị Địch Nhân Kiệt cự tuyệt. Mặc dù vậy, cả đời Võ Tắc Thiên vẫn dành tình cảm cho Địch Nhân Kiệt. Do đó, Địch Nhân Kiệt mới có thể hai lần ngồi lên chiếc ghế Tể tướng. Địch Nhân Kiệt với khả năng phá án và tài năng của một Tể tướng là nhân vật có thực trong lịch sử. Còn chuyện tình giữa Võ Tắc Thiên và Địch Nhật Kiệt có thực hay không thì cho tới nay không cuốn chính sử nào có thể chứng minh được. Thế nhưng, điều đó cũng không có nghĩa nó không thể không có thực. (Nguồn Afamily) [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR] [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] [video=youtube;BXPl5-mdhVM]http://www.youtube.com/watch?v=BXPl5-mdhVM[/video] [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR] [/TABLE] Disc Title: YOUNG_DETECTIVE_3D_MRCREMUX Disc Size: 47,823,354,080 bytes Protection: AACS BD-Java: No Extras: Blu-ray 3D BDInfo: 0.5.8 PLAYLIST REPORT: Name: 00001.MPLS Length: 2:14:00.907 (h:m:s.ms) Size: 47,550,670,848 bytes Total Bitrate: 47.31 Mbps VIDEO: Codec Bitrate Description ----- ------- ----------- MPEG-4 AVC Video 26158 kbps 1080p / 23.976 fps / 16:9 / High Profile 4.1 MPEG-4 MVC Video 13284 kbps AUDIO: Codec Language Bitrate Description ----- -------- ------- ----------- DTS-HD Master Audio English 2602 kbps 7.1 / 48 kHz / 2602 kbps / 16-bit (DTS Core: 5.1 / 48 kHz / 1509 kbps / 16-bit) DTS-HD Master Audio Vietnamese 2595 kbps 7.1 / 48 kHz / 2595 kbps / 16-bit (DTS Core: 5.1 / 48 kHz / 1509 kbps / 16-bit) Vietnamese - AUDIO VAV SUBTITLES: Codec Language Bitrate Description ----- -------- ------- ----------- Presentation Graphics Chinese 21.079 kbps Presentation Graphics Vietnamese 37.594 kbps Presentation Graphics English 29.304 kbps [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Link download[/TD][/TR] [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC] Dung lượng: 44.6 GiB (1 link) Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link! Other encode Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link! [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Phụ Đề[/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC] (đã có bản tiếng Việt) http://subscene.com/subtitles/young...-the-sea-dragon-di-renjie-zhi-shendu-longwang [/TD][/TR][/TABLE] [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Các bản encode của phim[/TD][/TR][TR][TD=bgcolor: #FFFFCC] 1080p: Young Detective Dee: Rise of the Sea Dragon 2013 ViE 1080p BluRay DTS x264-WiKi - {13.4 GiB} Fshare | Phụ Đề | Thuyết Minh 720p: Young Detective Dee: Rise of the Sea Dragon 2013 ViE 720p BluRay DTS x264-WiKi - {8 GiB} Fshare | Phụ Đề | Thuyết Minh Blu-ray: Young Detective Dee: Rise of the Sea Dragon 2013 ViE 1080p 3D Blu-ray AVC DTS-HD MA 7.1 - MRC.VAV (ISO) - {44.6 GiB} Fshare | Phụ Đề | Thuyết Minh [/TD][/TR][/TABLE]