Chó cắn người xảy ra bởi rất nhiều lý do. Bạn có thể bị cắn bởi 1 chú chó con đang trong giai đoạn mọc răng hay thậm chí bị tấn công bởi 1 con chó lạ gặp trên đường. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể áp dụng 1 số bước nhất định dưới đây của Petkul để tránh những nguy hiểm không cần thiết nha! 1. Vết thương ngoài da Với những vết thương là 1 vết cào xước hay 1 vết cắt dài và sâu, hãy rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy. Sau đó hãy làm sạch vết thương bằng oxy già hoặc cồn. Bôi kem kháng sinh bôi ngoài da rồi dùng băng y tế băng vết thương lại. 2. Vết thương hở Trước tiên bạn cần bình tĩnh và đừng sợ hãi khi để vết thương chảy máu. Trừ khi vết thương của bạn chảy quá nhiều máu hoặc máu phun ra mạnh hoặc vết thương ở cổ hoặc đầu thì hãy gọi cấp cứu ngay, chờ trong 5 phút. Máu chảy ra sẽ làm sạch vết thương. Sau 5 phút, nếu bạn có thể làm máu ngừng chảy thông qua áp lực trực tiếp lên vết thương thì hãy thực hiện việc làm sạch vết thương dưới vòi nước chảy với xà bông nhẹ trong vòng 5 phút. Còn nếu vết thương tiếp tục chảy máu thì hãy gọi cấp cứu ngay. Đừng sử dụng cồn, oxy già, iot hay thuốc đỏ đối với những vết thương hở bởi những loại này có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Thông thường, những vết thương hở không cần thiết phải băng bó nhưng nếu bạn muốn bạn có thể băng bó vết thương miễn làm sao mà bạn có thể đảm bảo vết thương đã được rửa sạch. May mắn là chó cắn thường không để lại những mảnh vụn hay các vật khác mà cần lấy ra. Cách tính tuổi thọ của chó chuẩn, chính xác nhất (https://petkul.com/blog/tinh-tuoi-tho-cua-cho/) Chó bị co giật, run lẩy bẩy? Nguyên nhân và cách chữa trị (https://petkul.com/blog/cho-bi-co-giat-run-lay-bay/) 3. Bệnh và phòng chống bệnh dại Theo Hội chữ thập Đỏ của Mỹ, nếu bạn bị cắn bởi 1 con chó lạ thì bạn không nên cố dừng, bắt hay giữ nó. Hãy liên lạc với Ban bảo vệ động vật càng sớm càng tốt để họ bắt nó cho. Và sau đó gọi cấp cứu để bạn được tiêm phòng bệnh dại ngay lập tức. Nếu con chó cắn bạn bị tê liệt 1 phần, hung hăng, và cư xử 1 cách kỳ lạ thì rất có thể nó đã bị dại. Đối với bất cứ vết cắn nào, hãy chắc chắn là vết thương được làm sạch và khử trùng hoàn toàn. Bởi vì mọi vết thương do động vật cắn đều có thể truyền vi khuẩn và gây nhiễm trùng. 4. Những việc cần làm khi chó của bạn cắn bạn Ở 1 thời kì nào đó, chó con thường cắn người. Đó là những gì chúng làm khi chúng đang mọc răng và chúng cắn người khi lớn hơn là bởi chúng muốn thiết lập sự thống trị. Điều quan trọng mà bạn phải nhớ đó là chó con cắn bạn không phải vì nó ghét bạn. Nó cắn bạn là bởi bạn đang ở chỗ của nó. Chúng cảm thấy thứ gì đó mềm mại và chúng có răng. Đôi khi, 1 chú chó con có thể cắn xước da bạn nhưng điều quan trọng là đó chỉ là 1 giai đoạn trong quá trình phát triển của chúng. Để xử lý vấn đề này, bạn phải nhớ 2 việc. Đầu tiên là phải giữ bình tĩnh. Thứ 2, một lời nói đay nghiến có thể làm tổn thương đến cún con của bạn. Bạn càng ít phản ứng lại với chúng thì chúng càng ít cảm thấy nghiêm trọng. Tiếp đó, để phá bỏ thói quen không tốt này của chúng, bạn cần học những dấu hiệu khi chúng chuẩn bị cắn. Sau đó sửa thói quen của chúng bằng cách tóm vào cổ trước khi nó có ý định cắn bạn. Làm như vậy có thể thay đổi bản năng cắn của chúng và thậm chí có thể dạy chúng không được làm như vậy nữa. 5. Những việc cần làm khi bị chó lạ cắn Nếu con chó cắn bạn có chủ thì hãy cho họ biết tên và số điện thoại của bạn. Có như vậy, bạn mới có thông tin để kịp thời đi tiêm phòng bệnh dại. Hãy điều trị vết thương như đã nói ở trên. Sau đó, kiểm tra bác sỹ thú y của chú chó ấy xem chúng đã được tiêm phòng dại chưa. Ban kiểm soát động vật và cảnh sát nên được thông báo về vụ việc để đảm bảo rằng chủ nhân của chú chó đó tiến hành các bước để ngăn chặn chúng cắn ai khác một lần nữa. Petkul chúc các bạn thành công!