[Fshare] Hoa soan bên thềm cũ [WAV] {Vinyl Rip}

Thảo luận trong 'Nhạc Việt Nam' bắt đầu bởi duongtr46, 27/3/18.

  1. trantrungthu

    trantrungthu Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    1,480
    Đã được cảm ơn:
    2,177
    Hôm nay có bạn inbox cho em và hỏi nhạc thời trang và nhạc thính phòng khác nhau như thế nào ?[​IMG] em đổ cả mồ hôi không biết phải trả lời như thế nào ? May sao nhờ bác DOHIEP đưa thông tin về cuộc phỏng vấn ngồi nghiền ngẫm đọc và cuối cùng cũng hiểu ra được ít nhất một khía cạnh nào đó !
    Em dốt văn và đầu óc mụ mẫm nên không dùng được nhiều từ hoa mỹ , bay bướm và cũng khong diễn đạt được hết ý tưởng của mình mong các bác bỏ qua cho . Dưới đây chỉ là ý kiến của em có gì sai sót mong các bác bổ sung cho .
    - Về nhạc thời trang : ca từ của bài hát có tính cách kể lể de hiểu đi xuyên suốt bản nhạc, khi ca sĩ cất tiếng hát người nghe cảm nhận được ngay .Chẳng hạn như các bài : Chuyện tình người trinh nữ tên Thi , Lan và Điệp, Lỗi hẹn , Con đường xưa em đi..Băng nhạc Tiếng hát Chế Linh , Thời trang nhạc tuyển ....Các ca sĩ thường thể hiện loại nhạc này là Thanh Tuyền, Chế Linh, Phương Dung, Quang Lê, Mai thiên vân Duy Khanh ...
    -Về nhạc thính phòng cá tử có gì đó xa xăm , tư duy trừu tượng tựa như một bài thơ thường thích hợp với người nội tâm phóng khoáng . Chẳng hạn như các bài Khối tình trương chi , Giấc mơ ngàn , Chiếc lá cuối cùng,cô láng giềng , ướt mi , Tiêu biểu nhất là Vinyl Hoa soan bên thềm cũ ở trên...Các ca sĩ thường thể hiện loại nhạc này là Thái Thanh Lệ Thu, Khánh Ly Bằng Kiều , Sĩ Phú , Tuấn Ngọc...
    - Các nhạc sĩ sáng tác nhạc thời trang thường là : Vinh Sử , Châu Kỳ , Thanh Sơn , Nguyễn văn Đông ...
    - Các nhạc sĩ sáng tác nhạc Thính phòng thường là : Phạm Duy , Ngô thụy Miên , Trịnh công Sơn ,Vũ thành An ...
    -Nhạc thời trang thường có đieu Bolero nên có thể gọi là nhạc bolero như cách gọi bây giờ .
    Chúc các bác vui vẻ [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/3/18
  2. trantrungthu

    trantrungthu Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    1,480
    Đã được cảm ơn:
    2,177
    Em xin đính chính Bài cô láng giềng thuộc thể loại Tiền chiến . Cám ơn các bác
     
  3. duongtr46

    duongtr46 Huyền Thoại

    Tham gia ngày:
    19/8/13
    Bài viết:
    2,080
    Đã được cảm ơn:
    218,854
    Bạn thân mến: "Tiền chiến" là mốc, không phải thể loại!
     
    vutran79 and trantrungthu like this.
  4. DOHIEP

    DOHIEP Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/1/09
    Bài viết:
    99
    Đã được cảm ơn:
    298
    Nhà văn Nguyễn Ngoc Ngan đã nêu lên vài đặc điểm "nhận dạng .Bác cứ xem lại các video Paris By Night là sẽ biết.
    Ông Ngạn giải thích cho khán thính giả hiểu và phân biệt, với cách nói sao cho khán giả, người xem "đại chúng" hiểu được..(Tôi xin thận trọng, ko dùng cách gọi "bình dân", " lao động", "học vấn thấp"....)
    Cách giải thích này nếu dủng cho khán giả "chọn lọc" (tôi xin ko dùng cách gọi khán giả "học thức ) thì có lẽ sẽ ko ổn....À, khán giả "chọn lọc" có lẽ ko cần lời giài thích đó, vì họ đã có cách nhận biết rồi.
    Bài phỏng vấn NS Tuấn Khanh có nhiều điều thú vị, nhưng vì có nhiều yếu tó "nhạy cảm chính trị" nên tôi ko đưa link. để tránh những tranh cải ko cần thiết.Bác có thể từ thông tin tôi cung cấp, search google để đọc full. .
    Bác có đồng ý với tôi mọi sự phân loại đều "khập khễnh ".
    Sự phân loại dòng nhạc ko cần bất cứ lời giài thích, áp dụng vối tất cả mọi người ko phân biệt giới tính, địa vị, học vấn, tuồi tác... là dòng nhạc" thích nghe" hoặc "ko thích nghe" /
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/3/18
    trantrungthu cảm ơn bài này.
  5. DOHIEP

    DOHIEP Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/1/09
    Bài viết:
    99
    Đã được cảm ơn:
    298
    Lam Phương là một NS rất nổi tiếng của dòng nhạc Bolero, nhưng cũng cúng một sáng tác của NS , khi nghe Thái Thanh thể hiện, hoặc Ý Lan thể hiện , người nghe sẽ cảm nhận rất riêng, rất khác với cách các ca sỹ chuyên bolero thể hiện...(Tôi dùng từ Bolero theo nghỉa tượng trưng cho một thể loại nhac như số đông quen gọi, chú ko theo nghĩa chuẩn xác là một điệu nhạc )
     
    trantrungthu cảm ơn bài này.
  6. trantrungthu

    trantrungthu Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    1,480
    Đã được cảm ơn:
    2,177
    Cám ơn bác! Cái mốc thời gian để chia nhạc sáng tác trước 1945 và sau này . Điều này em hiểu sơ suất của em .
     
    anhpho64 cảm ơn bài này.
  7. trantrungthu

    trantrungthu Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    1,480
    Đã được cảm ơn:
    2,177
    Cám ơn bác đã góp ý . Em chỉ đưa ra khái niệm phổ thông cho mọi người dễ hiểu còn đi sâu rộng vấn đề thì em không dám nghĩ tới . Khi em viết bài này em vẫn mong chờ bác phản hồi .Chức bác vui
     
    anhpho64 and DOHIEP like this.
  8. trantrungthu

    trantrungthu Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    1,480
    Đã được cảm ơn:
    2,177
    Quá đúng . Gãi ngứa đúng chỗ em đang cần , em không diễn tả được ý này.
     
    vutran79 and DOHIEP like this.
  9. DOHIEP

    DOHIEP Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/1/09
    Bài viết:
    99
    Đã được cảm ơn:
    298
    Nhưng có những chổ bác ngứa, tôi ko dàm gãi đâu vì tôi "chưa" là thành viên của cộng đồng LGBT.
     
  10. DOHIEP

    DOHIEP Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/1/09
    Bài viết:
    99
    Đã được cảm ơn:
    298
    Tôi nêu điều này để bác thêm đặc điểm phân loại dòng nhạc là cách thể hiện, luyến láy nhả chữ.Cùng một bài nhạc, cũng ca từ đó nhưng có thể biền dạng khi trình bày theo cách khác, để được gọi là " hát Bolero theo phong các đương đại", hay "Bolero phá phách" hoặc " Bolero bức tử" ( tôi chủ ý dùng bức tử chứ ko phài viết sai chính tả của bất tử) hay "hát Bolero theo phong cách nhạc nhẹ"....
     
    anhpho64 and trantrungthu like this.
  11. trantrungthu

    trantrungthu Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    1,480
    Đã được cảm ơn:
    2,177
    [​IMG] [​IMG]:D
     
  12. Shangri-La

    Shangri-La Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/5/12
    Bài viết:
    519
    Đã được cảm ơn:
    731
    Nếu để ý thì thấy các tác giả miền Bắc trước 1954 đều dùng chữ "soan" chứ không ai dùng chữ "xoan" như bây giờ cả. Nếu ai đó đọc cuốn hồi ký của nhạc sỹ Phạm Duy thì sẽ thấy cách ông dùng từ "s" nhiều hơn là dùng từ "x". Tuy nhiên, biết thì biết thế, chứ không rõ như thế nào là đúng và như thế nào là sai, họ ghi sao thì đọc vậy.
     
    trantrungthu and DOHIEP like this.
  13. DOHIEP

    DOHIEP Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/1/09
    Bài viết:
    99
    Đã được cảm ơn:
    298
    Cám ơn bạn đã cung cấp thêm thông tin.
    Qui tắc chính tả chì là qui ước của số đông tại từng thời điểm.Tôi sinh ra tại Saigon, nhưng nguyên quán ờ Hà Nôi nên trong lập luận luôn dẩn ý , tế nhị, ko vỗ "thằng mât" nhưng vì có một số thành phần phê phán, nhục mạ những người có hiểu biết và tôn trọng pháp luật nên đành phải lên tiếng để mong họ "tỉnh ngộ" và đã làm mất thời gian của ACE khác trên diễn đàn .Mong ACE thứ lỗi.
    Tôi cũng có tìm hiểu đôi chút về từ điển Việt, các nhà "ngôn ngữ học" Việt từ thời phôi thai của Quốc ngữ cho đến nay, nên cũng biết giữa họ cũng có nhiều điều chưa thống nhất, thậm chí trái ngược nhau. Năm 2017, Hoàng Tuấn Công trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra hàng loạt sai sót từ chình tả, đến sai sót nghiêm trọng trong nội dung các sách từ điển của nhà giáo , GS Nguyễn Lân, một "nhà từ điển học" rất nổi tiềng của miền Bắc.
    Thật ra, trong các đáp trả của tôi có tiềm ẩn rất , rất nhiểu ý và càm ơn bạn đã giúp làm sáng tỏ thêm tính thời điểm qua ví dụ về hồi ký NS Phạm Duy, một "tượng đái" của âm nhạc Việt.Nhưng bạn chắc cũng biết Phạm Duy cũng "được" một số NS miển Bắc tặng "gạch đá" đấy khi họ thấy ông được săn đón trong khi không có "thành tích đóng góp cho cách mạng" như họ.
    Tks bạn đã giúp tôi thông tin để tôi tìm đọc hồi ký của NS Phạm Duy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/4/18
    anhpho64 and trantrungthu like this.
  14. trantrungthu

    trantrungthu Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    1,480
    Đã được cảm ơn:
    2,177
    Bac DOHIEPNhac đến Nhạc sĩ Phạm Duy bị ném đá em lại ngứa ngáy tay chân . Các NS đã ném đá NS Phạm Duy bằng đá Vân thạch mà Vân thạch ở ngoài không gian chỉ có người ngoài không gian sử dụng gọi là người cõi trên , cõi mây ...Ông nhạc sĩ này nói ca khúc Mùa thu chết là nói về cách mạng tháng 8 roi tu do da kich https://hoiquanphidung.com/showthread.php?15836-PHẠM-DUY-và-MÙA-THU-CHẾT .
    Nói đến Phạm Duy em được đọc 2 quyển sách với 2 luồng trình bày khác nhau :
    1/ Phạm Duy còn đó nỗi buồn của họa sĩ Tạ Tỵ
    2/ Phạm Duy đã chết như thế nào ? ( cuốn này phản biện lại cuốn Phạm Duy cua Tạ Tỵ )
    Cuộc đời , sự nghiệp , tình yêu , sáng tác .... của nhạc sĩ Phạm Duy trong ngòi bút của Họa sĩ Tạ Tỵ
    Hai cuốn nói trên em đọc năm 1978 nằm sót lại trong ke sách học của em nhưng rồi năm 1979 cũng ra đi luôn quá tiếc !
    Bac DOHIEP thử Google xem .
    Chúc vui .
     
    anhpho64 and DOHIEP like this.
  15. DOHIEP

    DOHIEP Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/1/09
    Bài viết:
    99
    Đã được cảm ơn:
    298
    Nhạc sĩ Trọng Bằng khi đó nói "quá khứ đối với dân tộc của Phạm Duy là một tội lỗi" và Trọng Bằng cảnh báo nhạc sĩ Phạm Duy rằng: “Ông không thể so sánh ông với bất cứ một nhạc sỹ nào đã tham gia cách mạng,"
    Ông Hồng Đăng bức xúc: "Rất nhiều người phàn nàn là tác phẩm của Phạm Duy như thế mà báo chí tâng bốc, đề cao đến mức y như là nhân vật số một của âm nhạc Việt Nam."

    nhạc sĩ Phạm Tuyên "cần phải thẩm định đúng giá trị thật những đóng góp của nhạc sỹ Phạm Duy, không nên quá đề cao"
    và".....Bởi lẽ tìm tòi trong âm nhạc của Phạm Duy cũng chỉ có hạn thôi, trong khi đó tìm tòi về mặt sáng tạo âm nhạc ở trong nước ta có rất nhiều tài năng, nhiều khả năng."
    Tôi "thích" NS Phạm Duy hơn NS Trịnh Công Sơn.
    Càm ơn bác trantrungthu đã nhắc nhở.Sẽ thực hiện theo góp ý của bác..Đa tạ.
     
    trantrungthu cảm ơn bài này.
  16. Shangri-La

    Shangri-La Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/5/12
    Bài viết:
    519
    Đã được cảm ơn:
    731
    Hai cuốn này nhạc sỹ Phạm Duy có nhắc đến trong cuốn hồi ký đấy, ông ta (dù sao) vẫn cảm ơn cả hai tác giả của hai cuốn sách đó. Hồi trước khi chưa đọc cuốn hồi ký, vẫn có thắc mắc là không biết ông ta học nhạc ở đâu để có thể sáng tác được như vậy, sau cuốn hồi ký thì biết được ông ta có hàm thụ nhạc học tại Paris.

    Ngôn từ trong nhạc Phạm Duy mang nhiều tính dân ca và dân tộc học, thế nên nó gần gũi và dễ đi vào lòng dân chúng Việt Nam, thế nên các nhạc sỹ sau này muốn "xét lại" ông ta có thể nói là với ý đồ chính trị là nhiều hơn vì ông ta "dinh tê" quá nhiều lần, nhưng nhạc của ông ấy vẫn được dân chúng đề cao.
     
    trantrungthu cảm ơn bài này.
  17. trantrungthu

    trantrungthu Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    1,480
    Đã được cảm ơn:
    2,177
    Hoa soan bên thềm cũ , em lại viết chữ soan theo thói quen tay của người miền nam .
    Em có thêm 1 thông tin cũng có thể để cho các bác tìm hiểu thêm .
    Mấy ngày trước ông anh mỹ điện về em có hỏi thăm về ca khúc hoa soan bên thềm cũ anh ấy trả lời mặc dù nhạc sĩ Tuấn Khanh là người miền bắc nhưng chủ SOAN trong ca khúc là tên người yêu của nhạc sĩ nên đặt là Hoa soan theo 2 ý , một là tên loài hoa một là tên người mộng của mình ...về các bằng magiê mà anh ấy có được là do các trung tâm gửi tặng .Anh ấy là sĩ quan Tâm lý chiến cũng có thể biết ít nhiều .
    Vài lời cùng các bác! Chúc vui .
     
    phuocbaria and DOHIEP like this.
  18. DOHIEP

    DOHIEP Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/1/09
    Bài viết:
    99
    Đã được cảm ơn:
    298
    Cám ơn bác đã cung cấp thêm thông tin.Tiện đây, tôi xin nhắc lại một vài ẩn ý của tôi trong các phản hồi trước.:
    "Tôi ko nêu quan điểm của cá nhân về "soan" hay "xoan" cũng như loài hoa "soan" mà ông nhắc đền trong sáng tác của mình "...
    Tôi ko hề đánh giá "soan " hay "xoan" , từ nào là đúng để chỉ loài "sẩu đâu, sầu đông....Meliaceae...." vì xin nhắc lại qui tắc chính tả chỉ là qui ước của số đông người chấp nhận và tùy từng thời điểm ( Như tr75, tại miền Nam phân biệt "i" và "y" (như Vật lý,ca sỹ...) nhưng sau 75, phải chấp nhận cách viết "vật lí , ca sĩ.".. của miền Bắc và miền Bắc đã có "Bắc Kạn" ....độc nhất vô nhị vả đã khiến "Bắc Cạn " là sai chính tả. Quan trọng hơn hết, "hoa soan" của NS Tuấn Khanh trong tác phẩm của mình có phải là "hoa xoan ....meliaceae" đang tranh cãi hay ko? Nếu phải, thì "soan" hay "xoan" đúng, sai thế nào là một vấn đề liên quan đến từ nguyên, qui ước ngôn ngữ học -ký tự...Nếu "hoa soan" của NS Tuấn Khanh là loài hoa "ước lệ" như "lá diêu bông" của NS Trần Tiến thì tranh cãi về "soan" hay "xoan" là sai về bản chất.
    Nhưng để phản bác quan điểm xuất bản, tái bản, upload "hoa soan bên thềm cũ " là sai chính tả , là của "bọn ekip đầu đất., ko văn hóa" thì tôi thấy ko cần đưa ra những lập luận trên, nên chọn cách viết tiềm ẩn.
    Tôi cũng ẩn ý khi cho cách viết "ekip" là của người ngoài hành tinh vì theo qui ước các từ Việt hóa, phải viết là "ê kíp", "ê-kíp"" ( qui ước mà báo Nhân Dân hay dùng)..Ko viết được đúng nguyên gốc "équiqe", ko viết đúng qui ước "ê kíp, ê- kíp" mà viết "ekip" trong khi nhục mạ người khác...Thật là ngược đời...
    Xuyên suốt hơn hết, quan điểm của tôi là tôn trọng nguyên tác khi xuất bản, tái bản .... Nên mọi qui chụp "bọn ekip đầu đát , vô văn hóa" khi xuất bản, tái bàn sai chính tả là một điều sai trầm trọng, bộc lộ sự suy diển, thiếu hiều biết và :văn hóa có phần "hạn chế"...
    Tôi cũng viết "Ns Tuấn Khanh là 1 ns sinh ra và lớn lên tại miền Bắc" để phản hồi một số bạn cho rằng người miền Nam viết sai "soan"....
    Và môt ẩn ý khi trích phỏng vấn NS Tuấn Khanh về "nhạc sang" và "nhạc đại chúng", cho thấy "Hoa soan bên thềm cũ" là "nhạc sang" với cái tên Tuấn Khanh, dành cho người ko thuộc về số đông "Bởi lẽ giới bình dân đông trăm người, chỉ có một trí thức" nên ko thể lấy cảm nghĩ vè các bài "nhạc đại chúng" với ca từ đơn giản, dể hiểu... để "áp " lên các bài "nhạc sang " với ca từ "ý tại ngôn ngoại"....
    Bạn Chinh-Locninh " viết"
    "Mặc cho hoa là màu trắng hoặc tím trắng nhưng ông vẫn viết lời nhạc có đoạn : Như hương hoa soan vàng bên thềm nhẹ nhàng nhưng ngất ngây..Chúng ta hãy tôn trọng tác giả.Còn Tác giả có ẩn ý khác thì cũng có cái lý và cảm hứng sáng tác của Tác giả." Rất xác đáng.
    Xin bàn thêm đôi lời, với các nhạc sỹ , các văn sỹ, các thi sỹ từ "hoa vàng" có rất nhiều nghĩa....
    Sau cùng, một lần nữa, càm ơn bác đã cung cấp thông tin tham khảo và chúc mùng bác có được một nguồn magnetic tape chính hiệu F1
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/4/18
  19. trantrungthu

    trantrungthu Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    19/7/12
    Bài viết:
    1,480
    Đã được cảm ơn:
    2,177
    Còn gì mà chúc mừng nữa bác ? chỉ còn là niềm tiếc nuối mà thôi ! Thời gian đó em còn quá nhỏ nghe nhạc chỉ thấy cái hay thoáng qua thôi mà không cảm nhận được gì nhiều . ..
    Cho đến khi bác Duongtr up các chủ đề xưa cũ lấy từ nguồn magiê em rất thích thú và trân trọng . Để tìm lại những gì đã mất em đã lưu trữ lại qua những bản rip mà bác Dương đã đưa lên mặc dù trên diễn đàn đã có những uploader chia sẻ nhưng nhin chung bác Duong đưa xuyên suốt hơn ,tập trung hơn theo từng chủ đề ..Những cmt của em khi bác Dương trình làng một chủ đề em thường tạo sự vui nhộn , biểu tượng vui buồn ...để cho những ai chưa biết , tò mò tải về để nghe thử, để hiểu biết hơn về dòng nhạc này ..Những gì mình đã mất không muốn cho mọi người mất thêm lần nữa !
    Vui là thế! nhộn nhịp là thế ! nhưng mà mấy ai biết em thích nhạc buồn..
    Chúc bác vui và cám ơn bác Dương rất nhiều .
     
    anhpho64, vutran79, vthsg2k5 and 2 others like this.
  20. babiacceae

    babiacceae Active Member

    Tham gia ngày:
    7/3/10
    Bài viết:
    354
    Đã được cảm ơn:
    178
    xin cám ơn
     

Chia sẻ trang này