[MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

Thảo luận trong 'Lossless Albums' bắt đầu bởi halong_audio, 25/2/10.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. anhlinhp4

    anhlinhp4 Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    10/2/10
    Bài viết:
    179
    Đã được cảm ơn:
    712
    Chỉnh sửa cuối: 8/9/10
  2. NganGiang

    NganGiang Active Member

    Tham gia ngày:
    27/11/08
    Bài viết:
    155
    Đã được cảm ơn:
    37
    Nghề nghiệp:
    free
    Nơi ở:
    VietNam
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    47. CD: High Endition Vol10 - GIRL TALK - Halong_Audiophile (Gold Disc) Một CD cực hay nữa của hãng thu âm, sản xuất nổi tiếng của Đức được sản xuất theo tiêu chuẩn Audiophile chất lượng Hiend; là một CD không thể thiếu trong bộ sưu tập của bất cứ dân chơi âm thanh nào, chất lượng ghi âm cực kỳ xuất sắc, âm thanh hay, giai điệu chậm vừa, tình cảm, sâu lắng tha thiết với sự thể hiện của toàn ca sỹ nữ xinh đẹp và nổi tiếng đúng như tên gọi của Album, quá hay và rất nên có trong sưu tầm CD của các bạn; Mình mới có CD này và tạo ra file ảnh CD dạng *.WAV để các bạn có thể nghe trên PC hoặc ghi ra CD dạng F1 để nghe trên bộ dàn dân dụng:

    File Image bao gồm: *.WAV và *.CUE, Size: 223,25Mb

    This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1441x1431.


    Link để tải dưới đây (04 Link các bạn tải về sẽ có đủ cả file *.CUE, ảnh bìa CD):

    1. http://www.mediafire.com/?jtfemoizxmn
    2. http://www.mediafire.com/?mqn4mmiqnll
    3. http://www.mediafire.com/?gzw0mygydw3
    4. http://www.mediafire.com/?j55wwiqtzuz
    ----------------------------------------------------------------------------


    Album này hay quá mà down ve giải nén bị hư, nghe duoc tới bài 3 thôi, bắt đầu từ giữa bài 4 trở đi không nghe được. Anh HaLong giúp em với !
     
    wave_pro_nd cảm ơn bài này.
  3. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Lỗi bạn gặp là lỗi hư gặp phải khi giải nén. Bạn hãy sửa lỗi nén rỗi hãy tiến hành giải nén. Bạn xem hướng dẫn tại đây: http://www.hdvietnam.com/diendan/showpost.php?p=530683&postcount=292
     
  4. NganGiang

    NganGiang Active Member

    Tham gia ngày:
    27/11/08
    Bài viết:
    155
    Đã được cảm ơn:
    37
    Nghề nghiệp:
    free
    Nơi ở:
    VietNam
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Cám ơn anh Halong đã nhiệt tình hướng dẫn, mình đã làm và play tốt.
     
  5. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Các bạn cho hỏi tại sao từ hôm qua 8/9/2010 đến nay không vào được trang www.Mediafire.com vậy nhỉ?
     
  6. iphonefun

    iphonefun New Member

    Tham gia ngày:
    24/6/10
    Bài viết:
    12
    Đã được cảm ơn:
    10
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Chào Bác Halong
    Minh load 1 so flie _a. Khi nối file bằng FFSJ thì nó yêu cầu password ? Minh ko6 biết phải ntn , mong bác chỉ giúp
    Thankk so lot
     
  7. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Mình không đặt bất kỳ 1 password nào cả bạn ạ.
     
  8. dtungcp

    dtungcp Active Member

    Tham gia ngày:
    19/1/10
    Bài viết:
    9
    Đã được cảm ơn:
    1
    Nghề nghiệp:
    alo alo
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    halong cho hỏi tý
    - Làm thế nào để ghi các file Wav ,ape ra đĩa cd thành từng bài vậy
    tôi ghi nó toàn thành 1 cục phải nghe từ đầu đến cuối :-j
    - câu hỏi này hình như đã được trả lời rồi nhưng tìm mãi ko thấy =P~
     
  9. nightmare_hung

    nightmare_hung Active Member

    Tham gia ngày:
    2/6/10
    Bài viết:
    208
    Đã được cảm ơn:
    86
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Cảm ơn anh Halong với những CD Đặng Lệ Quân (Vol1, Vol2, Vol3, Vol4) buổi đêm mở nhỏ cảm giác đã lắm,nhớ thời còn nhỏ được nghe lỏm của những gia đình có điều kiện (họ nghe trên đĩa than) làm e nhớ lại quá khứ .....A còn Vol nào của cô ca sỹ này ko ? share tiếp đi anh, e chưa được nghe bài Không của Nguyễn Ánh 9. Bác làm e nghiẹn mất rồi.
     
  10. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Bạn vào đây xem hướng dẫn nhé: http://www.hdvietnam.com/diendan/showpost.php?p=530683&postcount=292
     
  11. dante04

    dante04 Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    15/1/09
    Bài viết:
    94
    Đã được cảm ơn:
    831
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    mấy Cd jinhi hay quá mà ko thể download được trên filefront.com bạn ạ .. mirror sang megaupload đi bạn :D
     
  12. badboybeo

    badboybeo Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    11/7/09
    Bài viết:
    3,164
    Đã được cảm ơn:
    621
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    filefont.com khó dow lắm bro ơi
     
  13. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Trang này mới đang hạn chế chiều tải về từ các IP Việt nam, bạn ạ. Mình đang up lại lên MF các bạn chờ vậy nhé.
     
  14. dtungcp

    dtungcp Active Member

    Tham gia ngày:
    19/1/10
    Bài viết:
    9
    Đã được cảm ơn:
    1
    Nghề nghiệp:
    alo alo
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Cảm ơn halong-audio tôi đã ghi được cd
    -nhân tiện tư vấn giúp, tôi định mua accuphase 306v -308 -406v thì chọn loại nào =P~
     
  15. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Để có câu trả lời chính xác bạn cần cho biết thêm 1 số thông tin:
    1. Bạn mua amp cho Loa gì?
    2. Định đầu tư cho Amp bao nhiêu tiền?
     
  16. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    *****
    TÌM HIỂU VỀ NHẠC CỔ ĐIỂN VÀ CÁCH NGHE NHẠC CỔ ĐIỂN
    ---------------------------------------------------
    1. Johann Sebastian Bach là một nhạc sĩ đã đạt đến mức hoàn hảo về kỹ thuật, nghệ thuật, và tâm hồn trong âm nhạc của mình. Những tên tuổi như Mozart và Beethoven đều xem như bậc thầy của mình. Robert Shumann từng nói: “Đối diện với vị này, những nhạc sĩ khác đều là trẻ con”. Khi người ta hỏi Pablo Casals về những nhạc sĩ vĩ đại trong lịch sử âm nhạc, thì ông nói: “Đầu tiên là Bach... rồi sau đó là những người còn lại”.
    Nhạc phẩm của JS Bach được xem là hoàn hảo và không có một đoản khúc nào là vượt trội đến độ người ta phải đặt một tên riêng. Vì thế, đoản khúc sau đây trong tác phẩm Suite số 3 của ông vẫn mang tên là Air on the G String (Giai điệu trên dây Sol), mặc dù nó đã trở thành một đoản khúc bất hủ.

    2. Johannes Brahms được xem là người tiếp nối Beethoven, và bản giao hưởng đầu tiên của ông được mọi người đặt tên là Giao Hưởng số 10 của Beethoven. Là một tay nhạc sĩ dương cầm thiên tài, ông từng say mê và học hỏi nơi các bậc thầy là Bach, Mozart và Beethoven. Sau này ông còn chịu ảnh hưởng của Schumann...
    Tuy nhiên, với tất cả kỹ thuật khuôn khổ cổ điển mà ông đã tiếp thu nhuần nhuyễn, nét nhạc của ông vẫn toát lên một điều buồn vương vấn và lãng mạn. Sáng tác của ông khá đa dạng và tập Hungarian Dances được nhiều người ưa thích, đặc biệt là bản số 5. Qua đoản khúc này, người nghe thấy sống lại cái điệu nhảy Hungary rất vui tươi, và nhìn cảnh ấy qua cắp mắt của một người vừa ở gần vừa ở xa quang cảnh để thấy ngay một nỗi ray rứt ngay cả trong những bước nhạc thật vui của những chàng trai cô gái Hung.
    ...vv.
    3. Một số quan điểm về nhạc cổ điển:
    " Quan điểm về âm nhạc cổ điển gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới bình dân lẫn trong giới chuyên môn.Những nhà chuyên môn, họ cho rằng âm nhạc cổ điển rất chọn lọc người nghe.Vì sao ư ? Vì nó đòi hỏi người nghe phải có một kiến thức âm nhạc cơ bản một sở thích và một tí năng khiếu.Âm nhạc cổ điển không thể biễu diễn đại trà không thể thưởng thức một cách qua quít và nó không phải là một lọai nhạc dùng để giải trí.Khi bạn muốn nghe nó bạn phải đến những chambre music hay những nhà hát lớn trực tiếp ngồi nghe. Bạn phải trực tiếp cho màng nhĩ của mình tiếp xúc trực tiếp với những âm thanh mà những nhạc cụ được phát ra,bạn phải nhìn thấy được những nét mặt của người chơi hay của người nhạc trưởng,bạn phải bị cuốn theo những cảm xúc của giai điệu tình cảm của tác giả ….Tất cả những thứ ấy tạo cho bạn một cảm giác thất khó tả mà bạn không nhận ra khi âm nhạc bắt đầu vang lên trong khán phòng.Và rồi khi tác phẩm kết thúc bạn tiếc nuối nhưng bạn lại cảm thấy thỏai mãn với những gì mình được nghe một cảm xúc bật ra trong bạn và bạn vỗ tay không ngừng vẻ mặt bạn rạng rỡ như vừa khám phá một điều bất ngờ trong cuộc sống này.Chính vì nó quá tuyệt vời như vậy nó đòi hỏi sự làm việc không mệt mỏi của những nghệ sĩ cả về tình cảm và kỹ thuật chơi.Không chỉ thế những tác phẩm cổ điển rất hòan thiện về logic đó chính là sự sáng tạo của nhũng con người tài hoa bác học.Vì vậy nó phải được trên tất cả những thứ âm nhạc khác. Đó là lý do họ đưa ra.Tuy nhiên cũng có tất nhiều người nghĩ rằng âm nhạc là tài sản chung của tất cả mọi người ai cũng có quyền đựơc thưởng thức và không có sự phân biệt “giai cấp”trong đối tượng được thưởng thức âm nhạc.

    Còn những bình dân họ nghĩ sao về nhạc cổ điển?Họ nghĩa rằng người ta nói đó là nhạc cổ điển nhạc “bác học” họ không có đủ trình độ để nghe.Nó quá khó hiểu khó đi vào trái tim và cảm xúc của họ.Họ chấp nhận nó theo cách máy móc và không bao giờ thử,quan niệm đó ăn sâu vào tâm trí họ.Và với một cái giá quá đắt để đi nghe hòa nhạc.Thế là một cái hố ngày càng được đào sâu thêm ngăn cách họ đến với nhạc cổ điển.Khỏang cách về “giai cấp”tự hình thành thêm.Đa số nghĩ đến nhạc cổ điển như những lời ru mang đến giấc ngủ cho họ.

    Hai chữ”bác học” dù trên hai quan điểm khác nhau.Một theo đúng nghĩa của nó mang tính chất cao cấp và khó gần gũi.Một nghĩa theo sự mỉa mai.

    Nhưng bạn có biết không âm nhạc cổ điển đi sâu vào cuộc sống của chúng ta hằng ngày mà chúng ta không nhận ra.Đa số những đọan nhạc trong những bộ phim họat hình Walt Disney đều có nguồn gốc từ nhạc cổ điển.Trong bộ phim “the sleeping beaty”,tất cả nhạc nền đều được lấy từ vở ballet “the sleeping beaty” của Tchaikovsky,ngòai ra trong một số phim khac có những trích đọan các sonate hay concerto của các nhạc gia nổi tiếng như Beethoven,Mozart,Brahms,Bach hay “The swan lake”, “The seasons”(opus37b) của Tchaikovsky hay “Four seasons” của Vivaldi.Hãng Walt Disney cũng tung ra một đĩa nhạc mgang tên “FANTASIA 2000” với 17 chương.Đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa hình ảnh họat hình và các tác phẩm của nhạc cổ điển như “Symphony No.5” của Beethoven với điệu nhảy linh họat của đàn bướm hay “Piano Concerto No.2,Allergo,Opus 102” của Dmitri Shostakovich với câu chuyện cảm động của vịt Donal đã cứu thế giới lòai vật thóat khỏi trận lụt hay một đọan rất vui nhộn “Rhapsody in blue” của George Gershwin với những chú hồng hạc thật dễ thương….Không những thế nhạc cổ điển còn có mặt trong những bộ phim tình cảm lãng mạn của Hàn Quốc như phim “Bản tình ca mùa đông” với bài “13 jours en France” hay “Hương mùa hè” với bài Serenade của Schubert.Tác phẩm được phim Hàn Quốc ưa chuộng nhất là “romance d’amour”…Không chỉ ở nước ngòai nhạc cổ điển mới được sử dụng nhiều đến thế,cả ở Việt Nam cũng vậy.Trong các đọan quảng cáo hay nhạc hiệu của các chương trình trên tivi.Nhạc sĩ Phú Quang với album “69’59’’” cùng với ca sĩ Ngọc Anh trong bài “Điều giản dị” ông đã sử dụng nhạc đệm là bài “Romance d’amour” tấu bởi cây đàn guitar tạo nên một cảm xúc mới cho tác phẩm.Album “Chat với Mozart” sự kết hợp giữa hiện đại và cổ điển….Khi đi ngang qua môt quán café ,một giai điệu của nhạc cổ điển cụng làm ta xao xuyến.Bạn có nghĩa rằng bạn biết về nhạc cổ điển nhiều hơn bạn nghĩ không?Bạn có biết rằng chỉ với những điều tưởng như không thể đã trở thành có thể.Âm nhạc cổ điển đang bên bạn đang sống cùng với nhịp thở hằng ngày của bạn,đang dần đi vào trái tim của mình khi nào mà mình không hay.Nhạc cổ điển,một vị khách âm thầm dịu dàng xoa nhẹ trái tim của bạn khi nó đập lọan xạ.Nó làm vơi bớt nỗi bức giận lòng hận thù trong một lúc nóng giận của bạn.Nó rút ngắn khỏang cách không gian và thời gian,rút ngắn giữa quá khứ hiện tại và tương lai,rút ngán khỏang cách giữa các quốc qia và các châu lục.Vì đon giản nó là một thàng viên trong gia đình lớn âm nhạc.
    Nhạc cổ điển du nhập vào nước ta từ khi nào?Có lẽ từ khi thực dân Pháp bắt đầu đặt kế họach xâm lược nước ta .Tất cứ sự việc hay vật thể gì cũng liên quan đến lịch sử.Âm nhạc phương Tây du nhập vào nước ta như vậy ấy.Những nhạc cụ của nhạc cổ điển dần dần được biết đến : piano,violon,cello(violoncell),viola,double pass….Nhạc cổ điển đã đến với với chúng ta quá trễ,vì vậy mà nó không phát triển nhiều như những nước khác trong khu vực.Ngòai ra còn do một số vấn đề khách quan như kinh tế,chính trị,xã hội…Ngày xưa chúng ta chỉ biết đến những món ăn phương Tây như bơ,sôcola,phô mai như những món ăn xa xỉ và rất đắt tiền.Và cũng rất nhiều người không thể ăn được vì nó có vị quá lạ.Nhưng ngày nay ai cũng biết phô mai ,sôcola là gì và nó đã trờ thành món ăn không thể thiếu của nhiều người trong bữa ăn sáng của mình.Âm nhạc cổ điển cũng vậy,thật khó khăn tiếp thu một lọai hình âm nhạc mới mẻ (mặc dù nó có bề dày lịch sử) và rất khó nghe vì nó quá lạ lẫm với chúng ta.Nhưng hiện nay cùng với sự phát triển về mọi mặt,bạn có thể thấy những người nghệ sĩ đang ra sức đưa âm nhạc cổ điển gần gũi hơn với chúng ta.Bạn có thể đi nghe hòa nhạc với một số tiền không đắt lắm nếu so sánh với những liveshow của những ca sĩ nổi tiếng.Bạn chỉ cần có trong tay khỏang 100.000 ngàn đến 200.000 ngàn bạn sẽ tận hưởng được một không khí âm nhạc cổ điển thật thụ trong một khán phòng ấm cúng.Những tác phẩm âm nhạc cổ điển dài và khó nghe đã được chuyển sang những đọan nhạc rất vui nhộn dành cho trẻ em,hay những đọan nhạc trong phim họat hình…Tất cả rút ngắn khỏang cách và cố gắng lấp lại cái hố sâu ngăn cách nhạc cổ điển và người Việt Nam.Bạn nói rằng nhạc cổ điển khô khan không lời ư ? Không đâu,có nhiều tác phẩm cổ điển đã được thêm những lời bài hát thật lãng mạn,nó giúp bạn hiểu rõ thêm về cảm xúc của tác phẩm.”Chat với Mozart” của Mỹ Linh cùng với ban nhạc Anh Em và một ví dụ.Bạn có thể cùng một lúc thưởng thức được sự bí ẩn của nhạc cổ điển,sự ấm áp và lãng mạn của ca từ,sự kết hợp hài hòa giữa nhạc cụ cổ điển và nhạc cụ hiện đại với sự phối khí và hòa âm tài ba của nhạc sĩ Anh Quân,nhạc sĩ Quốc Trung.nhạc sĩ Dương Thụ và cùng với giọng ca du dương của Mỹ Linh.Tất cả êkip làm việc cực khổ trong suốt 2 năm chỉ để mong đưa âm nhạc cổ điển đến với người Việt Nam và thể hiện tình yêu của họ đối với nhạc cổ điển.Ngòai ra bạn cũng có thể tìm thấy bộ Album “Những ca khúc bất tử “ với 3 đĩa:”Điệp khúc tình yêu”,”Chủ nhật buồn”,”Khúc lãng mạn”.Trong Album này tập hợp tất cả những tác phẩm kinh điển của nhạc cổ điển với tiếng hát của Quang Dũng,Quang Minh.Xuân Phú,Đoan Trang,Đức Tuấn,nhóm AC&M.Sau khi nghe những nhạc phẩm này bạn sẽ rất tò mò về tác phẩm gốc của nó như bài “Avec Maria” của Bach,”When we were young” của Johann Strauss,”Ne me quitte pas” của Jacques Brel hay bài “La Cumparsita” của Gerardo Matos Rodriguez…Bạn đang đi đến với nhạc cổ điển khi nào bạn không hề hay biết.
    Bạn có thể luyện tập tai nghe của mình từ từ.Ban đầu bạn chỉ nghe những đọan nhạc cổ điển dành cho thiếu nhi vui tươi thỏai mái.Rồi dần bạn nâng cao cấp độ nghe nhạc của mình bằng những tác phẩm có lời rồi đến những tác phẩm nhỏ như những bản sonate hay muniet,rondo dành cho đàn piano,violon,cello…rối đến những tác phẩm lớn hơn như những khúc 4 mùa,các vở nhạc kịch,vở ballet,hay những bài hát opera nổi tiếng.Khi đó,bạn sẽ thấy âm nhạc cổ điển thật gần gũi và dễ dàng đến với bất kỳ ai.Và bạn có thể bỏ được 2 chữ”bác học” và “giai cấp”.

    Cuối cùng một ngày nào đó, bạn sẽ bắt đầu một ngày mới bằng một đọan nhạc của Beethoven hay “Four seasons” của Vivaldi.Hay khi bạn buồn bạn có thể tìm đến nhạc cổ điểm để chia sẽ để tìm sự an ủi.Đó không còn là những gì cao cấp hay bác học nữa.Nó trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của bạn.Một người bạn dễ gần và thân thiết với mọi người Việt Nam. "
    (Theo nhipcauykhoa.net)

    4. VỀ ÂM NHẠC CỔ ĐIỂN

    Âm nhạc cổ điển là một thuật ngữ mang một nghĩa rộng và có vẻ không chuẩn xác để chỉ thể loại âm nhạc "bác học" được sáng tác và bắt nguồn từ truyền thống âm nhạc nghệ thuật châu Âu, đặc biệt là giai đoạn từ 1000 đến 1900. Một thời kỳ lịch sử âm nhạc từ 1550 đến 1825 của giai đoạn này được gọi là thời kỳ âm nhạc thịnh hành.


    Các tác phẩm âm nhạc cổ điển được phân chia theo các giai đoạn chính sau:


    * Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi thể loại Thánh ca (Chant), còn gọi là đồng ca nhà thờ hay Thánh ca Gregory.
    * Phục hưng: khoảng từ 1450-1600, đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu.
    * Baroque: khoảng 1600-1760, đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn.
    * Cổ điển: khoảng 1730-1820, là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách.
    * Lãng mạn, 1815-1910: là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời.
    * Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện Đại và Hậu Hiện Đại.
    * âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ 21.

    VỀ NHẠC CỤ VÀ THUẬT NGỮ ÂM NHẠC
    NHẠC CỤ

    Các loại nhạc cụ trong dàn nhạc cổ điển được chia thành 4 nhóm chính: bộ dây, bộ gỗ, bộ đồng và bộ gõ.
    Sự phân loại này chỉ có tính quy ước tương đối. Với đàn piano, ta có thể xếp nó vào bộ dây vì chính dây đàn tạo ra âm thanh, nhưng ta cũng có thể xếp nó vào bộ gõ bởi vì ta phải gõ vào các phím đàn, đến nay người ta vẫn còn chưa thống nhất về chuyện này và các loại nhạc cụ có bàn phím được xếp vào một nhóm riêng, nhóm keyboard.
    Nếu chọn tiêu chí phân chia khác, ta sẽ có các phân nhóm khác. Ví dụ, ta có thể chia các nhạc cụ thành 3 nhóm theo cách thức tạo ra âm thanh: làm dao động một sợi dây (guitar, violin), làm dao động cột khí trong 1 cái ống rỗng (các loại kèn, sáo), làm dao động một vật thể cứng (đàn đá, trống).

    Tuy nhiên, để đơn giản, ta sẽ sử dụng cách phân chia cổ điển quen thuộc: bộ dây, bộ gỗ, bộ đồng và bộ gõ.

    Bộ dây (Strings) gồm có: violin, viola, cello, double-bass. Đó là 4 nhạc cụ dây chủ yếu của dàn nhạc cổ điển. Ngoài ra còn những nhạc cụ dây khác như harp, guitar…
    Bộ gỗ (Woodwinds) gồm có: flute, oboe, clarinet và bassoon. (Ngày nay nhiều nhạc cụ trong bộ gỗ cũng được làm bằng kim loại nhưng vẫn thuộc về phân nhóm cũ.)
    Bộ đồng (Brass) gồm có: French horn (kèn săn), trumpet, trombone và tuba.
    Bộ gõ (Percussions) gồm tất cả những gì có thể gõ vào để tạo ra âm thanh.
    Keyboard: xếp vào nhóm này là các nhạc cụ được chơi bằng cách gõ/nhấn vào bàn phím–clavichord, harpsichord, piano, organ.

    THUẬT NGỮ ÂM NHẠC

    SONATA
    Thuật ngữ sonata xuất hiện vào cuối thế kỷ 16 để chỉ các tác phẩm khí nhạc – nhằm phân biệt với thanh nhạc: nếu một bản nhạc được trình diễn bằng nhạc cụ, nó là sonata; nếu nó được hát lên, nó là cantata. Tuy nhiên khi dàn nhạc ngày càng lớn hơn và các thể loại âm nhạc ngày càng nhiều hơn thì cách phân biệt đơn giản trên không còn thích hợp nữa.
    Ngày nay, sonata có nghĩa là một tác phẩm khí nhạc - có thể có một hoặc nhiều chương.

    3) nhạc khí (Ngoại lệ: các bản strings sonata của Rossini hay Mendelssohn, viết cho dàn đàn dây).
    Thời kỳ Baroque, sonata thường có 4 chương. Sonata thời kỳ Cổ điển thường có 3 chương. Tới thời kỳ Lãng mạn, khi các nhà soạn nhạc trở nên cá nhân chủ nghĩa hơn, thì kết cấu một bản sonata cũng tự do hơn (điển hình là bản “Sonata in B minor của Liszt”, chỉ có 1 chương dài 30 phút).

    Lưu ý: Sonata form (thể sonata): cần phải phân biệt bản sonata với thể sonata:
    - Bản sonata là một nhạc phẩm trọn vẹn, gồm 1 hoặc nhiều chương.
    - Thể sonata là quy tắc cấu trúc âm nhạc trong chương đầu tiên của bản sonata hay symphony, gồm 3 phần: exposition, development và recapitulation (tạm dịch: giới thiệu chủ đề – phát triển mở rộng xoay quanh các chủ đề – tóm tắt, kết luận)

    SYMPHONY
    Thời Baroque, bất kỳ nhạc phẩm nào soạn cho dàn nhạc đều được gọi là symphony. Bắt đầu từ thời kỳ Cổ điển (giữa thế kỷ XVIII) symphony là một tác phẩm qui mô soạn cho dàn nhạc lớn, nhằm khai thác sự phong phú về âm sắc và cường độ âm thanh của dàn nhạc cổ điển. Một bản symphony thường dài khoảng 20-45 phút, chia làm 4 chương.

    Về sau, symphony được dùng cho mọi tác phẩm soạn cho dàn nhạc lớn với cấu trúc tự do hơn, không nhất thiết phải gồm 4 chương.

    CONCERTO: (concerti)

    Concerto là tác phẩm viết cho một hay một nhóm nhạc cụ diễn tấu với dàn nhạc, kết hợp nghệ thuật biểu cảm và trình độ kỹ thuật điêu luyện của nghệ sĩ solo với sự phong phú về âm sắc và cường độ âm thanh của dàn nhạc. Giống như symphony, bản concerto dài khoảng 20 – 45 phút, có từ 1-5 chương nhưng phổ biến nhất là có 3 chương: chương đầu thường là dài nhất và kịch tính nhất, chương giữa chậm nhất và tình cảm nhất, chương cuối ngắn nhất và vui tươi nhất.

    Concerto grosso: hình thức concerto thời kỳ Baroque, trong đó thành phần solo gồm một nhóm nhạc cụ hợp tấu chứ không phải một người.

    Solo concerto: chỉ có một nhạc khí giữ vai trò độc tấu (solo), được ghi rõ trong tên nhạc phẩm. VD: Piano concerto, Concerto for Violin,...

    Double concerto: có 2 nhạc khí thay phiên nhau độc tấu hoặc cùng song tấu đối đáp với dàn nhạc. VD: Double concerto của Brahms cho violin và cello.

    Triple concerto: cũng như double concerto nhưng có 3 nhạc khí cùng chia xẻ vị trí solo. Ví dụ: Triple concerto của Beethoven viết cho violin, cello và piano.

    SERENADE
    Serenade có nguồn gốc từ tiếng Italia “sera” (buổi tối) và “serenata” (dạ khúc). Ban đầu dùng để chỉ những bản tình ca mà các chàng trai trẻ thường đứng hát, lúc chiều tà, dưới cửa sổ nhà cô gái mà mình theo đuổi. Về sau, thuật ngữ này được dùng để chỉ các bản nhạc viết cho dàn nhạc nhỏ, có tính chất giải trí và đặc biệt là để biểu diễn ngoài trời.

    POLYPHONIC & HOMOPHONIC

    Nghe bất kỳ đoạn nhạc nào, chúng ta cũng có thể gặp một trong các trường hợp sau: chỉ có một giai điệu, không có phụ họa; có nhiều giai điệu cùng lúc; có một giai điệu cùng hòa âm. Để mô tả các trường hợp đó người ta dùng khái niệm cấu trúc âm nhạc, nó biểu thị bao nhiêu lớp âm thanh bạn có thể nghe thấy cùng một lúc, bất kể đó là giai điệu hay hòa âm, và các lớp đó quan hệ với nhau như thế nào. Cấu trúc âm nhạc có 3 loại tương ứng với 3 trường hợp nêu trên.

    Monophonic (đơn điệu): là cấu trúc chỉ có một giai điệu được thể hiện, có thể độc tấu hay hợp tấu.

    Polyphonic (phức điệu): là cấu trúc trong đó 2 hay nhiều giai điệu độc lập được trình tấu đồng thời, cạnh tranh nhau trong việc thu hút sự chú ý của người nghe. Để có thể thưởng thức trọn vẹn một tác phẩm có cấu trúc phức điệu, bạn có thể phải nghe nhiều lần, mỗi lần theo dõi một giai điệu.

    Homophonic (chủ điệu): là cấu trúc trong đó có một giai điệu chính với phần hòa âm tô điểm cho chủ đề chính. Phần hòa âm này có thể biến đổi rất đa dạng, từ nhạc nền êm dịu đến những cơn sóng âm che lấp cả chủ đề chính. Khi phần hòa âm trỗi dậy tranh giành sự chú ý với chủ đề chính, cấu trúc âm nhạc trở thành vừa có tính chủ điệu vừa có tính phức điệu.

    …VÀ NHỮNG CON SỐ

    Có bao giờ bạn thắc mắc về ý nghĩa những ký tự chữ và số thường gặp ở cuối tên của nhiều tác phẩm nhạc cổ điển? Ví dụ như bản Symphony số 40 K550 của Mozart, hay bản Concerto Brandenburg số 1 BWV 1046 của Bach, hay bản Symphony số 6 Op.74 của Tchaikovsky? Nhìn có vẻ khó hiểu nhưng thực ra ý nghĩa của chúng rất đơn giản.

    Mọi tác phẩm của các nhạc sỹ đều được lập chỉ mục và đánh số để biểu thị một cách tương đối thứ tự ra đời của chúng. Trong hầu hết trường hợp bạn sẽ gặp số chỉ mục Opus – viết tắt là Op. Opus là một từ la-tinh cổ có nghĩa là tác phẩm. Như vậy, bản Symphony số 6, Op.74 của Tchaikovsky là tác phẩm thứ 74 mà ông hoàn thành. Hệ thống số chỉ mục Opus được sử dụng cho các nhạc sỹ và tác phẩm từ thế kỷ 19 trở đi. Trước đó, không có một quy tắc nhất định nào.

    Ngày nay, hàng trăm tác phẩm của J.S.Bach được tham chiếu theo một danh mục lập năm 1950 bởi Wolfgang Schmieder. Bản danh mục này có cái tên đọc trẹo cả lưỡi là: Thematisch Systemmatisches Verzeichnis der musikalischen Werke von Johann Sebastian Bach, may mắn sao nó được viết tắt thành Bach-Werke-Verzeichnis, đó chính là số chỉ mục BWV.

    Trong những trường hợp khác, chữ viết tắt là tên của người đã tổng hợp, hệ thống hóa danh mục tác phẩm của một nhạc sỹ. Vài thập kỷ sau khi Mozart qua đời năm 1791, Ludwig Koechel đã bỏ nhiều thời gian và công sức để hệ thống hóa những tác phẩm của Mozart, do đó số chỉ mục K sau các tác phẩm này là lấy từ họ của Koechel.

    Tuy nhiên cách này cũng gây nhầm lẫn khi những người sọan danh mục lại có chữ cái đầu họ giống nhau. Như các tác phẩm sọan cho đàn phím của Domenico Scarlatti cũng có số chỉ mục bắt đầu bằng chữ K nhưng không phải của Koechel mà là của Ralph Kirkpatrick – nhà âm nhạc học nổi tiếng thế kỷ 20.

    Ngay cả số chỉ mục Opus không phải lúc nào cũng thể hiện đúng trình tự tác phẩm ra đời, bởi các số chỉ mục thường ứng với ngày tác phẩm được xuất bản lần đầu chứ không phải ngày nó được hòan thành. Vì vậy, nếu bạn hỏi ai đó: “Beethoven đã viết tác phẩm nào trước: bản Piano concerto số 1 Op.15 hay bản Piano concerto số 2 Op.19?”, ít người có thể trả lời đúng rằng: thực ra bản được gọi là “số 2” đã hòan thành trước nhưng lại xuất bản sau bản “số 1”.

    Đến đây chắc bạn thấy những số K và Op. này thật rối rắm. Đừng lo, vì thực ra chúng chẳng quan trọng gì và không hề ảnh hưởng tới những cảm xúc mà âm nhạc mang lại cho bạn. Chúng chỉ có giá trị nếu bạn muốn lòe bạn bè chơi - thay vì bảo mình vừa nghe dàn nhạc giao hưởng Boston chơi bản symphony số 40 quen thuộc của Mozart, hãy nói tớ vừa nghe bản trình tấu tuyệt vời tác phẩm K550 và xem họ tròn xoe mắt như thế nào.

    5. Âm nhạc cổ điển - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

    Bài này hàm ý nói về thể loại âm nhạc cổ điển trong văn hoá châu Âu. Về các loại nhạc cổ điển của các nền văn hoá không thuộc châu Âu xin xem bài: Danh sách các loại nhạc cổ điển ngoài châu Âu, hoặc thể loại âm nhạc giai đoạn cuối thế kỷ 18 xin xem Âm nhạc giai đoạn cổ điển,

    Âm nhạc cổ điển là một thuật ngữ mang một nghĩa rộng và có vẻ không chuẩn xác để chỉ thể loại âm nhạc "bác học" được sáng tác và bắt nguồn từ truyền thống âm nhạc nghệ thuật châu Âu, đặc biệt là giai đoạn từ 1000 đến 1900. Một thời kỳ lịch sử âm nhạc từ 1550 đến 1825 của giai đoạn này được gọi là thời kỳ âm nhạc thịnh hành.
    :-?
    Đầu tiên nhạc cổ điển không phải nhạc không lời. Ở Châu Âu thời trung cổ đã có am nhạc, nhưng thời này đa số là nhạc tôn giáo, nhạc hiệp sĩ, dân ca( chưa có nốt nhạc, cách tính cao độ ko như bây giờ) thời kì này kéo dài khoảng gần 10 thế kỷ( từ Tk IV -> XIV) thời kì này mặc dù âm nhạc chưa phát triển nhưng là tiền đề cho thời kì sau thời kì phục hưng âm nhạc phát triển mạnh cùng xã hội, có nhiều thể loại mới ra đời ( trước đây chủ yếu chỉ có nhạc cho tôn giáo thường là preluyt và fuga, thánh ca) như nhạc kịch phát triển, thanh xướng kich phát triển... cách ghi nhạc được hoàn thiện....đến thời kì cổ điển Viên là thời kì rất huy hoang của âm nhạc với Bêtthôven, Mozart... Nhạc cổ điển trở thành một dòng nhạc cực kì phổ biến tại khắp Châu Âu. Tiếp theo là sự phát triển qua các thời kì lãng mạn, siêu thực, ấn tượng..v..v.. nhưng người Việt Nam có lẽ biết nhiều nhất đó là dòng nhạc cổ điển thời cổ điển Viên(Tk XVII - XVIII).
    Nhạc cổ điển chia làm 2 dong chính: khí nhạc và thanh nhạc
    Khí nhạc gồm có preluyt, fuga, sonat, cosecto, độc tấu, song tấu, tam+tứ tấu, giao hưởng, uvectuya..
    Thanh nhạc gồm nhạc kịch, thanh xướng kich, oppera, và nhiều kiểu hát nhiều bè
    1) Nhạc cổ điển (classical music):

    Nhạc cổ điển (classical music) là thuật ngữ thường dùng, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thanh (radio), để phân biệt với các thể loại khác như pop,rock, jazz v.v. Chữ cổ điển (classical) thường được dùng với hai nghĩa : cổ xưa và đỉnh cao. Thuật ngữ này thường hay gây nhầm lẫn vì nhạc cổ điển (classical music) cũng đồng thời là một thời kỳ trong nền "âm nhạc nghệ thuật phương Tây" ,thời kỳ cổ điển 1750-1820. Theo thiển ý riêng của tôi thì nhắc đến nhạc cổ điển thông thường người ta muốn nói đến nền âm nhạc nghệ thuật phương Tây (Western art music). Gọi là âm nhạc nghệ thuật vì người ta phân loại âm nhạc theo hai loại dựa vào mục đích âm nhạc. Nhạc nghệ thuật lấy âm nhạc làm mục đích, nhạc khác lấy mục đích khác ngoài âm nhạc (tuyên truyền,vận động...) . Phân chia này chỉ có tính quí ước (vì có người chắc sẽ thắc mắc hổng lẽ nhạc khác không có tính nghệ thuật, cũng như chuyện phim nghệ thuật và phim thương mại vậy thôi).

    Hiểu theo nghĩa âm nhạc nghệ thuật thì nền "nhạc cổ điển" (chữ thường dùng) bao gồm luôn cả âm nhạc đương đại (về thời gian) và các nền âm nhạc ngoài phương Tây (Trung Quốc, Ận Độ, Nhật, Việt Nam...về không gian). Với tôi, chữ nhạc cổ điển hiểu theo nghĩa rộng là như thế.

    Còn nói theo nghĩa hẹp, xin liệt kê các giai đoạn nhạc cổ điển phương Tây để mọi người tham khảo : Trung Cổ (Medieval trước 1450), Phục Hưng (Renaissance 1450-1600), Baroque (1600-1750, chữ này vốn là một từ nước ngoài (của Anh Ngữ) mà theo tôi biết thường mang hai nghĩa "hoa mỹ" và ''''''''"gồ gề"), Cổ điển (Classical 1750-1820), Lãng Mạn (Romantic 1820-1900), Thế kỷ 20 (.người ta cũng thường hay chia giai đoạn này làm hai:trước và sau 1945). Lưu ý là các mốc thời gian chỉ mang tính tương đối (gắn với các sự kiện) , trong thực tế không có một nhát cắt dứt khoát kiểu như vậy.

    2) Nhạc thính phòng (chamber music):

    Nhạc thính phòng (chamber music) là loại nhạc chơi "trong phòng" (chữ chamber) trong các gia đình "trung lưu", "tiểu quí tộc".... Nó xuất hiện vào thời kỳ âm nhạc cổ điển (classical period 1750-1820). Lí do chủ yếu là kinh tế, vào giai đoạn này giai cấp trung lưu, "tiểu quí tộc" xuất hiện nhiều và đương nhiên họ cũng có nhu cầu thưởng thức âm nhạc. Trước đây thưởng thức âm nhạc thường chỉ giành cho "đại quí tộc", vì chỉ có họ mới có đủ tiền tổ chức các đại dàn nhạc (vài chục người). Do "nghèo" nên nhạc thính phòng thường gồm khoảng 10 người, thường là không có nhạc trưởng (conductor). Một thể phổ biến của nhạc thính phòng là tứ tấu dây (string quartet), mà tương truyền rắng cha đẻ của nó là Haydn (cùng với Mozart và Beethoven là ba cây đại thụ của thời kỳ cổ điển 1750-1820). Ngoài ra thì còn có các thể loại tam tấu (trio), ngũ tấu...

    3) Nhạc giao hưởng (symphonic music)

    Symphony là chữ được tạo thành từ 3 morpheme (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa trong ngôn ngữ học) :syn+ phone+ y. Syn--->sym là do qui tắc về kết hợp morpheme,mang nghĩa "đồng thời", phone nghĩa là âm thanh, y -tạo danh từ (ic:tạo tính từ). Như vậy chữ này có nghĩa là "âm thanh cùng với nhau", người Việt kêu là "giao hưởng". Nhạc giao hưởng (symphony) là thể loại nhạc viết cho "đại dàn nhạc" (vài chục đến vài trâm người), thường gồm có 4 chương (movement). Các chương được viết theo nhiều cấu trúc khác nhau (tuỳ theo tác giả), nhưng cũng có một số "qui tắc" nhất định.

    Chương 1 thường được viết theo thể Sonata (sonata form, chữ sonata là chữ gốc Latin có nghĩa "to sound" (với,để cho âm)). Lưu ý là nên phân biệt thể sonata này với bài sonata (3 chương, về cấp bậc thì ngang hàng với symphony,concerto...). Cấu trúc của thể sonata gồm có 3 phần chính:mở (exposition), khai triển (development), trở lại (recapitulation). Hai phần không bắt buộc phải có là giới thiệu (đầu) và coda (cuối) (chủ đề chính và điểm xuyết lại).

    Chương 3 thường được được viết theo thể Minuet and trio (minuet=chậm,nhảy, trio=ba; thể viết theo nhịp ba (triple meter) theo (như,giành cho) nhảy). Nhưng đặc biệt với Beethoven, ông là người ưa thích dùng thể Scherzo (nhẹ nhàng, vui tươi) cho chương 3.

    Các thể khác hay được sử dụng trong bản giao hưởng là Rondo(nhanh, một đoạn nhạc thường hay xuất hiện nhiều lần mà người ta hay ví von nó như cái bánh sandwich) , Themes and Variations (chủ đề và biến thể)...

    =====================================================================================

    BỐN BƯỚC ĐỂ BẮT ĐẦU NGHE NHẠC CỔ ĐIỂN

    1. Hãy nghe chăm chú, tập trung và kiên nhẫn.
    2. Xác định rõ mình đang nghe thể loại gì: Sonata, giao hưởng, concerto hay tone poem (giao hưởng thơ). Hãy học để phân biệt sự khác nhau giữa các thể loại.
    3. Hãy nghe chủ đề và các biến tấu của chủ đề trong cả bản nhạc. Mỗi diễn tiến trong một đoạn nhạc có cấu trúc riêng, nhưng đều thể hiện một chủ đề chung.
    4. Hãy xem nhạc cụ nào thể hiện chính trong một đoạn nhạc và thử suy nghĩ xem tại sao tác giả lại sử dụng nhạc cụ đó.
    -----------
    CẤU TRÚC NHẠC CỔ ĐIỂN

    Cấu trúc nhạc cổ điển dựa vào sáu yếu tố chính. Sáu yếu tố này trên nguyên tắc quan trọng ngang nhau. Thực tế thì do sở thích hay do khả năng của từng nhà soạn nhạc mà yếu tố này sẽ quan trọng hơn yếu tố kia. Kết quả là nhạc mỗi thời đại mang sắc thái riêng đã đành, ngay cả trong cùng một thời đại, nét nhạc của mỗi nhạc sĩ cũng mỗi khác.

    1. Rythm.
    Gồm nhịp điệu và tiết tấu
    - Nhịp điệu (meter) làm ta có thể dậm chân hay vỗ tay theo. Nó có thể là 2/4, 3/4, 4/4, ..vv...
    - Tiết tấu (tempo) cho biết nhạc phải được chơi nhanh hay chậm. Tiết tấu được phân ra từ Largo (chậm nhứt) tới Prestissimo (nhanh nhứt). Chen giữa hai cực điểm này là một loạt những tiết tấu khác với độ nhanh tăng dần (Grave, Lento, Adagio, Andante, Andantino, Moderato, Allegro, Allegro molto, Vivace, Presto).

    Chọn tempo cho bài nhạc là thẩm quyền của ngài nhạc trưởng. Cùng một bản nhạc thu âm nhưng thời gian dài ngắn xê xích chút đỉnh tùy tempo. Bản Bolero của Ravel là một khúc crescendo, trung bình dài độ 15 phút. Daniel Baremboin múa đũa dài nhất, hơn 17 phút. Nhanh nhất là Toscanini.

    2. Melody – Âm điệu.
    Melody hay tune là một chuỗi những nốt nhạc tiếp nối. Âm điệu một bài nhạc là cái nền làm bản nhạc du dương do đó dễ nghe và dễ nhớ. Âm điệu là yếu tố ngó chừng quan trọng nhất của dòng nhạc thời Lãng mạn. Thính giả chẳng cần hiểu biết tối thiểu về nhạc cũng vẫn có thể nghe và thích các bản nhạc trầm bổng réo rắt của những tác giả sở trường về âm điệu như Schubert, Tchaikovski, Mendelssohn vv...

    3. Texture - Kết cấu.
    Đặt nốt nhạc tiếp nối nhau theo hàng ngang là viết melody.
    Đặt nốt theo hàng dọc là viết harmony tức hoà âm.

    Để tạo ‘bề sâu’ cho một nốt nhạc chính người ta đặt kèm dọc theo, ngay trên và dưới nốt nhạc này, một loạt những nốt nhạc hỗ trợ tương ứng thích hợp khác. Khi những nốt nhạc dọc này được chơi cùng lúc, chúng sẽ tạo ‘chiều sâu’ cho nốt nhạc chính. Serie này có tên gọi là chords hay âm giai.

    Homophonic : nhạc chỉ có một melody với những hoà âm chords đi kèm. Phần lớn nhạc thời Cổ điển và thời Lãng mạn là homophonic.

    Polyphonic : nhạc với hai hay nhiều melodies một lần nhưng không có chords. Mỗi bè nhạc giữ một melody riêng. Các melodies đi riêng biệt và cùng lúc với nhau theo phương pháp đối âm counterpoint, còn gọi là counter-note.

    Để dễ tưởng tượng vụ counterpoint của polyphonic, xin nói về Kim Dung. Trong thiên Anh Hùng Xạ Điêu, Quách Tĩnh được nghĩa huynh Châu Bá Thông truyền cho ngón 'Song Thủ Hổ Bác'. Song Thủ vì hai tay xuất hai chiêu hoàn toàn khác nhau, nó tương đương như hai cao thủ xuất chiêu riêng, nhưng hai chiêu lại hổ trợ rất mật thiết nhịp nhàng để đường quyền trở nên thập phần uy dũng. Đối phương hoa mắt rồi xây xẩm mặt mày. Polyphonic chính là ngón song thủ hổ bác này (hay tam tứ thủ hổ bác, tùy theo) không hơn không kém.
    Bach của thời Baroque sở trường số một về kỹ thuật polyphonic-counterpoint. Bạn cứ tìm những bản viết theo thể điệu fugue của Bach sẽ nhận ra bản nhạc có hai (hay nhiều) melodies chạy song song, cantata Herz and Mund với Jesu, Joy of Man’s Desiring chẳng hạn. Một bản nhạc khác thường nghe trong mùa Giáng sanh, ‘Gloria’. Phần đầu ‘Canh khuya nghe tiếng hát các thiên thần ...’ là homophonic, phần điệp khúc ‘Glo ...ria in el celsis *** ...’ chính là polyphonic không khác.

    Nghe nhiều melodies một lần cũng như nghe nhiều đứa ngứa miệng, a-lát xô lên tiếng một lượt, bởi vậy nên lộn xộn thấy bà (nếu từng đứa nói riêng thì nghe lại yếu xìu hổng đã, khổ vậy đó chớ) Nhưng nghe và để ý kỹ một nhóm nhạc cụ riêng bạn sẽ nhìn ra được melody nhóm này đang chơi, rồi từ đó bạn sẽ nhìn ra cái (hay những) melody còn lại do các nhạc cụ khác đảm trách (mỗi lần để ý một nhóm thôi và phải nghe tới lui nhiều lần nha) Thoạt tiên thì khó khăn lắm lận nhưng xin đừng nản chí, ráng kiên nhẫn kháng chiến trường kỳ thì nhất định sẽ đạt thắng lợi, từ từ rồi bạn nhận ra dễ dàng từng âm điệu một, xin bảo đảm rằng, bạn sẽ thấy trước và sau này, chưa có ai qua mặt được ông Bach vĩ đại này hết trọi !

    Monophonic : phần lớn nhạc nhạc thời trung cổ thuộc loại này. Nhạc chỉ có một melody do một hay nhiều người hát đồng ca. Không chords cũng không counterpoint gì ráo nên nghe chán phèo hà (Chorus trong opera cũng hát đồng ca nhưng là đồng ca 4 bè nghĩa là hát với chords, xin đừng lẫn lộn)

    Gây chiều sâu cho nhạc bằng cách đan nốt. Harmony là đan dọc và counterpoint là đan ngang. Đan dọc đan ngang như thế giống như ta dệt vải vậy, nghĩa là ta tạo texture cho âm nhạc. Sau Bach và ngay cả nhạc thời nay kỹ thuật counterpoint vẫn còn được xử dụng nhưng nó không chiếm vị trí quan trọng như thời Baroque của Bach nữa.

    4. Tone color – Âm sắc.
    Mỗi nhạc cụ có tone color (hay timbre) riêng. ‘Sắc’ của flute khác ‘sắc’ của tuba, ngay cả khi chúng chơi cùng một nốt nhạc. Thậm chí với vĩ cầm, có người còn quả quyết rằng, âm sắc một nốt nhạc sẽ thay đổi nếu bowing khác cách (lên và xuống chẳng hạn).
    Trong một dàn đại hoà tấu có chừng 20 loại nhạc khí khác nhau thì cũng có chừng ấy âm sắc. Nhà soạn nhạc giống như họa sĩ trước giá vẽ, phải biết chọn ‘màu’ nhạc thích hợp với từng nhạc cụ để diển tả những cảm xúc khác biệt.

    Nhà nhạc học Arthur Elson cho rằng âm thanh phát từ mỗi nhạc khí mỗi khác, nên mỗi nhạc cụ có khả năng bộc lộ tình cảm riêng :

    - Violin : diễn tả được mọi tình cảm.
    - Viola : buồn da diết.
    - Cello : mọi tình cảm (nhưng tiếng của cello gần với giọng nói con người hơn violin).
    - Piccolo : nỗi vui hoan lạc, điên rồ
    - Oboe : nỗi vui đắm thắm, dịu dàng
    - Trumpet : hào hùng.
    - Tuba : sức mạnh, thô bạo.
    - English horn : buồn bã mơ màng.
    - Clarinet : êm ái thuyết phục.
    .......

    (English horn là gì ? French horn thuộc dàn kèn đồng và có nguồn gốc từ Pháp. English horn thì chẳng những hổng horn mà cũng hổng English gì ráo. Đây là tên gọi hoàn toàn sai, nó chỉ là cái oboe quá khổ, lớn gấp rưỡi cái oboe bình thường và âm sắc của nó thì hoàn toàn trái ngược với oboe - Xin xem ở trên)

    Tone colors được chú trọng nhiều trong thời Lãng mạn. Lúc trước nhạc chỉ là nhạc thuần túy pure music (hay absolute music) nhạc viết khơi khơi, nhạc viết vì nhạc. Tới thời Lãng mạn nhạc viết ra với mục đích diễn tả một tình huống hay kể một câu chuyện, loại nhạc này gọi là program music (hay tone poem, symphonic poem) Wagner hổng thích gọi các vở nhạc kịch của mình là Opera, ổng ngon lành kêu chúng là ‘music drama’ cho tăng màu sắc !

    Nếu một nhạc sĩ lãng mạn muốn người nghe nhạc nhận ra tiếng sóng bể kêu gào, tiếng chim hót véo von, tiếng thì thầm của tình nhân, hay lời tung hô chiến thắng vv.. thì chả phải tùy theo trường hợp mà viết nhạc và chọn những nhạc cụ với âm sắc thích hợp. Haydn Mozart thời cổ điển viết pure music, Berlioz Lizt thời Lãng mạn nghiêng về program music. Thông thường program music mới cần, nên mới chú trọng đến tone color nhiều hơn. Nhưng cũng có những nhạc sĩ do năng khiếu, đã xử dụng tài tình tone color vào ngay cả pure music làm dòng nhạc thêm lóng lánh sắc màu.

    5. Form- Thể loại.
    Nhà soạn nhạc xây dựng tác phẩm theo mô hình kiến trúc, gọi là form. Âm điệu hổng phải là mang nốt nhạc thả nổi khơi khơi vào đó, thả vậy nó rớt hết ra nha ! Nốt nhạc như những viên gạch được ‘gắn chặt’ vào khuôn (đã được nhạc sĩ chọn trước) để tạo thành tác phẩm. Mô hình có thể chặt chẽ, nhưng cũng có thể lỏng lẻo nên rồi méo mó chút đỉnh làm nghe khờ người mà cũng hổng biết nó là form gì ! Tác phẩm theo đúng khuôn dĩ nhiên giúp người nghe dể dàng nhận ra form của nó hơn.

    Các forms gồm có :
    - Thời Phục Hưng : Motets và Madrigals. Cả hai đều là nhạc hát vocal music.
    - Thời Baroque : Passacaglia (dance form) và Fugue.
    - Thời Cổ điển : Sonata, Symphony, String quartet, Concerto.
    - Thời Lãng mạn : Symphonic poem và tấu khúc cho piano (prelude, polonaise...)
    ..............

    Trong âm nhạc, nhiều nốt thành phrase, nhiều phrase thành section, nhiều section thành movement và các movements hợp thành bản nhạc. Movements có cấu trúc với các luật lệ riêng mà các nhà soạn nhạc phải tuân theo. Thường các sections trong movement có khuynh hướng lập lại, hoặc lập lại y chang hoặc biến dạng hay thêm thắt mở rộng ra chút đỉnh

    Tác phẩm được cấu tạo chặt chẽ, bài bản đúng nghĩa tức đúng fondamental forms, là những đứa con hợp pháp. Nghe chúng người ta nhận ra huyết thống của chúng liền tù tì (symphony, sonata, concerto ...). Một số tác giả lấy vài câu vài đoạn của một tác phẩm đã nổi tiếng rồi thêm thắt hoa lá cành vào thành một bài nhạc mới, hình thức này thường thấy và có tên gọi là Theme and variations ...
    Nhạc viết không theo form nữa gọi là free form, thấy trong các symphonic poem hay prelude vv..

    6. Tonality – Âm chuẩn.
    (Âm chuẩn là dịch đại thôi, chả biết từ chính xác là gì)

    Nói tới tonality người ta nghĩ tới cung bậc. Mỗi cung có một nốt chủ âm (tông hay tone) và âm giai tức chord của chủ âm này. Tác giả chọn tông rồi viết melody và harmony xoay chung quanh nó.
    Consonance là khi các nốt đi theo đúng tông, nhạc khi trình tấu lên nó êm ái mượt mà và nó ... thuận nhĩ. Dissonance là khi các nốt không đúng tông, nhạc cất lên thiệt gồ nghề trúc trắc và ... nghịch nhĩ.

    Chuyện consonance có vẻ như được ưa thích nên nếu muốn du dương tình tứ truyền cảm thì chắc chắn nhạc phải đặt đúng tông. Nhưng nếu muốn diễn tả những tình cảm khó chịu hoang mang hoặc muốn nhấn mạnh để làm nổi một âm điệu trong dòng nhạc thì các nhà soạn nhạc phải chọn phương cách dissonance để gây ấn tượng. Dissonance không nhất thiết phải đảo lộn tùng phèo cả âm giai (nghĩa là dùng hẳn một âm giai khác) mà lắm khi chỉ cần đổi một nốt và đổi thiệt nhẹ (tăng cao hay hạ thấp hơn nửa tông) chừng như cũng đã đủ để làm ... đất bằng dậy sóng !
    Ngay cả khi cùng một tông, chỉ cần đổi từ trưởng major ra thứ minor là dòng nhạc cũng đã khác. Major thì hùng tráng vui tươi trong khi minor lại buồn bã mơ màng.

    Nhưng rồi thuận và nghịch lại còn tùy, do tính tương đối của nó. Người ta nói rằng : nghe nghịch mãi thành quen, rồi sẽ biến thành thuận liền hà (bởi vậy đờn ông lấy vợ ít lâu y hình ai cũng sanh lòng hiếu thảo ráo trọi !) Thành ra nghịch nhĩ của Palestrina (Phục hưng) hổng thấm tháp chi với nghịch nhĩ của Schubert (Lãng mạn), và một ngày đẹp trời Schubert (thế kỷ 19) vặn CD nghe Stravinsky (thế kỷ 20) dám sẽ lăn đùng ra chết giấc, cho dù ổng cũng ngầu vụ dissonance hết ý !!!

    Tác phẩm nổi tiếng ‘Erlkoring - The Elf King’ đã được Schubert viết với kỹ thuật nghịch nhĩ này. Đây là một music program ở dạng lied (ca khúc), lấy ý từ thơ của von Goethe. Erlkoring kể chuyện một người cha trên lưng ngựa, với đứa con nhỏ trong tay, ráng băng qua cánh rừng già để cố gắng thoát khỏi nanh vuốt của tử thần Elf chạy phía sau. Trong bài nhạc, Schubert đã để người cha hát giọng thấp và đứa bé hát giọng cao hơn. Nhạc chính của hai cha con được viết trên cùng một tông. Thế nhưng ... Tử Thần cất tiếng êm ái như tơ và hát ở một tông khác. Nhạc liên tục đổi tông lia chia rất ... suspense. Rồi ba lần thằng nhỏ kêu lên ‘Tiá ơi tía ơi’ vì nó quá sợ hãi. Để tạo cảm giác khủng khiếp này, Schubert đã cho giọng đứa bé lạc đi, bằng cách cho nó hát cao hơn nhạc (piano) đệm nửa nốt. Thiệt là dissonant lỗ tai người nghe, tạo cảm giác khó chịu hồi hộp muốn chết !!

    Schubert đã dùng hai tones để tạo chuyện nghịch nhĩ, nhưng hai tone này cũng chỉ tuần tự thay phiên nhau, xong cái này mới qua cái kia chớ chúng không hề được hát lên cùng một lần. Tới thế kỷ 20 để đổi mới cho âm nhạc, người ta tà tà làm màn sáng tạo. Một trong những phẩu thuật lift-face này là nhạc được chơi trên 2-3 tông và (má ơi) ... chơi cùng lúc. Tên gọi của nó là polytonality (hay bitonality, tritonality ... tùy theo). Tiền phong trong phong trào polytonality này phải kể tới Prokofiev, Bartók, Stravinsky...

    Một hình thức tonality mới nữa là ... atonality, nhạc không có tông, viết với "12 tone serial system".
    Đại khái thế này : tonality viết nhạc với 7 nốt chính, chúng cách nhau 1 tông hay ½ tông, rồi dùng diese và bemol để thay đổi khoảng cách các nốt nhạc cho hợp theo âm chuẩn. Atonality không có âm chuẩn nên không cần diese hay bemol để làm chuyện thăng giáng nữa, 7 nốt nhạc biến thành 12 nốt với khoảng cách đồng đều đúng ½ tông, 12 tone serial system là vì thế.
    =====================================================================================

    BÍ KÍP CẢM THỤ NHẠC CỔ ĐIỂN

    Bí kíp cảm thụ nhạc cổ điển facebook Bí kíp cảm thụ nhạc cổ điển twitter Bí kíp cảm thụ nhạc cổ điển delicious Bí kíp cảm thụ nhạc cổ điển google Bí kíp cảm thụ nhạc cổ điển

    Với một bài văn là con thuyền “chở” ý thì bản nhạc tự nó đến với ta, không nhờ ai “chở” đi và có thể cũng không “chở” ai đi. Chúng ta thưởng thức bản thân âm thanh chứ không thưởng thức cái mà âm thanh mang đến.

    Hấp lực của dòng nhạc cổ điển:

    Những nhà chuyên môn lẫn những người không chuyên âm nhạc vẫn thường hay dùng câu "hiểu âm nhạc" mà không xét tới nghĩa chính xác của câu này, thậm chí không nghĩ tới việc khái niệm "hiểu" có thể áp dụng cho âm nhạc hay không.

    Chúng ta nói: "tôi không hiểu Beethoven" giống như chúng ta nói: "tôi không hiểu Einstein", nhưng chúng ta không để ý sự khác biệt giữa các phát biểu này. Đâu là cái khác biệt giữa một nhạc phẩm mà ta hiểu với một nhạc phẩm mà ta không hiểu? Có một cái gì khác ngoài ca từ có thể hiểu được trong âm nhạc không?

    "Hiểu" là một động tác của tri thức. Âm nhạc có phải là tri thức để mà hiểu hay không? Nếu ta nói rằng có, tức là tri thức có một vai trò gì đó trong thưởng thức âm nhạc, thì chúng ta có thể kết luận rằng chính cái đó sẽ xác định xúc cảm và lạc thú mà bản nhạc đem lại cho chúng ta? Hay là sự thấu hiểu sẽ theo gót chứ không dẫn dắt xúc cảm?

    Từ "hiểu" chỉ có thể áp dụng cho âm nhạc nếu như âm nhạc có một ý nghĩa nào đó. Hiểu tức là nắm bắt được ý nghĩa, mà ý nghĩa là cái giá trị khách quan được tượng trưng bởi các ký hiệu và mối liên hệ giữa những ký hiệu với nhau.
    Với một bài văn là con thuyền "chở" ý thì bản nhạc tự nó đến với ta. Ảnh: yume.vn

    Liệu có thể có một khái niệm nào trong âm nhạc có chức năng làm biểu tượng cho một ý nghĩa nào đó? Chẳng hạn, ta thường thấy các chỉ dẫn ghi trong bản nhạc: "hùng tráng", "vui tươi" hay "chậm, buồn", đó là những chỉ dẫn rất mơ hồ, không có gì đảm bảo những dàn nhạc khác nhau thể hiện cái "hùng tráng", "vui tươi", "buồn" như nhau cả. Chính việc nhà soạn nhạc ghi những chỉ dẫn như thế trên bản nhạc cho ta thấy sự bất lực của phép ký âm trong việc bảo đảm truyền đạt ý của tác giả đến người trình tấu.

    Thính giả của một bài diễn thuyết bằng lời có thể có những phản ứng khác nhau về bài nói. Thính giả của một bản nhạc cũng thế. Khác biệt là bài diễn thuyết có một ý nghĩa xác định rõ ràng qua nội dung những từ ngữ trong bài, ý nghĩa từng từ ngữ đó được ghi rõ trong từ điển. Nếu một bài diễn thuyết kêu gọi hòa bình lại gây ra xô xát, ta bảo bài diễn thuyết đó bị hiểu lầm. Điều này không thể xác định rõ như thế trong âm nhạc.

    Trong âm nhạc, hệ thống các âm thanh được cảm nhận trực tiếp, nó có một giá trị thực chất, nó có thể khơi dậy những cảm xúc mãnh liệt, nhưng tất cả diễn ra trong một mức sâu kín hơn ngôn ngữ trong tâm tưởng người thưởng thức, và chính sự thưởng thức mới quan trọng hơn sự thấu hiểu.

    Với một bài văn là con thuyền "chở" ý thì bản nhạc tự nó đến với ta, không nhờ ai "chở" đi và có thể cũng không "chở" ai đi. Chúng ta thưởng thức bản thân âm thanh chứ không thưởng thức cái mà âm thanh mang đến.

    Nhưng phải chăng ngôn ngữ luôn chỉ là một hệ thống ký hiệu mà không có chút giá trị nội tại nào trong những câu, chữ? Không, hoàn toàn không. Hãy xem thơ ca, nếu tách bài thơ thành những mệnh đề, nhóm từ và từ mà phân tích, liệu chúng ta có nắm bắt tất cả giá trị tiềm ẩn trong bài thơ? Hoàn toàn không, chúng ta sẽ bỏ mất thật nhiều, đôi khi là tất cả. Bài thơ chỉ được truyền đạt trọn vẹn khi nó đến một cách toàn vẹn, mọi sự phân tích sẽ ít nhiều làm mất cái "chất thơ".

    Thơ, đó là ngôn từ được sử dụng một cách nghệ thuật, nó mang lại giá trị của bản thân ngôn từ chứ không chỉ ý nghĩa. Từ âm điệu, vần nhịp, xúc cảm không diễn giải được, các giá trị này nằm bàng bạc trong toàn thể bài thơ mà không nằm ở bất cứ phần nào có thể chỉ ra được. Cũng như thế, một khúc nhạc không thể được phân tích, tách rời và diễn dịch bằng các thuật ngữ hợp lý.

    Nhưng sẽ là sai lầm nếu từ đó rút ra kết luận "âm nhạc không có nghĩa gì cả", hoặc nội dung của âm nhạc là mơ hồ. Cho dù âm nhạc là không thể diễn dịch được, có một cái tạm gọi là "nhạc cảm" trong bản nhạc, nó có thể cực kỳ xác định. Nói đến nhạc cảm không chỉ là nói đến các cảm xúc vọng lại từ thính giả. Những cảm xúc vọng lại này sẽ tan biến, nhưng tồn tại rõ ràng trong mỗi bản nhạc là cái nội dung tinh thần làm cho một bản nhạc không thể lẫn lộn với các bản nhạc khác.

    Một bản nhạc được sáng tác ra, nhiều nhạc công chơi nó, tất cả đều khác nhau đôi chút trong cách xử lý nốt nhạc, họ tạo ra những phản ứng khác nhau từ thính giả. Tất cả những cách thể hiện và đáp ứng đó đều không sai, vì dựa trên cái gì để phán xét? Chỉ riêng tác giả biết được cảm xúc của thính giả có đúng với những gì mình muốn diễn đạt hay không. Nhưng rồi tác giả mất đi, tất cả chỉ còn là những ký hiệu trên trang giấy và những chỉ dẫn mơ hồ về cách diễn tấu.

    Một số cảm xúc có thể được truyền đạt không phải qua bản thân âm thanh của bản nhạc mà từ tên gọi, ca từ, giai thoại, kiến thức về tiểu sử tác giả, về hoàn cảnh lịch sử khi bản nhạc ra đời. Gạt bỏ tất cả những thứ ngoài bản thân âm thanh thì bản nhạc truyền đạt được gì? Truyền đạt cụ thể và chính xác đến mức nào? Nếu đặt lại tên, đặt lại lời một bài hát, liệu có thể làm quay ngược nhạc cảm 180 độ hay không?

    Người ta thường có khuynh hướng cho rằng âm nhạc là nghệ thuật kết hợp các âm thanh, các nhà soạn nhạc được hình dung như các phù thủy, pha trộn âm thanh để tạo ra cảm xúc và khoái cảm cho thính giác. Nếu chỉ có thế, một đầu bếp trứ danh cũng làm phép trên thịt thà, rau cá, phối hợp hương vị để tạo cảm xúc và khoái cảm cho thực khách, có kém gì?

    Cái khác biệt là người ta có thể thưởng thức món ăn mà không cần nhiều đến trí thông minh, học vấn và vốn sống, nhưng với âm nhạc thì không thể. Khi nghe nhạc, người ta chấp nhận một kết nối tâm linh giữa tác giả, người trình tấu và người nghe, trong đó cả ba đều thể hiện và phát triển nhân cách của mình, nhiều hay ít. Trong âm nhạc, luôn có trao và nhận, có biểu đạt và tiếp thụ, song hơn nữa, có sự sáng tạo không chỉ ở người trao mà còn ở người nhận.
    Mỗi người đều có một cách cảm thụ âm nhạc theo cách riêng của mình. Ảnh: nguyenduvt.info

    Vậy âm nhạc không phải chỉ là sự kết hợp âm thanh để tạo khoái cảm cho đôi tai. Nội dung của âm nhạc, nếu như không diễn giải được, không phải vì nó quá mơ hồ, mà ngược lại, bởi vì nó quá cụ thể. Nó là nhân cách, con người của nhạc sĩ. Nếu tôi giới thiệu với bạn một người, tôi có thể nói gì? Đây là ông X, ông là tiến sĩ, giáo sư, ông đã viết công trình A và B, ông đã phát minh ra Y và Z..., tất cả những điều đó cho bạn cảm giác cụ thể về ông X, kỳ thực chúng chỉ là trừu tượng. Ông X cụ thể, bạn chỉ biết khi đã sống với ông ta, có những giao tiếp mật thiết với ông ta. Cái cụ thể không thể diễn giải gì thêm, ngược lại cái có thể diễn giải bằng lời lại chỉ là những điều trừu tượng.

    Bạn cho tôi nghe một khúc nhạc và hỏi tôi: Bạn nghe thấy gì? Bạn có thể nói lên điều gì? Nếu đó là âm nhạc đích thực, tôi chỉ có thể nói: Tôi nghe thấy khúc nhạc của bạn, tôi không thể truyền đạt cho ai điều gì về khúc nhạc ấy, ngoài việc chơi lại nó lần nữa, nếu tôi có thể.

    Có lẽ có hai cách nghe nhạc khác nhau. Một là gắng sức cảm thụ cái đẹp, khi đó nghe một bản nhạc có thể là một công việc đôi khi mệt nhọc và đôi khi có cả đau đớn, tương tự như đọc một bài thơ buồn, xem một vở bi kịch, nó đòi hỏi một sự chuẩn bị tinh thần, một quá trình hành động tích cực và chủ động diễn ra trong tâm thức, phối hợp với sự diễn tấu. Cách thứ hai, mà tôi cho là đa số người nghe nhạc thường theo, là thụ động buông mình theo cảm giác, nhằm tìm thấy những khoảnh khắc vắng mặt của ý thức. Có những bản nhạc thích hợp cho cách nghe này hay cách nghe kia, có lẽ người ta chia âm nhạc ra loại "giải trí" và loại "nghiêm túc" là vì vậy.

    Nhưng cũng chẳng có gì cấm chúng ta cảm thụ theo cả hai cách cùng một lúc.

    =====================================================================================

    NHẠC CỔ ĐIỂN: Món ngon không riêng!

    Nếu cách đây hai, ba thập kỷ sức hút của nhạc cổ điển không thua kém nhạc đại chúng, thì nay thể loại nhạc này ít được xã hội quan tâm.

    Có nhiều lý do được đưa ra như thiếu tác phẩm tầm cỡ, hay tính hàn lâm khiến nhạc cổ điển khó tiếp cận công chúng… Phải chăng thời khắc suy tàn của nhạc cổ điển đã đến!

    Còn nhớ khoảng 20 – 30 năm về trước, các biểu diễn của Dàn nhạc giao hưởng Berlinvới nhạc trưởng lừng danh Herbert von Karajan tại các nhà hát rộng lớn luôn chật kín khán giả. Nhiều người xếp hàng từ đêm đến sáng chỉ để mua vé vào nghe bộ ba tenor Pavarotti – Domingo – Carecas cùng hòa giọng. Sức hút của nhạc cổ điển khi đó không thua các thể loại âm nhạc đại chúng như: pop, rock… Nhưng giờ đây thì sao? Thông tin về nhạc cổ điển ngày càng ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Các chương trình biểu diễn lớn, tầm cỡ thế giới gần như vắng bóng. Các dàn nhạc lớn liên tục cắt giảm quy mô vì hoạt động kém hiệu quả. Đa số người nghe nhạc tuổi dưới 40 giữ thái độ “kính nhi viễn chi” với thể loại âm nhạc “bác học” này. Trong khi đó, hơn 3 thập kỷ qua, không có tác phẩm nào khả dĩ sánh được với các kiệt tác của tiền bối ra đời. Vì thế, nhiều người bi quan cho rằng: đã đến thời khắc suy tàn của nhạc cổ điển!

    Có nhiều lý do để người ta từ chối nghe nhạc cổ điển. Hay được viện dẫn nhiều nhất là hai chữ “bác học”, tức thể loại âm nhạc chỉ dành cho người hiểu biết, tri thức cao và người làm chuyên môn âm nhạc. Dài, phức tạp cũng là một lý do, không có lời cũng là một lý do hay trừu tượng cũng là một lý do khác. Để cảm nhận, người nghe thay vì nhún nhẩy hát theo, lại phải im lặng hoàn toàn, tập trung vào màn trình diễn chỉ hấp dẫn ở âm thanh chứ không nổi bật về hình thức. Một vấn đề nữa là môi trường. Chúng ta thường có tâm lý chạy theo đám đông, trong khi pop, hip-hop, R&B… dễ thẩm thấu, dễ phân biệt hay dở hơn. Nghe jazz, blues đã thấy khó rồi, huống hồ là cổ điển. Tâm lý ngại khó cũng là rào cản lớn. Rồi đi xem nhạc cổ điển cũng rất nhiêu khê, đó là chưa kể hàng năm không có mấy chương trình biểu diễn, nếu có thì giá vé đắt như trên trời… Thế là, bức tường vô hình ngăn cách âm nhạc cổ điển với công chúng mọc lên và ngày càng cao mãi. Tự nhiên, người ta cứ xa dần, xa dần…

    Tất cả lý do trên xét cho cùng cũng chỉ là sự biện minh. Vấn đề nằm ở sự kiên nhẫn và lòng khát khao tìm tòi, hướng đến cái đẹp. Không phải tất cả người mê nhạc cổ điển đều có may mắn tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ, cũng chẳng phải tất cả đều làm trong ngành âm nhạc hay thuộc tầng lớp có tri thức cao. Trong mỗi con người hình như có một tiểu vũ trụ. Ở đó có rất nhiều thứ mà chúng ta chưa thể khám phá hết (những khoảng sáng vô tận cũng như hố đen sâu hun hút). Khả năng cảm thụ, nhận thức, say mê triết học, toán học, âm nhạc, hội họa có thể đang ngủ yên. Chỉ cần được khơi thông, chúng sẽ trở thành những suối nguồn tuôn chảy.

    Trong những giai điệu mà chúng ta nghe hàng ngày có rất nhiều trích dẫn từ các tác phẩm cổ điển. Nhưng có mấy người để ý, thắc mắc và mầy mò tìm nghe lại? Cả một gia tài âm nhạc khổng lồ đang bị bỏ qua. Đây là thiệt thòi lớn, bởi họ có quyền (và hoàn toàn có khả năng) thụ hưởng những giá trị rất cao về tinh thần, có thể nâng nền tảng văn hóa lên tầm cao mới. Vài năm trước, ca sĩ Mỹ Linh cùng ê-kip đã thực hiện album Chat với Mozart. Trong đó, các trích đoạn từ nhiều tác phẩm lớn của Tchaicovsky, Sain-Saen, Schumann, Vivaldi… được phổ lời Việt, hòa âm phối khí theo phong cách hiện đại, nhằm hướng sự quan tâm của giới trẻ đến nhạc cổ điển nhiều hơn nữa. Mục đích thì rất tốt, tiếc là album Chat với Mozart lại nhận được nhiều lời phản đối với lý do “bôi bác, làm hỏng nhạc cổ điển”, thậm chí còn bị đề nghị thu hồi. Khoan hãy bàn đến độ hay dở của album này, có lẽ những người phản đối chưa biết đến trên thế giới có nhiều album tương tự như Greatest Love Classic của Andy Williams (tượng đài của làng nhạc Mỹ) hay Romance With Beethoven, Bach and… Salena Jones với các ca khúc là trích đoạn giao hưởng của Beethoven, Bach, Debussy, Dvorak, Rachmaninoff.. Gần đây Hayley Westenra hát những Mùa đông của Vivaldi hay cây violin David Garrett chơi Carmen Fantasie, Csardas… trên nền rock có lẽ đều dựa trên tinh thần phổ cập nhạc cổ điển đến công chúng. Việc giấu mình trong tháp ngà, nhìn xung quanh với cặp mắt trịch thượng không phải là thái độ cần thiết để quảng bá nhạc cổ điển.

    Con đường đến với nhạc cổ điển tuy gian truân, nhưng không phải không thể vượt qua. Đừng vội! Hãy nhẩn nha, thong thả đặt từng bước chân lên những bậc thang dẫn đến ngôi đền thiêng. Một số nhạc sĩ và các chuyên gia âm nhạc khuyên người nghe hãy bắt đầu bằng những khúc nhạc ngắn: etude, prelude, noctume… Nét nhạc ngắn gọn, chỉ như nét vẽ phác, gợi dòng cảm xúc thoáng qua. Đôi khi, chỉ là niềm cảm hứng của nhạc sĩ trên nền các vũ khúc dân gian. Song âm nhạc vẫn đủ chiều sâu, mở các chiều suy nghĩ khác. Nó thấm vào mỗi người theo từng lối riêng và rồi đọng lại. Chỉ thế thôi, không cần suy ngẫm nhiều làm gì. Để đi tiếp, người nghe sẽ làm quen với sonata – bản nhạc viết cho một (đôi khi là hai) nhạc cụ: piano, violin, flute, clarinet, cello. Rồi đến các tam tấu, từ tấu viết cho ba, bốn nhạc cụ. Lên bậc cao hơn là các concerto, gồm hai, ba chương, viết cho nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc đệm. Kế đó là symphony, thể loại mang chủ đề lớn, kết cấu thường có 4 chương. Nếu còn có thể đi thêm, cái đích cuối cùng sẽ là opera (nhạc kịch), nơi hội tụ đồ sộ nhất giữa âm nhạc, múa,thanh nhạc. Lộng lẫy và hoành tráng.

    Cũng có một cách khác để tiếp cận nhạc cổ điển. Đó là bắt đầu bằng các bản nhạc, trích đoạn nổi tiếng, rất dễ tìm thấy trong các đĩa classic tuyển chọn. Những Phiên chợ Ba Tư của Keterby. Mùa xuân của Vivaldi, Hungary Dance của Brahm, Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của Mozart hay chương Adagio của sonata Ánh trăng… sẽ khiến chúng ta cảm thấy nhạc cổ điển không quá bác học như nhiều người vẫn nghĩ. Sau đó dần làm quen với các tác phẩm khác với độ phức tạp tăng dần. Cùng với nghe là tích lũy kiến thức về những thứ mình nghe. Nên tìm hiểu để biết mình đang nghe thể loại gì, tác giả là ai, nội dung, chủ đề ra sao, nằm ở giai đoạn nào. Nên nắm vững thế nào là overture, bacarolle, concerto, sonata… Hãy nhớ rằng: kiên nhẫn là điểm mấu chốt. Nghe và tìm hiểu, tìm hiểu và nghe, hai công việc đó bổ trợ cho nhau và nuôi hứng thú, không để nó lụi tàn. Nhiều người từng ví von: nghe nhạc cổ điển giống như người ta bóc vỏ hành vậy. Sau mỗi lớp vỏ lại là lớp vỏ khác. Nhạc cổ điển, đặc biệt là các giao hưởng lớn cần nghe đi nghe lại nhiều lần mới thẩm thấu được hết cái hay, cái đẹp của nó. Dàn nhạc giao hưởng Vienna, ngày đầu năm nào, cũng có một buổi New Year Concert, chỉ chơi một số tác phẩm nhất định, khác mỗi nhạc trưởng (toàn là những tên tuổi đến từ khắp nơi trên thế giới). Mỗi người một phong cách, một cá tính và có lợi nhất vẫn là thính giả. Nhiều tác phẩm cổ điển là những câu chuyện có cấu trúc lớn và nghệ thuật ẩn dụ. Nhưng cũng không ít tác phẩm không có nội dung rõ ràng, chỉ đơn thuần nói lên vẻ đẹp của âm nhạc, dùng âm nhạc mô tả vẻ đẹp của cuộc sống. Chỉ cần kiên nhẫn, cánh cửa vào “ngôi đền thiêng” của âm nhạc cổ điển sẽ mở rộng trước mắt bạn.

    (Theo Nghe Nhìn)
    =====================================================================================

    Về cách nghe nhạc cổ điển:

    Trên thế giới, người ta vẫn xem nhạc cổ điển là đỉnh cao của âm nhạc, kể cả của văn hoá nhân loại. Ai cũng công nhận rằng nhạc cổ điển có một giá trị hoàn vũ; ai cũng thừa nhận rằng những tên tuổi như Bach, Beethoven, Litz, Mozart, Schubert, Chopin... là những nhân vật khổng lồ trong lịch sử âm nhạc thế giới; nhưng không phải ai - nhất là người phương đông - cũng có thể nghe mọi bản nhạc cổ điển một cách say mê. Những bản nhạc càng có tầm cỡ như các bản giao hưởng (symphony) hay nhạc kịch (opera) thì lại càng ít người thưởng thức được.
    Nhưng nhạc cổ điển không phải dễ nghe, dễ thưởng thức. Trước hết, nói về thưởng thức, trong âm nhạc không lời (khí nhạc) mỗi người có một cách cảm nhận khác nhau. Cùng nghe một bản nhạc, người này thả hồn về thuở ấu thơ tung tăng bắt bướm bên sườn đồi, người khác lại nhớ giây phút chia tay với người yêu đầu đời, kẻ khác lại nhớ đến người mẹ đã ra đi… là bởi vì mỗi chúng ta xúc cảm với âm nhạc theo cách riêng.

    Chúng ta thán phục những người thao thao bất tuyệt về kiến thức âm nhạc. Chúng ta thấy mình thấp bé khi nghe người khác tuyên bố bản Giao hưởng số 3 của Beethoven thật oai hùng, khúc nhạc Ave Maria của Schubert là thoát tục, sự thăng hoa của tình yêu… Nhưng bạn đừng sợ, đó chỉ là những cảm nhận của ai đó, chỉ có giá trị gợi ý mà không hề định hướng.

    Những mức độ nghe:

    Theo cách nghĩ trước đây, chẳng hạn Hugh M. Miller trong cuốn Introduction to Music, người ta thường phân chia việc thưởng thức âm nhạc thành 4 mức độ: thụ động, cảm giác, cảm xúc và tư duy.

    Trong nhiều trường hợp, âm nhạc không đòi hỏi người nghe chú ý. Các bản nhạc trong bữa ăn chỉ giúp ta thêm ngon miệng, có không khí ấm cúng để thù tạc với bạn bè, người thân. Hoặc bạn mở nhạc êm dịu để dễ ngủ hơn… Bạn đang nghe nhạc ở mức độ thụ động.

    Ở mức độ cảm giác, bạn không cần phải có chút kiến thức âm nhạc nào. Bạn cảm thấy hay hay, vui vui, buồn, thích thú… vì các âm thanh đẹp đẽ đang trôi nổi, bồng bềnh. Thái độ thưởng thức cảm tính này cũng đem lại chút ít giá trị cho người nghe, nhưng chưa đủ tạo nên sự thưởng thức âm nhạc trọn vẹn.

    Ở mức độ cảm xúc, bạn đã đáp trả lại tín hiệu âm nhạc. Âm nhạc đã gợi cho bạn nhiều cảm xúc riêng, tuỳ theo trải nghiệm của bạn. Bạn không nhất thiết phải hùa theo người khác để thốt lên: "Chao ơi, bản Sonate ánh trăng thật tuyệt vời. Nghe cứ như từng giọt ánh trăng rơi trong vườn hoa vào một đêm thu…", nếu thực sự bạn không cảm thấy như thế. Dẫu sao với mức độ này, bạn cũng đã khá hơn là nghe cách lơ đãng, nghe cho có, cho vui.

    Ở mức độ tư duy, bạn phải tập trung lắng nghe, hiểu được và phân tích, đánh giá bản nhạc, cũng như ý thức được mình đang có những tâm tình, ý nghĩ gì khi nghe bản nhạc này. Danh hoạ Raphael từng nói: "Hiểu biết tức là bình đẳng". Khi chúng ta hoàn toàn hiểu được một tác phẩm âm nhạc, chúng ta đã nắm bắt được cái "khoảnh khắc chân lý" đã khai sinh ra tác phẩm đó. Bạn đang nằm trong tâm tư của nhà soạn nhạc. Muốn hiểu được một tác phẩm, bạn phải biết lắng nghe.

    Khi có ai đó tích cực thâm nhập vào câu chuyện ta đang kể, khích lệ ta, hiểu được điều ta muốn diễn tả, người đó mới thực sự là kẻ biết lắng nghe đúng nghĩa. Với âm nhạc cũng thế. Hơn nữa, bạn còn phải có chút ít vốn kiến thức về âm nhạc như lịch sử âm nhạc, thể loại âm nhạc, nhạc lý… Đọc đến đây, bạn đừng nhăn mặt nhíu mày: "Sao rắc rối thế! Học ở đâu, đọc sách nào?". Không cần phải đến trường lớp nếu bạn không rảnh. Bạn hãy hỏi bạn bè đã biết sơ qua âm nhạc. Và tìm đọc những sách âm nhạc đại cương. Biết những kiến thức sơ đẳng âm nhạc cũng ví như khi hiểu một số luật về bóng đá, bạn xem trận đấu giữa hai đội sẽ thích thú nhiều hơn là không biết chút nào về luật lệ túc cầu, phải không bạn?

    Bài tập nghe cụ thể:

    Theo quan điểm hiện đại, như Joseph Machlis viết trong cuốn The Enjoyment of Music, trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống, các yếu tố cảm giác, cảm xúc và tư duy đan quyện nhau, chứ không phân định rạch ròi. Như thế, với cùng một bản nhạc, chúng ta cảm thụ nó khác biệt theo không gian và thời gian.

    Sau khi đã phân tích vấn đề thưởng thức âm nhạc nói chung, trở lại đề tài làm sao để là người sành nghe nhạc cổ điển, chúng ta có thể tóm tắt các hệ luận như sau:

    1.Thường xuyên nghe và chú tâm: Đọc sách và bàn luận về âm nhạc chỉ là phụ trợ. Cũng như tình yêu, âm nhạc dễ dàng nếm trải hơn là phân định.

    2. Nghe đi, nghe lại một bản nhạc: cho đến khi huýt sáo được một vài đoạn, tức là trở nên thân thuộc với bản nhạc đó. Một kinh nghiệm nhỏ: bạn nên nghe tổng quát một bản nhạc, sau đó nghe lại, nhưng chỉ lắng nghe giai điệu. Bạn nghe lại, nhưng lần này chỉ nghe bè trầm (bass), và cứ thế lần lượt bè đệm, bè tòng… Cuối cùng bạn nghe tổng hợp. Bạn sẽ khám phá ra mỗi bè có một sức sống riêng. Bạn sẽ thích thú hoà mình vào bản nhạc.

    3. Loại bỏ thành kiến: có người chưa nghe đã tưởng tượng không chịu nổi loại nhạc này, loại nhạc nọ. Hãy đón nhận âm thanh một cách hồn nhiên, vô tư như trẻ thơ, bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy chân trời thưởng ngoạn âm nhạc của mình mở rộng rất nhiều.

    4. Nếu được, nên ghi lại cảm xúc: ý nghĩ của mình khi nghe lần đầu, và những thay đổi ở lần thứ "n" …

    Sau một thời gian thực hành, bạn bè sẽ thán phục khi nghe bạn ngân nga một số giai điệu, nhận ra ngay tên bản nhạc và tác giả, nêu nhận xét, cảm nhận rất cá tính và thú vị của riêng bạn về tác phẩm đó. Nhưng đó chưa phải là niềm vui lớn nhất. Phần thưởng lớn nhất mà bạn hưởng, đó là bạn sung sướng vì âm nhạc khai mở cho bạn thấy tâm hồn người sáng tạo, nhưng lại kết thúc bằng cách bộc lộ cho bạn thấy được chính bạn. Chúc bạn sành nhạc cổ điển ngay hôm nay.
    (Theo SGTT) - Việt Báo (Theo_24h).
    ----------------

    Nhạc cổ điển thật xứng đáng được gọi là "vua" của âm nhạc, vì các thể loại nhạc khác phải cần đến giọng hát của ca sĩ và lời nhạc mới có thể đưa cảm xúc của nhạc sĩ đến tai người nghe, còn nhạc cổ điển thì chỉ cần dùng các nốt nhạc kết hợp với cao độ, trường độ, cung bậc... là có thể thể hiện được mọi hỉ, nộ, ái, ố của cuộc sống, những cung bậc tình cảm phức tạp của con người, và thậm chí có những tâm trạng, cảm xúc mãnh liệt đến mức chỉ có những giai điệu của nhạc cổ điển mới có thể lột tả trọn vẹn. Đó cũng chính là cái nét rất hay, độc đáo của nhạc cổ điển nói riêng và âm nhạc nói chung... Cho nên để viết ra được một bản nhạc cổ điển không hề đơn giản, đòi hỏi người nhạc sĩ phải có một trình độ âm nhạc rất cao và một cảm xúc đủ mạnh mới có thể sáng tác được. Và vì vậy, để có được những bản nhạc cổ điển hay, đi vào lòng người rồi trở thành bất tử như Serenade, Romace delamour,.... thì chỉ có những nhạc sĩ bậc thầy hay thiên tài bẩm sinh về âm nhạc như Beethoven, Mozart, Chopin, Schubert,... mới sáng tác ra được.

    Vì để viết ra được một bài nhạc cổ điển đòi hỏi một trình độ âm nhạc cao nên để thưởng thức được nó cũng không phải dễ. Muốn thưởng thức trọn vẹn một bản nhạc cổ điển, trước hết người nghe cần phải làm quen với việc thưởng thức âm nhạc hoàn toàn chỉ qua giai điệu, và để làm được điều đó, người nghe cần phải tập "tắm mình" hoàn toàn vào giai điệu của từng bản nhạc thì mới cảm nhận hết sự tinh tế qua từng nốt nhạc ....

    Mỗi khi nghe nhạc cổ điển, mình thường hay nhắm mắt lại, thả lỏng người, tưởng tượng như từng dòng chảy các nốt nhạc đang bao bọc lấy cơ thể mình, và từ từ chảy xuyên qua tâm trí, thanh lọc hết mọi phiền muộn của cuộc sống... và từng cung bậc của bản nhạc dần dần đưa tâm hồn mình thoát ly ra khỏi cơ thể trần tục, bay lên hoà vào cái thế giới cảm xúc khi thì đầy hình ảnh, màu sắc, khi thì nhợt nhạt, ưu buồn do chính giai điệu của bản nhạc tạo ra chỉ bằng cao độ, trường độ và cung bậc... Thậm chí, đôi khi thưởng thức một bản nhạc cổ điển, mình còn có thể tưởng tượng ra hẳn một câu chuyện đang diễn ra sống động như một cuốn phim, chẳng hạn như lúc nghe bản nhạc "Souvernirs d'enfance".
    ------------------------------------------

    Khi nghe nhạc cổ điển, có một điều khác biệt với nhạc hiện đại là cường độ của giai điệu thay đổi. Có lúc âm thanh nghe nhỏ thật nhỏ (pianissimo) đến độ hầu như không im lặng hoàn toàn thì không nghe được, và có những lúc to như tiếng sấm (fortissimo)... Và âm lượng cũng là sắc thái của giai điệu được diễn đạt bằng một cây đàn piano hay violon mà thôi (hoặc violon có piano đệm). Đặc biệt trong những nocturnes, phần âm thanh pianissimo dường như đưa ta vào một trạng thái mà ta có cảm giác nghe được sự im lặng trong một đêm thanh vắng... Trong khi đó thì những âm thanh fortissimo lại cho chúng ta nghe cái rộn rực của lòng mình... Và đó là nét đặc trưng trong các bài nocturnes. Bắt đầu từ đây, ta bớt để ý đến giai điệu của một đoản khúc cho bằng để cho tiếng nhạc đưa mình đến đâu thì đến và cảm nhận bầu không khí do âm thanh tạo ra. Xin lưu ý là những bài này không thể nghe trong một môi trường thiếu thinh lặng và có nhiều người, khiến mình không thể hoàn toàn relax.
    ------------------------------------------

    Hai phong cách trình tấu nhạc cổ điển:

    Phong cách nhạc hiện đại càng ngày càng nhấn mạnh đến bộ gõ (drums) và cao điểm là nhạc rap. Trong loại nhạc này, giai điệu gần như biến mất mà chỉ còn tiếng của bộ gõ đi kèm... Tuổi trẻ ngày nay nghe nhạc với một cường độ rất lớn... (người ta nói rằng hầu hết cách các ca sĩ trẻ hiện nay, nhất là nếu ở trong ban vừa ca vừa chơi nhạc, thì đến 30 tuổi đều điếc ít nhiều). Khi Paul Mauriat chơi nhạc cổ điển, ông đưa bộ gõ vào vừa phải, với những tiếng chát chát bùm đi kèm và thêm vào một số nhạc khí hiện đại như guitar và kèn đồng. Nhờ thế mà thế hệ trẻ (của thập niên 70), có thể thích được các bản của ‘các ông bà già’, mặc dù ông thể hiện rất tốt tiết tấu và âm lượng của nhạc cổ điển. Tuy nhiên, cái tiếng chát chát bùm đó, dù rất nhẹ so với dàn gõ của các ban nhạc hiện nay, cũng làm hỏng cái mượt mà êm ái của nhạc cổ điển (Do đó những ai bước đầu mới tập nghe nhạc cổ điển thì hãy tìm và nghe các album của Paul Mauriat .

    Sau đây, các bạn tìm nghe bản Symphony No 40 của Mozart, phần 1, (bài này có 4 phần hay 4 movements), được thể hiện do dàn nhạc của Paul Mauriat và dàn nhạc Giao Hưởng Vienne. Tiếng nhịp của bộ gõ trong lối trình tấu của Mauriat làm cho ta dễ bước vào nhịp của bản giao hưởng và dễ thưởng thức hơn. Trong khi đó lối trình tấu truyền thống của ban nhạc giao hưởng chủ yếu lấy cường độ (nuances: pianissimo pp - piano p - mezzo forte mf - forte f - fortissimo ff) để diễn đạt cái hồn của bản giao hưởng này. Những người chưa quen nghe nhạc cổ điển sẽ thấy những tiếng chát chát bùm của Mauriat làm tăng giá trị bản giao hưởng... Nhưng ai cảm thấy tiếng bộ gõ của lối trình tấu của Mauriat làm hỏng bản symphony này và thích lối trình tấu của dàn nhạc Vienne hơn thì người ấy đã có một cách cảm nhận nhạc cổ điển theo phong cách chính thống.
    Các bạn hãy nghe, so sánh và thử xem mình thích lối trình tấu nào hơn.
    --------------------------------------------------------

    Tính chất đa dạng của tiếng nhạc symphony.

    Nếu ta chờ đợi nghe một giai điệu (melody) trong trọn một bản symphony thì có lẽ mình hơi thất vọng. Nhưng sự thật thì trong nhạc cổ điển có nhiều cái để ‘enjoy’ hơn là giai điệu mà thôi. Điều này cũng giống như nhiều khán giả đi xem phim chỉ mục đích là xem cốt truyện. Khi cốt truyện làm họ hài lòng thì họ nói: phim hay. Và nếu cốt truyện không đáp ứng mong mỏi của họ, họ nói rằng là phim dở, coi mất thì giờ! Cũng vì thế mà rất nhiều phim lãnh giải oscar nhưng làm nhiều người xem thất vọng, vì họ thấy rằng phim ấy chẳng có gì là ‘hay’ cả! Họ quên (hay không để ý rằng) muốn thưởng thức một phim có tầm cỡ thì phải để ý đến diễn xuất, dàn dựng, xảo thuật, hình ảnh, phục trang, âm thanh, nền nhạc, và thông điệp mà cuốn phim gửi đến, vân vân... Bỏ qua những điều này khi xem phim thì chỉ còn có nước đi xem những cuốn phim tình cảm nhiều tập của Hàn quốc hay của Hồng Kông thôi!

    Cũng thế, ta có nhiều điều để nghe trong một bản symphony, chứ không chỉ là giai điệu thôi:

    Ví dụ trong phần 4 của symphony 40 ta có thể để ý sự trở đi trở lại của một motif: một dòng âm thanh khẽ của violon soprano (piano), rồi đến dòng âm thanh mạnh của violon alto (forte), trở đi trở lại như một cuộc đối thoại của hai người một nữ một nam, hay của hai con chim một nhỏ một lớn, một bên hỏi hay gợi ý, một bên trả lời... để rồi đi đến một dòng dài như những bước sánh đôi vui tươi, rồi sau đó thấm mệt, bước đi chầm chậm, trước khi hưng phấn trở lại để cuồng nhiệt như trước...

    Ta cũng có thể để ý đến những âm thanh đệm... và không đế ý đến melody. Khi lắng nghe những âm thanh đệm cho melody thì cảm được sự uyển chuyển của âm thanh rất đa dạng. Điều mà lỗ ta chúng ta thường loại bỏ khi chúng ta chỉ chú ý đến giai điệu mà thôi. Và nếu nghe symphony như thế thì sẽ phát hiện rằng mỗi nốt nhạc là một hòa âm, nghĩa là một tập hợp âm thanh chứ không chỉ là một âm thanh duy nhất.

    Ta cũng có thể để ý đến tiếng nhạc luyến từ nốt này sang nốt kia liên tục hoặc tách rời nhau, gọi là legato hay staccato. Tiếng violon, vì do acsê tạo ra nên các nốt tự nhiên là legato, và tiếng piano, vì gõ từng tiếng một, nên tự nhiên là staccato. Tuy nhiên trong giao hưởng, những note staccato của vĩ cầm luôn được sử dụng để nhấn mạnh âm thanh... v.v

    Tóm lại, ngoài phần giai điệu thuần túy của symphony, ta thử chú ý đến nhiều khía cạnh khác để phát hiện sự phong phú của thể loại này. Bản Symphony 40 của Mozart gồm 4 phần (movements) với 4 tiết tấu khác nhau. Phần 2, tiết tấu Andante, lâu 10 phút nhưng lại quá lạ với chúng ta, nên tôi đã bỏ đi. Và bây giờ mới các bạn nghe hai phần cuối cùng của bản Symphony 40, với tiết tấu Menuetto và Allegro.
    --------------------------------------------------------------

    SYMPHONY (Giao hưởng) VÀ SONATE

    Ngoài việc xử lý bằng cường độ, thì trong nhạc cổ điển, bản nhạc còn được diễn đạt qua nhịp độ hay tốc độ (tempo). Có 15 tốc độ khác nhau để chơi cùng một nốt, được chỉ định từ Grave đến Prestissimo. Và những nhịp độ thường thấy là Lento -> Andante ->Moderato -> Allegretto ->Allegro. Tạm hiểu là chậm, hơi chậm, vừa, nhanh, rất nhanh. Và tempo được xác định theo nhịp của máy đánh nhịp (metronome): Allegro thì trong một phút phải đánh nhanh hơn 120 nốt đen. Lần lượt allegretto: 110, Moderato: 90, Andante: 80, Lento: 50. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một chỉ dẫn tương đối, du di là chuyện của nhạc trưởng.

    Những tempo này được áp dụng trong cách soạn các bản nhạc trong thời cổ điển. Hai loại nhạc lớn đó là sonate và symphony. Sonate là những bản nhạc dành cho một số ít nhạc khí (từ 10 trở xuống) và symphony dành cho dàn nhạc giao hưởng (từ 30 nhạc cụ trở lên, mà dàn nhạc cụ bằng dây (violin 1, violin 2, cello, bass) chiếm phần chủ chốt. Nhưng hai thể loại giống nhau ở một một điều là cả hai điều chứa đựng nhiều đoản khúc với tempo hay movement khác nhau, thường là 4 đoản khúc. Về sau symphony được nhiều nhạc sĩ (đặc biệt là Beethoven) kéo dài thành nhiều đoản khúc hơn là 4. Để minh họa, ta nghe thử một bản được viết dưới dạng sonate rút gọn: Zigeunerweisen
    Zigeunerweisen (Gypsy Airs) (Op. 20) là một tác phẩm dành cho vĩ cầm và dàn nhạc giao hưởng, do nhạc sĩ Tây Ban Nha Pablo de Sarasate ( 1844-1908 ) biên soạn năm 1878 và trình tấu lần đầu tại Leipzig. Đây một trong những tác phẩm nổi danh nhất của ông, và được nhiều nhạc công trứ danh trình tấu. Bản này cũng trở thành motif để cho ra đời một cuốn phim cùng tên tại Nhật bản sản xuất năm 1980 (được ghi theo lối phiên âm là Tsigoineruwaizen)

    Sonate này được soạn theo bốn tiết tấu cổ điển :

    1. Moderato: Khởi đầu bằng tốc độ khoan thai và uy nghi với toàn thể nhạc khí của ban nhạc, rồi nhẹ dần để nổi lên tiếng violin.

    2. Lento: Vĩ cầm chơi theo tiết tấu lento 4/4. Tuy nhiên có những đột biến và giai điệu chạy nhanh đòi hỏi nhạc sĩ vĩ cầm phải biểu lộ tài năng kỹ thuật của mình.

    3. Piu Lento: theo nhip 2/4. Nhạc sĩ độc tấu chơi một âm giai buồn rười rượi với những nốt nhạc ‘đạp nhịp’.

    4. Allegro - Vivace: Tiết tấu bây giờ trở lên rất dồn dập. Và nhạc công solo phải chơi những điệu nhạc với kỹ thuật spicatto (nhắp acsê trên dây đàn) song song với những nốt pizzicato, do các ngón tay trái búng trên dây.
    ---------------------------------------------------------

    SECRET GARDEN hay JARDIN SECRET:
    SECRET GARDEN hay JARDIN SECRET là dòng nhạc hiện đại nhưng có phong cách cổ điển vì âm điệu nhẹ nhàng và nét tinh tế của tiếng nhạc dương cầm và vĩ câm. Tôi muốn nói đến hai bản Jardin Secret hay Secret Garden.

    Jardin Secret là một chủ đề khá kinh điển được làm rõ nét từ đầu thế kỳ 20 với cuốn tiểu thuyết The Secret Garden của Frances Hodgson Burnett. Trong cuốn này, một em bé mồ côi gốc Anh, ra đời tại Ấn độ, được về sống với dượng mình trong một nhà vắng vẻ, với một khu vườn bỏ hoang, đóng cửa mà chìa khoá chôn vùi một nơi nào đó. Rồi con chim sâu đã xới lên cho bé Mary và em đã vào khu vườn bí mật đó để biến khu vườn bỏ hoang kia thành một khu vườn tráng lệ, và là thế giới của hồi sinh. Nhờ khu vườn ấy mà người con trai dị dạng và bại liệt của ông dượng mình đã đứng thắng người và bước đi được. Chủ đề ‘Secret Garden’ ấy được biến thành nhiều phiên bản phim và nhạc kich từ năm 1919.

    Năm 1976, Senneville gặp Richard Clayderman và mời anh chơi bài Ballade pour Adeline của mình. Qua tiếng đàn của Clayderman bài này trở thành một bản nổi danh thế giới. Từ đấy, Senneville cảm được cách xử lý độc đáo của ngón đàn Clayderman. Anh này, với một kỹ thuật cổ điển điêu luyện, nhưng chọn lựa cách trình tấu từng tiếng một trên dương cầm để rót tiếng đàn vào nội tâm. Vì thế, trong album thứ hai của Clayderman, năm 1979, Senneville lấy lại theme ‘Jardin Secret’ với giai điệu da diết hơn để lột tả con đường vào nội tâm đồng thời ‘khai thác’ cái tinh tế của Clayderman. Khi nghe giai điệu của Jardin Secret ta hầu như thấy được bước chân của bé Mary đi vào khu vườn bí mật, cũng như bước chân của mỗi con người bước vào vùng bí mật của tâm hồn mình…

    Trong thập niên vừa qua, có cặp nhạc sĩ dương cầm và vĩ cầm nổi danh, lấy tên là ‘Secret Garden’: Fionnuala Sherry (vĩ cầm) và Rolf Løvland (dương cầm). Họ nói: Trong thâm sâu của mỗi con người đều có một ‘khu vườn’ bí mật, nơi mà mình tìm về để ngơi nghỉ bình an, để nhìn lại chính mình và để chiêm niệm cuộc sống. Vì thế cái motif của ‘Secret Garden’ thường là một câu nhạc giản dị, lặp đi lặp lại nhiều lần và đưa chúng ta vào thinh lặng. Bài Song From A Secret Garden của họ cũng như của Senneville đều mang tính chất đó.
    ------------------------------------------------------------

    Một cách hiểu và cảm nhận về nhạc cổ điển:

    Trong tiểu thuyết The 25th Hour, C. Virgil Gheorghiu khởi đầu với cảnh một cặp tình nhân gặp nhau lần cuối trước khi xa nhau trong một thời gian dài. Johann Moritz sẽ sang Mỹ một thời gian để làm việc kiếm tiền về cưới Suzanna. Khi Johann vừa quay lưng đi vài bước, Suzanna gọi anh. Anh trở lại và chờ đợi nghe Suzanna đặn dò một điều quan trọng. Thế nhưng Suzanna đứng gần anh im lặng một lúc rồi bảo: “Sao trên trời đêm nay đẹp quá!”. Anh nghĩ trong bụng: “Đúng là phụ nữ! Tưởng nói gì quan trọng, té ra nói chuyện sao trên trời!”.

    Thế đấy! Suzanna tỏ cho anh thấy tình yêu và hạnh phúc của mình, đống thời mong được ở cạnh anh thêm một chốc nữa, nhưng không diễn đạt bắng lới nói, chỉ nói chuyện‘sao trên trời’. Vâng, lòng mình phải đấy ắp lắm, mới thấy sao trên trời đẹp. Đáng lý Johann phải hiểu rằng khi hai người yêu gần nhau thì lời nói không diễn đạt được gì cả, mà phải dùng một ngôn ngữ khác, ngôn ngữ của cảm nhận. Thế nhưng Johann Moritz chờ đợi ‘hiểu’ những lời nói, và anh ta không hiểu gì cả…
    Trong âm nhạc cũng thế, nếu ta muốn hiểu một bản nhạc cổ điển thì vô phương. Những bài ca thì còn hiểu được vì ‘lời’ của bài ca nói lên một cái gì đó, nhưng nhạc cổ điển là một ngôn ngữ để mình cảm chứ không thể giải thích bằng lời nói. Mọi giải thích đều làm sai lệch ít nhiều điều mà bản nhạc nói lên. Vì thế, những gì tôi nói đến nay về cách nghe nhạc cổ điển cũng giống như vẽ rắn thêm chân, giúp một số bạn ‘hiểu’ nhạc cổ điển, nhưng cũng không thể làm cho các bạn cảm đuợc. Cảm một bản nhạc cổ điển thì quan trọng gấp 100 lần hơn hiểu nó.
    Một giai thoại kể rằng có một thính giả nghe xong một bản giao hưởng của Beethoven mới hỏi nhạc sĩ là ông muốn diễn tả điều gì qua bản giao hưởng đó. Nhạc sĩ đáp lại: “Nếu tôi có thể diễn tả được bằng lời nói, thì hẳn tôi đã không soạn bản giao hưởng đó!”.
    --------------------------------------------------------------------------

    NHẠC KỊCH: Một thể loại cố điển khác, đó là nhạc kịch. Nhạc kịch được chia ra hai loại. Nhạc opera và nhạc ballet. Nhạc opera là một hình thức nhạc kịch, được soạn ra cho ca sĩ hát trong một vở trường kịch (mà ta có thể so sánh với cải lương). Trong loại này, tiếng hát của ca sĩ được sử dụng như là một nhạc cụ độc diễn với sự phụ họa của dàn nhạc. Nhạc ballet trái lại đó là nhạc vũ kịch, dùng để làm nền cho những vở kịch vũ ballet, mà nước Nga rất nổi danh với loại vũ này. (Nói thêm bên lề: một vũ công ballet, muốn lên sàn diễn một vở lớn, dù là thủ vai quần chúng, thì cũng phải học ballet từ lúc 5, 6 tuồi và thời gian học là 12 đến 15 năm.) Những nhạc sĩ lớn đều có sáng tác ballet. Ballet và Opera rất dài nên có những đoạn được sáng tác giống như một sonate hay một symphony. Và khi nói đến nhạc kịch thì không thể nào không nói đến một tên tuổi vĩ đại cuối cùng của thời đại cổ điển lãng mạn, nhạc sĩ người Nga, Piotr Ilyich Tchaikovsky (1840 - 1893).
    -----------------------------------------------------------------------------

    Về một tác phầm của nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức, Ludwig van Beethoven:

    Tên bản nhạc: Beethoven's Vioin concerto in D major, op. 61

    Bản violin concerto duy nhất này của Beethoven thuộc vào số những tác phẩm phức tạp nhất của các tác phẩm biễu diễn violin. Vấn đề không hẳn là những cái khó về kỹ thuật, không có giá trị độc lấp, mà chủ yếu là ở chiều sâu nội dụng, đòi hỏi mức độ trưởng thành về biểu diễn. Bản violin concerto này là một tác phẩm trữ tình về cơ bản. Cảm xúc trầm tĩnh, điềm đạm, nhưng nội tâm phong phú mang màu sắc của tính khách quan sử thi. Màu sắc điệu trưởng rõ ràng, khúc triết, sự kiềm chế cao thượng những tình cảm, chất nghệ sĩ chiếm ưu thế trong tác phẩm. Những đặc tính ấy đã thế hiện rõ trong chương I, có hơi thở cảm xúc rộng lợn, vô củng phong phú về giai điệu. Sự "can thiệp" đáng lo ngại của chủ đề đầu tiên gồm 4 tiếng trống định âm, dẫn đến hưng phấn kịch tính, nhưng vẫn không phá vỡ không khí điềm tĩnh chung. Nhưng nhân tố trữ tình được thể hiện đặc biệt rõ trong chương Largheto, được trình bày trong những âm thanh trong sáng, hơi nén xuống một chút, suy tư mơ mộng, và thậm chí chương cuối (Rondo), dựa trên chủ đề có tính chất nhảy múa với tiết nhịp đặc sắc, đều đặn, vẫn cảm thấy có "âm hưởng" trữ tình mà chủ đề thứ hai bổ túc vào - chủ đề đấy tươi mát và đẹp đẽ.Cách giải quyết như thế của bản concerto xác định phong cách của nó. Trong đó có tính chất giai điệu du dương. Các chương đều phong phú giai điệu, chung nảy sinh không những trong các phần trình bày, mà còn cả trong những phần phát triển (đó là đặc điểm của Beethoven), chúng phát triển rất phóng khoáng, được phủ một màn đăngten mỏng những hình âm và những nét lướt.
    ------------------------------------------------------------------------

    Tác phẩm tiếp theo: Scheherazade: Tổ khúc giao hưởng thơ của nhà soạn nhạc người Nga Nikolai Rimsky-Korsakov. Tác phẩm gồm có 4 chương được sáng tác vào năm 1888.

    Tổ khúc giao hưởng thơ Scheharazade được viết theo chủ đề của tập chuyện cổ tích Arab nổi tiếng "Một ngàn lẻ một đêm". Tác phẩm này có thể được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác nhạc giao hưởng của Rimsky-Korsakov. Sự thống nhất về ý đồ, mức độ quy mô về ý nghĩa, những liên hệ giai điệu linh hoạt, mềm dẻo giữa các chương làm cho tác phẩm giống như một bản giao hưởng hoặc một bản giao hưởng thơ 4 chương.

    Nhạc sĩ soạn đề cương tác phẩm như sau: "Quốc vương Sharyar cho rằng tất cả phụ nữ đều nham hiểm, hay phụ bạc, không chung thủy, cho nên đưa ra lời nguyền sẽ giết một người vơ sau mổi đêm, nhưng nàng Scheherazade kể cho vua nghe nhiều điều mầu nhiệm kỳ diệu, viện dẫn nhiều câu thơ hay của các thi sĩ và lời hát, hết chuyện cổ tích này đến chuyện cổ tích khác, câu chuyện này liền với câu chuyện khác."

    Trong bản in lần đầu, mỗi chương của tổ khúc mang một nhan đề: I- Biển và con tàu Sindbad; II- Câu chuyện thần kỳ của hoàng tử Kalender; III- Hoàng tử và công chúa; IV- Ngày hội ở Baghdad và con tàu va vào đá, tan vỡ cũng với kỵ sĩ đồng. Về sau tác giả hủy những nhan đề ấy đi vì "Không muốn những tiêu đề quá cụ thể..." Và điều này cũng không đáng ngạc nhiên vì nhạc sĩ hoàn toàn có thể dựa vào tính biểu cảm của âm nhạc, vào tính uyển chuyển, mềm dẻo, linh hoạt và hình tượng của âm nhạc mang đến cho người nghe điều kiện phong phú để tưởng tượng.

    Đoạn mở đầu chậm, ngắn gọn, trình bày hai hình tượng khác nhau rõ rệt. Tiến hô mạnh mẽ đầy quyền lực của dàn nhạc làm ta hình dung được tính cách nghiêm khắc, dữ tợn của vua Sakhriar. Sau những hợp âm say đắm ngây ngất tuyệt diệu của kèn gỗ, đàn violin bắt đầu với giai điệu nhiều họa tiết dịu dàng của Scheharazade. Cả hai chủ đề của đoạn mở đầu và một số giai điệu khác của tổ khúc tác giả cũng dặn trước rằng "mỗi lần xuất hiện thì trình bày khác nhau... và thể hiện những khí sắc khác nhau, chính những chủ thể và những motif ấy đều phù hợp với hình tượng, những sự việc và cảnh tượng khác nhau."

    Chương I: Phát triển một trong những tình tiết của những chuyện cổ tích của Scheherazade, những giai điệu của đoạn mở đầu, có biến đổi chút ít, vẽ cảnh biển khi yên tĩnh, khi nỗi sóng, con tàu của Sindbad đang đi trên mặt biển.

    Chương II: chủ đề Scheherade lại một lần nữa vang lên ở đàn violin độc tấu: nàng Scheherazade bắt đầu kể tiếp câu chuyện cổ tích... Câu chuyện hoàng tử Kalender trôi thong thả. Giọng người kể chuyện ngày càng hấp dẫn - và kia, trong âm nhạc đã sống lại cảnh tượng phi ngựa lao nhanh vùn vụt, những trận giao chiến ác liệt.

    Chương III: Được xem như một màn trữ tình - hoàng tử đang chờ đợi công chúa của mình, nàng đến cùng với những cung phi hầu cận và niềm vui gặp gỡ. Trong âm nhạc, theo lời của Axaphiev "tràn trề không khí hạnh phúc, tình yêu và say sưa ngây ngất, bị gián đoạn bởi một giai điệu nhảy múa, bay lượn nhẹ nhàng, nhưng rõ ràng, rành mạch."

    Chương IV: có 2 đoạn nhạc đẹp tuyệt vời. Đoạn thứ nhất mô tả ngày hội rực rỡ náo nhiệt ở Baghdad. Đoạn thứ hai - cảnh biển nỗi sóng. Một hợp âm gay gắt của dàn nhạc - con tàu va vào đá vỡ tan tành. Đoạn kết bât đầu. Đàn violin vang lên lần cuối giai điệu của nàng Scheherazade. Trầm ngâm đáp lại giai điệu Scheharazade là chủ đề đã dịu mềm bớt của quốc vương Shahryar.

    Bản Scheherazade, bản này là một Suite (hay suite de danse), một dạng tiên phong của sonate và symphony. Suite là một sáng tác dài gồm một số đoạn độc lập, với tiết tấu và giai điệu khác nhau, được đặt thành một ‘dãy’ cùng hướng về một chủ đề chung. (Tương tự như các liên khúc trong nhạc có lời, mà các ca sĩ hát vài câu bài này, rồi sang vài câu bài khác, và hát một lần như thế là 4 - 5 bài). Suite khởi đầu là những điệu nhạc khiêu vũ thay đổi tiết tấu liên tục, dần dần đi vào khuôn mẫu với 4 đoạn khác nhau đê khai sanh ra sonate và symphony. Bach, người được xem là cha đẻ của nhạc cổ điển (hiểu theo nghĩa hẹp) chỉ toàn sáng tác các suites mà thôi.

    Trong bản Suite Scheherazade này, chúng ta thấy mỗi phần có nhiều tempo khác nhau chứ không giống như symphony hay concerto (ở trên), trong đó mỗi phần là một tiết tấu (movement).
    -------------------------------------------------------------------------------

    Nhạc sỹ Rimsky-Korsakov: Thanh âm của Màu sắc

    Có lẽ, Rimsky-Korsakov đã chọn ngày ra đi là ngày hạ chí, ngày mà mặt trời soi sáng Bắc bán cầu lâu nhất trong năm. Ngày dài nhất và đêm ngắn nhất. Ông là người cần ánh sáng cho âm nhạc của mình.

    Nikolai Rimsky-Korsakov là nhạc sĩ người Nga, thuộc dòng quý tộc và đáng lẽ đã trở thành một sĩ quan hải quân ưu tú của quân đội Sa Hoàng. Trong một phim hư cấu về đời ông, “Song of Scheherazade”, Jean Pierre Aumont thủ vai chàng sinh viên sĩ quan Rimsky-Korsakov của trường Võ Bị Hải Quân tại St. Petersburg đã có một câu trả lời thượng cấp: “Là một danh tướng có thể làm tổ quốc vẻ vang? Không, là một nhạc sĩ, tôi sẽ làm nước Nga còn vẻ vang hơn!”

    Sau này, chàng quyết định bỏ binh nghiệp và mộng hải hồ để trở thành nhạc sĩ! Và trở thành một trong mấy nhà soạn nhạc tiêu biểu nhất của Nga, có những môn đệ lừng danh sau này như Alexander Glazunov, Sergei Prokofiev hay Igor Stravinsky...

    Những người thích nhạc cổ điển loại ồn ào rắc rối như ảo thuật của gánh xiếc thì rất ưa “The Flight of the Bumblebee”. Rimsky-Korsakov dùng nhạc để tả một con ong đất bay lòng vòng trong không gian. Vui tai và lý thú lắm. Nhưng nếu nghe cho kỹ, người ta còn thấy cả ánh nắng chan hòa trong nhạc khúc. Nói về màu sắc, bài “Song of India” trong vở “Sadko” của ông vẽ ra cảnh sắc bát ngát của dòng sông, nghe thấy nỗi buồn miên man tuôn chảy trong nắng chiều đỏ ối.

    Rimsky-Korsakov là nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và giáo sư âm nhạc, nhưng ông có thể là một họa sĩ vì thật sự nhìn thấy màu sắc trong các nốt nhạc.

    Như Baudelaire, Liszt hay Rimbaud, ông mắc bệnh hay có cái năng khiếu được giới khoa học gọi là “synaesthesia”. Trong bộ não dị thường của họ, cảm nhận của một giác quan lại dẫn đến một ấn tượng khác cho một giác quan khác. Rimsky-Korsakov là người synaesthete về âm thanh. Nghe nốt Do, ông nhìn thấy màu trắng, nốt Ré tóe dẫn ra màu vàng, nghe nốt Mi ông thấy lấp lánh màu sapphire và nốt Sol qua tai ông lại chói lọi trước mắt màu kim nhũ...

    Quỳnh Giao ngờ rằng Trịnh Công Sơn cũng có thể là trường hợp tương tự. Hãy nghe “Vàng phai trước ngõ” mà... xem. Người thưởng ngoạn thì chỉ có thể kết luận là trong thơ có nhạc hay trong nhạc có họa, chứ nhiều khi không biết được rõ tiến trình cảm nhận và sáng tác của những hiện tượng đặc biệt ấy. Phải chăng vì vậy mà thơ hay nhạc của họ có những hình ảnh siêu thực bất ngờ và rất nhiều màu sắc?

    Rimsky-Korsakov sinh năm 1844, đã để lại rất nhiều tác phẩm âm nhạc cho hậu thế, có ca khúc, có hợp khúc, 15 vở opera về lịch sử hay thần thoại Nga, đã nghiên cứu và khai triển dân ca lẫn nhạc dân tộc lẫn thánh ca. Dù có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, ông không được học nhạc mà là người tự học. Ông chuyên cần tự học, nào hòa âm, đối điểm đến trình độ trở thành nhạc trưởng, giáo sư dạy về soạn nhạc và phối khí, chủ biên về nhạc mà vẫn sống rất ngăn nắp với gia đình.

    Chính là nỗ lực tìm tòi học hỏi ấy mới khiến ông viết ra những nhạc khúc đầy màu sắc của những vùng đất lạ quanh Ðịa Trung Hải. Ông dùng nhạc kể truyện cổ tích, ký sự, lịch sử...

    Chúng ta ai cũng có thể nghe nói đến hay đã đọc “Ngàn lẻ một đêm” và nàng Sheherazade có tài kể truyện mà thoát chết, lại còn cảm hóa được ông vua điên cuồng vì tình hận. Từ truyện thần thoại Ba Tư ấy, Rimsky-Korsakov viết ra một tổ khúc giao hưởng (symphonic suite) có bốn hành âm, bốn đoạn, minh họa bốn kỳ tích trong bộ truyện. Dùng giai điệu chính để diễn tả người kể truyện, nàng Sheherazade, ông cho nàng đối thoại với vị quân vương và kể lại từng tuồng tích gay cấn ly kỳ của truyện cổ.

    Tổ khúc Sheherazade đã trở thành tác phẩm cổ điển, và nếu muốn nghe cảnh đắm tàu ra sao, hãy tìm tới nhạc Rimsky-Korsakov trong Shererazade.

    Nhờ nhạc của ông, người ta mới cảm được một điều bất ngờ: đã có một thời mà nước Nga bị mê hoặc bởi Ðông Phương huyền bí, bởi thế giới của các vị quân vương tại miền nắng ấm phía Nam lãnh thổ.

    Trong một lần cách đây chục năm, Quỳnh Giao được nghe “Les Marchés de Provence” của Gilbert Bécaud, với lời ca của Louis Amade, một ông trùm cảnh sát mà cũng là một nhà thơ Pháp. Gilbert Bécaud có biệt tài về nhạc và nghệ thuật trình diễn. Ông đã vượt qua giai đoạn “tự truyện” trong cách sáng tác và trình diễn. Tác phẩm của ông đa số là “truyện ca”, kể truyện bằng âm nhạc.

    Bài “Les Marchés de Provence” gợi lại kỷ niệm về những ngôi chợ quê của miền Nam nước Pháp. Qua ca khúc, người nghe thấy giật mình. Rất nhiều đoạn gợi lại âm thanh và hình ảnh của Rimsky-Korsakov trong “Capriccio Espagnol”. Miền Provence của Pháp có đủ sắc thái và âm hưởng Tây Ban Nha lẫn Gypsy, dân Bohemien như chúng ta hay nói ngày xưa ở Sài Gòn. Bài Capricio Espagnol là tác phẩm kết tụ những đặc điểm ấy bằng nhạc. Ca khúc của Gilbert Bécaud còn cần lời nhạc của Louis Amade, chứ Capriccio Espagnol thì không. Nhưng, nghe rồi là chỉ muốn đi du lịch để được thấy tận mắt.

    Ðây là tác phẩm mà Rinsky-Korsakov vừa viết xong đã lập tức nổi tiếng. Ðáng phục hơn thế, Rimsky-Korsakov chỉ đặt chân lên xứ Tây Ban Nha có vài ngày, khi còn là sĩ quan hải quân từ Hoa Kỳ và Nam Mỹ trở về nhà sau một chuyến hải hành kéo dài ba năm.

    Các nhà phê bình âm nhạc thời xưa đã khen tài hòa âm và phối khí của Rimsky-Korsakov. Ðiều ấy hơi oan, ông soạn nhạc công phu kỹ lưỡng, cân nhắc từng giai điệu và hình ảnh, được diễn tả bằng những nhạc cụ thích hợp. Khi nào là dàn dây, là tiếng vĩ cầm, khi nào là bộ gõ, dàn kèn đồng, khi nào là tiếng sáo... tất tất đều được biên soạn hẳn hoi. Nhắm mắt lại nghe, chúng ta hình dung ra đám rước hay vũ điệu Tây Ban Nha, hay ánh mắt nồng nàn của một nàng Gypsy.

    Âm nhạc thực ra là một nghệ thuật rất trừu tượng.

    Dùng nhạc không lời để kể truyện và gợi lên màu sắc của những miền đất lạ đòi hỏi một khả năng tưởng tượng và diễn tả phong phú. Nikolai Andreyevitch Rimsky-Korsakov thuộc loại nhạc sĩ ấy. Ông mất ngày 21 Tháng Sáu năm 1908. Có lẽ để nhớ tới ông, ngày Chủ Nhật 19 vừa qua, dàn National Symphony Orchestra tại Washington đã trình diễn lại Sheherazade của Rimsky-Korsakov và Fire Bird của Igor Stravinsky, môn sinh của ông.

    Một lời nhắc nhở thật đẹp, bằng nhạc.
    -------------------------------------------
    (Sưu tầm từ nguồn: http://www.englishtime.us/forum/default.aspx?g=posts&t=4091)
    ============================================================================

    CÙNG NHAU KHÁM PHÁ NHẠC CỔ ĐIỂN

    Đã có ý kiến nếu người ngoài hành tinh đến với chúng ta mà hai bên không thể trao đổi được với nhau, thì chỉ cần cho họ nghe bản Giao hưởng số 5 của Beethoven là họ sẽ hiểu thế giới con người!

    Trên thế giới, người ta vẫn xem nhạc cổ điển là đỉnh cao của âm nhạc, kể cả của văn hoá nhân loại. Nhưng nhạc cổ điển không phải dễ nghe, dễ thưởng thức.

    Trước hết, nói về thưởng thức, trong âm nhạc không lời (khí nhạc) mỗi người có một cách cảm nhận khác nhau. Cùng nghe một bản nhạc, người này thả hồn về thưở ấu thơ tung tăng bắt bướm bên sườn đồi, người khác lại nhớ giây phút chia tay với người yêu đầu đời, kẻ khác lại nhớ đến người mẹ đã ra đi… là bởi vì mỗi chúng ta xúc cảm với âm nhạc theo cách riêng. Chúng ta thán phục những người thao thao bất tuyệt về kiến thức âm nhạc. Chúng ta thấy mình thấp bé khi nghe người khác tuyên bố bản Giao hưởng số 3 của Beethoven thật oai hùng, khúc nhạc Ave Maria của Schubert là thoát tục, sự thăng hoa của tình yêu…

    Nhưng bạn đừng sợ, đó chỉ là những cảm nhận của ai đó, chỉ có giá trị gợi ý mà không hề định hướng... Nếu bạn là người yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, thì hãy cùng mình từng bước khám phá nhạc cổ điển một cách có hệ thống, mà ở đây là lý thuyết về âm nhạc, chỉ khi nào có được lý thuyết thì chúng ta mới vượt qua được rào cản của cảm xúc ( lúc chưa biết thì nghe không thấy hay ) để đến với tư duy, sau đó đến lượt tư duy mới làm cho cảm xúc thăng hoa được...

    Nhưng trước đó, bạn hãy vào trang web sau http://www.learner.org/resources/series105.html, hãy đăng ký ( rất nhanh) và cố gắng xem hết các clip, đừng bận tâm quá về nội dung, ý nghĩa, cứ coi như xem các đoạn phim thôi. Đừng nôn nóng, mình nghĩ để thấu hiểu đầy đủ Classical Music cần phải có thời gian. Bản thân mình cũng không phải là chuyên gia âm nhạc, chúng tôi chỉ chia sẻ với các bạn những gì mình biết mà thôi. Xin lưu ý là chúng ta không học chơi nhạc cổ điển, chúng ta chỉ cùng nhau học cách nghe nhạc cổ điển mà thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/9/10
  17. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Về xuất xứ của một bản nhạc cổ điển bất hủ:

    Người ta truyền rằng:

    Năm 1801, một nhạc sĩ bậc thầy tỏ tình với cô học trò của mình nhưng không được đón nhận. Thế là ông đi lang thang ngoài phố trong đêm khuya với tâm trạng u sầu. Ông chợt xúc động, vì từ một ngôi nhà tồi tàn bên đường phát ra âm thanh một bản sonate mà ông đã viết cho piano. Ông dừng lại, lắng nghe. Bản nhạc được chơi một cách vụng về, nhưng ông cảm nhận rằng người chơi có một tâm hồn nhạy cảm. Bỗng nhiên ông nghe tiếng than:
    - Em không chơi được - nó tuyệt quá! Ước gì em được nghe một nghệ sĩ chơi bản này cho đúng cái hồn của nó.
    Ông bước vào nhà. Đấy là nhà của một anh thợ giày. Một cô gái trẻ ngồi trước đàn piano,
    - Tôi ở ngoài đường và nghe cô nói. Tôi là nhạc sĩ. Cô có vui lòng để tôi chơi đàn không?
    - Rất sẵn lòng, thưa ngài. Nhưng cây đàn của chúng tôi không tốt lắm, và chúng tôi cũng không có bản nhạc của sonate này.
    - Không có bản nhạc ư? Thế làm thế nào cô có thể chơi được?
    Cô gái quay mặt lại. Ông ngỡ ngàng phát hiện rằng cô bị mù.
    - Tôi chơi bằng trí nhớ!
    Ông ngồi xuống và bắt đầu chơi với cảm xúc đang dâng trào. Người thợ giày - anh cô gái - cũng ngừng tay lắng nghe. Hết một bản, anh đến gần mà hỏi :
    - Thưa ngài... ngài là ai vậy?
    Người đàn ông không trả lời. Ông tiếp tục chơi bản thứ hai. Ông đánh lại bản sonate mà cô gái chơi dở dang, từ nốt đầu đến nốt cuối. Hai anh em nín thở mà nghe. Khi bản nhạc chấm dứt, họ kêu lên:
    - Chẳng lẽ ngài chính là Beethoven?
    Ông đứng dậy chuẩn bị ra về mà vẫn không trả lời. Họ nài nỉ:
    - Xin cho chúng tôi nghe thêm một bài nữa.
    Cùng lúc đó, một ánh trăng len vào phòng, lướt nhẹ trên khuôn mặt của đôi mắt đã tắt.
    - Vì cô ấy không thấy được ánh trăng, tôi sẽ tả cho cô ấy bằng tiếng đàn - người đàn ông đáp lại.

    Và ông đã sáng tác bản Moonlight Sonata ngay trên các phím đàn. Đúng như vậy! Ông chính là nhạc sĩ thiên tài Ludwig van Beethoven.
    ---------------------------
    Nghe cac album nhạc giao hưởng tại đây: http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=41029
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng

    [​IMG]
    I. Conductor (nhạc trưởng)
    Nhạc trưởng trong dàn nhạc có thể so sánh với người giáo viên trong một lớp học. Nhạc trưởng làm nhiệm vụ giữ nhịp cho toàn bộ dàn nhạc, chọn tốc độ thích hợp, hướng dẫn để các nhạc cụ vào nhịp đúng thứ tự, chỉ dẫn về sắc thái mà các nhạc cụ cần biểu đạt trong mối tương quan với các nhạc cụ khác... Vai trò của nhạc trưởng rất quan trọng, nếu không có nhạc trưởng thì dàn nhạc sẽ trở thành một nhóm nhạc cụ hỗn loạn, không thể chơi bất kì một tác phẩm giao hưởng nào.

    II. Strings (Các đàn dây)
    Các đàn dây chiếm phần lớn dàn nhạc và được xếp ngay trước nhạc trưởng. Chúng cũng chơi phần lớn giai điệu chính của tác phẩm.

    1. Violin I (Vi-ô-lông thứ nhất)
    Bè này gồm các violin chơi bè cao hơn trong tác phẩm, cũng vì thế chúng cũng là bè của dàn dây chơi giai điệu chính. Đây là một trong những bè quan trọng nhất của dàn nhạc. Người ngồi hàng đầu và gần khán giả nhất của bè này cũng có vai trò quan trọng. Người này được gọi là Concert master (hoặc Leader) đóng vai trò giống người lớp trưởng. Concert master sẽ làm nhiệm vụ chỉ đạo các nhạc cụ so dây cho đúng đầu mỗi buổi hòa nhạc (Concert). Trong các tác phẩm, có những đoạn có violin độc tấu thì Concert master sẽ đảm nhiệm.
    [​IMG]

    2. Violin II (Vi-ô-lông thứ hai)
    Bè này gồm các violin chơi bè thấp hơn. Cùng với bè Violas, hai bè này chủ yếu lãnh trách nhiệm giữ hòa âm (nôm na là hợp âm như Đô trưởng, v.v...), tiết tấu, màu sắc... của tác phẩm.

    3. Viola (Vi-ô-la)
    Viola giống violin nhưng to hơn một chút và chơi những nốt thấp hơn violin. Trong dàn nhạc, thường thì người nào không biết không thể phân biệt hai đàn này, nhưng nếu chú ý nghe thì có thể phân biệt và tách bè giữa viola với các bè khác.
    [​IMG]
    4. Cello (Xel-lô, Vi-ô-lông-xen)
    Cello có hình dáng giống violin nhưng to hơn nhiều và được đặt đứng giữa hai chân để chơi, nó có một cái đinh dài để đỡ phía dưới. Cello trong dàn nhạc cùng với Contrabass giữ bè bass cho tác phẩm và chơi những giai điệu ấm nằm ở bè trầm trong những đoạn nhất định. Bè này cũng là một trong những bè quan trọng nhất.

    5. Contrabasse/Doublebass (Công-tra-bát)
    Contrabass là đàn dây to nhất (nickname: cái thùng phi) và chơi bè thấp nhất giữ nền cho toàn bộ dàn nhạc. Có thể nói âm hưởng đầy đặn, mạnh mẽ của dàn nhạc chủ yếu là nhờ bè contrabass. Những người chơi guitar bass biết rất rõ vai trò quan trọng của bè bass nên dễ dàng hiểu điều này. Đàn contrabass rất to, cao và nặng (cao 1,8m) nên những người chơi phải ngồi trên những ghế đẩu cao ngất ngưởng.
    [​IMG] [​IMG]

    III. Wind Instruments (các nhạc cụ hơi-kèn)
    Các nhạc cụ hơi có âm lượng lớn nên không có nhiều trong dàn nhạc. Chúng được đặt phía sau và cao hơn những đàn dây theo các hàng ngang. Thường các bè gồm 2 nhạc công, đánh số I chơi bè cao hơn và II chơi bè thấp hơn. Trong các tác phẩm chúng làm nhiệm vụ chơi các đoạn giai điệu chính hoặc thêm bè cho giai điệu chính trong các đoạn nhất định và giữ màu sắc, hòa âm, tiết tấu cho dàn nhạc trong các đoạn còn lại.

    A. Woodwind (Kèn gỗ)
    Các kèn gỗ được đặt ở hai hàng trước. Trong lịch sử, chúng tham gia vào dàn nhạc giao hưởng sớm hơn các kèn đồng và cũng hay chơi độc tấu hơn trong các giao hưởng.

    1. Flute (Sáo tây)
    Flute thuộc bộ kèn gỗ nhưng được làm bằng hợp kim sáng trắng, trước đây các tiền thân của nó làm bằng gỗ nên nó được xếp vào loại kèn gỗ. Flute chơi bè cao nhất của bộ gỗ. Giai điệu của nó chơi rất mềm mại và thanh.
    [​IMG]

    2. Oboe (Ô-boa)
    Oboe là kèn làm bằng gỗ và có màu đen. Tiếng của nó ấm giống tiếng người. Trong bộ gỗ nó chơi bè cao thứ hai.

    3. Clarinet (Cla-ri-net)
    Clarinet là kèn làm bằng gỗ màu đen. Nó to hơn Oboe một chút và miệng loe hơn, nhưng thường người ta cũng không phân biệt được chúng bằng cách nhìn. Clarinet có khả năng chơi những nốt cao rất trong, những nốt trung đầy tình cảm và những nốt trầm rất hư ảo. Trong bộ gỗ nó chơi bè cao thứ ba.
    [​IMG]

    4. Bassoon (Bát-xông, Pha-gốt)
    Bassoon là kèn làm bằng gỗ màu đỏ nâu. Nó rất cao, quá đầu nhạc công khi ngồi và to nhất trong bộ kèn gỗ. Vì vậy nó chơi bè thấp nhất, thường chơi để tăng bè bass với cello và contrabass. Tiếng nó trầm, sâu lắng. Bassoon cũng hay được chơi độc tấu nhờ màu sắc đẹp của tiếng của nó.

    B. Brass (Kèn đồng)
    Kèn đồng làm bằng hợp kim đồng thanh nên có màu vàng sáng lóa. Âm hưởng của chúng rất to và huy hoàng nên chủ yếu được sử dụng ở những đoạn cao trào cần âm lượng lớn. Trong lịch sử chúng tham gia vào dàn nhạc muộn hơn kèn gỗ, trừ kèn co tham gia cùng lúc với kèn gỗ. Trong dàn nhạc chúng ngồi chủ yếu ở hàng thứ ba sau các kèn gỗ.

    1. Horn (Kèn cor)
    Kèn cor có các ống tạo thành hình dáng tròn của nó, miệng nó loe và các nhạc công đặt tay vào trong đó để điều chỉnh tính chất của âm thanh. Nó là kèn đồng tham gia sớm nhất vào dàn nhạc và cũng hay được chơi độc tấu. Tiếng của nó trong và trong những đoạn cao trào rất khoẻ.
    [​IMG]

    2. Trumpet (Kèn trom-pet)
    Trumpet là kèn đồng cao nhất và nhỏ nhất. Nó cũng khá quen thuộc với chúng ta (trong các đội nghi thức của các trường học). Trong dàn nhạc nó tham gia sau kèn cor.
    [​IMG]

    3. Trombone (Kèn trôm-bôn)
    Trombone là kèn đồng rất dễ nhận ra với hình dáng dài của cái tay cầm mà các nhạc công kéo ra kéo vào khi chơi. Tiếng của nó trầm thứ hai trong bộ kèn đồng. Âm hưởng của nó rất mạnh và huy hoàng đặc biệt khi có 3 kèn cùng lúc. Nó tham gia vào dàn nhạc kể từ các giao hưởng của Beethoven và rất phổ biến trong thời kì lãng mạn.

    4. Tuba (Kèn tu-ba)
    Tuba là kèn đồng rất to, nó thường chỉ có một trong dàn nhạc và được đặt đứng khi chơi (miệng quay lên trên). Tiếng của nó rất trầm và khoẻ nên được dùng trong các đoạn rất cao trào. Nó tham gia vào dàn nhạc muộn nhất trong bộ kèn đồng, cuối thời kì lãng mạn. Thường nó chơi tăng bè bass cho dàn nhạc.

    IV. Percussion (bộ gõ)
    Bộ gõ gồm các nhạc cụ gõ. Chúng được sử dụng để tăng hiệu quả cho dàn nhạc. Có thể chia các nhạc cụ gõ thành 3 loại tùy theo cấu tạo.
    a. Nhạc cụ gõ có mặt da căng:
    - Trống định âm: Timpani / Kettledrum
    - Trống lục lạc: Tambourine
    - Trống trầm / trống lớn: Bass drum / Cassa
    - Trống nhỏ: Snare drum

    b. Nhạc cụ gõ bằng gỗ
    - Ca-xta-nhét: Castanets
    - Xy-lô-phôn/ Đàn phiến gỗ: Xylophone
    - Ma-rim-ba / Xy-lô-rim-ba: Marimba

    c. Nhạc cụ gõ bằng kim loại
    - Kẻng tam giác: Triangle
    - Xanh-ban / Chũm chọe: Cymbal
    - Cồng / Tam tam: Gong / Tam-tam
    - Đàn chuông phiến: Glockemspiel
    - Đàn chuông ống: Chimes / Tubular bells
    - Vi-bra-phôn: Vibraphone / Vibraharp
    - Xê-le-xta: Celesta

    c. Timpani (Trống định âm) là nhạc cụ gõ tham gia sớm nhất vào dàn nhạc. Chúng to và tiếng trầm, thường có 2 hoặc 4 cái. Mỗi cái chơi một nốt nhất định ở bè bass. Nó được dùng trong các đoạn cần tăng sức mạnh cho dàn nhạc.
    [​IMG]
    d. Cymbal (Xanh-ban)
    e. Triangle (Thanh tam giác)
    f. Bass drum/Cassa (Trống trầm) hình dáng to gấp 3-4 lần bass drum trong các ban nhạc nhẹ hay rock và được đặt đứng.

    Các nhạc cụ gõ trên tham gia sau vào dàn nhạc kể từ Giao hưởng số 9 của Beethoven và cũng trở nên rất phổ biến sau này.

    Sơ đồ một dàn nhạc giao hưởng nhìn từ hàng ghế của khán giả
    (cũng là từ vị trí của nhạc trưởng):
    [​IMG]

    Trên đây là những nét khái quát về các nhạc cụ trong một dàn nhạc giao hưởng nói chung. Tuy nhiên có thể có vài thay đổi nhỏ, chẳng hạn trong các kèn có thể tăng giảm số lượng, thêm bớt nhạc cụ nào đó tùy thuộc vào sáng tác của nhạc sĩ. Một số nhạc trưởng lại phân bố dàn dây hơi khác: đổi chỗ hai bè cello và contrabass với bè violin II.

    Trần Minh Tú (nhaccodien.info)
    Nguồn: nhaccodien.info

    --------------------------------------------------------------------------

    Các loại giọng hát trong thanh nhạc cổ điển

    Về cơ bản giọng hát chia làm 4 giọng chính: Bass, Tenor, Contralto và Soprano. Đây cũng chính là 4 bè của một dàn hợp xướng. Tuy nhiên về sau trong Opera do nhu cầu đa dạng hoá các nhân vật với nhiều tính cách khác nhau nên trong Opera giọng hát được phân chia một cách cụ thể hơn, gồm có 6 giọng: Bass, Baritone, Tenor, Contralto, Mezzo-soprano và Soprano. Trong mỗi loại giọng lại chia ra làm nhiều loại tuy theo âm sắc và âm vực.

    1/ Basso: Nam trầm
    *) Basso profondo: Nam trầm đại : giọng trầm nhất trong các loại giọng người. Đặc điểm: có âm sắc rất trầm, trang trọng, sâu sắc. Âm vực có thể xuống đến C, thậm chí hơn nữa. Basso profondo xuất hiện trong các vai thần thánh, đạo sĩ hay các vị vua chúa.
    *) Basso cantante: Nam trầm trữ tình: chủ yếu trong biểu diễn thính phòng (cantante = singing). Rất ít khi xuất hiện trong Opera.
    *) Basso leggiero (basso buffo): Nam trầm nhẹ (nam trầm hài hước) thưòng có trong opera Bel canto. Giọng nam trầm, nhưng vẫn có khả năng chạy note rất nhanh, cùng với khả năng diễn xuất hài hước. Có thể hát đẹp đến E và hát được một số vai dành cho Bass - Baritone.
    *) Bass - Baritone: Nam trung trầm. Giọng nam vừa có âm sắc của cả nam trầm và nam trung ,có khả năng thể hiện được cả vai của nam trung và nam trầm nhẹ.

    2/ Baritone: nam trung
    Trong Opera có chia ra các vai: nam trung hài hước, nam trung trữ tình và nam trung kịch tính nhưng trên thực tế các giọng nam trung đều hát được tất cả các vai trên. Âm vực của nam trung từ A đến a1, giọng dày, đầy đặn đặc biệt ở khu trung âm.

    3/ Tenor: Nam cao
    *) Heldentenor: Nam cao siêu kịch tính: giọng hát dày khoẻ và vang có âm sắc giống với baritone, có khả năng hát xuyên dàn nhạc, dàn hợp xướng. Có thể fullvoice đến c2. Những vai này chủ yếu có trong opera của Wagner.
    *) Dramatic tenor: Nam cao kịch tính: giọng dày, khoẻ, fullvoice đến c2, thường diễn tả các vai anh hùng, dũng sĩ.
    *) Lirico spinto tenor: Giọng nam cao trữ tình nhưng có thể chuyển sang kịch tính ở những đoạn cao trào. Những vai này hay xuất hiện trong opera Verisimo.
    *) Lirico tenor: Nam cao trữ tình: giọng đẹp, sáng, bay bổng. Nam cao trữ tình thưòng là nhân vật chính khá phổ biến trong opera, từ các tác phẩm cuả Mozart, Opera Bel canto cho đến Verisimo.
    *) Leggiero tenor: Nam cao nhẹ: giọng nhẹ, sáng, nhanh nhẹn nhưng hơi mảnh, có khả năng lên đến d2 (thậm chí f2). Chủ yếu xuất hiện trong Opera Bel canto.
    *) Counter tenor: Giọng phản nam cao: giọng hiếm, trước đây dành cho Castrato (những người đàn ông bị hoạn từ nhỏ để giữ giọng cao và trong như mezzo-soprano, soprano). Các Counter tenor chủ yếu biểu diễn nhạc thính phòng với các tác phẩm thời kì Baroque. Counter tenor sử dụng kĩ thuật Falsetto (giả thanh), âm vực bằng nữ trầm (contralto, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể lên đến quá c3 tương đương soprano), âm sắc hơi thô và đanh hơn so với giọng nữ. Các vai cho Counter tenor là những cậu bé, thậm chí những dũng sĩ tráng kiện (hoàn toàn không phải những thanh niên ẻo lả).

    4/ Contralto (alto):
    Giọng nữ trầm được tạo bởi contre (trầm) và alto (cao) - do trước đây alto là thiếu niên nam hoặc castrato. Đây là giọng nữ trầm nhất, hát chủ yếu bằng giọng ngực. Giọng dày, trầm, khoẻ. Chủ yếu là vai phụ (vú già, người hầu), vì vậy các contralto thường chuyển sang hát các vai dramatic mezzo.

    5/ Mezzo-soprano: nữ trung (mezzo = middle)
    *) Dramatic mezzo-soprano: Nữ trung kịch tính, giọng ngực dày, khoẻ, thường là vai thứ trong opera (Armenis, Azucena) hoặc những người phụ nữ lẳng lơ, thủ đoạn (Carmen, Dalila). có khả năng fullvoice đến g2.
    *) Coloratura mezzo-soprano: Nữ trung màu sắc: giọng nhanh, nhẹ hơn so với nữ trung kịch tính với thường là các vai hài. Có thể fullvoice đến a2. Xuất hiện phổ biến trong Bel canto.

    6/ Soprano: Nữ cao
    *) Wagnerian soprano: Nữ cao siêu kịch tính (tương đương như Hedeltenor của giọng nam): giọng cao nhưng đặc biệt dày và khoẻ, vang, có khả năng hát xuyên dàn nhạc và dàn hợp xướng, âm sắc gần với nữ trung, thường xuất hiện trong Opera của Wagner, R. Strauss. Fullvoice đến c3.
    *) Dramatic soprano: Nữ cao kịch tính, giọng vang, khoẻ. Fullvoice tốt ở c#3. Thường là vai dành cho những nữ anh hùng hoặc những nhân vật có tính cách mạnh mẽ. Chủ yếu xuất hiện trong Opera của Verdi.
    *) Lirico spinto soprano: giọng nữ trữ tình nhưng có thể chuyển thành kịch tính ở những đoạn cao trào. Đây là những vai phổ biến trong Opera của Verdi và các tác giả trường phái Verismo, thường là những người phụ nữ gặp bất hạnh và đau khổ trong cuộc sống, tình yêu.
    *) Lirico soprano: Nữ cao trữ tình: khu trung âm đầy đặn giọng mềm mại, bay bổng, thể hiện những người phụ nữ hiền lành, trong sáng, giản dị và hơi có phần yếu đuối (Micaela, Lìu, Mimi...).
    *) Coloratura soprano: Nữ cao màu sắc: có âm vực rộng hơn so với nữ cao bình thường (hơn 2 quãng 8) đặc biệt về âm khu cao, âm sắc nghe giống tiếng sáo. Đặc biệt có khả năng luyến láy các note ở âm vực cao rất tốt. Gồm 2 loại:
    - Lirico coloratura soprano (sobourette): nữ cao trữ tình màu sắc, giọng hơi mỏng, nhẹ, fullvoice đến d3, thể hiện những vai thiếu nữ trong sáng thơ ngây, hoặc vai những cô hâu gái nhí nhảnh, vui tính. Những ca sĩ giọng này, giọng trữ tình là chính những có khả năng sử dụng kĩ thuật hát các note hoa mĩ của nữ cao màu sắc.
    - Dramatic coloratura: giọng kịch tính màu sắc: giọng khoẻ, hơi tối, nhưng lên cao lại sáng, fullvocie đến e3, staccato đến f3 (thậm chí cao hơn).

    Văn Phương (nhaccodien.info)
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/9/10
  18. baolinh_82

    baolinh_82 Member

    Tham gia ngày:
    29/7/09
    Bài viết:
    11
    Đã được cảm ơn:
    2
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    bác giúp e vơi, nhưng file nhạc hiện lên chữ loằng ngoằng e đã làm theo cách bác gợi ý , nhưng vẫn ko tài nào ghi ra đĩa dc , toàn báo lỗi .
     
    Administrator cảm ơn bài này.
  19. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Bản Giao hưởng số 4 giọng Mi thứ của Brahms
    Brahms - Symphony No.4 in E Minor, Op. 98

    Một sáng tác với vẻ đẹp thuần khiết, thánh thiện của chủ nghĩa cổ điển. Nó vừa cân đối, vững chãi, hài hòa, thanh thoát và tuyệt mỹ như những kiến trúc được khắc tạc bằng đá hoa cương của thời Hy Lạp cổ đại, vừa mang màu sắc ấm áp như những bức họa tân cổ điển của David, lại vừa tinh xảo, uyển chuyển với những thủ pháp đối âm, phức điệu, ẩn chứa những quy luật đẹp đến kỳ lạ của toán học và sự thông minh về kết cấu trong nghệ thuật trang trí baroque. Song, bên cạnh những đặc trưng kinh điển đó, Brahms còn thấm đẫm trong bản giao hưởng cuối cùng của ông tâm hồn suy tưởng sâu xa về sự phong phú đến vô vàn của cuộc sống con người: sự nồng cháy yêu thương, sự vui nhộn trẻ trung, và cả những biến cố bất thường, những định mệnh nghiệt ngã. Gần hai trăm năm kể từ sau thời Beethoven, hiếm có bản giao hưởng nào lại hoàn hảo đến thế.

    Giao hưởng Mi thứ của Brahms được viết tương đối nhanh, từ mùa hè năm 1884 đến mùa hè năm 1885. Nó được trình diễn lần đầu tiên ở Meiningen, do chính tác giả chỉ huy. Mặc dù trong lần đầu ra mắt, tác phẩm này đã không nhận được sự đánh giá đúng mức của phần lớn công chúng, nhưng những người bạn thân nhất của Brahms là danh cầm piano Clara Schumann và danh cầm violin Joseph Joachim đã ngay lập tức nhận ra rằng, đây chính là một tuyệt tác lớn. "Trái tim tôi đầy ắp những cảm xúc từ bản giao hưởng mới của ông," Clara đã viết cho Brahms ngay sau khi bà được đọc và chơi phiên bản piano của Giao hưởng Mi thứ. "Tôi cũng không biết là mình thích chương nào nhất...chương một, giống như một giấc mơ, với những làn sóng cảm xúc mềm mại trôi theo phần phát triển đẹp kỳ diệu...trong cấu trúc hùng vĩ của chương cuối, tôi thấy có những tương phản, những tương phản ấy phức tạp đến đáng sợ và đam mê đến đau đớn... tôi không thể diễn đạt hết được, tôi mong là tôi có thể trực tiếp gặp ông và nói riêng với ông về nó, với một tổng phổ đặt trước mặt."
    Joachim cũng viết cho Brahms: "Tâm hồn tôi đã thực sự chìm trong Giao hưởng Mi thứ của ông. Tác phẩm này mang một đặc trưng hấp dẫn, một chất sáng tạo cô đọng. Các chủ đề đan quyện vào nhau một cách tuyệt vời trong quá trình phát triển...Trong bốn tuyệt tác giao hưởng của ông, tôi thích nhất Giao hưởng Mi thứ."
    Ngoài những đánh giá nhạy cảm đó của hai nghệ sỹ lớn, các nhà âm nhạc học ngày nay còn nhận ra một đặc điểm quan trọng trong việc phát triển những ý niệm chủ đề của bản giao hưởng. Brahms đã thực hiện điều này một cách hoàn hảo đến mức tuyệt đối. Ông cũng đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng những thiên tài đi trước của chủ nghĩa cổ điển để rồi xây dựng trong bản giao hưởng của mình những ý niệm chủ đề có tiềm năng phát triển tự do, với tính năng động sáng tạo gần như vô tận. Giá trị lớn nhất và quan trọng nhất của các tuyệt tác âm nhạc theo chủ nghĩa cổ điển nằm trong toàn bộ quá trình phát triển các chủ đề của tác phẩm. Ở Giao hưởng Mi thứ, Brahms, giống như Beethoven, đã thực hiện những sự biến đổi cực kỳ tỉ mỉ và tinh tế ở tất cả các chi tiết. Nhưng, Brahms cũng lại giống với Mozart và nhiều nhà soạn nhạc vĩ đại khác ở chỗ, ông hoàn thành toàn bộ tác phẩm bằng những ý niệm trong đầu trước khi viết chúng ra giấy.
    Chương một của bản giao hưởng được mở đầu vô cùng tinh tế bởi bè violin. Đó là một chủ đề không có nguồn gốc, nó dường như đang kể tiếp một câu truyện truyền thuyết nào đó đã được bắt đầu từ xa xưa. Ở đây, tính chất sử thi thiêng liêng và nghiêm trang được hòa vào trong sắc thái ấm áp, tâm tình của một bài hát bi thương, cảm động. Chương hai là sự hòa trộn đẹp một cách thi vị của những sắc điệu cổ xưa và hiện đại. Chương ba vẽ nên khung cảnh một ngày hội sôi nổi nhộn nhịp trên đường phố.
    Chương bốn, nơi cuối cùng mà các bản giao hưởng của Brahms phải đi qua. Điều bất ngờ lớn nhất, đó không phải là một nơi tràn ngập sức sống, sức vươn lên, không phải là một nơi dành cho những niềm hân hoan chiến thắng. Brahms đã không làm theo cách thường lệ, không muốn khép lại câu chuyện huyền thoại giao hưởng của mình bằng một kết thúc có hậu. Các nhà phê bình không khó để nhận ra chương bốn chính là một khúc chaconne (hoặc passacaglia). Cái tên này có thể khiến người ta nhớ ngay đến chương Chaconne nổi tiếng trong bản Partita số 2 giọng Rê thứ cho violin độc tấu của J.S. Bach. Đôi khi người ta có thể cảm nhận ở Chaconne của Bach những nỗi đau đớn nghiệt ngã và dai dẳng mà con người phải chịu đựng và chống chọi. "Đối với tôi, Chaconne của Bach là một tuyệt tác vô cùng kỳ lạ," Brahms viết. "Tôi tưởng tượng rằng, nếu tôi có khả năng viết nên một tác phẩm như vậy thì chắc chắn tôi sẽ hóa điên vì xúc động. Cho nên tôi sẽ chỉ viết riêng cho mình một khúc nhạc nhỏ hơn và nhẹ nhàng hơn." "Khúc nhạc nhỏ hơn" đó chính là chương bốn của Giao hưởng Mi thứ. Nó được viết ở giọng Fa thứ với chủ đề 8 ô nhịp - gấp đôi số ô nhịp trong Chaconne của Bach. Chúng ta vẫn thấy ở Brahms những lời nói khiêm nhường, ngay cả khi chương nhạc cuối cùng của ông đã nối tiếp và cụ thể hóa được sự suy tư bí ẩn của Bach về số phận con người. Chương nhạc này bộc lộ nỗi dằn vặt cảm thương của Brahms trước sự vùi dập khắc nghiệt của số phận đã đày đọa con người, đẩy con người xuống vực thẳm. Có lẽ Brahms đã qua chương cuối này tưởng nhớ đến số phận của những thiên tài như Mozart, Beethoven, Schubert...,và đặc biệt là Schumann. Chưa bao giờ người ta thấy trong âm nhạc của Brahms một giai điệu bè dây lại não nùng, thảm thương đến thế. Chưa bao giờ người ta thấy một bài hát cô độc của flute lại yếu đuối, tiều tụy và tuyệt vọng đến thế. Và chưa bao giờ người ta thấy ở đoạn kết một quang cảnh lại đổ nát và hoang tàn đến thế...

    Có thể nói đây là bản giao hưởng về cuộc đời .

    Chương 1: đoạn mở đầu nhẹ nhàng, yên tĩnh nhưng nó ẩn chứa nỗi u hoài, lo lắng. Tiếng cello thấy như tác giả đang suy tư, trăn trở và hơi bi quan. Đột nhiên bản nhạc trở nên lạc quan, bừng sáng bởi tiếng kèn co, basoons, flute, trompet và đặc biệt là tiếng trống vang dội. Phần kết dồn dập, dữ dội và đau đớn có lẽ báo trước chủ đề chương cuối

    Chương 2: là sự kết hợp truyền thống-hiện đại:nhịp quân hành cua beethoven và sự nhân hậu. bao dung của Brahms. 2 chủ đè đan xen lẫn nhau.Càng nghe càng có cảm giác : một người sắp ra đi( tác giả?) đang nhìn lại cuộc đời,bỏ qua tất cả, chỉ còn lại sự thanh thản. Có 1 đoạn gần cuối nghe rất giống nhạc đám ma

    Chương 3: Không khí lễ hội sôi nổi bao trùm chương này. nhưng sao có cảm giác có gì đó nuối tiếc, hồi tưởng niềm vui trong ký ức, đã qua đi mãi mãi.dẫn chứng: tiếng trumpet ở đoạn cuối.

    Chương 4: Đau đớn ! Thê thảm!Nghiệt ngã! Mới đầu nghe Karajan chỉ huy rợn tóc gáy, tiếng trumpet nghe phát rợn nên mình ít khi dám nghe chương này. đoạn giữa chơi rất yên ắng, tiếng flute yếu ớt, cô quạnh - có vẻ như nỗi đau lậm sâu tới mức không thể khóc, gào thét được nữa. (Theo VNAV.vn)
     
  20. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Bản symphony số 3 - Beethoven

    Những tác phẩm Beethoven sáng tác trong thời gian 1803 - 1805 giống một dãy núi hùng vĩ, vươn cao hơn hẳn tất cả những gì Beethoven đã sáng tác trước đó. Đó là bản xô nát crây-xe (1803) cho đàn violon và piano, bản giao hưởng số 3 Anh hùng ca (1804), bản xô nát Bình Minh cho piano (1904), apaxionata 1805, ca kịch Phidelo 1805 đã mở ra một viễn cản tuyệt diệu cho nền âm nhạc thế kỷ 19. Những tác phẩm trong thời kỳ này gắn với thế giới quan chính trị của người nghệ sĩ: cách mạng và các sự kiện chính trị.

    Bản symphony số 3 - một trong những tác phẩm đồ sộ của Beethoven: Ông Bắt đầu sáng tác bản giao hưởng này từ năm 1802 đến mùa xuân năm 1804. Lúc đầu bản giao hưởng này có tên là Bonapac, và có lời đề tặng "Beethoven tặng Bonapac", vì Beethoven nhận thức được những cống hiến của Napoleon cho cách mạng, nhưng đến năm 1804, khi Napoleon tự xưng lam hoàng đế, Beethoven đã xé bỏ lời đề tặng, lòng tin ở viên tướng đó không còn nữa, bản Symphony số 3 được đổi tên thành bản Anh hùng ca.

    Bản anh hùng ca được viết ở giọng mi giáng trưởng mở đầu kỷ nguyên mới của nền âm nhạc giao hưởng cùng thể loại trước đây - Sáng tác vĩ đại này vượt xa những giao hưởng của thời đại trước không những về quy mô mà cả về số lượng chủ đề, tính chất đa dạng các phân đoạn nối tiếp, những mối quan hệ phức tạp và chủ yếu sự hùng vĩ của tư tưởng được thể hiện trong đó. Thể hiện tư tưởng, tình cảm, khát vọng lớn lao và ý chí mãnh liệt.

    Bản giao hưởng bắt đầu bằng 2 hợp âm chủ hùng dũng làm nhiệm vụ như một nét nhạc mở đẩu súc tích. Nét đầu được xây dựng bằng các âm thanh của hợp âm, đó là âm nhạc phăng pha hùng dũng tiêu biểu của Beethoven. Phần nối tiếp hết sức độc đáo như có trở ngại bất ngờ, ngăn cản nhịp chuyển động (ở âm đô thăng) giai điệu lúc đầu ngân vang ở bè violonxen đã bất ngờ chuyển lên âm khúc cao hơn.

    Sau chủ đề chuyển tiếp đến 1 nét giai điệu dịu dàng tựa như 1 phần suy tưởng thoáng qua.
    Phải triển khai có quy mô lớn lao khai thác được tổ chức đa dạng và sức mạnh nội tại của các chủ đề. Beethoven thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật chủ yếu trong việc phát triển hết sức tinh tế các mô tuýp nhạc trong các chủ đề nhạc phong phú và diễn cảm của giao hưởng.
    Sự phong phú đặc biệt về âm điệu của bản giao hưởng anh hùng ca đã tạo điều kiện cho các nhạc sĩ dùng các phương tiện âm nhạc phản ánh tâm lý của nhân vật một cách hệ thống với đầy đủ ý nghĩa của từ này, miêu tả cuộc đấu tranh mà người anh hùng đã tiến hành. sự phát triển hùng mạnh, những làn sóng nghị lực bột phát xen kẽ những khoảnh khắc suy tư đầy xáo động.
    Trong phần này chủ đề nhạc thể hiện nghe như sự phục hồi sức mạnh của người anh hùng đã mệt mỏi. Trên nền tiếng violon vê rất nhẹ nổi lên nét mở đầu của chủ đề thứ nhất. Nét nhạc của kèn co âm mi giáng trưởng nghịch hẳn với hợp âm át của bè violon vê. Sau khi nhắc qua đến chủ đề thứ nhất, tinh thần của người anh hùng lại trỗi dậy, sự phát triển mãnh liệt bất ngờ chuyển tiếp càng thể hiện niềm vui thắng lợi nhiều hơn là diễn biến của cuộc đấu tranh.

    Chương hai là bản hành khúc tang lễ giọng đô thứ - những mầm mống của những tình cảm anh hùng vượt ra ngoài cái vỏ của thể loại hành khúc tang lễ và thông báo cho người nghe hay rằng chủ nghĩa anh hùng vẫn còn tồn tại mặc dầu người anh hùng đã hy sinh.

    Những nét nhạc phăng pha hùng dũng có thể coi như dấu hiệu của niềm vinh quang sau lúc đã hy sinh. Sau phần tam tấu giọng trưởng truyền thống là phần "giả" tái hiện: đoạn thứ nhất chuyển từ đô thứ về pha thứ và sau đó bắt dầu đoạn phu-ga-tô dài phát triển mạnh mẽ và bị ngắt đoạn bởi một mẩu chủ đề thống nhất được vang. Chỉ lúc đó mới xuất hiện một nền âm thanh trang trọng của phần tái hiện hoành tráng . Phần này khác hắn với phần trình bày hết sức căng thẳng và phong phú của lối diễn đạt.
    Trong chương Xkecdo những giọng hát trẻ trung đã nối tiếp nhau vang lên vui vẻ rượt đuổi nhau, tươi vui, hối hả xuất hiện từ âm hưởng nhỏ nhẹ, mềm mại của các nhạc cụ dây. Trong phần tam tấu, tiếng kèn hiệu thôi thúc vang dội, kịch tính. Cơ sở của chương kết là bản biến tấu piano tập 35 với chủ đề nhạc dân gian Hung ga ri. Đó là sự giao hưởng hóa thể loại biến tấu piano thính phòng. Việc sử dụng bản nhạc cũ làm đoạn kết xuất hiện từ yêu cầu giao hưởng hoá một thể loại vũ khúc mộc mạc, đơn giản được phổ cập ở Viên. Beethoven quan niệm việc đưa các tác phẩm giao hưởng đến với đông đảo quần chúng là nhiệm vụ quan trọng.

    Trong chương kết của bản anh hùng ca, trước chủ đề chính của điệu công-tô-rô-đăng là một nét nhạc nảy sinh từ bè trầm của chủ đề có ý nghĩa độc lập. Thể hiện cả ba nét nhạc đã được trình bày đồng thời liên kết toàn bộ giao hưởng, lòng quyết tâm anh dũng, các sắc thái chiến thắng.

    Chương kết bản giao hưởng số 3 được miêu tả là "ngày hội của nhân dân" trong đó các tốp người nối tiếp nhau xuất hiện khi thì là những phụ nữ, những em nhỏ lúc lại là những chiến sĩ dồn bước.
    (Theo VNAV.VN)
     
    Anhgoc669 cảm ơn bài này.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này