[MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

Thảo luận trong 'Lossless Albums' bắt đầu bởi halong_audio, 25/2/10.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Lịch sử phát triển của nhạc cổ điển

    1. Thời kì Tiền cổ điển và Cổ điển (1730 - 1820)

    Từ khoảng năm 1720 những tiến triển mới một lần nữa lại bắt đầu làm suy yếu phong cách âm nhạc đang thịnh hành. Các nhạc sĩ trẻ thấy rằng sự đối âm thời kỳ Baroque quá cứng nhắc và lí trí, họ ưa thích một sự biểu lộ âm nhạc tự nhiên, ít gò bó hơn. Thêm vào đó, tư tưởng cuối thời Baroque về việc hình thành một đặc tính cảm xúc độc đáo và duy trì nó trong suốt một tác phẩm dường như đang thui chột đi đối với các nhạc sĩ trẻ này.

    Sự phản ứng lại phong cách Baroque này có những hình thức khác nhau ở Pháp, Đức và Ý. Ở Pháp một trào lưu mới thường được gọi là rococo hay style galant (tiếng Pháp có nghĩa là "phong cách nhã nhặn"), có đại diện là nhà soạn nhạc người Pháp François Couperin. Phong cách này nhấn mạnh kết cấu cùng một chủ điệu, nghĩa là giai điệu cùng với phần đệm có sự hài hoà âm thanh. Giai điệu được điểm tô bằng những nét hoa mĩ chẳng hạn như những tiếng rung (trill) ngắn. Thay cho một dòng nhạc không đứt quãng như ở thể loại Fugue thời Baroque, những nhà soạn nhạc người Pháp đã viết ra những bản nhạc kết hợp những đoản khúc riêng biệt, giống như trong nhạc khiêu vũ. Sáng tác đặc trưng ở đây ngắn và mang tính chương trình, có nghĩa là nó miêu tả sinh động những hình ảnh phi tính nhạc chẳng hạn như những con chim hay những chiếc cối xay gió. Đàn Harpsichord (clavico) là loại nhạc cụ phổ biến nhất giai đoạn này và rất nhiều suite (tổ khúc) được viết cho cây đàn này.

    Ở miền Bắc nước Đức, phong cách tiền cổ điển được gọi là "Empfindsamer Stil” (tiếng Đức-nghĩa là “phong cách nhạy cảm”). Nó chứa đựng một phạm vi những cảm xúc trái ngược rộng hơn hơn phong cách Galant-thường có xu hướng tao nhã và vui vẻ một cách đơn thuần. Các nhà soạn người Đức luôn viết các tác phẩm dài hơn so với các tác phẩm của người Pháp và sử dụng nhiều kỹ thuật âm nhạc thuần túy để thống nhất các tác phẩm của mình. Họ không dựa vào các hình tượng phi âm nhạc như người Pháp đã làm. Người Đức, do vậy, đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các hình thức trừu tượng, như hình thức sonata, và trong sự phát triển của thể loại lớn như concerto, sonata và symphony.

    Ở Italy, phong cách tiền cổ điển không có một cái tên dành riêng cho nó, có lẽ bởi vì nó không cắt đứt một cách đột ngột với âm nhạc thời ngay trước đó. Tuy nhiên các nhà soạn nhạc Italy cũng đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của các thể loại mới, đặc biệt là symphony. Opera overture của người Ý thường được gọi là sinfonia, thường không có sự kết nối về âm nhạc hay tính kịch với chính vở opera mà nó giới thiệu. Thỉnh thoảng các nhạc công Italy chơi các Opera overture trong các buổi hoà nhạc và các nhà soạn nhạc rốt cuộc đã bắt đầu viết các bản khí nhạc độc lập theo quy mô Overture. Quy mô này gồm 3 chương, chương đầu và cuối với tốc độ nhanh và chương giữa với tốc độ chậm. Trong mỗi chương sự phát triển của các ý tưởng âm nhạc thường theo một khuôn mẫu mà cuối cùng phát triển thành hình thức sonata.

    Các nhà soạn nhạc người Ý đã từng hình thành ý tưởng viết một sinfonia khí nhạc độc lập, thế rồi Người Đức đã tiếp tục ý tưởng và áp dụng tính khéo léo nhiều trí tuệ vào đó. Các trung tâm hoạt động chính của người Đức là ở Berlin, Mannheim và Vienna. Như là kết quả của các hoạt động trên quy mô lớn, các hình thức, thể loại và cách thức truyền đạt âm nhạc khác nhau đã được sinh ra. Sự khác biệt phát sinh giữa phương tiện truyền đạt của âm nhạc thính phòng (chamber music), trong đó mỗi nhạc cụ sẽ chơi phần của mình, và phương tiện truyền đạt của âm nhạc giao hưởng (symphonic music), trong đó nhiều nhạc cụ cùng chơi một phần. Trong phạm trù âm nhạc thính phòng các nhà soạn nhạc bắt đầu phân biệt một số phương tiện truyền đạt như string quartet (tứ tấu đàn dây), string trio (tam tấu đàn dây) và keyboard sonata (sonata đàn phím)với phần đệm của violin. Với các thể loại cho dàn nhạc, các nhà soạn nhạc không chỉ viết các symphony mà còn cả các concerto cho nhạc cụ solo cùng dàn nhạc.

    Symphony, sonata, concerto và string quartet đều theo những đề cương có hình thức tương tự. Chúng đều có ba hoặc bốn chương, một hoặc nhiều hơn trong số các chương đó ở hình thức sonata. Được việc sử dụng khóa nhạc phức tạp, đã phát triển đến cuối thời Baroque, tạo cho khả năng, hình thức sonata đã hồi sinh vào giữa quãng thế kỷ 18 và khai thác được mạng lưới phức tạp các quan hệ hoà âm giữa các âm và hợp âm riêng biệt trong cùng một điệu hay giữa các điệu khác nhau. Hình thức sonata được dựa trên một chương rời bỏ rồi lại quay lại điệu chính. Thêm vào đó là sự trình bày những chủ đề đối lập tại đầu mỗi chương và phát triển một hay tất cả các chủ đề một cách công phu hay riêng rẽ về sau.

    Giai đoạn phát triển đỉnh điểm của âm nhạc thế kỷ 18 là vào cuối thế kỷ này khi một nhóm các nhà soạn nhạc được biết đến như “Trường phái cổ điển Vienna”, mà nổi bật nhất có Joseph Haydn, Wolfgang Amadues Mozart, Ludwig van Beethoven.

    Opera thế kỷ 18 cũng đã trải qua rất nhiều thay đổi. Ngay tại quê hương của opera là Italy, nó cũng đã mất đi rất nhiều đặc tính nguyên thuỷ như là một vở kịch với âm nhạc. Thay vào đó nó đã trở thành một loạt các aria được viết cho các giọng ca tài năng thể hiện. Một số nhà soạn nhạc châu Âu lại đưa vào các bản interlude và accompaniment khí nhạc như một yếu tố quan trọng. Họ tiến hành sử dụng các hợp xướng lớn hơn và đưa ra nhiều phong cách và hình thức aria hơn trước. Họ cũng cố gắng để phối hợp các nhóm recitative, aria, duet, chorus và các phần khí nhạc vào các lớp lang thống nhất. Cải cách quan trọng nhất là nhà soạn nhạc sinh ra ở Bavarian, Christoph Willibald Gluck, người mà các opera có ảnh hưởng nhất được viết ở Vienna và Paris từ năm 1764 đến 1779. Opera thời kì Cổ điển đạt tới đỉnh cao nhất trong các tác phẩm sân khấu của Mozart, trong đó đó mọi khía cạnh của thanh nhạc lẫn khí nhạc đều góp phần vào sự phát triển của cốt truyện và sự mô tả tính cách nhân vật.

    2. Thời kì Lãng mạn (1800 - 1910)

    Đầu thế kỉ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ châu Âu. Các nhà soạn nhạc đã thường viết các bản biến tấu theo phong cách này, một phong cách có thể mang lại nhiều ấn tượng. Phong cách này có khuynh hướng trở thành công thức ở trong bàn tay của những nhà soạn nhạc kém tài năng. Một phần vì lí do này mà các cuộc thí nghiệm của những nhà soạn nhạc thời kì 1810 - 1820 dần dần bắt đầu tìm đến những phong cách mới.

    Cuộc phiêu lưu của những nhạc sĩ cũng không kéo dài lâu, có cảm giác rằng việc thiết yếu là kết hợp tất cả các yếu tố trong âm nhạc của họ cũng là việc bảo vệ sự trọn vẹn của những nguyên tắc chung. Họ bắt đầu đề cao những giá trị âm nhạc khác hơn là những giá trị truyền thống. Thay vì kiểm soát chúng, họ lại bắt đầu đề cao những phẩm chất như sự bốc đồng và khác lạ. Sức mạnh của họ, lấy ví dụ, họ phát triển những hợp âm ít thông dụng thậm chí những hợp âm này không nằm trong cấu trúc hòa âm tổng thể của tác phẩm. Cũng như vậy, nếu âm thanh của những nhạc cụ đặc thù dường như thu hút một cách đặc biệt theo suốt quá trình diễn biến của bản giao hưởng, họ đã viết những đoạn độc tấu hoa mĩ dài cho nhạc cụ này, cho dù những đoạn solo này làm hình thù tác phẩm thêm căng cứng. Bằng cách này hay cách khác, những nhạc sĩ thế kỉ 19 bắt đầu phô ra sự lãng mạn, đối nghịch lại phong cách cổ điển, đó là quan điểm nghệ thuật của họ. Thẩm mĩ về trường phái Lãng mạn đặc biệt lên cao ở Đức và Trung Âu. Các tác phẩm khí nhạc của nhạc sĩ người Áo, Franz Schubert và các tác phẩm piano và opera của nhạc sĩ người Đức Carl Maria von Weber là những biểu hiện sớm sủa của sự phát triển âm nhạc.

    Những nhà soạn nhạc thời kì Lãng mạn thường lấy cảm hứng từ văn học, hội họa hay từ những nguồn không âm nhạc khác. Vì vậy, âm nhạc chương trình được phát triển rất mạnh mẽ và dẫn đến sự ra đời của thể loại thơ giao hưởng. Nhạc sĩ người Pháp Hector Berlioz và nhạc sĩ người Hungary Franz Liszt trở nên đặc biệt nổi bật trong thể loại này. Các bài thơ trong thế kỉ 18 và 19 là cơ sở đề hình thành nên các bài hát nghệ thuật mà trong đó các nhà soạn nhạc dùng âm nhạc để khắc họa hình ảnh và tâm trạng của lời ca. Những bài hát nghệ thuật của Đức thường được biết đến dưới cái tên Đức là lied (số nhiều là lieder). Hàng trăm lieder được viết trong thế kỉ 19, những nhà soạn nhạc đặc biệt thành công trong thể loại này là Franz Schubert, Robert Schumann, Johannes Brahms, Hugo Wolff và cuối thế kỉ là Richard Strauss.

    Một trong những thể loại lí tưởng của thế kỉ 19 là opera. Tại đây, tất cả những loại hình nghệ thuật hòa cùng nhau mở ra những quang cảnh hùng vĩ, những cao trào của xúc cảm và là cơ hội tốt cho những giọng ca tuyệt vời khoe giọng. Tại Pháp, Gasparo Spontini và Giacomo Mayerbeer sáng tạo ra thể loại grand opera. Jacques Offenbach -một người Pháp khác đã phát triến thể loại comic-opera (gọi theo tiếng Pháp là opéra bouffe). Những tác giả viết opera quan trọng nhất của Pháp còn phải kể đến Charles Gounod và Georges Bizet. Ở Ý, Gioacchino Rossini, Gaetano Donizetti và Vincenzo Bellini tiếp tục phong cách opera truyền thống của Ý từ thế kỉ 18 bel canto (tiếng Ý có nghĩa là hát đẹp). Tại Ý vào nửa cuối thế kỉ 19, Giuseppe Verdi đã làm giảm đi sự ảnh hưởng của lối hát bel canto bằng cách nhấn mạnh đến sự kịch tính trong những mối quan hệ giữa con người với con người. Giacomo Puccini thì quan tâm đến những mối tình ủy mị và những cảm xúc mãnh liệt. Tại Đức, Richard Wagner sáng tạo ra một phong cách opera mới mà chính ông tự gọi là nhạc kịch (drama music). Tại đây tất cả những khía cạnh của tác phẩm đều hướng đến trung tâm kịch tính hoặc ý đồ triết học. Không như Verdi luôn hướng đến đề tài con người, Wagner luôn quan tâm hơn đến những yếu tố mang tính truyền thuyết, thần thoại và coi đó là khái niệm của sự chuộc lỗi trước Chúa. Wagner thường phát triển những đoạn nhạc ngắn của giai điệu và hòa thanh, gọi là leitmotifs (tiếng Đức motif chủ đạo) nhằm đại diện cho con người, đồ vật, khái niệm và những thứ khác nữa. Những đoạn nhạc này được lặp lại bằng giọng hát hoặc dàn nhạc bất kì lúc nào khi những chúng xuất hiện trong suy nghĩ hoặc hành động của nhân vật.

    Âm nhạc xuyên suốt thế kỉ 19 vẫn mang truyền thống trừu tượng, âm nhạc tuyệt đối vẫn được duy trì thông qua các bản giao hưởng và âm nhạc thính phòng. Schubert, Schumann, Brahms, nhạc sĩ người Đức Felix Mendelssohn, nhạc sĩ người Áo Anton Bruckner để lại những dấu ấn đặc biệt quan trọng. Nhạc sĩ người Nga Peter Ilyich Tchaikovsky sáng tác giao hưởng và các tác phẩm thính phòng cũng tuyệt vời như các vở opera hay âm nhạc có tiêu đề. Nhạc sĩ Ba Lan Frederic Chopin thì sáng tác ra những thể loại âm nhạc không tiêu đề, mang phong cách rất tự do, phóng khoáng.

    Trong tất cả những thể loại âm nhạc, giá trị cao nhất vẫn được đánh giá thông qua sự khác thường độc đáo của những biểu hiện nghệ thuật. Điều này càng được tăng thêm không chỉ do sự mở rộng của những phong cách sáng tác khác người mà còn do sự sùng bái những nhạc trưởng và những nghệ sĩ biểu diễn bậc thầy. Hai người tiêu biểu nhất là Franz Liszt và nghệ sĩ violin người Ý Nicolo Paganini. Nhạc trưởng và nhạc sĩ người Áo Gustav Mahler viết những bản giao hưởng đều liên quan đến cuộc sống riêng tư của mình.

    Phong cách âm nhạc của thời kì Lãng mạn đã thay đổi chút ít theo những cách khác nhau vào cuối thế kỉ 19. Sự phát triển của những hợp âm ít được sử dụng đã phá vỡ cơ cấu giọng. Nhiều nhạc sĩ, đặc biệt là Wagner thường xuyên sử dụng những hợp âm nửa cung (Chromatic). Cách diễn đạt âm nhạc dân gian ngày càng được mở rộng, trở thành một phần quan trọng trong những sáng tác của những nhạc sĩ Nga, Tiệp Khắc, Na Uy, Tây Ban Nha. Ta có thể kể đến nhạc sĩ người Nga Mikhail Glinka, Modest Mussorgsky và Nicolai Rimsky-Korsakov; nhạc sĩ Tiệp Khắc Antonin Dvorak và Bedrich Smetana; nhạc sĩ người Na Uy Edvard Grieg. Sau này còn nhiều nhạc sĩ sử dụng những yếu tố dân gian vào trong những tác phẩm của mình như nhạc sĩ người Mĩ Louis Moreau Gottaschalk, nhạc sĩ người Đan Mạch Carl Nielsen; nhạc sĩ Phần Lan Jean Sibelius và nhạc sĩ người Tây Ban Nha Manuel de Falla.

    Theo mạch dân gian này tiến lên phía trước cùng với những yếu tố khác đã hình thành nên âm nhạc cổ điển thế kỉ 20, giới thiệu lại với nghệ thuật âm nhạc những khái niệm cũ về hòa thanh và nhịp điệu. Sự nghiên cứu lịch sử âm nhạc có hệ thống đã đem đến những kết quả giống nhau, trở lại thời kì đầu thế kỉ 19. Với sự tan rã của giọng, sự liên kết yếu kém giữa các bộ phận trong âm nhạc, sự phụ thuộc vào sự chuyển động của những hòa âm, cũng như sự lên xuống của cường độ và mật độ của âm thanh. Cách sử dụng âm thanh như là một yếu tố trong âm nhạc là một đặc điểm rất riêng của thời kì cuối lãng mạn theo phong cách Pháp, được gọi là Ấn tượng, do nhạc sĩ Claude Debussy và Maurice Ravel khởi xướng và phát triển. Những nhạc sĩ Pháp thậm chí còn viết theo phong cách châm biếm hơn như Francis Poulenc và Erik Satie.
     
  2. nowaytogo

    nowaytogo Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    24/10/08
    Bài viết:
    70
    Đã được cảm ơn:
    302
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile rất hay của Halong_audio chia sẻ cùng các bạn

    218. Album LG - Blix Street Collection Vol 1 (Audiophile) Một album nhạc chuẩn Audiophile cực hay được đặt hàng sản xuất theo đơn đặt hàng của Hãng Mcintosh để Test thiết bị của hãng và do hãng LG phát hành. CD này rất hiếm và hầu như không có trên các kệ hàng của các cửa hàng băng đĩa (Album này mình không có Bìa Cover vì không có máy chụp hình, chỉ kịp mượn được đĩa gốc xịn của một người bạn để RIP và Post lên cho các bạn).

    File Image bao gồm: *.NRG, Size: 397,1 Mb


    Link để tải dưới đây (có ảnh bìa CD):


    Track List:
    01. Fields of Gold - Eva Cassidy
    02. Ancient - Jeanne Newhall
    03. No Frontiers - Mary Black
    04. Carry You - Grace Griffith
    05. Past the Point of Rescue - Mary Black
    06. Autumn Leaves - Eva Cassidy
    07. Hungry Heart - Jeanne Newhall
    08. Song of the Seals - Connemara/Grace Griffith
    09. Columbus - Mary Black
    10. Like a Ghost - Celeste Krenz
    11. Everything but the Sun - Jeanne Newhall
    12. My Life - Grace Griffith
    13. Stay - Back Door Slam
    14. Over the Rainbow - Eva Cassidy

    Chúc các bạn vui - 05/9/2010 (Halong Audio)!
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------
    Album này hay wá, tiếc là không có Cover "Chính hãng". Bác Halong mượn lại CD và chụp lại Cover cho nó trọn vẹn đi :O)
    Bác Hạlong nghe nhiều chắc có nghiên cứu các định dạng Lossless như *.flac, *.ape, *.wav, *.nrg...và của phòng thu *.aiff. Định dạng nào nghe hay và gần với CD gốc nhất ?
    Thanks =D>
     
    Toulon and sthanach like this.
  3. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile rất hay của Halong_audio chia sẻ cùng các bạn



    1. Mình sẽ thu xếp có dịp lê chỗ anh bạn để chụp hình cover CD này cho các bạn.
    2. Trong các định dạng âm thanh số thì nghe từ các file ảnh CD là chất lượng nhất ví dụ như (*.WAV + *.cue), (*.Nrg) ... Trong đó định dạng ảnh CD có dạng (*.WAV + *.cue) do phần mềm EAC tạo ra là tốt nhất. (còn dạng *.aiff) mình chưa kiểm định bao giờ, mời các bạn khác cho ý kiến nhé.
     
  4. donjuanthoinay

    donjuanthoinay New Member

    Tham gia ngày:
    29/1/10
    Bài viết:
    90
    Đã được cảm ơn:
    8
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Bác halong ơi ! maấy cái link filefront hỏng hết rồi . Em down thử mấy CD mà chả cái nào được cả !
     
  5. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Không phải hỏng mà chiều tải về đang hạn chế IP từ Việt Nam đó.
     
  6. donjuanthoinay

    donjuanthoinay New Member

    Tham gia ngày:
    29/1/10
    Bài viết:
    90
    Đã được cảm ơn:
    8
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Ok ! Ko phải hỏng ! Chỉ tải ...ko được thôi ! vậy làm sao để tại bác ạ ? Link MU thì lâu quá . :-j
     
  7. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Mới cập nhật xong CD thứ 219. Album HIGH ENDITION 2010 - Vol14 (Nhạc cổ điển) - Một Album nhạc chuẩn Audiophile, thể loại nhạc cổ điển tuyển chọn và phát hành năm 2010, xin dành cho các bạn yêu nhạc cổ điển.

    File Image bao gồm: *.WAV, Size: 385,97 Mb

    [​IMG]
     
  8. bullet_8_8

    bullet_8_8 New Member

    Tham gia ngày:
    9/1/10
    Bài viết:
    8
    Đã được cảm ơn:
    2
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Chủ thớt ơi, mấy album host filefront up lên host khác dùm đi, chứ host này thì mình po tay không down được, đặc biệt là các album của Tongli, Jinchi. Thank for bác nhiều
     
  9. setro

    setro Member

    Tham gia ngày:
    26/11/09
    Bài viết:
    80
    Đã được cảm ơn:
    26
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    many thank ........
     
  10. herosstormx

    herosstormx New Member

    Tham gia ngày:
    19/2/09
    Bài viết:
    30
    Đã được cảm ơn:
    1
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Thanks bác nhiệt tình,,mới mất bộ TRăm GB Lossless,kiếm lại muốn nản lòng,có bộ nagy nghe được đấy
     
  11. tuannet

    tuannet Member

    Tham gia ngày:
    27/8/10
    Bài viết:
    16
    Đã được cảm ơn:
    21
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Nhạc chất lượng không à. Cảm ơn bạn nhiều.
     
  12. nguyenphihung

    nguyenphihung New Member

    Tham gia ngày:
    1/5/10
    Bài viết:
    45
    Đã được cảm ơn:
    12
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Không down được từ filefront nữa. Link die hết rồi.
     
  13. stopview

    stopview New Member

    Tham gia ngày:
    19/9/10
    Bài viết:
    23
    Đã được cảm ơn:
    2
    Nghề nghiệp:
    Lawyer
    Nơi ở:
    NewYork -USA
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Cảm ơn Bạn Hạ Long! Rất tuyệt vời, cảm ơn nhiều về kho nhạc của Bạn. Chúc Bạn nhiều sức khỏe.
     
  14. trantien0072

    trantien0072 Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    27/6/10
    Bài viết:
    942
    Đã được cảm ơn:
    410
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Bác chủ thread là người rất chu đáo. Thank Bác vì những CD hay
     
  15. stopview

    stopview New Member

    Tham gia ngày:
    19/9/10
    Bài viết:
    23
    Đã được cảm ơn:
    2
    Nghề nghiệp:
    Lawyer
    Nơi ở:
    NewYork -USA
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Cảm ơn Nhạc Bác đã up nhiều lắm, mời Bác chén chè nhé!
     
  16. thecuongjapan

    thecuongjapan Member

    Tham gia ngày:
    27/3/09
    Bài viết:
    21
    Đã được cảm ơn:
    2
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    rất cảm ơn bác. CÓ album nào khác thì kính mời bác up típ ah :D
     
  17. nctnguyen

    nctnguyen New Member

    Tham gia ngày:
    8/7/10
    Bài viết:
    1
    Đã được cảm ơn:
    0
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Tru'ng ma'nh. Nhac nhiu qua'
     
  18. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Mới cập nhật thêm lên MF Album số 175. Album JINCHI 18 - Feel Fascinated (Superior Audiophile Quality) - Các bạn đã từng thưởng thức nhạc China với nhiều Album do nhiều hãng phát hành. Trong đó các Album JINCHI đều được sản xuất tại Germany theo chuẩn Audiophile, phải nói là cực kỳ hay (ngọt ngào, dịu êm, tinh tế...) ai mà đã yêu thích dòng nhạc trữ tình, ngọt ngào thì không thể bỏ qua, Mình share để mời các bạn cùng thưởng thức Album JINCHI 18.
     
  19. halong_audio

    halong_audio Active Member

    Tham gia ngày:
    17/6/09
    Bài viết:
    924
    Đã được cảm ơn:
    213
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    Mới cập nhật thêm lên MF album số 175. Album JINCHI 18 - Feel Fascinated (Superior Audiophile Quality) - Các bạn đã từng thưởng thức nhạc China với nhiều Album do nhiều hãng phát hành. Trong đó các Album JINCHI đều được sản xuất tại Germany theo chuẩn Audiophile, phải nói là cực kỳ hay (ngọt ngào, dịu êm, tinh tế...) ai mà đã yêu thích dòng nhạc trữ tình, ngọt ngào thì không thể bỏ qua, Mình share để mời các bạn cùng thưởng thức Album JINCHI 18.
     
  20. curlyhair

    curlyhair New Member

    Tham gia ngày:
    20/9/10
    Bài viết:
    14
    Đã được cảm ơn:
    10
    Ðề: [MULTI] Các Album CD Audio Audiophile

    cảm ơn anh halong_audio
    em vừa biết đến forum nay nên còn nhiều điều chưa rõ, mong anh halong_audio giúp
    thứ 1: khi khai báo EAC ngay Bước 3 nhấn F10, mục AccurateRip đó, khi bỏ đĩa CD nhạc Vn vào thì nó vẫn k hiện ra bảng Configure AccurateRip và cuối cùng là Use AccurateRip with this drive vẫn mờ, k làm được.
    thứ 2: a có chương trình bBpoweramp music con... (có serial) thấy a hướng dẫn mà k biết tìm đâu
    thứ 3: e dùng Nero ghi CD các file Flac thì trong đĩa Cd sẽ có file *.cda. vậy a cho e hỏi là lấy file mp3 ghi thành cd và file flac ghi thành cd, chất lượng có khác nhau k? có phần mềm nào phân biệt 2 đĩa CD sau khi ghi k?
    1 lần nữa cảm ơn anh
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này