[MULTI] Tổng hợp tất cả về Phật Pháp (Kinh, các bài giảng, sách, đĩa...)

Thảo luận trong 'Lossy albums' bắt đầu bởi 21101452, 16/12/12.

  1. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    XEM KINH VỚI LÒNG THÀNH

    Kẻ hậu học khi xem kinh, nên có tâm thái như sau: ba nghiệp tâm, khẩu, ý phải được thanh tịnh. Ba nghiệp trên được lắng trong thì phước huệ tròn đầy.

    1. Nên thẳng mình ngồi ngay như ngồi trước đức Phật. Đó là thân nghiệp được thanh tịnh.
    2. Miệng không nói lời sai trái, không cười đùa. Đó là khẩu nghiệp được thanh tịnh.
    3. ý không tán loạn, dứt sạch tâm phan duyên. Đó là thanh tịnh ý nghiệp.

    Khi tâm an tịnh thì ngoại cảnh lắng trong, đó là khế ngộ nguồn tâm, diệu nhập pháp lý. Khi nước lắng trong thì vẻ sáng của ngọc tự chiếu soi, mây tan trăng tự hiển bày, đại nguyện thành tựu cũng như nhập vào biển diệu nghĩa. Thấu đạt ý kinh cũng chính là đến được đỉnh núi cao trí tuệ. Nếu hành giả muốn dễ thành tựu, phải gieo trồng Đại nguyện. Khi tâm, pháp đều quên, thì mình cùng pháp giới chúng sinh đều chung lợi lạc. Có được như thế mới mong báo đáp ân sâu của Chư Phật.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/12/12
    doro cảm ơn bài này.
  2. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Chú đại bi

    Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn về Chú Đại Bi - đây là bài chú bài chú được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của các Phật, bồ tát, các thần và vương. Cũng như câu Om Mani Padme Hum rất phổ biến ngày nay, Đại Bi chú là chân ngôn phổ biến cùng với phật Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh.
    Để nói về ý nghĩa của chú, có một bài kệ để thuyết minh cho ý nghĩa của thần chú:

    Đại bi đại chú thông thiên địa
    Nhất bách nhất thiên thập vương hoan
    Đại từ đại bi năng khử bệnh
    Nghiệt kính nhất chiếu biến cao huyền.​
    Nghĩa là:
    Thần chú Đại bi có công năng thông cả thiên đường, thấu cả địa phủ. Người nào thường trì niệm chú này mỗi ngày 108 biến, niệm ngàn ngày như thế thì có thể khiến Thập điện Minh vương hoan hỷ.

    Năng lực Từ và Bi của thần chú có thể chữa lành tất cả mọi tật bệnh và làm cho đài gương chiếu tội sáng ngời ngời.

    *Đại bi đại chú thông thiên địa

    Khi quí vị niệm thần chú này thì trời đất đều chấn động, cả pháp giới chuyển rung. Trên thông cả cõi trời, dưới thấu khắp cả các cõi giới địa ngục. Khắp cả mọi pháp giới trời người đều cảm thông và tán dương công đức.

    *Nhất bách nhất thiên thập vương hoan

    Nếu quí vị niệm thần chú này mỗi ngày 108 biến, niệm ngàn ngày như vậy, tức là vào khoảng 3 năm. Niệm thần chú này liên tục trong 3 năm không gián đoạn, không bỏ sót một ngày, bất luận quí vị có bận rộn như thế nào cũng không quên niệm, thì có thể khiến cho mười vị vua điều hành công việc ở chốn địa phủ cũng phải hoan hỷ. Có nghĩa là từ vua Diêm La cai quản điện thứ 10, cùng tất cả các chung sinh đang bị tội báo ở trong 10 địa ngục ấy đều được vui mừng.

    *Đại từ đại bi năng khử bệnh
    Năng lực Từ và Bi của thần chú này có thể chữa lành tất cả mọi bệnh tật. Vì sao gọi là chú Đại Bi? Là vì: “Bi năng bạt khổ”. Nghĩa là Bi có công năng làm cho mọi khổ nạn của chúng sinh được tiêu trừ. Còn “Từ năng dữ lạc”. Lòng Từ thường đem lại niềm vui cho chúng sinh. Vì thần chú này khả năng bớt khổ ban vui cho mọi chúng sinh nên gọi là Chú Đại Bi. Chủ yếu nhất là công năng chữa lành mọi bệnh tật. Bất luận quí vị bị bệnh gì, nếu quí vị trì niệm Chú Đại Bi, thì mọi bệnh khổ đều được tiêu trừ.

    Có người sẽ thắc mắc: “Tôi đã niệm Chú Đại Bi rồi, tại sao không lành bệnh?”

    Quí vị chưa lành bệnh là vì quí vị chưa vận hết lòng thành trong lúc trì niệm. Với lòng chí thành, chắc chắn quí vị sẽ có được sự cảm ứng khi niệm chú.

    *Nghiệt kính nhất chiếu biến cao huyền

    Khi quí vị trì niệm mỗi ngày 108 biến chú Đại Bi, niệm trong 1000 ngày như thế thì Thập điện Minh Vương vui mừng và tất cả mọi bệnh tật đều được tiêu trừ. Trong suốt 1000 ngày, tức 3 năm này, quí vị đ• thành tựu được khá nhiều công đức rồi. Bởi vì trong 3 năm này, mỗi ngày quí vị đều gia tâm trì tụng thần chú nên không có điều kiện để tạo tác nghiệp nhân. Quí vị không uống rượu, không ăn thịt, không ăn ngũ vị tân.

    Trong địa ngục có một đài gương báo tội gọi là “nghiệt kính đài”, nếu quí vị gây một nghiệp ác nào thì nghiệp ấy sẽ hiện rõ trong đài gương kia. Cũng giống như hình ảnh đang hiện ra trên màn ảnh xi nê vậy. Ví như một người, đời này gây tội sát nhân, thì trong gương báo tội sẽ hiện ra cảnh người ấy đang giết người. Nếu người ấy gây nghiệp trộm cắp thì trong gương sẽ hiện hình người ấy đang đi ăn trộm. Nếu người ấy gây nghiệp đốt phá nhà cửa người khác thì trong gương sẽ hiện ra rõ ràng hành động đốt nhà ấy.

    Còn nếu quí vị không gây tạo ác nghiệp gì cả thì sao? Thì chẳng có gì hiện ra trong kính đó cả. Vậy nên, nếu quí vị trì tụng thần Chú Đại Bi trong 3 năm thì khi gương nghiệp soi chiếu đến, tội báo của quí vị sẽ được tẩy sạch. Nơi địa ngục ấy sẽ treo lên một tấm bảng ghi rằng: “Người này đã từng trì tụng Chú Đại Bi, tội báo của người này đều đã được hóa giải toàn bộ.”

    Tất cả các vị quỷ thần trong địa ngục đều cúi đầu lễ bái sùng kính người trì chú này như lễ bái cung kính chư Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai vậy. Đồng thời các vị quỷ thần ấy sẽ hộ trì người trì chú cũng như họ thường hầu cận chư Phật vậy, và các vị quỷ thần đều thông báo cho nhau biết là không nên quấy nhiễu người trì chú này. Thần lực của chú Đại Bi thật là không thể nghĩ bàn.

    Mỗi ngày hãy dành ra vài phút để niệm chú, bạn sẽ thấy rất nhiều điều màu nhiệm.

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!

    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
    Ông Cò, hdkvie, lenick and 17 others like this.
  3. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Kinh Di Giáo

    Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia, văn chương đẹp đẽ, ý tứ rõ ràng. Ðây là những lời dạy sau cùng của Ðức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.

    Thời còn hành điệu tôi được học kinh này bằng Hán văn, giờ học vào ban đêm. Chùa tôi ở giữa núi rừng bao la tịch mịch, những lời kinh đơn giản nhưng đầy xúc cảm đã tác động rất mạnh vào tâm hồn thơ ngây của tôi, nhất là những đoạn như "Ư Sa la song thọ gian, tương nhập Niết bàn, thị thời trung dạ tịch nhiên vô thanh, vị chư đệ tử lược thuyết pháp yếu"; "Nhữ đẳng thả chỉ, vật đắc phục ngữ. Thời tương dục quá, ngã dục diệt độ ... Thị ngã tối hậu chi sở giáo hối". Niềm xúc động lan tỏa trong tâm hồn non trẻ, đã tạo dấu ấn và niềm tin thanh tịnh đối với Tam bảo, điều đó đã dẫn tôi vượt qua bao chướng ngại trên con đường tu học sau này.

    Khi được nghe Ban giáo dục tăng ni Trung ương mời các giảng sư đóng góp giáo án cho chương trình giáo dục Phật giáo các cấp, dù khả năng giới hạn, tôi cũng muốn góp phần mình trong sự nghiệp chung. Ðược Thượng tọa Chơn Thiện gợi ý về kinh Di giáo, tôi nhận soạn giáo trình kinh Di giáo một cách nhanh chóng vì ấn tượng của tuổi thơ hiện về trong tôi.

    Giờ đây tầm nhìn về kinh Di giáo có khác xưa, hệ thống hơn, sâu sắc hơn và rộng rãi hơn, nhưng không hơn được hình ảnh đẹp đẽ của Ðức Phật trong tâm thức tôi thời kỳ hành điệu.

    Khi soạn giáo trình này tôi dựa vào bản dịch và lời chú giải của Hòa thượng Trí Quang về kinh Di giáo, kinh tạng Nikàya và A hàm. Giáo trình có hai phần chính: một là phần nhận thức tổng quát, hai là phần lược giải nội dung kinh. Có thêm phụ lục nguyên văn bản dịch kinh Di giáo của Hòa thượng Trí Quang cho người dạy và tăng, ni sinh tham khảo.

    Với khả năng có giới hạn, kinh nghiệm tu tập còn non yếu, chắc chắn không tránh khỏi sai lầm và thiếu sót. Kính mong chư tôn đức, thiện hữu tri thức hoan hỷ bổ khuyết để giáo án được hoàn bị hơn.

    Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật​

    Tp Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 10 năm 1997
    Tỳ kheo Thích Viên Giác​

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
    lenick, RinSu, KyanGucci and 6 others like this.
  4. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Kinh A Di Đà

    Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
    Kinh này Phật giảng cho Ông Xá Lợi Phất và những vị khác tại nước Xá Vệ, nơi vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc. Phật ca ngợi cảnh Tây Phương do Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ, ai muốn sanh về cõi nước này thì nên phát nguyện, khi đã sanh về cõi này rồi thì không còn thối chuyển, người nào được sanh về cõi này, thấy mình ở trong hoa sen nở ra, mình ngồi ở trong hoa sen đó. Nếu có ai niệm danh hiệu Đức A Di Đà tu 1 đến 7 ngày, tâm không bị lọan động, khi chết sẽ có Phật A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí hiện ra cho thấy, nếu trong lúc chết mà tâm không tán loạn thì được sanh về cõi Phật A Di Đà, nơi đây hết sức sung sướng nên còn có tên là cõi Cực Lạc, vỉ khi chưa thành Phật, Đức A Di Đà có 48 lời nguyện, khi nào Ngài thành Phật, cõi đó phải được như ngài nguyện vậy.
    Pháp môn Tịnh Độ chỉ niệm Nam Mô A Di Đà Phật khi đi, đứng, nằm, ngồi để cầu sau khi chết, được sanh về cõi cực lạc. Khi tụng Kinh cho người chết, để cầu cho người chết được sinh lên cõi cao hơn, gọi là cầu siêu, tức là cầu cho sanh về cõi Cực Lạc và cũng để nhắc nhở lời Phật dạy cho những người khác, muốn sanh về cõi cực lạc phải niệm sáu chữ: " NAM MÔ A DI ĐÀ PHậT !".

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/12/12
  5. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

    Thư viết cho một ni sư cao tuổi thuộc phái Nhật Liên (Nichiren).

    Bạch Ẩn Ðại Sư viết rằng: Kinh Liên Hoa không ở ngoài tâm, và tâm không ở ngoài Kinh Liên Hoa. Tất cả mười cõi giới từ địa ngục cho đến Phật địa đều không ở ngoài tâm, và đều không ở ngoài Kinh Liên Hoa. Ðó là nguyên lý tối thượng, nguyên lý tuyệt đối mà tất cả chư Phật trong ba đời đều giảng nói. Có 84,000 pháp môn để đi đến Phật quả, nhưng tất cả chỉ là phương tiện. Khi cứu cánh Phật đạo đã đạt đến, sẽ thấy tất cả các pháp là đồng nhất thể với nhau, không có sai biệt. Tam tạng kinh Phật có hơn năm ngàn quyển ghi lại vô số những điều vi diệu do Ðức Phật Thích Ca giảng thuyết, với những phương pháp tu khác nhau, nhưng tất cả tinh yếu đều thâu tóm lại trong 8 quyển kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Và trong hơn sáu mươi ngàn chữ viết trong kinh này, ý nghĩa cao tột được thâu tóm trong năm chữ tựa đề: Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Năm chữ này được thâu tóm lại với hai chữ Diệu Pháp, và hai chữ Diệu Pháp thâu về chỉ trong một chữ Tâm.

    “Kinh” có nghĩa là “thường”, như ý nghĩa của Phật tánh luôn luôn thường hằng, bất sinh bất diệt. Kinh dạy chúng ta tánh Phật là luôn luôn như vậy, không thay đổi, không tăng nơi Phật, mà cũng không giảm nơi chúng sanh. Như trời, như đất, tánh ấy là bản chất chung của vạn pháp, và Diệu Pháp chính là bản chất của Tâm Giác Ngộ. Kinh Liên Hoa được Ðức Phật nói ra mục đích để khai thị cho chúng sanh biết được tự nơi mình đã có sẵn Tâm Giác Ngộ huyền diệu này, không khác gì tâm của chư Phật, nên còn gọi là Tri Kiến Phật. Tri Kiến Phật cũng là một với Vô Lượng Thọ Phật A Di Ðà, hay Bản Lai Diện Mục trong thiền môn, nhiều tên gọi khác nhau nhưng thủy chung chỉ có một Tâm Duy Nhất mà thôi. Tri Kiến Phật tựa như hoa sen (Liên Hoa), vì hoa sen mọc lên từ nước bùn, nhưng không bị bùn làm thấm bẩn, và khi nở hoa thì hương sắc tỏa ra toàn vẹn thanh khiết. Trong hoa sen có hoa và quả cùng một lúc (gương sen giữa hoa đã có sẵn hạt sen ở trong) tượng trưng cho nhân quả đồng thời nơi tâm; khi cánh hoa rụng hết thì đài sen hiện ra đầy đặn, dụ cho Tri Kiến Phật hiển lộ khi vô minh bị xóa tan. Sen nằm trong bùn tượng trưng cho tâm chúng ta bị che lấp bởi ngũ dục, khi giác ngộ rồi thì như hoa sen vươn lên toàn vẹn hương sắc. Sen trong bùn đã có sẵn mầm của hoa sen toàn vẹn hương sắc, cả hai đều cùng một tánh sen mà ra, tựa như tâm chúng sanh đã có sẵn tâm Phật tràn đầy viên mãn vậy.

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
    tmthanh2021, RinSu, KyanGucci and 3 others like this.
  6. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Kinh Dược Sư

    Đức Phật Thích Ca Mau Ni, đến thành Quảng nghiêm thuyết pháp, và giới thiệu về thế giới Tịnh Lưu Ly, cách mười muôn ức, có thế giới Tịnh Lưu Ly ở hướng đông, đó là Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như lai, Ngài đang thuyết pháp cứu độ chúng sanh ở cõi Tịnh Lưu Ly. Trong Kinh Dược Sư có nói rõ về ánh sáng của Đức Phật Dược Sư. Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút dơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu thì phá hết tăm tối vô minh của chúng sanh, đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ đau trong thân tâm của chúng sanh, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.
    Đọc tụng và hành trì Kinh Dược Sư là nhằm phát triển các đức tính cao đẹp trong mỗi người để trị liệu tâm bệnh của bản thân và tha nhân. Các dược chất trị liệu và tiềm năng thầy thuốc đó có sẵn trong mỗi con người. Tu hạnh Dược Sư để được đức Phật Lưu Ly Quang Vương ban cho chúng ta “thuốc” phước-lộc-thọ, và để chúng ta “sống với dược chất tâm linh,” nhằm chữa lành các chứng bệnh vô minh, phiền não, nghiệp chướng cá nhân từ nhiều đời.

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
    RinSu, KyanGucci, doro and 3 others like this.
  7. sumimo

    sumimo Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    14/12/09
    Bài viết:
    1,201
    Đã được cảm ơn:
    11,548
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Computer Audio
    Nơi ở:
    Giao Chỉ
    Re: Chú đại bi

    Cám ơn bác 21101452 !

    Nghe hay lắm, như là nhạc giao hưởng thính phòng, ( tuy nội dung em không hiểu mấy)
     
  8. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Ðề: Re: Chú đại bi

    :). Bác thấy hay là được rồi. Tiếng Phạn chứ có phải tiếng Việt đâu mà bác hiểu được. Trong đó mình cũng có đính kèm file giải nghĩa Chú Đại Bi rồi đó.
     
    doro cảm ơn bài này.
  9. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Di Giáo Tam Kinh

    Kinh Di Giáo là một trong những bản kinh căn bản mà người xuất gia nào cũng phải học. Bắt đầu vào chùa là bắt đầu bằng bản kinh này.
    Nội dung của Kinh Di Giáo là những lời dạy của đức Thế Tôn trước khi nhập diệt. Lời lẽ đã tha thiết, ý nghĩa lại sâu xa và thực tế. Do đó, đọc bản kinh này ta học được không những tấm lòng từ bi vô bờ của đức Phật, mà trong đó ta còn rút tỉa ra những bài học quý giá để thực tập. Nuôi dưỡng ý chí xuất gia là điều rất quan trọng trên con đường tu học của mình. Bằng vào sức sống trong lời kinh và tấm lòng thành khẩn của người hậu học, cọng chung với sự thực tập, ắt con đường tu của chúng ta sẽ thênh thang mở rộng! (thuvienhoasen)

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
    tmthanh2021, RinSu, KyanGucci and 3 others like this.
  10. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Kinh Phổ Môn

    Đây chỉ là phẩm thứ 25, một trong 28 phẩm của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Phẩm này do Bồ Tát Vô Tận Ý hỏi Phật về Bồ Tát Quán Thế Âm, Phật chỉ rõ Ngài là vị Bồ Tát hay quán sát thế gian, nghe ai kêu cầu, Ngài liền đến cứu giúp, ban cho sự không sợ hãi, Ngài hiện ra khắp nơi, biến hiện thành ra như mọi người để tùy trường hợp mà cứu giúp. Ai muốn nhờ đến sự cứu giúp của Ngài thì hãy niệm danh hiệu của Ngài như :" Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát" hay "Nam Mô Đại Từ Đại Bi Linh cảm cứu khổ, cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát."
    Gặp những khi hoạn nạn, bệnh tật người ta thường hay tụng kinh Phổ Môn để cầu Đức Quán Thế Âm cứu giúp cho được an lành, tai qua nạn khỏi nên gọi là Cầu An.

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
    RinSu, KyanGucci, doro and 3 others like this.
  11. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Kinh Kim Cang

    Kinh này vốn từ Kinh Đại Bát Nhã, Phật giảng trong 22 năm, tại 4 chỗ, gồm 16 hội, chép thành 600 quyển. Tóm tắt kinh Đại Bát Nhã là Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật gọi tắt là Kinh Kim Cang, rút lại thành một bài là MA HA BÁT NHÃ BA LA MÂT ĐA TÂM KINH cũng gọi là Bổ Khuyết Chân Kinh, chỉ còn 260 chữ.
    Trong Kinh Kim Cang Ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật, nếu có người muốn đạt quả chánh đẳng, chánh giác thì phải làm sao để: - Hàng phục vọng tâm và làm sao để an trụ chơn tâm ? và lời Phật dạy có thể tóm tắt trong câu : Đừng khởi vọng tâm trụ chấp nơi nào cả. Phật dạy không nên chấp bất cứ thứ gì là thực có, ngay cả:
    Nhược dĩ sắc kiến ngã,
    Dĩ âm thanh cầu ngã,
    Thị nhơn hành tà đạo,
    Bất năng kiến Như Lai.
    và cuối kinh Phật dạy, nên xem các thứ trên đời như thế này:
    Nhứt thiết hữu vi pháp,
    Như mộng huyễn, bào, ảnh,
    Như lộ, diệc như điển,
    Ưng tắc như thị quán.
    Chúng tôi tạm dịch:
    Phải quán làm sao cho được thế này,
    Bao gồm vạn vật ở trần ai,
    Tuồng như mộng ảo nhu bọt ảnh,
    Nhẹ tợ sương và tia chớp trong mây.​
    Kinh này có sức chấp phá cấp tốc các phiền não, phá chấp triệt để, nhanh chóng thành bậc chánh giác.

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
    RinSu, KyanGucci, doro and 2 others like this.
  12. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Kinh Hiền Ngu

    Kinh Hiền Ngu, gọi đủ là Hiền ngu Nhân duyên kinh, là một bộ kinh bao gồm gần như toàn bộ những yếu pháp của giáo lý Phật giáo: Vô thường, duyên khởi, nhân quả, Bồ-tát hạnh với nỗ lực tu hành cao độ, từ bi, trí tuệ, nhẫn nhục, tinh tấn… Tất cả được trình bày trong bối cảnh thời tiền thân Đức Phật và lúc Ngài còn tại thế, chủ yếu qua những câu chuyện mang tính chất bình dân, dễ hiểu, dễ phổ biến. Kinh diễn tả lý bằng sự, trong sự bao hàm lý; lý sự, sự lý viên dung, lại phù hợp với mọi trình độ người đọc.

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
    RinSu, KyanGucci, doro and 2 others like this.
  13. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Kinh Hiền Nhân

    Kinh Hiền Nhân là bộ Kinh cốt lõi trong Nhân Thừa của Phật Giáo. Triển khai vô lượng phương tiện loại trừ ngũ dục, nghiêm mật tu thân, giao lưu trên dưới, xử lý tiếp vật bằng hữu quyến thuộc, trong ngoài tề gia trị quốc thảy đều lợi lạc. Độ người tật ách, dẫn lối kẻ ngu, vạch rõ sanh tử luân hồi là khổ, thiên tai đọa ách đều được khuất phục.

    Kinh này dạy:

    • Về đạo làm người (Quân-Tử) đúng nghĩa trong Phật giáo nói riêng và xả-hội nói chung.
    • Cách làm một công dân đạo-đức có đầy đủ trí tuệ.
    • Tránh cho vật chất và tiền tài làm mê mờ tâm trí.
    • Khuyên người tránh sự quyến rủ của sắc, tài, danh, lợi.
    • Đạt được sự giải thoát tâm linh và giác ngộ.
    • Những lời dạy trong kinh này thích hợp cho tất mọi người bất kể chủng tộc, nam, nử hoặc đặo giáo. Kinh này sẻ giúp mang lại cho đọc giả một nhân sinh quan tốt đệp và hạnh phúc về chính bản thân, gia đình và xả hội, giúp cho đọc giả sóng trong sự nhu-hòa.


    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
    RinSu, KyanGucci, doro and 4 others like this.
  14. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Kinh Hoa Nghiêm lược giảng - HT Thích Trí Quảng

    Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.

    Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới.

    Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Ðó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Ðó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.

    Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại-thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp.
    ....

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
    RinSu, KyanGucci, doro and 2 others like this.
  15. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Kinh Lăng Nghiêm

    Người đến đô thành lạ, nếu chẳng có bản đồ, thì không sao khỏi lầm đường lạc nẻo. Người đi trong biển khơi diệu-vợi, sóng dồi gió dập, lênh đênh giữa biển, nếu không có kim chỉ-nam, thì không dễ vượt qua mấy vạn trùng dương, trở về xứ sở. Người đi đánh giặc, nếu không có binh thơ đồ trận, không hiểu chiến thuật, chiến lược, thì không sao thắng được giặc, đem trở lại trật tự an ninh cho nước nhà, và giữ gìn non sông cẩm tú. Kẽ làm thợ nếu chẳng có mực thước, thì không sao làm thành món đồ có giá trị được.

    Người tu hành cũng thế, nếu không hiểu được lối thắng, khúc quanh, chỗ đèo ải gay go, nơi hố hầm nguy hiểm trong đường lối tu hành, lớp lang chứng đạo, thì không sao khỏi lạc vào nẻo tà, sa nơi ác đạo.

    Kinh-Lăng-Nghiêm là một bộ kinh quý báu vô cùng, chỉ đường lối tu hành một cách rành mạch, nào là giáo, lý, hạnh, quả đều rõ ràng. Người tu phải trải qua bao nhiêu địa vị, trong khi tu gặp những đều nguy hiểm thế nào, mà phải làm sao mới tránh khỏi những điều nguy-hiểm ấy, thì trong Kinh-Lăng-Nghiêmdạy hết sức rõ ràng.

    Nói đến Kinh-Lăng-Nghiêm, hàng Phật tử ai chẳng nghe tiếng là một bộ kinh Đại -thừa, vừa hay nhứt, mà cũng vừa quý nhứt. Người tu hành hiểu được Kinh-Lăng-Nghiêm, chẳng khác nào người bộ hành có bản đồ, kẻ thủy thủ có kim chỉ nam, người thợ có dây mực, cây thước, kẻ chiến sỹ có binh thư đồ trận.

    Vì Kinh-Lăng-Nghiêm quý giá như thế, nên thuở xưa các vị vua Ấn Độ cho là một quốc bảo, giữ gìn nghiêm ngặt không cho truyền bá ra ngoài. Trong lúc ấy bên Tàu, có Ngài Thiên-thai Trí-giả Đại-sư, được nghe Kinh-Lăng-Nghiêm quý báu như vậy, nên mỗi ngày hai lần sớm chiều xây mặt về phía Tây (Ấn Độ) quỳ lạy cầu khẩn cho Kinh-Lăng-Nghiêm được sớm truyền bá qua Tàu, để lợi ích quần-sanh.

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
    RinSu, KyanGucci, doro and 2 others like this.
  16. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Kinh Lăng Già

    Kinh Lăng Già nói đủ là Lăng Già A Bạt Đa La Bảo (Lankavatara), nghĩa là Nhập Lăng Già; còn có tên khác là Kinh Đại thừa thể nhập giáo lý thậm thâm của Đại thừa Lăng Già (Arya Sadharma Lankavatara nama Mahayana). Kinh Lăng Già thuộc hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa phát triển, là một trong những bộ kinh chủ yếu của Tông pháp tướng và Thiền tông.
    Về mặt tư tưởng văn học Phật giáo, Kinh Lăng Già hình thành vào thế kỷ thứ III sau Tây lịch, có nghĩa là sau thời kỳ Bồ tát Long Thọ xuất hiện, mà sau thời kỳ Bồ tát Long Thọ cũng có nghĩa là sau sự xuất hiện của Kinh Bát Nhã. Bởi vì Kinh Tiểu phẩm Bát Nhã xuất hiện vào thế kỷ thứ I trước Tây lịch, Đại phẩm Bát Nhã xuất hiện vào thế kỷ thứ I sau Tây lịch.
    Qua đó, chứng minh rằng Kinh Lăng Già đã kế thừa tư tưởng Không của Bát Nhã và kết hợp một cách hài hòa giữa tư tưởng A Lại Đa với tư tưởng Như Lai Tạng. Nói như thế có nghĩa là trong thời kỳ này, chúng hội đã thuần thục chủng tánh Đại thừa, do đó, tư tưởng kinh này chỉ ngay “Chủng tử nghiệp thức thanh tịnh chính là Như Lai Tạng”, là cảnh giới tự giác của Phật, siêu việt Tâm lượng và Tâm thức.

    Link tải phim
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
     
    RinSu, KyanGucci, doro and 3 others like this.
  17. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Ðề: Tổng hợp tất cả về Phật Pháp (Kinh, các bài giảng, sách, đĩa...)

    Tình hình là mấy bữa nay Fshare không vào được. Chẳng hiểu sao nữa, cả tuần nay chẳng lên được cái đĩa nào.:-S
     
    doro cảm ơn bài này.
  18. hoangqv68

    hoangqv68 Active Member

    Tham gia ngày:
    21/10/10
    Bài viết:
    160
    Đã được cảm ơn:
    63
    Ðề: Tổng hợp tất cả về Phật Pháp (Kinh, các bài giảng, sách, đĩa...)

    Cám ơn bạn đã chia sẻ. Bộ Suối nguồn tâm linh thật là vi diệu.
     
  19. tusontay

    tusontay Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    2/4/10
    Bài viết:
    13,303
    Đã được cảm ơn:
    336,899
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    7 Nghề
    Nơi ở:
    Viet Nam
    Em đã kéo hết (Đến ngày hôm nay). Thanks bác, bộ này rất thích, giúp con người ta hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. :D
     
  20. 21101452

    21101452 New Member

    Tham gia ngày:
    22/3/12
    Bài viết:
    169
    Đã được cảm ơn:
    994
    Ðề: Tổng hợp tất cả về Phật Pháp (Kinh, các bài giảng, sách, đĩa...)

    Còn nhiều bộ hay lắm bạn ah. Nhưng do mạng nhà mình chậm quá nên mấy bữa nay không up mới thêm dc đĩa nào hết.
     

Chia sẻ trang này